Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

18/01/2015

Lại bàn về chữ Lạc và chữ Hùng : trao đổi An Chi và Đinh Tuấn

Đại khái như sau.

Sự kiện của thế giới mạng năm 2014 : Đèn Cù và Chân dung tin đồn

Cuốn sách Đèn cù của tác giả Trần Đĩnh được ấn hành trên giấy, cả hai tập lần lượt ra trong năm 2014. Tuy vậy, bạn đọc hình như tiếp cận chính là qua mạng (cả hai tập hiện đều có bản PDF trên mạng). Xem lại loạt bài đang đi, ở đây.

Tết Nguyên Đán ở Thăng Long thời thế kỉ 17 (bài Đỗ Quang Chính)

Tết Nguyên Đán đến là các quan sẽ lũ lượt đi lễ đi tết vua, rồi chúa. Người ta phải xếp hàng đông nghịt trước cung vua hay phủ chúa. Chúa Trịnh về sau thì phớt lờ vua Lê, không đi tết vua vào ngày Mồng Một như các đời chúa đầu tiên.

Đại khái thế.

Đọc lại Đắc Lộ - 1 (bài Alain Guillemin)

Trước khi đọc bài ở dưới của Alain, nên đọc một bài khá gay gắt của Nguyễn Khắc Xuyên năm 1993 (ở đây).

Bản thân tôi, từ góc nhìn dân tộc học, đã viết nhiều bài học thuật dài về các công trình của Đắc Lộ.

Đoán chơi ngày Chủ Nhật : dáng vẻ ở đằng sau bảo hộ

Chữ bảo hộ, được dùng ở tại đây, ngày 18/1/2015.

Bảo hộ là với nghĩa đen của nó, tức là "bảo vệ" và "giúp". Chẳng hạn, người có chứng nhạy cảm với tia hồng ngoại thì sử dụng kính chống tia hồng ngoại. Cái kính ấy là một thứ bảo hộ.

Có lẽ sau những tính toán, cuối cùng phương án bảo hộ sẽ được sử dụng.

Văn nghệ Thứ Bảy : một truyện ngắn về mối tình Cường Để và Ando

Thuộc vào phạm trù của sáng tác văn học. Nhà văn cho Ando gọi ông hầuHoàng tử điện hạ. Mà thôi, tạm thế, văn chương mà. 

Quả thế, vì văn sĩ mới lướt lướt qua Asakusa một lần, mãi năm 2007. Mà thông tin thì tựa như chủ yếu là từ Mori cùng một ít người khác.

16/01/2015

15/01/2015

Kỉ niệm 110 năm phong trào Đông Du : Tọa đàm tháng 1 ở Hà Nội


Báo Nhân Dân bây giờ cũng có khoảng không căn lề nữa


Báo chí Nhật Bản đưa tin về blog Chân Dung Tin Đồn

Tin đã thấy trên Asia Nikkei, bản tiếng Anh:

Chiếc mũ cối của thủ tướng, và phản ứng của báo chí hai nước

Theo Giáo dục thì báo chí Trung Quốc đã xuyên tạc và bình luận về chiếc mũ cối của thủ tướng Việt Nam. 

Hình như cũng thường thấy cả Bộ trưởng Bộ Giao thông hiện nay hay độ mũ cối. 

14/01/2015

Nghe ông Khải người Tây nói về những tính cách của nhà khoa học: điên rồ, đam mê, giang hồ

Quanh đi quẩn lại, có 2 ông Khải. Hôm trước, là ông Khải người Tây nói tếu bằng tiếng Việt (xem lại ở đây).

Hôm nay, trở lại ở ông Khải đầu tiên. Và xem clip do chính ông phổ biến trên mạng. 

Học tiếng Việt : "lấy phiếu tín nhiệm" (không phải "bỏ phiếu tín nhiệm")

entry trước, khi nói về "phiếu tín nhiệm", trong liên đới giữa tiếng Việt và tiếng Nhật, đã cho thấy chỗ rất tinh tế của tiếng Việt.

Những vụ đầu độc chấn động thế giới (bài vừa lên của Tuổi Trẻ)

Bài gồm nhiều kì. Bây giờ là kì đầu tiên.

Tiệc mẫu Tứ Phủ trong một năm (danh sách cập nhật, với tên mới)

Cái bảng danh sách này, cái cũ nhất có thể ngược về tới thời Lê Trung Hưng. Ý tưởng một triều đình riêng đã xuất hiện, muốn dành không gian một cách tưởng tượng với triều đình có ông vua thật.

13/01/2015

Chuyện khó tin : đúc súng bằng gang để bắn giặc Pháp (1950-1954)

Đúc súng bằng gang với các lò rèn thủ công. Có thực hay không ? Đây là đoạn ghi trong sử địa phương, một địa phương có nghề rèn truyền thống (nhưng chỉ là rèn thủ công, và đúc lưỡi cày bằng gang):

12/01/2015

Thác Bản Giốc : Khánh thành chùa, rồi là khai trương khu nghỉ dưỡng

Về khánh thành chùa, thì xem lại ở đây.

Bây giờ là nói về khu nghỉ dưỡng Sài Gòn - Bản Giốc.

Bầy chó đá

Nhiều làng Việt vẫn có tục đặt chó đá ở trước cổng nhà. Với ý như là lính canh. Tư rằm mồng một hay có dịp gì đó thì thắp hương trước những con chó đá như vậy. Có khi có luôn bát hương ở trước mặt chó.

11/01/2015

Vùng cao Đông Bắc năm 1994-1995, qua ống kính của Bruno Barbey

Ở đây sưu tập một số tấm dành riêng về Cao Bằng, và về tộc người Nùng.

Về tiểu sử của nhiếp ảnh gia thì tham khảo bài tiếng Việt ở cuối entry.

Từ đây trở xuống là ảnh mà Bruno đã chớp năm 1994 và 1995.

Văn nghệ Thứ Bảy : kế sách "chậm phát tang" của ông Trạng Quỳnh

"Từ bận ấy, chúa có bụng ghét Quỳnh. Được mười hôm, chúa đòi Quỳnh vào thị yến, định đánh thuốc độc cho chết, Quỳnh biết chúa căm về mấy chuyện trước, lần này đòi vào thị yến, chắc là có chuyện. 

Lúc đi dặn vợ con rằng: "Hôm nay ta vào hầu yến Chúa, lành ít, dữ nhiều. Ta có mệnh hệ nào, thì không được phát tang ngay, cứ phải để ta vào võng, cắt hai đứa quạt hầu, rồi gọi nhà trò về hát, đợi bao giờ phủ chúa phát tang thì ở ngoài hãy phát tang"."

Chữ Nôm di sản của cha ông, cũng là bằng chứng cho thấy cha ông ta kém hơn trong khu vực

Về mặt chữ viết, lâu nay, ta đánh giá cao chữ Nôm. Cho đó là sáng tạo độc đáo của cha ông. 

09/01/2015

Ngày về không xa, và việc cùng trở về (tuyên bố của con trai cố thi sĩ Huy Cận)

Lần đầu tiên nghe con trai cố thi sĩ Huy Cận trình bày dài dài. 

Một lần trước đây là nghe lâu quá rồi, chỉ trong vài phút, lúc con trai ông phát biểu trên đài hải ngoại về việc tự ứng cử chức bộ trưởng (nhờ Mr.Khoằm, nếu tiện, tìm giúp lại cái băng ghi âm ấy).

Về cố thi sĩ Huy Cận thì có thể đọc lại entry cũ tại đây.

07/01/2015

Chuyện ở tổ dân phố : vị Đại biểu Quốc hội ấy vừa bị bắt vì hành vi lừa đảo

Ghi lại cho khỏi quên, vì liên quan đến tổ dân phố.

Cụ Bá làng Vũ Đại

Nhìn chung là nhà cụ Bá rất độc, đến cả tám đời chủ cũng đã lụi tàn.

Xem lại cảnh nhà cụ Bá. Còn về anh Chí thì có thể đọc lại ở đây.

Chuẩn bị đi quê bạn cụ Phan (đọc lại Vĩnh Sính)

Dự tính mãi, mà hiện tại vẫn là trong thời gian chuẩn bị. 

Chết ở nhà, và chết ở bệnh viện (so sánh Việt Nhật)

Người Việt nhìn chung là sợ bị mất ở bên ngoài ngôi nhà của chính mình. Được mất trong ngôi nhà của mình, là một hạnh phúc của một cá nhân, và một gia đình. 

Nhưng ở Nhật, nhiều khi người ta lại sợ mất ở trong nhà ! Nhiều khi mất ở nhà rồi, hoàn toàn tắt thở rồi, người ta còn mang đến bệnh viện. Ngược hoàn toàn với người Việt.

Chuyện khó tin : chữa được ung thư giai đoạn cuối, hay là bài thuốc kiểu đánh cờ

Bài đã lên trên mặt báo.

05/01/2015

Tiết học đầu năm mới của Cu Nỡm, về thanh toán bằng đồng tệ

Tiền Trung Quốc được gọi tắt là tệ. Tên đầy đủ là ren-min-bi (đọc thành tiếng Việt là rấn-mín-pỉ, tức Nhân dân tệ). Ở Trung Quốc, cái gì cũng là Nhân dân hết. 

Ngẫu nhiên thấy thơ Hà Minh Đức

Nghe phong thanh cụ Hà Minh Đức làm thơ, nhưng chưa mục kích bao giờ. Hôm nay, nhân tìm lại tư liệu cũ, thấy có bài dưới đây.

03/01/2015

Chiếc kính gọng vàng, và chiếc đồng hồ dây đen

Mình hay để ý đến những vật vô tri vô giác. Tựa như lần trước, là chiếc quạt của anh Dặm (xem lại ở đây). Hay thật ra là vật vô tri vô giác có ngôn ngữ riêng, mình chỉ có một tí chút để tai mà thôi (giỡn chơi đầu xuân !)

Tính nhường ông lão Thợ Cạo làm trước. Nhưng đợi lão lâu quá, mình đành phải tự cạo trước, để mời lão làm tới luôn.

Cửu Thiên Huyền Nữ hiện hình xuống đền thiêng Sòng Sơn, chễm chệ luôn trên ngai thờ !

Chuyên gia số một nghiên cứu về Cửu thiên huyền nữ trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam hiện đang không ở Việt Nam. Tôi sẽ báo tin này cho ông sau. 

02/01/2015

Đèn Cù tập 2, và những chỗ liên quan đến nhà cách mạng Phan Đăng Lưu

Nhân ngày nghỉ mà liếc liếc tập 2 của cuốn Đèn cù (đã phát hành cuối tháng 11- đầu tháng 12/2014). 

Suýt bật cười, vì ở chỗ liên quan đến hai anh em cụ Phan Đăng Lưu - Phan Đăng Tài, thì ở tập 2 này, tác giả Trần Đĩnh tựa như cố tình đưa hết "nhân vật" mà tôi đã nhắc đến nhầm lẫn của tập 1.

Không rõ là Trần Đĩnh vốn viết như vậy từ đầu (tức là từ lâu lẩu lầu lâu, cũng tức là chưa hề có góp ý của tôi ở entry trước), hay là sau khi có góp ý đó rồi (sau tháng 9/2014) thì ông "cố tình" viết thêm vào như vậy trong tập 2 ?

Hòn Đỏ và chùa Từ Tôn từ một góc chụp khác

Ở góc chụp này sẽ thấy rõ hình chữ Vạn (tức biểu tượng của Phật giáo) ở trên đảo.

Thử theo dõi một tin đồn : ông Nguyễn Bá Thanh

Tin đồn về tình hình sức khỏe của ông, mấy hôm nay, "nở rộ" trên không gian mạng. Mình cứ chỉ xem là tin đồn. Mà là tin đồn, thì đúng là tin được đồn, nên không rõ thực hư ra sao.

Sáng nay, vừa vào ngó Fb, thì cũng thấy loan trên Fb của bác Nhà văn - Đại tá công an Thái Kế Toại (người mới đây viết về vụ Nhân văn Giai phẩm, xem lại ở đây). Đại khái bác Toại loan như sau:

Mở đầu năm mới : Vũ trụ là một động cơ vĩnh cửu (Đỗ Xuân Thọ)

Tóm tắt (nguyên văn của Đỗ Xuân Thọ): "Tôi vô cùng hạnh phúc bởi từ nay, thuyết Tâm Vũ Trụ không còn một điều gì phải công nhận (tức là các Tiên Đề) trừ các tiên đề của Toán Học...Định lý Vận Động mà tôi chứng minh ở trên, ngắn gọn chỉ hơn chục dòng thế mà Hêghen, Kant, Phơ-bách, Kinh dịch, Đạo Phật, Lão Tử, Trang Tử, Mác-Lênin... thậm chí mọi triết học đều phải coi nó là tiên đề và tốn không biết bao nhiêu giấy mực để giải thích về nó chứ chưa chứng minh được... Các bạn có hiểu tôi sướng đến mức nào không ? Và Vũ Trụ là một ĐỘNG CƠ VĨNH CỬU".

Mở đầu năm mới : Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa Xã hội

Sự kiện của ngày 1/1/2015. Tại chùa Hang ở Thái Nguyên. 

01/01/2015

Pháp nạn năm 1963 của Phật giáo xứ Trầm Hương (bài của Trí Bửu)

Về bài viết chung của hai tác giả Chúc Minh Trí Bửu thì xem lại ở đây

Cũng có thể thấy một bài riêng của tác giả Trí Bửu vào năm 2013 trong phần đọc thêm số 2 của entry trước (ở đây).

Nghiên cứu Kinh Dịch : Hệ nhị phân và Di truyền học (bài Lê Thành Lân, 2014)

Bài trên tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc. Số mới nhất mà mình vừa nhận được.

Giáo sư cư sĩ Vũ Khiêu, với chùa Từ Tôn và Hòn Đỏ (bài thơ và chữ kí)

Xem hai cái ảnh trước:

Chúc mừng năm mới 2015

Trước cửa nhà ngày đầu năm thường là Kado-matsu hoặc Shime-nawa.

Kado-matsu thì giống như cây nêu của người Việt (nhưng là đặt ở dưới đất và không có độ cao). Còn Shime-nawa thì là dải dây bện bằng rơm, có ý nghĩa giống giống với cây nêu (khu trừ ám khí, xua đuổi tà uế, và mời gọi điều lành điều tốt đến).

Ý nghĩa tổng quát hơn cả là Chúc mừng năm mới.

Đầu năm đi lễ cầu may ở Nhật Bản (số liệu tổng quát các đền chùa đông khách nhất)

Ngôi đầu bảng là đền Minh Trị thần cung ở Tokyo. Tính riêng trong 3 ngày đầu năm, có tới hơn 3 triệu người đến lễ.