Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

01/01/2015

Giáo sư cư sĩ Vũ Khiêu, với chùa Từ Tôn và Hòn Đỏ (bài thơ và chữ kí)

Xem hai cái ảnh trước:

Ảnh chụp kèm theo bài

Ảnh chụp màn hình 


Cả hai hình này đều lấy từ website phatgiao.org. Từ một bài đã đi năm 2013 ở trên đó. Nhưng tìm lại hiện tại thì không thấy còn, tựa như đã bị xóa

Tựa như bài trên đã được xóa đi sau ngày 15/12/2014. Nhờ có webcache nên còn tìm lại được.

Từ đây trở xuống là chép nguyên xi, từ bản lưu webcache.




---




Cập nhật lúc 11:34 12/02/2013 (GMT+7)


      


Gs Vũ Khiêu để lại bài thơ gì trên Hòn Đỏ chùa Từ Tôn?

(PGVN)

Như Bồ tát Thích Quảng Đức đã vị Pháp thiêu thân, như cô Yến Phi vì đạo hy sinh thân mình. Vị sư trên đảo này lòng nguyện biến cảnh đảo hoang vắng thành nơi thắng cảnh, từ một bãi đá đầy gai gốc thành nơi có bóng cây mát vọng tiếng chuông thanh.

Vừa xuống đò, bước chân lên Hòn Đỏ Từ Tôn, Ngọc đã nhìn thấy ông cụ già ngồi trên mỏm đá. Gió chiều hiu hiu. Ông cụ đang trầm ngâm nhìn ngắm một bài thơ trên vách đá :

Ngày hôm nay
Tiếng chuông vang ngoài cửa Từ Tôn
Tiếng chuông dội bên bờ Hòn Đỏ
Trời Khánh Hòa bát ngát mây bay
Biển Nha Trang dạt dào sóng vỗ
Những ai đang lạc nẽo mê đồ
Những ai muốn tìm về chính lộ
Nghe chuông ngân tìm lại chân tâm
Nghe chuông dội cùng quy Phật tổ.
(Giáo sư, cư sĩ Vũ Khiêu)
                 Bài thơ GS Vũ Khiêu khắc trên tảng đá tại Hòn Đỏ

Ngọc cúi đầu kính cẩn chào ông cụ và khẻ nhẹ ngồi bên cạnh. Ông cụ bỗng cất tiếng nói:
Đây là một bài thơ thất ngôn bát cú tả tiếng chuông của HÒN ĐỎ và chùa TỪ TÔN trước trời mây bát ngát.
Về hình thức là một bài bảy chữ tám câu song không phải là một bài Đường luật chính thống mà là một bài thơ luật Đường cải biên. Trong một bài Đường luật thì các câu Khai, Thừa, Trạng, Luận, Chuyển, Hợp đều phải mang đầy đủ tính chất và nhiệm vụ của nó. Trong bài thơ này duy nhất chỉ có cặp trạng là có hình thức về luật Đường vì có được cái bề ngoài là một cặp đối nhau rất xứng:
Trời Khánh Hòa bát ngát mây bay
Biển Nha Trang dạt dào sóng vỗ
Tuy nhiên nếu xét về nhiệm vụ thì cặp trạng này chưa làm tròn vì không ăn sát với để là phải nói đến tiếng chuông. Nhiệm vụ và nội dung của cặp trạng đã được hai câu Khai, Thừa làm giúp rồi. Hơn thế nữa Khánh Hòa mà đối với Nha Trang thì có hơi yếu vì Nha Trang và Khánh Hòa tuy hai mà một. Đây là một bệnh: Hợp Chưởng.
Cặp luận tuy không tròn về hình thức (Những ai không thể đối nhau ở trong cặp luận được) song lại nói lên được về phần nội dung cần thiết của cặp luận là nới rộng tình ý của bài thơ.
Hai câu chuyển và kết rất tuyệt diệu. Hai từ Nghe chuông được lặp lại trong hai câu chuyển và kết là một cố ý của tác giả và là ý chính trong bài thơ. Trong bài có những từ đôi “tiếng chuông”, “nghe chuông” “Những ai” được lặp lại như tiếng vọng của hồi chuông. Như vậy bài thơ này hai câu đầu và hai câu kết thật tình tứ và tuyệt vời:
Tiếng chuông vang ngoài cửa Từ Tôn
Tiếng chuông dội bên bờ Hòn Đỏ
…..
Nghe chuông ngân tìm lại chân tâm
Nghe chuông dội cùng quy Phật tổ
Và nếu giản lược đi "tiếng" và "nghe" thì đây là một bài lục ngôn tứ tuyệt:
Chuông vang ngoài cửa Từ Tôn
Chuông dội bên bờ Hòn Đỏ
Chuông ngân tìm lại chân tâm
Chuông dội cùng quy Phật tổ.
Bài thơ có thêm một hương vị đặc biệt là bỏ vần trắc. Phải chăng là để diễn tả màu đá đặc biệt của Hòn Đỏ và âm thanh vang dội của tiếng chuông ngân vang từ một hải đảo xanh tươi!
Cảnh đảo đẹp, pha lẫn mùi Đạo. Tiếng chuông ngân vang, đồng vọng tâm tình.
Đọc xong bài thơ du khách biết rõ là mình đang đứng trước một cảnh thiên nhiên tràn đầy màu xanh của thi vị và thắm màu đạo thiền tôn. Đây là một bài thơ thất ngôn bát cú thoát ra ngoài khuông sáo của luật thơ Đường để đạt đến vị Đạo hòa lẫn trong cảnh sắc thiên nhiên của đảo Hòn Đỏ.
Bài thơ như gợi nhớ đến các câu thơ cũng cùng một tác giả trong các bài tưởng niệm hồn thiêng 10 cô gái Ngã Ba Đồng Lộc:
Tiếng chuông rung khí phách Trường Sơn
Tiếng chuông dội tinh thần Đồng Lộc.
Hoặc trong bài “Chuông tưởng niệm thanh niên xung phong thuộc đại đội 915”:
Chuông rung lên lộng gió bình minh
Chuông dội khắp, gọi hồn quá khứ
Và :
Chuông vang xa: từ hòn đảo anh linh
Chuông vang vọng: giữa bầu trời đại nghĩa.
(trong bài Minh trên chuông tại Côn Đảo – Vũng Tàu)
Đồng thời chúng ta cũng nhớ đến hai câu:
Quê hương giải phóng, đỉnh Long Sơn bát ngát mây bay
Ngày tháng thanh bình, dòng Phước Thủy dạt dào sóng vỗ.
(trong bài Trấn Biên Đồng Nai rạng rỡ ngàn năm văn hiến)
Giọng văn xưa vẫn bàng bạt đó đây và được cô đọng lại trong bài thơ nói về Hòn Đỏ và chùa Từ Tôn.
Nhân nghe nói về ý kiến đề nghị bỏ đi một từ trong bài thơ, người nghe chợt nhớ đến câu chuyện thi thoại:
Đằng Vương Các Tự của Vương Bột là một bài văn kiệt tác. Nhưng tác giả cũng như phần đông độc giả xưa nay, ưa nhắc 2 câu:
Lạc hà dữ cô vụ tề phi
Thu thủy cộng trường thiên nhất sắc.
Truyền rằng sau khi bị chết đuối nơi Nam Hải, những đêm trời sáng biển trong, Vương thường hiện hồn lên ngâm hai câu ấy.
Đến đời nhà Trần (1225-1400), Mạc Đỉnh Chi đi xứ sang Trung Hoa, nghe tiếng ngâm của Vương trên sóng, chê là dư chữ dữ và cộng mà sữa lại:
Lạc hà cô vụ tề phi
Thu thủy trường thiên nhất sắc.
Từ ấy bặt tiếng ngâm. Người ta bảo rằng Vương Bột thấy mình thua Mạc Đỉnh Chi nên xấu hổ, không khoe khoang nữa.
Mãi sang đời Tây Sơn (1788-1802), một danh sĩ đất Đồ Bàn là Trần Hiểu Lam chết ba ngày đêm rồi sống dậy nói rằng có gặp Vương Bột nơi Cửu Tuyền. Nhân nói chuyện về bài Đằng Vương Các Tự, Trần Hiểu Lam hỏi Vương Bột có phải vì xấu hổ mà thôi không ngâm hai câu ‘Lạc hà… Thu thủy’ chăng? Vương đáp:
- Thôi ngâm không phải vì xấu hổ mà vì chán ngán. Nghĩ Mạc Đỉnh Chi đậu Trạng nguyên ở Việt Nam được phong tặng Trạng nguyên ở Trung Quốc, thành lưỡng quốc Trạng nguyên mà còn không hiểu gì về thơ cả, huống hồ những đám người sức học kém thua Mạc Đỉnh Chi.Trên đời đã không còn có người biết thưởng thức thơ nữa thì ta còn ngâm thơ để làm gì?
Trần Hiểu Lam chưa thấu triệt được ý nghĩa. Vương Bột tiếp:
- Thơ hay là nhờ Tình, Hình, Thanh được sung thiệm, hài mỹ. Bỏ hai chữ DỮ, CỘNG thì âm hưởng câu thơ không được du trường, ảnh tượng của thơ kém phần khăng khít. Như thế là Thanh sút, Hình sút: đọc nghe khô khan, không ý vị. Chữ DỮ, chữ CỘNG nói lên sự cố ý cùng bay với nhau của ráng và cò, nói lên sự đồng tình hợp nhất với nhau giữa trời và nước. Bỏ hai chữ ấy là đứt mối liên quan của đôi bên. Cò và ráng tuy bay song song, nhưng cò bay đằng cò ráng bay đằng ráng; Trời và nước tuy một sắc xanh như nhau, nhưng sắc trời riêng sắc trời, sắc nước riêng sắc nước; đôi bên không có tình gì với nhau cả. Như thế là làm cho bức tranh hữu tình trở thành bức tranh vô tình, bức tranh sống trở thành bức tranh chết. Chao ôi, DỮ và CỘNG là hai con mắt của giai nhân, bỏ chúng đi thì còn gì là nhan sắc của văn chương? Thị phi, phi thị, trên 500 năm nay tôi không hề nói với ai, vì có ai hỏi mà nói, và nói để ai nghe. Nay thấy ông là người có tâm cùng thơ, nên đem nói ra để làm duyên cho cuộc gặp gỡ trong chốc lát. Ông nên suy gẫm kỹ lời nói của tôi, và nhất thiết không nên bàn cùng những người không biết thế nào là Thơ, thế nào là Đẹp, thế nào là Đẹp của Thơ, thế nào là Thơ của Đẹp.
(Trích trong tập Thi Thoại Những Bức Thư Thơ của Quách Tấn).
Còn một bài thơ nữa cũng viết về Hòn Đỏ song lại nói về người. Đó là:
CÂY CẢNH BẰNG LĂNG
Cây bằng lăng xưa
Khẳng khiu trong chiếc thuyền thúng
Nằm đơn độc bên cạnh vườn hoa
Chưa xóa nhòa
Cảnh ban mai
Nhà sư trần lưng gánh nước
Bước từng bước
Từ chân dốc lên đồi
Ôi! Những giọt mồ hôi
Chảy dài trên lưng Bồ tát
Vườn hoa nở hương ngào ngạt
Mỉm cười với bóng bằng lăng
Bộng cây rỗng
Dáng cành lá nhọc nhằn                                        
Bằng lăng nhớ mãi tháng ngày
Nương trăng đội nắng dựng xây cảnh chùa
Từ Tôn Hòn Đỏ hương đưa
Cây bằng lăng giữ dáng xưa một lòng.
(Phong Hương)
Tình bài thơ là những lời chân thật. Hình thức câu thơ dài ngắn khác nhau, gập ghềnh như con đường lên dốc. Tuy nhiên cuối bài vẫn có 4 câu lục bát êm đềm.
Đọc xong bài thơ, nước mắt trong lòng như muốn trào ra. Cảnh lao khổ ban đầu khi dựng nghiệp, gói tròn trong ý nghĩa bài thơ. Những giọt mồ hôi của du khách khi leo dốc, như tan loãng ra trước "Những giọt mồ hôi chảy dài trên lưng Bồ tát". Bồ tát là vị Phật đã công thành một nguyện hạnh nào đó. Như Bồ tát Thích Quảng Đức đã vị Pháp thiêu thân, như cô Yến Phi vì Đạo hy sinh thân mình. Vị sư trên đảo này lòng nguyện biến cảnh đảo hoang vắng thành nơi thắng cảnh, từ một bãi đá đầy gai gốc thành nơi có bóng cây mát vọng tiếng chuông thanh.
Bài thơ viết về tiếng chuông trên Hòn Đỏ nói đến sự hữu thường. Bài thơ nhắc đến người xây dựng chùa Từ Tôn là gợi đến sự vô thường. Hữu thường là cảnh trước mắt, vô thường là việc đã qua. Trong hữu thường có vô thường, thấy hữu thường nhớ đến vô thường.
Có một dòng nhạc đâu đây vọng lại:
Chuông ngân vang xa ngoài cửa Từ Tôn
Nha Trang xanh trong dạt dào sóng vỗ
Bầu trời trầm hương mây bay bát ngát
Tiếng chuông Hòn Đỏ dội vang đôi bờ
(Nhạc Đỗ Trí Dũng, Chuông Ngân)
Ngọc lắng lòng nghe, hồn lâng lâng nhẹ. Vị mặn của trùng dương như ngưng đọng trước cơn gió hiu hiu.
Khi ngước mắt nhìn lên thì bóng cụ già cùng chiếc đò đã sang đến bên kia bến.Trích từ tập Bút ký Cá Tắm Nắng của tác giả Quách Giao
Tiêu đề do www.phatgiao.org.vn đặt






http://m.phatgiao.org.vn/tham-luan-sach/201302/Gs-Vu-Khieu-de-lai-bai-tho-gi-tren-Hon-do-chua-Tu-Ton-9651/

http://webcache.googleusercontent.com/search?q=cache:tRya4TqAkQEJ:m.phatgiao.org.vn/tham-luan-sach/201302/Gs-Vu-Khieu-de-lai-bai-tho-gi-tren-Hon-do-chua-Tu-Ton-9651/+&cd=3&hl=vi&ct=clnk&gl=vn

Đây là bộ nhớ cache http://m.phatgiao.org.vn/tham-luan-sach/201302/Gs-Vu-Khieu-de-lai-bai-tho-gi-tren-Hon-do-chua-Tu-Ton-9651/ của Google. Đây là ảnh chụp nhanh của các trang được hiển thị vào 15 Tháng Mười 2014 18:22:31 GMT. Trang hiện tại có thể đã thay đổi trong thời gian chờ đợi. Tìm hiểu thêm
Mẹo: Để tìm nhanh cụm từ tìm kiếm của bạn trên trang này, nhấn Ctrl+F hoặc ⌘-F (Mac) và sử dụng thanh tìm.



---

Đọc thêm 2 (1/1/2015): Lấy nguyên về từ trang Phật tử Việt Nam. Đã đi từ năm 2013, và cũng của Trí Bửu.


image
Sáng ngày, 19-01-2013 (nhằm ngày 8-12-Nhâm Thìn) tại chùa Từ Tôn, Hòn Đỏ, phường Vĩnh Thọ, TP. Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, Đại đức Thích Chúc Minh- Trú trì đã tổ chức Lễ Khánh đản đức Phật thành Đạo và Đón nhận Giáo chỉ tấn phong giáo phẩm Hòa thượng Thích Viên Mãn.
Chứng Minh và tham dự có HT.Thích Viên Mãn, phương trượng, vị khai sáng chùa Từ Tôn, người 40 năm gánh nắng xây chùa trên đảo, chư tôn đức Tăng Ni, quý vị khách quý cùng đông đảo đồng bào Phật tử tham dự.
Đại đức Thích Chúc Minh đọc quyết định tấn phong giáo phẩm Hòa thượng của Hội đồng Chứng minh GHPGVN và văn biểu Khánh chúc nêu lên công đức và tấm gương đạo hạnh của HT. Thích Viện Mãn:
Theo đó, chùa Từ Tôn do HT Thích Viên Mãn khai sơn kiến tạo vào năm 1960. Chùa được an danh Từ Tôn là danh hiệu của đức Phật Di Lặc. Trong kinh Pháp Hoa có câu “Từ bi thị hiển Di Lặc tôn kính Phật” hay nói gọn là “ Từ thị Di Lặc tôn kính Phật” ấy chính là Từ Tôn.
Lúc đầu nơi đây chỉ là một đảo hoang, toàn đá và cây dại. Ngài đã  khai hoang phục hóa, dựng am tranh để tu hành, sớm kệ chiều kinh, vui chốn thiền môn. 40 năm xây dựng cũng là 40 năm Ngài gánh nắng trên đảo xây chùa. Hòa thượng  đã cùng  chư Tăng Ni và các Phật tử tín thành mua đất và nước ngọt chở ra đảo tạo vườn, trồng cây cảnh, chăm sóc tôn tạo, để hôm nay chùa Từ Tôn là một danh thắng tại phố biển Nha Trang.
Chùa Từ Tôn nằm trên đảo Hòn Đỏ với diện tích khoảng 20.000 mét vuông, nằm ở hướng Đông, sát bờ biển, cách đường Phạm Văn Đồng khoảng chừng 250 mét.
Đặc biệt xung quanh Chùa Từ Tôn là một bãi đá màu đỏ tự nhiên, mới nhìn ta tưởng như những viên trân châu, hỗ phách rất đẹp, tạo nên cảnh chùa vừa tôn nghiêm, thanh tịnh,  lại vừa u tịch, linh thiêng.

Phía trước chánh điện là Quan Âm Các, nguy nga, tráng lệ, bên dưới nền Quan Âm Các là một bãi đá trải dài ra đến biển với tượng Bồ Tát Quán Thế Âm mặt hướng ra Nam hải như dõi theo những chiếc thuyền ra khơi của ngư dân Vĩnh Thọ, Vĩnh Phước… nguyện cứu khổ cứu nạn, đem lại an bình cho người  dân biển Nha  Trang.

Kể từ năm 1974, sức khoẻ của HT Viên Mãn ngày càng giảm sút, lại mang trọng bệnh, Đại Đức Thích Chúc Minh về thừa kế Trú Trì. Đại Đức đã kế tiếp sự nghiệp của tiền nhân, cho kiến lập, trang trí cảnh trí quanh chùa:  Lâm tỳ Ni viên, Tượng đài Thích Ca thành đạo dưới gốc cây Bồ Đề,  xây tượng đài Quán Thế Âm, xây tháp chuông U minh, thiết trí tôn tượng Bồ Tát Thích Quảng Đức, vị Bồ Tát đã sinh ra và hành đạo nhiều năm ở Khánh Hoà,  đã vị pháp thiêu thân giải cho Phật giáo Việt Nam qua cơn pháp nạn 1963.

Chùa Từ Tôn, với hơn 60 năm kiến lập thật còn quá trẻ, nhưng những ai đã một lần ghé thăm đều không quên ghi lại những cảm nhận sâu sắc của mình…

Giáo sư Anh hùng Lao động Vũ Khiêu khi đến thăm chùa Từ Tôn  đã tức cảnh đề thơ:


Tiếng chuông vang, ngoài của Từ Tôn
Tiếng chuông dội, bên bờ Hòn Đỏ
Trời Khánh Hòa bát ngát mây bay
Biển Nha Trang dạt dào sóng vỗ.
Những ai đang: lạc nẻo mê đồ.
Những ai muốn: tìm về chính lộ.
Nghe chuông ngân, tìm lại chân tâm
Nghe chuông gọi, cùng quy Phật Tổ

Nhà thơ Vương Kiều Thu một lần viếng đảo đã gởi lại vần thơ lưu niệm:

Hòn Đỏ nằm bên cạnh Đá Chồng
Một bên liền đất một bên không
Thắm tươi sắc đỏ nên danh hiệu.
Nhuần đượm màu xanh kết dải đông
Phương Bắc gió về xua nắng bức
Gành Đông hương thoảng đón trăng lồng
Trông vời mây nước đâu xa cách.
Mà chỉ gần nhau một tấc lòng

Chùa Từ Tôn (Hòn Đỏ) ngày nay không chỉ là nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh hướng dẫn Phật tử tu nhân, hướng thiện mà còn là một địa chỉ du lịch tâm linh của thành phố biển . Đây là một danh thắng của thành phố Nha Trang.
Ngày 15-10-1998, Bộ Văn Hóa Thông Tin đã ra quyết định số 04/1998 QĐ-BVHTT công nhận Hòn Đỏ là di tích thắng cảnh quốc gia, nằm trong Vịnh Nha Trang, một trong 29 vịnh đẹp nhất thế giới.
Nhân dịp này chư tôn đức Tăng Ni và quan khách, phật tử đã tặng lẳng hoa, tặng hoành phi, thư pháp…chúc mừng HT. Thích Viên Mãn và cầu nguyện Hòa thượng pháp thể khương an, chúng sinh quảng độ.
http://www.phattuvietnam.net/blogchua/22093-kh%C3%A1nh-h%C3%B2a-l%E1%BB%85-ph%E1%BA%ADt-th%C3%A0nh-%C4%91%E1%BA%A1o-ch%C3%B9a-t%E1%BB%AB-t%C3%B4n,-%C4%91%C3%B3n-nh%E1%BA%ADn-gi%C3%A1o-ch%E1%BB%89-t%E1%BA%A5n-p.html






Đọc thêm 1 (1/1/2015):

http://pgvn.vn/tu-vien/201310/Chua-Tu-Ton-dao-Hon-do-Nha-Trang-21852/


Chùa Từ Tôn, đảo Hòn Đỏ (Nha Trang)


Chùa Từ Tôn (Hòn Đỏ) ngày nay không chỉ là nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh hướng dẫn Phật tử tu nhân, hướng thiện mà còn là một địa chỉ du lịch tâm linh của thành phố biển . Đây là một danh thắng của thành phố Nha Trang. Ngày 15-10-1998, Bộ Văn Hóa Thông Tin đã ra quyết định số 04/1998 QĐ-BVHTT công nhận Hòn Đỏ là di tích thắng cảnh quốc gia, nằm trong Vịnh Nha Trang, một trong 29 vịnh đẹp nhất thế giới.
image
Chùa Từ Tôn tọa lạc tại đảo Hòn Đỏ, phường Vĩnh Thọ, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Chùa do HT Thích Viên Mãn khai sơn kiến tạo vào năm 1960. Chùa được an danh Từ Tôn là danh hiệu của đức Phật Di Lặc. Trong kinh Pháp Hoa có câu “Từ bi thị hiển Di Lặc tôn kính Phật” hay nói gọn là “ Từ thị Di Lặc tôn kính Phật” ấy chính là Từ Tôn.
Lúc đầu nơi đây chỉ là một đảo hoang, toàn đá và cây dại. HT.Thích Viên Mãn đã  khai hoang phục hóa, dựng am tranh để tu hành, sớm kệ chiều kinh, vui chốn thiền môn. 40 năm xây dựng cũng là 40 năm Ngài gánh nắng trên đảo xây chùa. Hòa thượng  đã cùng  chư Tăng Ni và các Phật tử tín thành mua đất và nước ngọt chở ra đảo tạo vườn, trồng cây cảnh, chăm sóc tôn tạo, để hôm nay chùa Từ Tôn là một danh thắng tại phố biển Nha Trang.
Chùa Từ Tôn nằm trên đảo Hòn Đỏ với diện tích khoảng 20.000 mét vuông, nằm ở hướng Đông, sát bờ biển, cách đường Phạm Văn Đồng khoảng chừng 250 mét. Đặc biệt xung quanh chùa Từ Tôn là một bãi đá màu đỏ tự nhiên, mới nhìn ta tưởng như những viên trân châu, hỗ phách rất đẹp, tạo nên cảnh chùa vừa tôn nghiêm, thanh tịnh,  lại vừa u tịch, linh thiêng.
Phía trước chánh điện là Quan Âm Các, nguy nga, tráng lệ, bên dưới nền Quan Âm Các là một bãi đá trải dài ra đến biển với tượng Bồ Tát Quán Thế Âm mặt hướng ra Nam hải như dõi theo những chiếc thuyền ra khơi của ngư dân Vĩnh Thọ, Vĩnh Phước… nguyện cứu khổ cứu nạn, đem lại an bình cho người  dân biển Nha  Trang.
Kể từ năm 1974, sức khoẻ của HT Viên Mãn ngày càng giảm sút, lại mang trọng bệnh, Đại Đức Thích Chúc Minh  thừa kế Trú trì. Đại Đức đã kế tục sự nghiệp của tiền nhân, cho kiến lập, trang trí cảnh trí quanh chùa:  Lâm tỳ Ni viên, Tượng đài Thích Ca thành đạo dưới gốc cây Bồ Đề,  xây tượng đài Quán Thế Âm, xây tháp chuông U minh, thiết trí tôn tượng Bồ Tát  Quảng Đức, vị Bồ Tát đã sinh ra và hành đạo nhiều năm ở Khánh Hoà,  đã vị pháp thiêu thân giải cho Phật giáo Việt Nam ở miền Nam qua cơn pháp nạn 1963.
Chùa Từ Tôn, với hơn 60 năm kiến lập thật còn quá trẻ, nhưng những ai đã một lần ghé thăm đều không quên ghi lại những cảm nhận sâu sắc của mình…
Giáo sư Anh hùng Lao động Vũ Khiêu khi đến thăm chùa Từ Tôn  đã tức cảnh đề thơ:
“Tiếng chuông vang, ngoài của Từ Tôn
Tiếng chuông dội, bên bờ Hòn Đỏ
Trời Khánh Hòa bát ngát mây bay
Biển Nha Trang dạt dào sóng vỗ.
Những ai đang: lạc nẻo mê đồ.
Những ai muốn: tìm về chính lộ.
Nghe chuông ngân, tìm lại chân tâm
Nghe chuông gọi, cùng quy Phật Tổ.”
Nhà thơ Vương Kiều Thu một lần viếng đảo Hòn Đỏ đã gởi lại vần thơ lưu niệm:
“Hòn Đỏ nằm bên cạnh Đá Chồng
Một bên liền đất một bên không
Thắm tươi sắc đỏ nên danh hiệu.
Nhuần đượm màu xanh kết dải đông
Phương Bắc gió về xua nắng bức
Gành Đông hương thoảng đón trăng lồng
Trông vời mây nước đâu xa cách.
Mà chỉ gần nhau một tấc lòng.”
Chùa Từ Tôn (Hòn Đỏ) ngày nay không chỉ là nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh hướng dẫn Phật tử tu nhân, hướng thiện mà còn là một địa chỉ du lịch tâm linh của thành phố biển . Đây là một danh thắng của thành phố Nha Trang. Ngày 15-10-1998, Bộ Văn Hóa Thông Tin đã ra quyết định số 04/1998 QĐ-BVHTT công nhận Hòn Đỏ là di tích thắng cảnh quốc gia, nằm trong Vịnh Nha Trang, một trong 29 vịnh đẹp nhất thế giới.
Viết xong tại Đảo Hòn Đỏ- những ngày chiêm bái  chùa Từ Tôn
www.phattuvietnam.net

1 nhận xét:

  1. Tôi không biết phải giới thiệu như thế nào. Những quyển sách mà các bạn sẽ đọc sau đây là những tác phẩm vô cùng quý cho những người thành tâm tìm đạo. Không phải bằng sự tin tưởng, cầu nguyện, mà bằng sự sáng suốt. Kinh Bát Đại Nhân Giác có câu “ Duy Tuệ Thị Nghiệp ”. Như người đi đêm chỉ cần một ánh đèn là đũ. Nếu những lời hay, sách quý đúng vào mục đích nhất là mục đích cốt tủy của người tầm đạo thì thật là như một ngọn đèn sáng. Trân trọng giới thiệu với các bạn tác phẩm “ Chân Lý-Là ” và nhiều quyển sách quý giá khác của dịch giả Vũ Toàn. Vô cùng cảm ơn công sức dịch thuật của dịch giả và sự chia sẻ vô vụ lợi của Ông. Tác phẩm “ Ta là Cái Đó ” là “ Đối thoại sấm sét, trực chỉ giữa một người ở ngoài Tâm và những người còn quanh quẩn trong Tâm ”. Xin mời các bạn. Nếu các bạn muốn, xin vào trang web chuabenhdongian.com và để lại email tôi sẽ gửi sách đến các bạn

    Trả lờiXóa

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.