Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn chùa-Nhật. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn chùa-Nhật. Hiển thị tất cả bài đăng

20/10/2019

"Hòa nhạc đồng ruộng" lần thứ 15 ở ngôi chùa cổ : kín chỗ với 150 khách

Chùa cổ hơn 800 năm tuổi, đã giới thiệu nhanh ở đây hay ở đây.

Hoạt động kỉ niệm sự kiện nhà sư trụ trì chùa đứng lên giữ đất giữ chùa, đã bắt đầu từ năm 2003, nên năm nay là lần thứ 15. Đã điểm tin lần trước ở đây (năm 2017, năm 2018). Bản thân sự kiện nhà sư đứng lên tranh đấu chống lại phía doanh nghiệp định xây nhà máy ở địa phương, thì tôi đã viết thành bài học thuật (tạm xem ở đây, năm 2016).

Bây giờ là hình ảnh của lần thứ 15.

Hòa nhạc được tổ chức thường niên vào tháng 10, diễn ra tại gian chính của ngôi chùa cổ.

08/10/2018

"Hòa nhạc đồng ruộng" 2018

Thứ Hai, ngày 8 tháng 10. Nhằm ngày lễ (ngày nghỉ quốc gia) đầu tháng. 

Đây là lần thứ 14 của "Hòa nhạc đồng ruộng". Các lần trước thì xem ở đây ở đây. Cũng tức là đã 14 năm nhà chùa đã giữ được ruộng đồng, được cảnh quan làng mạc. Nếu không, thì nhà máy với ống khói đen xì đã ở ngay sát cổng chùa !

Vẫn còn đây, bờ xôi ruộng mật với 14 năm (ở đây, ở đây).

12/10/2017

Mùa gặt năm 2017, trên những bờ xôi ruộng mật còn giữ được, bởi nhà sư đã đứng lên

Cũng như vùng quê biên viễn ở Đông Bắc Việt Nam, ở đây chỉ canh tác được một vụ lúa trong một năm. Cũng cấy vào dịp tháng 6 và thu hoạch vào tháng 10 dương lịch.

Hạt thóc, bởi vậy, rất được quí trọng. 

Những bờ xôi ruộng mật này, nếu không có sự đứng lên để giữ đất giữ chùa của phương trượng K., vào năm 2005, thì đã về tay doanh nghiệp rồi. Nhà máy chế biến thực phẩm chức năng công suất lớn đã mọc lên, và những mùa vàng như thế này đã vĩnh viễn mất đi.

24/07/2017

Trải dài trước cổng chùa làng, bây giờ, là ngút ngàn lúa xanh tháng 7


Bây giờ là cảnh sắc trải dài trước mặt. Ngút ngát.

Cuộc đấu tranh giữ đất giữ ruộng giữ chùa, của sư phụ, như đã chưa từng xảy ra. Mỗi sáng, cứ 5 giờ thì chuông trên gác vẫn rung lên đều đều.

Những ngày giữ đất cam go, sau khi gióng chuông mỗi sáng, là nón mê với tích trượng, lên đường đi cầu nguyện vòng quanh những bờ xôi ruộng mật này. Gốc cây to ở xa xa là nơi thường nghỉ chân.

13/04/2017

Du lãng cùng ông và cháu nhà cụ Yubi - 1 (hòa thượng Hồng Tiệm)

Vị sư danh tiếng hồi đầu thế kỉ 18, là trụ trì đời thứ 9 của một ngôi chùa danh tiếng có từ thế kỉ 12.

Sư được nhân dân trong vùng ghi ơn bởi đã có công dẹp yên tranh chấp nguồn nước giữa các làng vào năm 1716 (năm Hưởng Bảo 1), khai thông nguồn thủy lợi quí giá cho các làng thiếu nước. Nhờ đó mà cứu sống nhiều cánh đồng khô hạn. 

Ơn đức ấy mãi mãi được ghi nhớ.

Nay vẫn còn bia đá ca ngợi công đức của sư sừng sững trên đỉnh núi, ở chỗ đầu nguồn nước chảy từ núi xuống các làng ở dưới.

22/11/2016

Chùa làng và lời gửi gắm của học giả chân đất

Đó là Miyamoto, nhà văn hóa dân gian xuất sắc của Nhật Bản. Một người đi bộ hầu như khắp nước Nhật để ghi chép về phong tục tập quán của nhân dân, trong khoảng nửa cuối thế thế kỉ 20.

Ông cứ đi hết làng này sang làng khác, hết thị trấn này sang thị trấn kia. Người ta gọi ông là học giả đi bộ hay học giả chân đất.

26/09/2016

Đang trông ra vườn

Đã trông ra vườn từ xa, mấy hôm trước, ở đây.

Bây giờ là thực sự đang ngồi ở đây, và trông ra vườn. Khoảng lặng của cả mười năm, đã đi qua. Cũng chỉ là một mảnh thời gian nhỏ lẻ so với tuổi cả ngàn năm của khu vườn.

01/01/2015

Chúc mừng năm mới 2015

Trước cửa nhà ngày đầu năm thường là Kado-matsu hoặc Shime-nawa.

Kado-matsu thì giống như cây nêu của người Việt (nhưng là đặt ở dưới đất và không có độ cao). Còn Shime-nawa thì là dải dây bện bằng rơm, có ý nghĩa giống giống với cây nêu (khu trừ ám khí, xua đuổi tà uế, và mời gọi điều lành điều tốt đến).

Ý nghĩa tổng quát hơn cả là Chúc mừng năm mới.