Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn thờ-Mẫu. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn thờ-Mẫu. Hiển thị tất cả bài đăng

13/07/2020

Sắc phục thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ của người Việt (sách mới ra của học giả Đoàn Thị Tình)

Hôm nay, khi tranh thủ thu dọn nhanh một lượt bàn làm việc của học giả Phan Đăng Nhật (đọc tin ở đâyở đây), tôi thấy có tập bản thảo của cô Đoàn Thị Tình về trang phục của tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Tứ Phủ. Giữa hai học giả Phan Đăng Nhật và Đoàn Thị Tình vẫn đang còn trao đổi qua lại về nội dung nho nhỏ trong bản thảo, thể hiện qua các tờ giấy đính kèm hay các trang gấp gấp.

Có lẽ đây là một trong những tập bản thảo cuối cùng của đồng nghiệp mà học giả Phan Đăng Nhật đã xem. Một đề tài ông đã có quan tâm từ lâu, ngay sau Đổi Mới. Trở lại cụ thể với tư liệu chi tiết sau. Còn hôm nay, đã biết cuốn sách đó của cô Tình vừa ra mắt bạn đọc.

09/06/2020

Thầy Ngô Đức Thịnh với quê hương : dòng họ và phụ mẫu

ngọn đèn của cha
vẫn đang tiếp cháy trong con
hiện lên đầu dãy đèn đường đêm nay, và nối những đêm mai
(trích từ bài Ngọn đèn, thơ Ái Vân Quốc, 2007)

Ở bản in sau này, bộ Đạo Mẫu (tức bộ sách Đạo Mẫu Việt Nam hay Đạo Mẫu ở Viêt Nam) của thầy Ngô Đức Thịnh, thường có một lời đề tặng ở trang bìa lót dành cho phụ mẫu.

Chẳng hạn, ở bộ sách đó bản in năm 2009 tại Nxb Tôn giáo, được chia thành 2 tập đều đóng bìa cứng (tập 1 thì gam màu đỏ, còn tập 2 thì gam màu vàng), ngay bìa lót tập 1 ghi "Kính dâng hương hồn Thân Mẫu". Hay bản in năm 2010 thành một tập bìa đen, bởi Nxb Tôn giáo - Công ty sách Từ Văn, thì ở bìa lót cũng ghi "Kính dâng hương hồn thân Mẫu".

1. Chúng tôi đã tới thăm quê của thầy Thịnh nhiều lần, mà lần đầu tiên là mùa hè năm 2009. Tức là khoảng 11 năm về trước. Lần đó, người anh trai lớn của thầy vẫn còn khá khỏe chân, đưa chúng tôi đi thăm nhà thờ họ Ngô. Người anh đi trước, cậu em trai theo sau, rồi là nhóm chúng tôi. Theo lệ thường, thì tôi hay chạy lên phía trước lia máy ảnh để ghi kỉ niệm, rồi lại tụt lại phía sau.

Nhà thờ họ Ngô còn giữ được khuôn viên có tường bao khá rộng rãi và bề thế, một nếp nhà cổ với mái ngói xưa cũ cùng cửa mặt trước là gỗ bức bàn, một cái cổng chính mới xây cất lại trên đề dòng chữ Hán Ngô đại tông từ (từ đường dòng họ lớn Ngô). Chú ý chữ "tông từ" (nhà thờ dòng họ).

06/06/2020

Học giả Ngô Đức Thịnh vừa từ trần, thọ 77 tuổi (1944 - 2020)

Mấy năm nay, ông cứ yếu dần đi do phải vật lộn với bệnh tật ngày một trầm trọng. Mới đầu, những năm 2008-2010 thì chỉ là huyết áp, rồi sang tiểu đường, cuối cùng là chạy vào thận. Ít ngày trước gia đình đã đưa ông vào khoa hồi sức tích cực của Bệnh viện đa khoa Nông nghiệp (Ngọc Hồi, Hà Nội).

Sáng nay, Thứ Bảy ngày 6 tháng 6 năm 2020 (ngày 15 tháng 4 năm Canh Tí), ông đã nhẹ bước ra đi.

Với cá nhân tôi, ông là thủ trưởng cơ quan trực tiếp (trưởng phòng, viện trưởng), đồng thời là người thầy hướng dẫn luận văn thạc sĩ (luận văn đã bảo vệ đầu năm 2000). Chúng tôi đều là người xứ Sơn Nam Hạ. Trong mười năm gần đây, ông tâm đắc với từ "nhóm học giả Sơn Nam" trong nghiên cứu về Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Từ ấy là do ông đưa ra.

Mấy ngày trước, tôi ngồi xử lí số tư liệu của lần đưa ông về thăm làng Ikisan ở miền Tây nước Nhật Bản vào mùa đông năm 2002 (lúc đó tôi đang làm điều tra dài hạn ở làng). Tức là tư liệu của khoảng 18 năm về trước, lúc ấy ông vẫn đang là Viện trưởng Viện Nghiên cứu Văn hóa Dân gian - nay đã đổi tên thành Viện Nghiên cứu Văn hóa. Chuyến ấy, ông sang Nhật Bản dự hội thảo ở một nơi khác. Chúng tôi sắp xếp để ông xuống Fukuoka và tới thăm làng Ikisan trong thời gian ngắn.

20/12/2019

Mùa giải thưởng 2019 của Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam

Có 58 công trình được nhận giải thưởng năm 2019 (ngoài ra, còn có 3 công trình nhận tặng phẩm). Lễ trao giải đã diễn ra sáng nay, Thứ Sáu ngày 20/12, tại Hà Nội.

Năm nay, không có giải Nhất. Đạt giải cao nhất là hai giải Nhì A (một của tác giả Triều Nguyên; một của nhóm tác giả Chu Xuân Giao).

Như vậy là công trình về hệ thống Tam Phủ - Tứ Phủ của chúng tôi (thực hiện trong các năm 2016-2019) đạt giải Nhì A.

21/09/2019

Câu chuyện hầu thánh 2019 : giới hạn nào cho không gian thực hành (ngoài đường, trong quán cà-phê,...)

Hồi đầu thế kỉ XX, tức cách nay khoảng 100 năm, thì nhóm anh em nhà Nhất Linh đã đưa sáng kiến về lối đi hợp thời cho hoạt động hầu thánh ở các đô thị lớn, ví dụ ở đây.

Tức là, nếu đẩy thêm suy luận một chút, thì có thể nói rằng, nhóm Nhất Linh tựa như bảo: "Hãy nhanh nhanh đưa các điệu nhảy trong hầu đồng ra chợ, vào quán ăn, vào sân quần vợt, vào vũ trường". Cái này, sẽ diễn giải cụ thể ở một dịp khác. Nhưng góc nhìn của Nhất Linh, về cơ bản, như anh em ông chủ trương, là thiên về trào phúng, cợt nhả, đùa bỡn thế thôi.

Không ít ông bà đồng ngày ấy thấy Nhất Linh đùa bỡn thế, thì cũng không chấp, không thèm lên tiếng. Việc của các bà thì các bà làm, việc của nhà văn nhà báo thì các nhà văn nhà báo cứ làm. 

Bây giờ, đầu thế kỉ XXI, thì đang thấy các nơi kêu lên rằng: "Đừng đưa Hầu đồng ra chợ, vào quán ăn".

18/08/2019

Mẹ Đồng Quan là bà cô của vua Bảo Đại : một làng ven sông Hồng

Hồi mùa đông năm ấy, đã tới thăm lại (vì trước đã thăm rồi), vừa đi vừa viết lúc ấy thì đã post ở đây (tháng 12/2017). Lại kể thêm ở đây (mùa Vu Lan năm 2018).

Đã viết rằng: "Dĩ nhiên là bà cô họ của Bảo Đại thôi. Không phải cô ruột như câu chuyện mọi người đang kể. Mọi thứ bà để tại từ hồi 1940s, đến nay, vẫn được trân trọng lưu giữ. Chắc là bà cũng phải rất gần gũi với thượng thư Tôn Thất Quảng. Mà ông thượng thư thì rất tín ngưỡng Thánh MẫuMột bô lão còn biết quan thượng thư Tôn Thất Quảng có một người con là Tôn Thất Hoàng theo Việt Minh."

17/08/2019

Văn nghệ Thứ Bảy : Ông Hoàng Bảy ở Bảo Hà với ngày toàn số Bảy (nhằm Thứ Bảy ngày 17 tháng 7 âm lịch)

Hôm nay là ngày Bảy. Lịch dương là 17/8/2019, còn lịch âm thì chậm đúng một tháng nên là 17 tháng 7. Lâu lâu mới có sự trùng hợp vậy.

Thêm nữa, hôm nay còn là Thứ Bảy.

Nên đầy đủ là Thứ Bảy ngày 17 tháng 7 âm lịch, tức 17 tháng 8 năm 2019. Toàn là số Bảy, nên là một ngày tiệc vô cùng nhân duyên của Ông Hoàng Bảy ở Bảo Hà (Lào Cai). Trên đó, hôm nay, có tiệc Ông Hoàng Bảy.

Về Ông Hoàng Bảy ở Bảo Hà, trên Giao Blog đã có những bài ngắn, như ở đây  (tháng 1 năm 2014) hay ở đây (tháng 11 năm 2017).

10/08/2019

Văn nghệ Thứ Bảy : Hoàng Thùy Linh hóa thân duyên tình "Tứ Phủ thánh cô"

Ca sĩ Hoàng Thùy Linh từng được mệnh danh là "Vàng Anh" một thời (sự kiện của hơn mười năm về trước).

Khá thú vị là trong tháng 8 này, Hoàng Thùy Linh và ê-kíp của cô vừa ra một MV mang tên Tứ Phủ. Cô kể chuyện về Thánh Mẫu Liễu Hạnh ở Thanh Hóa giúp vua Lê và được phong tước. Về cơ bản, Linh chỉ hiểu lờ mờ thế, và gắn Thanh Hóa vào với gốc gác của mình (quê mẹ). Quan trọng là Tứ PhủTứ Phủ thánh cô có sức cuốn hút Linh, gợi hứng duyên tình cho trình diễn của Linh. 

Linh hoàn toàn được tự do sáng tạo trên cái nền rợn ngợp mung lung huyền ảo của thế giới tâm linh. Cứ để cho Linh "đành vùi mình vào chốn linh thiêng" bởi đã "mấy kiếp thân em đọa đày". Cứ để Linh được lặng lẽ "khóc cúi mặt Cửu Trùng Thiên".

Linh tự nhận: thấy chính mình ở trong Tứ Phủ.

09/07/2019

Tình hình cập nhật của làng chài Nam Ô và miếu thờ Bà Liễu Hạnh

Hồi năm 2018, tin tức các nơi cho biết về một mối đe dọa "hủy diệt" hay "tận diệt" đối với làng chài Nam Ô (Đà Nẵng), trong đó có ngôi miếu thờ Bà chúa Liễu Hạnh, có thể đọc lại ở đây (tháng 3/2018) hay ở đây (tháng 4/2018).

Lâu rồi, từ khoảng tháng 4 năm 2018, không thấy nhóm kí giả như Trần Tuấn viết về Nam Ô hiện tại.

22/06/2019

Văn nghệ Thứ Bảy : mùa hè rực rỡ hai năm về trước ở Phủ Giày - Nam Định

Phủ Giày Nam Định là gốc.

Lại có Phủ Giày Sài Gòn được xây dựng sau năm 1954, vốn là do nhóm con cháu họ Trần Lê ở Phủ Giày Nam Định di cư đứng lên khởi xướng. Theo truyền ngôn, mẹ con bà Trần Lệ Xuân (phu nhân của ông Ngô Đình Nhu) có đóng góp tinh thần và tài lực lúc kiến thiết cũng như duy trì việc thờ phụng sau này. Bà Nhu đã đề xuất việc phụng thờ cả Liễu Hạnh công chúaHai Bà Trưng tại Phủ Giày Sài Gòn. Cho đến ngày nay, tháng 6 năm 2019, vẫn thờ phụng như vậy.

Đại khái, đã nói về quan hệ giữa Phủ Giày Sài GònPhủ Giày Nam Định trong một bài học thuật công bố chính thức cuối năm 2018 và đầu 2019, ở đâyở đây. Thật ra, vào giữa năm 2018 (hồi tháng 5 năm đó), đã công bố bản tạm thời trong một hội thảo quốc tế tổ chức tại Đại học Trung Sơn (Quảng Châu, Trung Quốc), xem nhanh ở đây.

02/06/2019

những câu chuyện hầu Thánh lễ Mẫu : nhà thơ Thạch Quỳ kể

Nhà thơ Thạch Quỳ ở xứ Nghệ sẽ kể dần dần, về những chuyện mà ông đã trải nghiệm hay có hiểu biết. Hãy tham khảo như cách chúng ta tiếp nhận những câu chuyện về thần linh, về báo ân báo oán,...

Giao Blog chú ý nhiều hơn đến các câu chuyện do Thạch Quỳ kể từ nhiều năm trước, hồi còn ở blog bên Yahoo, khi bạn Nguyễn Trần Đăng ở xứ Nghệ đề cập đến đền Khai Long sứ quân. Đó là một ngôi đền đã bị hạ giải thời chống mê tín; các năm 2009-2010, chúng tôi tới khảo sát thì đã hoang tàn, may là mấy chục tấm sắc phong được cất giữ cẩn mật ở một nơi khác. Lúc đó, qua Đăng, thì biết rõ hơn về một bài thơ bác Thạch Quỳ viết có nhắc đến đền Khai Long. Mà ông nhắc đến với tâm sự của một nhà thơ, nên có điểm khác với suy nghĩ của các nhà khảo cứu chúng tôi.

13/05/2019

Sắc phong nguyên vật năm 1683 cho Mẫu Liễu : Tc Nc&Pt số 1/2019

Mình chưa có số tạp chí (vừa ra), nên tạm ngó từ xa trước.

Đại khái có một ít ảnh (mượn tạm) và một mục lục (vừa được phía chủ quản cập nhật ngày hôm nay).

Tứ Pháp vốn không phải là các bà, tức các nữ thần (bài Bách Việt)

Một mường tượng khá thú vị của bác Bách Việt. Vẫn với lỗi nghĩ, lối cảm và lối viết quen thuộc.

Bác có thể đặt ra một hướng đi đúng. Một hướng tìm của chúng tôi, cũng chung một hướng véc-tơ với mường tượng của bác. Hướng đó của chúng tôi đã cụ thể hóa thành bài học thuật từ trước rồi, sẽ đưa lên Giao Blog khi có điều kiện.

Nhưng sự phân tích của bác thì cơ bản là còn chưa đạt. Tư liệu thì nhầm lẫn. Nhưng không sao. Căn bản là nghĩ kiểu "bách việt trùng cửu". 

04/05/2019

chùa Mèo của người Mường ở huyện Lang Chánh : Nguyễn Huệ biến thành Nguyễn Trãi

Chúng tôi đang dự kiến du lãng vùng Lang Chánh ở xứ Thanh.

Bởi vậy, nhìn nhanh tư liệu dạng báo chí về chùa Mèo nổi tiếng trong vùng. Nhiều câu chuyện thú vị được báo chí trình bày. Nhưng chắc do buồn ngủ lúc "sao chép", nên có thể có "nhầm lẫn", ví dụ: biến Nguyễn Trãi thành Nguyễn Huệ để mang quân đi đánh quân Thanh, có qua chùa Mèo cầu khẩn.

Đại khái thế. Bài đầu tiên là từ Tạp chí Văn hóa Doanh nghiệp (một tờ tạp chí mới ra mắt).