Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn phạm-việt-long. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn phạm-việt-long. Hiển thị tất cả bài đăng

16/09/2022

Nhà Mạc ở Vĩnh Phúc (điều tra năm 2021 của nhóm nhà báo Vũ Xuân Bân - Nguyễn Tiến Dũng)

Về nhà Mạc ở Vĩnh Phúc, trên Giao Blog thì có thể đọc lại ở đây (năm 2013), ở đây (năm 2014), hay ở đây (tháng 1 năm 2018).

Bây giờ là cập nhật điều tra mang tính báo chí của hai tác giả Vũ Xuân Bân và Nguyễn Tiến Dũng. Loạt bài gồm 3 kì đã đăng tải năm 2021 trên trang của Tạp chí Văn hóa & Phát triển.

25/06/2022

Tưởng niệm học giả Phan Đăng Nhật (1931-2020) - nhân ngày giỗ thứ 2

Học giả Phan Đăng Nhật đã nhẹ bước rời xa cõi tạm vào buổi sáng ngày 22 tháng 6 năm 2020. Tang lễ của ông được tổ chức tại nhà tang lễ Cầu Giấy vào buổi sáng ngày 24 tháng 6. Tin đã được đưa trên Giao Blog ở đâyở đây.

Giỗ đầu ông vào đúng mùa dịch. 

Giỗ thứ hai của ông cũng chưa ra khỏi đại dịch covid-19. Bởi vậy, việc cúng giỗ chỉ ở phạm vi gia đình nhỏ.

Đúng vào tối ngày giỗ thứ hai của ông, một đàn em của ông là chú Vũ Thế Khanh đã tới dâng hương lên bàn thờ tại tư gia.

Vào ngày 24 tháng 6, một đàn em khác của ông là chú Nguyễn Thế Khoa có đăng một bài tưởng niệm trên Fb. Một ít ngày trước đó, một học trò của ông là chú Phạm Việt Long cũng nhắc đến thầy mình trong một chương trình trả lời phỏng vấn về chủ đề đào tạo tiến sĩ tại Việt Nam.

28/05/2021

Nhà thơ Vũ Duy Thông (1944-2021), tác giả của truyện thiếu nhi và khảo cứu về Bút Tre

Chú Vũ Duy Thông vừa trút hơi thở cuối cùng.

Hồi nhỏ, tôi có đọc truyện Cậu bé tàng hình của ông. Đến lúc vào đại học, thì lại trên một lớp với con trai của ông. Tôi từng nói đùa: chính em là cậu bé ấy, trong truyện của bố em nhỉ ? Bây giờ, không còn nhớ câu trả lời là gì nữa.

13/07/2020

Sắc phục thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ của người Việt (sách mới ra của học giả Đoàn Thị Tình)

Hôm nay, khi tranh thủ thu dọn nhanh một lượt bàn làm việc của học giả Phan Đăng Nhật (đọc tin ở đâyở đây), tôi thấy có tập bản thảo của cô Đoàn Thị Tình về trang phục của tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Tứ Phủ. Giữa hai học giả Phan Đăng Nhật và Đoàn Thị Tình vẫn đang còn trao đổi qua lại về nội dung nho nhỏ trong bản thảo, thể hiện qua các tờ giấy đính kèm hay các trang gấp gấp.

Có lẽ đây là một trong những tập bản thảo cuối cùng của đồng nghiệp mà học giả Phan Đăng Nhật đã xem. Một đề tài ông đã có quan tâm từ lâu, ngay sau Đổi Mới. Trở lại cụ thể với tư liệu chi tiết sau. Còn hôm nay, đã biết cuốn sách đó của cô Tình vừa ra mắt bạn đọc.

27/06/2020

Vĩnh biệt Giáo sư Phan Đăng Nhật (1931-2020) - tin tức hạ tuần tháng 6 từ các nơi

Về cuộc đời và sự nghiệp nghiên cứu văn hóa dân gian của Giáo sư Phan Đăng Nhật, thì đã có khá nhiều học giả đàn em viết bài từ lâu, trong đó có những bài khái lược, có những bài rất công phu.

Một điểm đặc biệt cần nhấn mạnh về Phan Đăng Nhật chính là ở đây. Tức là, đã có rất nhiều học giả đàn em viết rất sớm và chuyên sâu về ông cùng các công trình nghiên cứu. Không phải là theo lệ thường: sau khi qua đời rồi, người ta mới bắt đầu viết về người quá cố.

06/03/2017

Tác giả tiểu thuyết "Bê Trọc" viết về thầy học

Học trò của ông thì có những người thú vị như danh sĩ "vua hiến kế" Hồ Bá Quỳnh ở xứ Nghệ (tác giả của Hưu nông dân - tên đề tài Phó Tiến sĩ Kinh tế, và cũng là tên sách xuất bản sau đó).

Tác giả tiểu thuyết Bê trọc thì vừa có bài mới về ông.

Hai tác giả, của Hưu nông dân Bê trọc, đều chỉ kém thầy một ít tuổi. Nếu chỉ tính tuổi thì chỉ như là hàng anh em.