Cập nhật đến ngày 15/4/2025.
Đầu tiên là một bản đồ Việt Nam do TTXVN dựng.
Cập nhật đến ngày 15/4/2025.
Đầu tiên là một bản đồ Việt Nam do TTXVN dựng.
Mở đầu là hai bài viết.
Một là bài viết của TBT Tập Cận Bình gửi cho báo Nhân Dân.
Một là bài viết của TBT Tô Lâm cũng gửi cho báo Nhân Dân.
Vì bản trên Nhân Dân hơi khó vớt thủ công về blog, nên sẽ dẫn thêm bản trên các báo khác (cách trình bày của báo Nhân Dân thực ra không thật tốt, dù có ý cầu kì đồ họa hay đưa ảnh mình họa vân vân - nên tạm đưa bản trên báo Nhân Dân xuống phía dưới ở mục 1a và 1b). Nguyên bản tiếng Trung, hay bản dịch tiếng Trung sẽ bổ sung sau.
Các tin tức cập nhật và bổ sung sẽ dán dần lên như mọi khi. Có một số ảnh đặc biệt sẽ đưa về phần đầu tiên của entry (cũng đưa vào dần).
Tin đến tháng 7 năm 2024 thì xem lại ở đây.
Bây giờ là tin tức của năm 2025. Tập hợp tư liệu từ nhiều nơi.
Mở một entry mới để lưu trữ tư liệu.
Kì 1 thì đọc ở đây.
"Hưng Yên bay lên" và một loạt tỉnh thành bay lên (Nghệ An bay lên, Đồ Sơn bay lên,...) là chùm ý tưởng BAY LÊN của nữ thi sĩ Vi Thùy Linh, được biết đến rộng rãi trên không gian mạng hồi tháng 1 năm 2025. Xem lại trên Giao Blog ở đây.
Vui vui chút vào đầu xuân mới. Một mùa xuân với kì vọng "vươn mình".
Về thơ Vi Thùy Linh, trên Giao Blog, có thể đọc lại ở đây (năm 2010) hay ở đây (năm 2015).
Có một lần, lâu lắm rồi, nhà thơ Inrasara (tức Phú Trạm) có nói với tôi về chất Vi Thùy Linh trong thơ Việt đương đại, anh gọi là "mùi Linh".
"Mùi Linh", hóa ra là một từ mà Phú Trạm mượn dùng lại từ nhà phê bình Nguyễn Hưng Quốc (hiện đang cư trú ở Úc). Đại khái, NHQ thẩm thơ và tìm ra cái gọi là "mùi Linh" - một vị riêng không lẫn được vào đâu.
Đầu năm, ta cùng thẩm lại "mùi Linh", mở đầu là một bài mà nữ sĩ họ Vi vừa cho đăng trên báo Hưng Yên.
Một ít thời gian trước, hậu đại dịch Covid-19 được một thời gian, tôi lên thăm hiệu sách 180 Bà Triệu. Đây là hiệu sách cũ nổi tiếng ở Hà Thành gắn với ông chủ đặc biệt: ông Dư - tên đầy đủ là Lương Ngọc Dư.
Chúng tôi biết ông là một trong những hậu duệ của "hiệu Đức Hiên" - một nhãn hàng nổi tiếng ở Hà Thành trước năm 1954. Về hiệu Đức Hiên, tôi sẽ viết riêng sau. Lần gặp vừa rồi, tôi cũng có hỏi ông Dư thêm về hiệu Đức Hiên.
Ngày trước, có khi, tôi nghe người ta gọi ông bằng một cái tên khá vui: "Dư mắm tôm". Sao lại mắm tôm ? Có lẽ là gắt như mắm tôm !
Đó là cách nhìn hài hước về sự đặc biệt của chủ nhân hiệu sách. Một con người có trí nhớ siêu việt, gọi vui là "bộ óc điện tử". Hồi đầu thập niên 1990, hay la cà ở quán ông, ông nhớ, nên tôi biết tính ông. Điểm đặc biệt nhất của ông: đến hiệu sách của ông, thì không nên ngó nghiêng, mà cần hỏi ngay là đang cần tìm cuốn gì. Lập tức ông đọc vanh vách thông tin về cuốn sách và tác giả của nó, và đặc biệt là: hiện hiệu sách còn không, hay phải đợi ông bố trí.
Giới sinh viên đại học, dù là dân Bách - Kinh - Xây (Bách khoa - Kinh tế - Xây dựng) đến hỏi "Dư mắm tôm" sách kĩ thuật, thì ông cũng vanh vách. Vì có lẽ ông vốn học bên kĩ thuật.
Nhưng dân Cao - Xà - Lá (khu vực có các công ty Cao Su - Xà phòng - Thuốc lá) mà tiêu biểu là dân Văn của Tổng hợp, như tôi, đến hỏi, thì ông cũng vanh vách không kém ! Hồi đầu thập niên 1990 tôi mua mấy lần bộ ngữ pháp tiếng Việt của tác giả Diệp Quang Ban. Ông Dư biết và nhớ. Ông hỏi tôi: sao cậu mua lắm thế, mua một bộ là được rồi còn gì ! Tôi bảo: bộ đầu tiên thì của em, còn các bộ sau là em đi tặng đấy.
Vào hiệu sách của ông, thì nên hỏi tên sách để được chỉ dẫn tức khắc từ bộ vi xử lí cực nhanh, là não bộ chạy cơm (không phải là AI như hiện nay, cũng không phải CPU như máy tính chúng ta còn đang dùng). Chứ nếu cứ ngớ nghiêng, không chịu hỏi, là bị "gắt mắm tôm" ngay.
Điểm tin từ các báo chính thống.
Các bố sung và cập nhật dán dần lên ở bên dưới.
Mở đầu là tin từ báo Nhân Dân.
Các thông tin cập nhật và bổ sung được dán dần ở bên dưới như mọi khi.