Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn nguyễn-xuân-kính. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn nguyễn-xuân-kính. Hiển thị tất cả bài đăng

08/02/2021

Kính mời cha mẹ về ăn Tết Nguyên Đán cùng con cháu

Hôm nay, ngày 27 tháng Chạp, chúng tôi lên kính mời cha mẹ về nhà ăn Tết. Từ mấy hôm nay con cháu đã quét dọn nhà cửa, bao sái khu thờ tự bên nhà cha mẹ, bày biện thứ này thứ kia, là để chào đón cha mẹ trở về nhà của cha mẹ.

Trước giờ xuất phát, tôi ngồi đọc kĩ bài báo của một học giả đàn em viết về ông nhạc, tức học giả Phan Đăng Nhật (1931-2020). Bài viết đã được đăng tải từ tháng 7 năm 2020, sau tang lễ của ông nhạc một thời gian (về tang lễ của học giả Phan Đăng Nhật, thì xem ở đây hay ở đây). Bà nhạc thì đã mất năm 2018 (đọc nhanh thông tin ở đâyở đây).

Bài viết in trên báo Nghệ An. Tác giả là học giả Nguyễn Xuân Kính.

21/07/2020

Lễ "gác bút" của "cây bút" Nguyễn Xuân Kính

Học giả Nguyễn Xuân Kính năm nay bước vào tuổi 69 (theo cuốn Các tác gia nghiên cứu Văn hóa Dân gian do chính ông làm chủ biên bản in năm 1995, thì  ông sinh năm 1952, tại Thái Bình). 

Ông là Giáo sư chuyên ngành Văn học, từng du học và nhận học vị Phó Tiến sĩ (sau này đổi thành Tiến sĩ) tại Liên Xô. Trong rất nhiều công trình khoa học đã công bố, ông được biết đến nhiều nhất với các nghiên cứu về ca dao người Việt (tiêu biểu là cuốn Thi pháp ca dao in lần đầu năm 1992, và đặc biệt là bộ Kho tàng ca dao người Việt - đồng chủ biên với Phan Đăng Nhật). Ông nhiều năm liền là Viện phó rồi Viện trưởng Viện Nghiên cứu Văn hóa (trước đây là Viện Nghiên cứu Văn hóa Dân gian).

Sau mấy năm chính thức nghỉ hưu theo chế độ hiện hành, vào trung tuần tháng 7 năm 2020, ông đã tổ chức gọn nhẹ tại nhà riêng một lễ tạm gọi là "gác bút".

27/06/2020

Vĩnh biệt Giáo sư Phan Đăng Nhật (1931-2020) - tin tức hạ tuần tháng 6 từ các nơi

Về cuộc đời và sự nghiệp nghiên cứu văn hóa dân gian của Giáo sư Phan Đăng Nhật, thì đã có khá nhiều học giả đàn em viết bài từ lâu, trong đó có những bài khái lược, có những bài rất công phu.

Một điểm đặc biệt cần nhấn mạnh về Phan Đăng Nhật chính là ở đây. Tức là, đã có rất nhiều học giả đàn em viết rất sớm và chuyên sâu về ông cùng các công trình nghiên cứu. Không phải là theo lệ thường: sau khi qua đời rồi, người ta mới bắt đầu viết về người quá cố.

20/12/2019

Mùa giải thưởng 2019 của Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam

Có 58 công trình được nhận giải thưởng năm 2019 (ngoài ra, còn có 3 công trình nhận tặng phẩm). Lễ trao giải đã diễn ra sáng nay, Thứ Sáu ngày 20/12, tại Hà Nội.

Năm nay, không có giải Nhất. Đạt giải cao nhất là hai giải Nhì A (một của tác giả Triều Nguyên; một của nhóm tác giả Chu Xuân Giao).

Như vậy là công trình về hệ thống Tam Phủ - Tứ Phủ của chúng tôi (thực hiện trong các năm 2016-2019) đạt giải Nhì A.