Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn hoàng-gia-Việt. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn hoàng-gia-Việt. Hiển thị tất cả bài đăng

18/08/2019

Mẹ Đồng Quan là bà cô của vua Bảo Đại : một làng ven sông Hồng

Hồi mùa đông năm ấy, đã tới thăm lại (vì trước đã thăm rồi), vừa đi vừa viết lúc ấy thì đã post ở đây (tháng 12/2017). Lại kể thêm ở đây (mùa Vu Lan năm 2018).

Đã viết rằng: "Dĩ nhiên là bà cô họ của Bảo Đại thôi. Không phải cô ruột như câu chuyện mọi người đang kể. Mọi thứ bà để tại từ hồi 1940s, đến nay, vẫn được trân trọng lưu giữ. Chắc là bà cũng phải rất gần gũi với thượng thư Tôn Thất Quảng. Mà ông thượng thư thì rất tín ngưỡng Thánh MẫuMột bô lão còn biết quan thượng thư Tôn Thất Quảng có một người con là Tôn Thất Hoàng theo Việt Minh."

22/01/2019

Học giả cách mạng Tôn Thất Dương Kỵ qua hồi tưởng của một người cháu ngoại

Mình đang tính động bút về những điều Tôn Thất Dương Kỵ viết về tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Ông viết như là với phong cách của một kí giả trước năm 1945. Có nhiều điểm thú vị, và cũng có nhiều điểm ông nhầm lẫn.

Bây giờ, đọc một mẩu hồi tưởng về ông, của một người cháu ngoại - cô Phạm Quỳnh Anh của Đại học Quốc gia Hà Nội.

23/08/2018

mùa Vu Lan 2018, nói chuyện về thuật "đánh đồng thiếp" của các sư thầy

Một bà cô họ của nhà vua Bảo Đại, tức là một người xuất thân trong hoàng tộc nhà Nguyễn, đã từ Huế ra Bắc lập nên cơ ngơi tôn giáo tích hợp thờ Phật, Thánh, Tiên. Năm ngoái, tôi đi tìm dấu tích của bà, thì thấy nguyên chữ nghĩa của đại thần dâng cho Thánh Mẫu (đã viết ở đây).

Bà cô ấy tương truyền là một người có thuật đánh đồng thiếp rất cừ. Cái phản bà nằm mỗi khi "thiếp" vẫn còn được giữ lại đến ngày nay. 

Bây giờ là chuyện các sư chùa hiện nay với thuật đánh đồng thiếp.

26/11/2014

Hồi kí của cựu hoàng Bảo Đại, và những nghi vấn đặt ra

Đầu tiên, là chính cuốn hồi kí, mang tên Con rồng An Nam. Nguyên tác tiếng Pháp, xuất bản ở Pháp, năm 1980.


(S.M. Bao Dai, Le dragon d'Annam, Paris, Plon, 1980, 382 p)