Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

22/06/2020

Tin buồn : Học giả Phan Đăng Nhật vừa ra đi (1931 - 2020)

Gia đình vô cùng thương tiếc báo tin: do tuổi cao sức yếu, học giả Phan Đăng Nhật vừa từ trần hồi 10h 50 sáng Thứ Hai ngày 22 tháng 6 năm 2020 (nhằm ngày 2 tháng 5 năm Canh Tý). Hưởng thọ 90 tuổi.

Học giả Phan Đăng Nhật được biết đến rộng rãi là GS. TSKH. Phan Đăng Nhật nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Văn hóa Dân gian, nguyên Chủ tịch Hội đồng Mạc tộc Việt Nam, Chủ tịch Danh dự Hội đồng Mạc tộc Việt Nam, Giám đốc Trung tâm Bảo trợ Văn hóa và Kĩ thuật truyền thống.

Tang lễ được tổ chức vào Thứ Tư ngày 24 tháng 6 năm 2020 (nhằm ngày 4 tháng 5 năm Canh Tý), tại Nhà tang lễ Cầu Giấy (đường Trần Vỹ - Mai Dịch - Cầu Giấy - Hà Nội; gần Nghĩa trang Mai Dịch).

- Lễ viếng từ 7 : 30 ~ 8 : 45.

- Lễ truy điệu bắt đầu từ 8 : 45.

- Hỏa táng tại đài hóa thân hoàn vũ Văn Điển.

- An táng chiều cùng ngày tại Công viên Nghĩa trang Lạc Hồng Viên (xã Dân Hòa, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình).

Giáo sư Phan Đăng Nhật là cháu ruột của nhà cách mạng Phan Đăng Lưu (1902-1941), quê ở xã Hoa Thành huyện Yên Thành tỉnh Nghệ An. 

Ông từng là giáo viên cấp hai ở Nghệ An vào thập niên 1950; giáo viên cấp ba và cán bộ nghiên cứu ở Sở Giáo dục Tây Bắc thời thập niên 1960; cán bộ nghiên cứu Viện Văn học thời thập niên 1970. Ông là một trong những thành viên sáng lập và nhiều năm là Viện trưởng Viện Nghiên cứu Văn hóa Dân gian (nay là Viện Nghiên cứu Văn hóa - Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội). Vào cuối thập niên 1990, sau khi nghỉ hưu, ông thành lập và là Giám đốc Trung tâm Bảo trợ Văn hóa và Kỹ thuật Truyền thống (thuộc Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam). Huy hiệu 40 năm tuổi Đảng.

Ông từng theo học đại học tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, đạt học vị Phó Tiến sĩ năm 1981 (Đại học Tổng hợp Hà Nội); đạt học vị Tiến sĩ (sau đổi thành Tiến sĩ Khoa học) năm 1989 tại Bungari. Ông được phong Phó Giáo sư năm 1984, Giáo sư năm 2002. Năm 2005, ông được tặng Giải thưởng Nhà nước về Khoa học và Công nghệ (cho cụm công trình về Sử thi Tây Nguyên).

GS.TSKH Phan Đăng Nhật là Chủ tịch Hội đồng Mạc tộc Việt Nam khóa I, hiện là Chủ tịch Danh dự Hội đồng Mạc tộc Việt Nam, Trưởng Ban Nghiên cứu của Hội đồng Mạc tộc Việt Nam.



Hà Nội, ngày 22 tháng 6 năm 2020,
Giao Blog


.










---



Tin từ các nơi


1.

22/06/2020

GS. TSKH Phan Đăng Nhật, sinh năm 1931 tại xã Hoa Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An.
Thường trú tại 32 C, ngõ 165, phố Cầu Giấy, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội.
– Nguyên Viện trưởng Viện Văn Hóa Dân Gian, nay là Viện nghiên cứu Văn hóa – Viện Hàn Lâm KHXH  Việt Nam. Vào những năm 1990 sau khi nghỉ hưu, Ông thành lập và là Giám đốc Trung tâm bảo trợ văn hóa và Kỹ thuật truyền thống thuộc Hội Khoa học Lịch sử Việt nam. Huy hiệu 40 năm tuổi Đảng.
– Nguyên Ủy viên BCH  Mạc Tộc Việt Nam.
Nguyên Chủ tịch HĐMTVN Khóa I. Nguyên Chủ Tịch Danh dự HĐMTVN Khóa II, III. Nguyên Trưởng ban Nghiên cứu họ Mạc Việt Nam.        
  Do tuổi cao sức yếu, Giáo sư đã từ trần vào hồi 10g50 phút ngày 22/6/ 2020 (tức ngày 02 tháng 5 năm Canh tý) tại nhà riêng. Hưởng thọ 90 tuổi.
 Tang lễ được tổ chức vào sáng thứ tư, ngày 24 tháng 6 năm 2020 (Nhằm ngày mồng 04 tháng 5 năm Canh tý) tại  Nhà tang lễ Cầu giấy (số 1 đường Trần Vỹ, Mai Dịch, quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội, gần Nghĩa trang Mai Dịch).
– Lễ viếng từ 07g30 – 8g45.
– Lễ truy điệu bắt đầu từ 8g45.
– Hỏa táng tại đài hóa thân Hoàn vũ, thị trấn Văn Điển, huyện Thanh Trì, TP. Hà Nội.
– An táng chiều cùng ngày tại Công viên Nghĩa trang Lạc Hồng Viên (xã Dân Hòa, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình).
Hội đồng Mạc tộc Việt Nam xin bày tỏ lòng tiếc thương vô hạn. Kính chúc Anh linh Giáo sư Phan Đăng Nhật siêu sinh tịnh độ.
               Hội Đồng Mạc tộc Việt Nam và Gia đình đồng kính báo!
                                                      T/M Hội đồng Mạc tộc Việt nam
                                                                        Chủ tịch

                                                              Thái Mạc Khắc Việt






---

BỔ SUNG


2.

Các công trình KH&CN được Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước
21/08/2010 15:50:00

Các công trình KH&CN được Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước
Các công trình KH&CN được Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước năm 2000
Nhằm động viên, khuyến khích những người nghiên cứu khoa học, kỹ thuật, những người sáng tác văn học nghệ thuật cống hiến ngày càng nhiều cho sự nghiệp xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc, ngày 4/6/1985 Chủ tịch Hội đồng Nhà nước đã ban hành Lệnh số 16-LCT/HĐNN công bố Pháp lệnh quy định Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước.
Theo Pháp lệnh trên, Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước tặng cho các công trình khoa học, kỹ thuật và văn học, nghệ thuật đã được công bố hoặc sử dụng kể từ ngày thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
Giải thưởng Hồ Chí Minh tặng cho những công trình nghiên cứu khoa học, kỹ thuật, những công trình giáo dục và văn học, nghệ thuật đặc biệt xuất sắc, có giá trị rất cao về khoa học, về văn học nghệ thuật, về nội dung tư tưởng, có tác dụng lớn phục vụ sự nghiệp cách mạng của Đảng. Đồng thời có ảnh hưởng rộng lớn và lâu dài trong đời sống của nhân dân, góp phần quan trọng vào sự phát triển của các lĩnh vực khoa học, kỹ thuật, văn học, nghệ thuật và sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Giải thưởng Nhà nước tặng cho những công trình nghiên cứu khoa học, kỹ thuật, những tác phẩm văn học, nghệ thuật có giá trị cao về khoa học, văn học, nghệ thuật, về nội dung tư tưởng, có tác dụng và ảnh hưởng lớn trong xã hội, góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển KT-XH.
Ngày 10/9/1996, Chủ tịch nước đã ban hành Quyết định số 991-KT/CTN phong tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt I cho 33 công trình và cụm công trình thuộc các lĩnh vực KHCN (đợt này không xét Giải thưởng Nhà nước).
Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt II  Giải thưởng Nhà nước được thực hiện trong năm 2000. Ngày 1/9/2000, Chủ tịch nước đã ban hành Quyết định số 391 KT/CTN phong tặng Giải thưởng Nhà nước cho 71 công trình và cụm công trình và Quyết định số 392 KT/CTN phong tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh cho 21 công trình và cụm công trình.
Giải thưởng Hồ Chí Minh
Lĩnh vực Khoa học Nông nghiệp:
1. Chọn tạo giống lúa chiêm xuân và hè thu năng suất cao (giống nông nghiệp 1, giống 813, giống chiêm 314, giống nông nghiệp 8-388, giống nông nghiệp 75-1) mở đầu phong trào thâm canh đạt 5 tấn lúa/ha ở miền Bắc Việt Nam. Tác giả: GS. Lương Định Của.
2. Tổng kết kinh nghiệm và thực nghiệm chuyển vụ lúa xuân ở miền Bắc Việt Nam nâng lên thành lý luận và phát động thành phong trào quần chúng. Tác giả: GS. Bùi Huy Đáp.
3. Giống lúa và cải tiến kỹ thuật thâm canh lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long. Tác giả: GS.TS. Nguyễn Văn Luật, PGS.TS. Bùi Bá Bổng, PGS.TS. Bùi Chí Bửu, KS. Nguyễn Văn Loãn, KS. Lê An Ninh, TS. Phạm Văn Ro, TS. Lương Minh Châu, TS. Phạm Sỹ Tân, TS. Dương Văn Chín, TS. Lê Văn Bảnh.
4. Chọn tạo các giống lúa mới cho một số vùng sinh thái. Tác giả: GS. TSKH. Vũ Tuyên Hoàng.
5. Những hệ sinh thái rừng nhiệt đới Việt Nam. Tác giả: GS.TSKH. Thái Văn Trừng.
6. Nghiên cứu lợn lai có năng suất và chất lượng cao ở Việt Nam. Tác giả: PGS.TS. Nguyễn Thiện, PGS.TS. Trần Thế Thông, PGS.TS. Lê Thanh Hải, PGS.TS. Võ Trọng Hốt, KS. Lê Bá Lịch, KS. Vũ Kính Trực, GS.TS. Trần Đình Miên, KS. Lưu Kỷ, PGS.TS. Nguyễn Khánh Quắc, PGS.TS. Phạm Hữu Doanh, PGS.TS. Đinh Hồng Luận.
7. Nghiên cứu tạo giống ngô lai ở Việt Nam. Tác giả: GS.TS. Trần Hồng Uy.
8. Điều tra - Phân loại - Lập bản đồ đất Việt Nam. Tác giả: GS.TS. Lê Duy Thước, KS. Vũ Ngọc Tuyên, TS. Trần Khải, GS.TS. Cao Liêm, PGS.TS. Tôn Thất Chiểu, GS.TS. Vũ Cao Thái, KS. Đỗ Đình Thuận, và các cộng sự.
9. Nghiên cứu nâng cao chất lượng giống một số loài cá nuôi nước ngọt ở Việt Nam. Tác giả: PGS. TSKH. Trần Mai Thiên, TS. Phạm Mạnh Tưởng, TS. Nguyễn Quốc Ân, ThS. Phạm Báu.
Lĩnh vực Khoa học Y - Dược
1. Sinh học và bệnh học đại cương; Triết học trong y học; Quan điểm, đường lối, phương pháp luận đào tạo cán bộ y tế Việt Nam. Tác giả: GS.Hồ Đắc Di.
2. Toa căn bản, kháng sinh thảo mộc, phương pháp dinh dưỡng. Tác giả: BS. Nguyễn Văn Hưởng.
3. Bệnh học da liễu, tập hợp 16 công trình nghiên cứu và 02 tập sách chuyên khảo về bệnh phong. Tác giả: GS. Đặng Vũ Hỷ.
4. Cụm công trình: 34 công trình khoa học về phòng chống bệnh lao ở Việt Nam, đặc biệt là công trình "Dùng BCG chết để gây miễn dịch phòng chống lao và phong ở Việt Nam". Đề xuất và triển khai 5 nguyên tắc của ngành y tế nhân dân, xây dựng mạng lưới y tế cơ sở - y tế nông thôn, sau này 5 nguyên tắc trên đã trở thành 5 quan điểm của Đảng về công tác y tế. Tác giả: BS. Phạm Ngọc Thạch.
5. Phương pháp cắt gan khô Tôn Thất Tùng. Tác giả: GS. Tôn Thất Tùng.
6. Giải phẫu mô tả và Nhân trắc học người Việt Nam. Tác giả: GS. Đỗ Xuân Hợp.
7. Điều tra về muỗi sốt rét ở Việt Nam và công trình chế dung dịch Penixilin sử dụng chữa vết thương trong kháng chiến chống Pháp. Tác giả: GS. Đặng Văn Ngữ.
8. Chẩn đoán phát hiện điều trị ung thư vòm họng và Phương pháp mổ mới ung thư thanh quản hạ họng. Tác giả: GS. Trần Hữu Tước.
9. Nghiên cứu bệnh mắt hột và bệnh mù loà ở Việt Nam. Tác giả: GS. Nguyễn Xuân Nguyên.
10. Đề xuất và chủ biên Dược điển Việt Nam (tập I, tập II, tập III). Tác giả: GS. Trương Công Quyền.
11. Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. Tác giả: GS. TS. Đỗ Tất Lợi.
12. Công trình về vệ sinh nước sinh hoạt, nước ăn, nước thải và sách giáo khoa và 38 công trình về vệ sinh thực phẩm - dinh dưỡng. Tác giả: BS. Hoàng Tích Mịnh.
13. Vắc xin phòng bại liệt. Tác giả: GS.TSKH. Hoàng Thuỷ Nguyên.
14. Cụm công trình nghiên cứu nội khoa. Tác giả: GS.BS. Đặng Văn Chung.
15. Mô hình bệnh tật, tử vong của người Việt Nam qua sinh thiết và tử thiết. Tác giả: GS.BS. Vũ Công Hòe.
16. Nghiên cứu chiết suất Artemisinin từ cây thanh hao hoa vàng Việt Nam và chuyển hoá thành các dẫn chất có hoạt tính mạnh hơn để chữa sốt rét kháng thuốc. Tác giả: GS.BS. Phạm Song và nhóm đồng tác giả thuộc Bộ Y tế, Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia và Bộ Quốc Phòng.
Lĩnh vực Khoa học Tự nhiên và Kỹ thuật
1. Phá thuỷ lôi từ tính và bom từ trường, đảm bảo giao thông. Các đơn vị tham gia nghiên cứu: Bộ Quốc phòng: Viện Kỹ thuật Quân sự, Bộ Tư lệnh Công binh, Bộ Tư lệnh Hải quân; Bộ Giao thông Vận tải: Vụ Kỹ thuật, Các Cục: Đường Bộ, Đường Sông, Đường Biển; Cảng Hải Phòng; Ty Đảm bảo Hàng hải, Bộ Đại học và Trung học Chuyên nghiệp; Tổ GK1 Đại học Bách khoa Hà Nội.
2. Nghiên cứu chống nhiễu trong cuộc chiến tranh phá hoại của không quân Mỹ ở miền Bắc Việt Nam. Các đơn vị tham gia nghiên cứu: Bộ Tư lệnh Phòng không; Viện Kỹ thuật Quân sự.
3. Một số vũ khí đặc biệt trong chiến tranh chống Mỹ (A12, DKB nối tầng, các loại vũ khí phá chướng ngại FR, thuỷ lôi APS). Đơn vị nghiên cứu: Viện Kỹ thuật Quân sự.
4. Một số vũ khí đặc biệt trong kháng chiến chống Pháp (súng không giật SKZ và SS). Tác giả: Nguyễn Trinh Tiếp, Lê Tâm và các tổ cộng tác viên.
5. Cụm công trình nghiên cứu và chỉ đạo kỹ thuật chế tạo vũ khí (súng Bazôka, súng SKZ, đạn bay) trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp. Tác giả: GS. Trần Đại Nghĩa.
6. Tập hợp các công trình giới thiệu khoa học kỹ thuật hiện đại, chỉ đạo các nhiệm vụ kỹ thuật quan trọng trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước và những quan điểm xây dựng ngành đại học và trung học chuyên nghiệp nước nhà. Tác giả: GS. Tạ Quang Bửu.
7. Tập hợp các công trình nghiên cứu trong lĩnh vực khí tượng thuỷ văn: xây dựng cách tính lịch và lịch của Việt Nam; xây dựng hệ thống dự báo thời tiết (đặc biệt là dự báo lũ lụt); hệ thống thuật ngữ của Khí tượng học Việt Nam và đặc biệt là hai công trình: 1) Đặc điểm Khí hậu miền Bắc Việt Nam và 2) Tập Bản đồ Khí hậu miền Bắc Việt Nam. Tác giả: GS. Nguyễn Xiển làm chủ biên.
8. Cụm công trình về nghiên cứu cơ bản của Toán học lý thuyết và những bài toán về ứng dụng. Tác giả: GS. Lê Văn Thiêm.
9. Các công trình nghiên cứu về lĩnh vực tối ưu hoá, nổi bật nhất là hai công trình: 1) Giải tích tối ưu toàn cục và 2) Quy hoạch D.C. và ứng dụng của Hoàng Tuỵ. Tác giả: GS. Lê Văn Thiêm, GS. Hoàng Tụy.
10. Tập hợp các công trình điều tra cơ bản động vật học ở Việt Nam. Tác giả: GS. Đào Văn Tiến.
11. Nghiên cứu về các hạt sơ cấp (tính đối xứng, cấu tạo và sự tương tác của các hạt sơ cấp và các chuẩn hạt trong chất rắn). Tác giả: GS.VS. Nguyễn Văn Hiệu.
12. Dao động phi tuyến của các hệ động lực. Tác giả: GS. TSKH. Nguyễn Văn Đạo.
13. Cụm công trình nghiên cứu tương tác của các hạt cơ bản và hạt nhân ở năng lượng cao và phát hiện phản hạt hyperon sigma âm. Tác giả: GS. TS. Nguyễn Đình Tứ.
Lĩnh vực Khoa học Xã hội và Nhân văn
1. Cụm những công trình thuộc lĩnh vực sử học, trong đó nổi bật 2 cuốn: 1) Vài nhận xét về thời kỳ cuối nhà Lê đến nhà Nguyễn Gia Long (1954) và 2) Vấn đề dân tộc trong cách mạng vô sản (1960). Tác giả: GS.VS. Nguyễn Khánh Toàn.
2. Bộ Lịch sử 80 năm chống Pháp gồm 3 tập, Nxb Văn Sử Địa năm 1956 (tập 1), 1959 (tập 2), 1960 (tập 3). Tác giả: GS.VS. Trần Huy Liệu.
3. Cụm công trình gồm 8 tác phẩm: 1) Tạp văn trong văn học Trung Quốc hiện nay, Hà Nội, Nxb Mới, 1945; 2) Chủ nghĩa nhân văn dưới thời kỳ văn hoá phục hưng, Thanh Hoá, Nxb ấn thư tư tưởng, 1949; 3) Giảng văn Chinh phụ ngâm Lược sử văn học hiện đại Trung Quốc, Thanh Hoá, Nxb ấn thư tư tưởng, 1950. Tái bản 1992, Đại học Sư phạm Hà Nội; 4) Lịch sử Văn học Hiện đại Trung Quốc, Hà Nội, Nxb Sự thật, 1958; 5) Văn thơ Phan Bội Châu, Hà Nội, Nxb Văn hoá, 1958; 6) Văn thơ Cách mạng Việt Nam đầu thế kỷ 20, Hà Nội, Nxb Văn hoá, 1961, tái bản 1964; 7) Trên đường học tập và nghiên cứu, phê bình tiểu luận, 3 tập, Hà Nội, Nxb Văn học tập 1, 1959; tập 2, 1965; tập 3, 1973; 8) Đặng Thai Mai - tác phẩm, 2 tập, Hà Nội, Nxb Văn học 1978 (tập 1), 1984 (tập 2). Tác giả: GS. Đặng Thai Mai.
4. Toàn bộ công trình về Lịch sử Việt Nam gồm 5 bộ, 18 tập, 7.300 trang. Tác giả: GS. Trần Văn Giầu.
5. Bộ sách về Mỹ học, Đạo đức học, Văn hoá học, gồm 3 cuốn: 1) Anh hùng và nghệ sĩ (1973); 2) Người trí thức Việt Nam qua các chặng đường lịch sử (1978); 3) Góp phần nghiên cứu Cách mạng tư tưởng và văn hoá (1980). Tác giả: GS. Vũ Khiêu.
6. "Tư tưởng phương Đông", Nxb Văn học, 1995. Tác giả: GS. Cao Xuân Huy
7. Cụm công trình: 1) Phương Tây, văn học và con người (trọn bộ 2 tập 1962, 1971); 2) Về khoa học và nghệ thuật trong phê bình văn học, 1980; 3) Đối thoại văn học, 1986; 4) Từ ký hiệu học đến thi pháp học, 1992. Tác giả: GS. VS. Hồ Tôn Trinh (tức Hoàng Trinh).
8. Cụm công trình gồm 4 tác phẩm: 1) Văn học dân gian Việt Nam; 2) Trên đường tìm hiểu văn hoá dân gian; 3) Văn hoá dân gian Việt Nam trong bối cảnh văn hoá Đông Nam Á; 4) Văn hoá dân gian Việt Nam và sự phát triển của xã hội Việt Nam. Tác giả: GS. Đinh Gia Khánh.
9. Cụm công trình Lịch sử và Văn hoá Việt Nam: 1) Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến thế kỷ XIX; 2) Lịch sử cổ đại Việt Nam; 3) Việt Nam văn hoá sử cương; 4) Đất nước Việt Nam qua các đời. Tác giả: GS. Đào Duy Anh.
10. Tìm hiểu kho sách Hán Nôm (2 tập). Tác giả: Trần Văn Giáp.
11. Cụm công trình Lịch sử và Lịch pháp Việt Nam: 1) Lý Thường Kiệt; 2) La Sơn Phu Tử; 3) Lịch và Lịch Việt Nam. Tác giả: GS. Hoàng Xuân Hãn.
12. Khảo cổ học Việt Nam. Trống Đông Sơn ở Việt Nam (phần mở đầu), Hang Con Moong, Hùng Vương dựng nước (4 bài đề dẫn). Tác giả: GS. Phạm Huy Thông.
13. Theo dấu các văn hoá cổ. Tác giả: GS. Hà Văn Tấn.
14. Góp phần nghiên cứu văn hoá Việt Nam (2 tập). Tác giả: GS. Nguyễn Văn Huyên.
15. Cụm công trình ngữ pháp và lịch sử tiếng Việt: 1) Ngữ pháp tiếng Việt; 2) Giáo trình Lịch sử ngữ âm tiếng Việt;3) Nguồn gốc và quá trình hình thành cách đọc Hán -Việt. Tác giả: GS. Nguyễn Tài Cẩn.
16. Tìm cội nguồn ngôn ngữ và ý thức. Tác giả: GS. Trần Đức Thảo.
1.6.7.1.2. Giải thưởng Nhà nước
Lĩnh vực Khoa học Nông nghiệp
1. Đánh giá tuyển chọn giống lúa kháng sâu bệnh, năng suất cao. Tác giả: PGS.TS. Lê Văn Thuyết, PGS.TS. Nguyễn Công Thuật, GS.TSKH. Hà Minh Trung, PGS.TS. Nguyễn Hữu Thuỵ, PGS.TS. Trần Huy Thọ, TS. Lê Văn Trịnh, TS. Nguyễn Văn Tuất, TS. Ngô Vĩnh Viễn, KS. Vũ Thị Hợi, ThS. Hoàng Phú Thịnh, PGS.TS. Tạ Minh Sơn, GS.TS. Phạm Văn Biên, KS. Lã Phạm Lân, KS. Nguyễn Quý Hùng và các cộng sự.
2. Nghiên cứu cơ sở khoa học ứng dụng liên hợp máy kéo làm việc ở ruộng lúa nước Việt Nam. Tác giả: PGS.TS. Nguyễn Điền, GS.TSKH. Phạm Văn Lang, PGS.TS. Nguyễn Xuân Ái, KS. Chu Xuân ấm, KS. Hoàng Thế Bảo, KS. Võ Thanh Bình, KS. Nguyễn Cao Đàm, KS. Bùi Thanh Hải, KS. Hoàng Việt Hưng, KS. Trần Quốc Khải, KS. Đỗ Văn Khéo, KS. Ngô Vi Khoát, KS. Phạm Đình Lạn, TS. Hồ Đông Lĩnh, KS. Lê Đức Lợi, KS. Nguyễn Minh, KS. Nguyễn Đăng Thân, KS. Trần Hưng Thịnh, PGS.ThS. Trịnh Ngọc Vĩnh, TS. Huỳnh Hữu Vinh.
3. Nghiên cứu trồng rừng phi lao chống cát di động ven biển Việt Nam. Tác giả: GS. Lâm Công Định.
4. Nghiên cứu tuyển chọn và phát triển giống keo lai. Tác giả: GS.TS. Lê Đình Khả.
5. Nghiên cứu tạo bò lai hướng sữa ở Việt Nam. Tác giả: GS.TS. Nguyễn Văn Thưởng, KS. Trần Doãn Hối, TS. Trần Trọng Thêm, TS. Nguyễn Kim Ninh, GS.TS. Nguyễn Văn Thiện, TS. Vũ Văn Nội, KS. Lê Văn Ngọc, PGS.TS. Lê Xuân Cương, TS. Lê Trọng Lạp, TS. Nguyễn Quốc Đạt, TS. Nguyễn Văn Đức, KS. Lê Việt Anh.
6. Nghiên cứu vịt thịt CV Super M ở Việt Nam. Tác giả: PGS.TS. Hoàng Văn Tiệu, TS. Lương Tất Nhợ, TS. Phạm Văn Trượng, TS. Dương Xuân Tuyển, KS. Nguyễn Công Quốc, TS. Nguyễn Đức Trọng, PGS.TS. Nguyễn Đăng Vang, ThS. Hoàng Thị Lan, TS. Lê Xuân Đồng, KS. Đinh Công Tiến.
7. Nghiên cứu xây dựng công nghệ sản xuất giống một số loài tôm biển. Tác giả: KS. Vũ Văn Toàn, KS. Nguyễn Cơ Thạch, TS. Hà Ký, GS.TS. Nguyễn Văn Thoa, TS. Lê Viễn Chí, TS. Vũ Văn Dũng và các cộng sự.
8. Nghiên cứu đánh giá nguồn lợi hải sản vùng biển Việt Nam. Tác giả: GS.TS Bùi Đình Chung, PGS.TS Phạm Thược, TS. Nguyễn Tiến Cảnh, CN. Phạm Ngọc Đẳng, CN. Nguyễn Hữu Đức.
9. Nghiên cứu một số chất dinh dưỡng bổ sung từ nông sản Việt Nam Tác giả: GS.TSKH. Lê Doãn Diên, TSKH. Phan Quốc Kinh, DS. Phạm Đình Trung, DS. Trần Việt Trung, DS. Lê Thị Liên.
Lĩnh vực Khoa học Y - Dược
1. Nghiên cứu bảo đảm ăn cho quân đội chiến đấu chống Mỹ cứu nước. Tác giả: Cục Quân nhu Tổng cục Hậu cần.
2. Đảm bảo quân y phục vụ Quân đội Nhân dân Việt Nam trong chiến tranh cứu nước và giữ nước. Tác giả: Cục Quân y Tổng cục Hậu cần.
3. Biện pháp phòng chống sốt rét ác tính thời kỳ chống Mỹ cứu nước (1965-1975) và thời kỳ hoà bình trong quân đội. Tác giả: GS.TSKH. Bùi Đại.
4. Nghiên cứu ứng dụng và phát triển phẫu thuật tạo hình trong ngoại khoa Việt Nam. Tác giả: GS.TSKH. Nguyễn Huy Phan.
5. Vắc-xin phòng tả. Tác giả: GS.TSKH. Đặng Đức Trạch.
6. Cải tiến cơ cấu và tổ chức bữa ăn. Tác giả: GS.BS. Từ Giấy.
7. Nghiên cứu một số kỹ thuật hỗ trợ phẫu thuật trong chiến tranh. Tác giả: GS.TS. Trương Công Trung.
8. Phẫu thuật cắt dây thần kinh 10 trong điều trị loét dạ dày tá tràng. Tác giả: GS.BS. Nguyễn Trinh Cơ.
9. Nghiên cứu kế hoạch hoá gia đình, chửa trứng và ung thư nguyên bào nuôi. Tác giả: GS.BS. Đinh Văn Thắng.
10. Nghiên cứu tổ chức ứng dụng KHCN thực hiện khống chế bệnh phong từng vùng ở Việt Nam. Tác giả: GS.BS. Lê Kinh Duệ.
11. Sản xuất các sinh phẩm chẩn đoán sinh học ứng dụng trong miễn dịch. Tác giả: GS.BS. Vũ Triệu An.
12. Nghiên cứu phát triển lý luận và hoàn thiện kỹ thuật phương pháp tân châm trong chữa bệnh. Tác giả: GS.BS. Nguyễn Tài Thu.
13. Nghiên cứu y học cổ truyền - kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại. Tác giả: GS.BS. Hoàng Bảo Châu.
14. Phẫu thuật phổi - lồng ngực. Tác giả: GS.BS. Hoàng Đình Cầu.
15. Khoa học công nghệ trực tiếp bảo đảm cho nhiệm vụ giữ gìn an toàn tin cậy lâu dài thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tác giả: Bộ Tư lệnh bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
16. Phát hiện sớm, chẩn đoán nhanh và xử trí đúng các bệnh truyền nhiễm thường gặp và gây dịch để giảm bớt và ngăn chặn bệnh dịch ở Việt Nam. Tác giả: GS.BS. Trịnh Ngọc Phan.
17. Lão khoa. Tác giả: GS.BS. Phạm Khuê.
18. Nghiên cứu phòng bệnh, điều tra hạ thấp tỷ lệ tử vong trẻ em Việt Nam do ỉa chảy và suy dinh dưỡng. Tác giả: GS.BS. Chu Văn Tường.
19. Các công trình nghiên cứu áp dụng và cải tiến một số phương pháp phẫu thuật trong điều trị bệnh lý ngoại khoa ở trẻ em Việt Nam. Tác giả: GS.BS. Nguyễn Xuân Thụ.
20. X-quang của vết thương do bom bi và một số trường hợp bệnh giun đũa đường tiêu hoá. Tác giả: BS. Hoàng Sử.
Lĩnh vực Khoa học Tự nhiên và Kỹ thuật
1. Nghiên cứu chế tạo vũ khí và máy chuyên dùng sản xuất vũ khí của xưởng quân giới Quân khu 9 trong kháng chiến chống Mỹ (1954 - 1975). Tác giả: Xưởng quân giới Quân khu 9, Cục Kỹ thuật Quân khu 9, Bộ Quốc phòng.
2. Nghiên cứu chế tạo cải tiến vũ khí đạn dược của phân phòng quân giới phân khu miền Tây Nam Bộ trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954). Tác giả: Phân phòng quân giới phân khu miền Tây Nam Bộ, Cục Kỹ thuật Quân khu 9, Bộ Quốc phòng.
3. Thiết kế chế tạo hỏa thuật, hỏa cụ trong kháng chiến. Tác giả: Viện nghiên cứu Quân giới và Phòng Kỹ thuật Cục quân giới, Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng, Bộ Quốc phòng; Viện Thiết kế vũ khí, Viện Kỹ thuật Quân sự và Phòng Quân giới B2, Bộ Quốc phòng.
4. Cụm công trình "Nghiên cứu thiết kế chế tạo các loại mìn, lựu đạn, thủ pháo và thiết bị điều khiển nổ có tính năng đặc biệt trong kháng chiến". Tác giả: Viện Nghiên cứu quân giới, Viện Thiết kế vũ khí, Viện Kỹ thuật Quân sự và Phòng Quân giới B2, Bộ Quốc phòng.
5. Thiết kế chế tạo vũ khí nòng trơn. Tác giả: Phòng Kỹ thuật Cục Quân giới, Viện Thiết kế vũ khí, Z111, Z123, Z125 và Z129, Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng, Bộ Quốc phòng.
6. Thiết kế chế tạo súng bộ binh có rãnh xoắn. Tác giả: Viện Thiết kế Vũ khí và Z 111, Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng, Cục Cơ yếu Bộ Tổng tham mưu, Bộ Quốc phòng.
7. Nghiên cứu khoa học công nghệ trong xây dựng và phát triển khoa học kỹ thuật mật mã Việt Nam để đảm bảo bí mật thông tin phục vụ lãnh đạo chỉ huy quân đội qua các thời kỳ. Tác giả: Cục Cơ yếu Bộ Tổng tham mưu, Bộ Quốc phòng.
8. Cải tiến lò cao sản xuất phân bón nung chảy bằng nhiên liệu than antraxit nội địa thay thế than coke nhập ngoại. Tác giả: KS. Nguyễn Văn Việt, KS. Bùi Quang Lanh.
9. Cửa van tự động và bán tự động trong công trình thuỷ lợi vừa và nhỏ. Tác giả: GS.TS. Trương Đình Dụ, KS. Trần Tuấn Bửu.
10. Các vật liệu tổ hợp chất lượng cao có sử dụng nguyên liệu Việt Nam. Tác giả: GS.TSKH. Trần Vĩnh Diệu, PGS. TS. Lê Thị Phái, TS. Bùi Chương.
11. Nghiên cứu sản xuất các loại dầu mỡ bôi trơn và bảo quản, dầu phanh và một số chất lỏng chuyên dụng sử dụng thích hợp ở điều kiện Việt Nam. Tác giả: PGS.TS. Đỗ Huy Định và các cộng sự.
12. Nghiên cứu chế tạo thuốc nổ ANFO chịu nước. Tác giả: KS. Ngô Văn Tùng và các cộng sự.
13. Nghiên cứu chế tạo và hoàn thiện dây chuyền công nghệ sản xuất bột Manhêtit làm chất tạo huyền phù cho các nhà máy tuyển than. Tác giả: KS. Hoàng Minh Hùng, TS. Lê Việt Dũng, Cục Quản lý xe máy và Viện Kỹ thuật Cơ giới quân sự, Tổng cục Kỹ thuật, Bộ Quốc phòng.
14. Nghiên cứu thiết kế chế tạo đồng hóa các loại phụ tùng bảo đảm cho xe máy quân sự trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước và xây dựng quân đội (1965-1990). Tác giả: Cục Quản lý xe máy và Viện Kỹ thuật Cơ giới quân sự, Tổng cục Kỹ thuật, Bộ Quốc Phòng.
15. Nghiên cứu các giải pháp công nghệ mới đạt hiệu quả cao trong sửa chữa phục hồi hệ động lực, vỏ tàu chiến và tàu biển có tải trọng lớn. Tác giả: Xí nghiệp Liên hợp Ba Son, Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng, Bộ Quốc phòng.
16. Thiết kế chế tạo máy mã thoại số. Tác giả: KS. Thượng tá Đỗ Thị Anh Hà.
17. Các vật liệu và công nghệ bảo quản vũ khí, trang bị, khí tài quân sự. Tác giả: Viện Hoá kỹ thuật và Trung tâm Kỹ thuật Hoá dầu và Phụ gia thuộc Viện Kỹ thuật Quân sự, Bộ Quốc Phòng.
Lĩnh vực Khoa học Xã hội và Nhân văn
1. Việt Nam, một thiên lịch sử. Tác giả: BS. Nguyễn Khắc Viện.
2. Cụm công trình về cải cách bộ máy hành chính nhà nước. Tác giả: GS. Đoàn Trọng Truyến.
3. Tìm về cội nguồn (2 tập). Tác giả: GS. Phan Huy Lê.
4. Cụm công trình về văn học Việt Nam hiện đại và lý luận văn học: Về văn học hiện đại: 1) Nam Cao đời văn và tác phẩm; 2) Khảo luận văn chương. Về lý luận văn học: 3) Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại; 4) C. Mác, Ph. ănghen, V.I. Lênin và một số vấn đề lý luận văn nghệ. Tác giả: GS. Hà Minh Đức.
5. Tuyển tập Trương Chính (về Văn học Việt Nam - 2 tập). Tác giả: PGS. Trương Chính.
6. Cụm công trình về Văn hoá Việt Nam: 1) Xã thôn Việt Nam; 2) Tìm hiểu tính cách dân tộc. Tác giả: GS. Nguyễn Hồng Phong.
7. Cụm công trình về Văn hoá Việt Nam: 1) Văn hoá Việt Nam, cách tiếp cận mới; 2) Thử tìm hiểu tính cách Nguyễn Du trong Truyện Kiều. Tác giả: PGS. Phan Ngọc.
8. Cụm công trình: Ngôn ngữ với văn hoá và xã hội: 1) Cuộc sống trong ngôn ngữ; 2) Ngôn ngữ và đời sống xã hội - văn hoá. Tác giả: GS. Hoàng Tuệ.
9. Quang Trung anh hùng dân tộc (1788-1792). Tác giả: Hoa Bằng.
10. Cụm công trình Lịch sử ngoại giao và chống ngoại xâm cổ - trung đại Việt Nam: 1) Nguyễn Trãi đánh giặc cứu nước; 2) Việt Nam ba lần đánh Nguyên toàn thắng; 3) Quang Trung - Nguyễn Huệ; 4) Lược sử ngoại giao Việt Nam các thời trước. Tác giả: Nguyễn Lương Bích.
11. Cụm công trình về phong trào Tây Sơn và Anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ: 1) Cách mạng Tây Sơn. 2) Nguyễn Huệ, con người và sự nghiệp. Tác giả: GS. Văn Tân.
12. Cụm công trình nghiên cứu về Dân tộc học và Tôn giáo: 1) Quan hệ giữa các tộc người trong một quốc gia dân tộc; 2) Những vấn đề dân tộc và tôn giáo ở Việt Nam. Tác giả: GS. Đặng Nghiêm Vạn.
13. Người Thái ở Tây Bắc Việt Nam. Tác giả: Cầm Trọng.
14. Cụm công trình về Kế thừa di sản lịch sử, phát huy Chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam: 1) Chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam; 2) Chúng ta kế thừa di sản nào? Tác giả: GS. Văn Tạo.
15. Cụm công trình về giáo dục học và từ điển tiếng Việt. Tác giả: GS.Nguyễn Lân.
16. Cụm công trình về lý luận văn học. Tác giả: GS.TS. Bùi Văn Ba.
17. Cụm công trình từ vựng và ngữ nghĩa tiếng Việt: 1) Giáo trình Việt ngữ, tập II; 2) Từ vựng -ngữ nghĩa tiếng Việt; 3) Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng; 4) Các bình diện của từ và từ tiếng Việt. Tác giả: GS.TS. Đỗ Hữu Châu.
18. Cụm công trình Nghiên cứu, phê bình văn học Việt Nam hiện đại: 1) Mấy vấn đề về phương pháp tìm hiểu phân tích thơ Chủ Tịch Hồ Chí Minh; 2) Nhà văn, tư tưởng và phong cách; 3) Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn. Tác giả: GS. Nguyễn Đăng Mạnh.
19. Cụm công trình về lý luận dạy - học văn học. Tác giả: GS.TS. Phan Trọng Luận.
20. Cụm công trình về thi pháp học hiện đại và thi pháp văn học Việt Nam: 1) Thi pháp thơ Tố Hữu; 2) Những thế giới nghệ thuật thơ; 3) Lý luận và phê bình văn học; 4) Dẫn luận thi pháp học. Tác giả: GS.TS. Trần Đình Sử.
21. Cụm công trình: 1) Đến hiện đại từ truyền thống; 2) Nho giáo và văn học Việt Nam trung - cận đại. Tác giả: PGS. Trần Đình Hượu.
22. Từ điển Việt - Anh. Tác giả: PGS. Bùi Phụng.
23. Văn học dân gian các dân tộc ít người. Tác giả: PGS. Võ Quang Nhơn.
24. Nghệ thuật sử dụng pháo hoả tiễn mang vác A12, H12, DKB của bộ đội Pháo binh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Tác giả: ; Bộ Tư lệnh Pháo binh, Bộ Quốc Phòng.
25. Sử dụng bộ đội đặc công trong nhiệm vụ tác chiến. Tác giả: Bộ Tư lệnh Đặc công, Bộ Quốc Phòng.
Các công trình KH&CN được Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước năm 2005
Ngày 30/8/2005 Chủ tịch nước đã ra các Quyết định tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước về KH&CN năm 2005 cho 53 công trình KH&CN:
* Quyết định số 971/2005/QĐ-CTN tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh cho 12 công trình và cụm công trình KH&CN đặc biệt xuất sắc, có giá trị cao về khoa học và công nghệ đã được công bố, sử dụng kể từ ngày thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hoà nay là nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, góp phần quan trọng phục vụ sự nghiệp phát triển nền kinh tế quốc dân, khoa học, công nghệ, trong công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc;
* Quyết định số 972/2005/QĐ-CTN tặng Giải thưởng Nhà nước cho 41 công trình và cụm công trình KH&CN xuất sắc, có giá trị cao về khoa học và công nghệ đã được công bố, sử dụng kể từ ngày thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hoà nay là nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, góp phần đáng kể vào sự nghiệp phát triển nền kinh tế quốc dân, khoa học, công nghệ, trong công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.
Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước về KH&CN là hai Giải thưởng KH&CN cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Giải thưởng Hồ Chí Minh: 12 công trình
Lĩnh vực khoa học tự nhiên
1. ATLAS Quốc gia Việt Nam. Cục đo đạc bản đồ Nhà nước xuất bản năm 1996.
Tác giả: GS.TS. Nguyễn Văn Chiển, KS. Ngô Văn Chính, TS. Nguyễn Văn Sử, PGS.TS. Nguyễn Văn Quý, PGS.TS. Nguyễn Trần Cầu, TS. Nguyễn Thơ Các, PGS.TS. Tôn Thất Chiểu, GS. Trần Đình Gián, TS. Nguyễn Can, PGS.TS. Phạm Quang Hạnh, GS.TS. Phan Kế Lộc, KS. Trần Văn Luận, GS.TS. Võ Quý, GS.TS. Văn Tạo, GS.TSKH. Đặng Ngọc Thanh, PGS. Lê Bá Thảo, GS.TSKH.Nguyễn Ngọc Thuỵ, GS.TSKH.Đặng Như Toàn, GS. Đặng Nghiêm Vạn, GS.TSKH. Nguyễn Cẩn, TS. Nguyễn Bá Linh, KS. Trịnh Anh Cơ, KS. Trần Việt Anh, TS. Trần Ngọc Bảo, TS. Nguyễn Thanh Bình, CVKT. Nguyễn Thế Hiệp, KS. Mai Thị Nguyệt, KS. Vũ Thị Kim Tâm, KS. Nguyễn Thị Tư, TS. Nguyễn Cẩm Vân, KS. Hoàng Kim Xuyến và các cộng sự.
2. Cụm công trình:
Bản đồ địa chất Việt Nam tỷ lệ 1/500.000 (Tổng cục Mỏ và Địa chất xuất bản năm 1988) và Bản đồ khoáng sản Việt Nam tỷ lệ 1/500.000 (Tổng cục Địa chất xuất bản năm 1981).
Tác giả: KS. Trần Đức Lương, KS. Nguyễn Xuân Bao, TS. Lê Văn Trảo, KS. Trần Phú Thành và các cộng sự.
Lĩnh vực Khoa học xã hội và nhân văn
3. Cụm công trình về nghệ thuật quân sự Việt Nam, gồm 8 cuốn sách:
1. Học tập khoa học quân sự Xô - Viết. NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1958.
2. Về cách dùng binh. NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1997.
3. Thất bại của một sức mạnh phi nghĩa. NXB Quân đội nhân dân, Hà nội, 1975.
4. Chiến dịch Tây Nguyên đại thắng. NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1977.
5. Tổ tiên ta đánh giặc. Nhà in Quân giải phóng Tây Nguyên, 1969.
6. Tìm hiểu một số vấn đề về nghệ thuật chỉ huy. NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1987.
7. Nghệ thuật tác chiến: mấy vấn đề lý luận và thực tiễn. NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1990.
8. Mấy vấn đề về nghệ thuật quân sự. NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001.
Tác giả: GS. Hoàng Minh Thảo.
4. Chiến tranh Việt Nam và kinh tế Mỹ. NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1973.
Tác giả: GS. Đào Văn Tập
Lĩnh vực Khoa học Kỹ thuật
5. Cụm công trình: Nghiên cứu, thiết kế chế tạo cụm thiết bị cơ - điện tử trong công nghiệp.
Tác giả: TS. Trương Hữu Chí, TS. Đỗ Văn Vũ, KS. Nguyễn Đức Minh, KS. Nguyễn Danh Tiến, KS. Phạm Văn Thanh, KS. Trần Thị Kim Quế, KS. Nguyễn Quý Bình, TS. Trần Anh Quân, TS. Hoàng Việt Hồng, ThS. Nguyễn Chí Cường, ThS. Nguyễn Hoài Anh.
6. Cụm công trình: Nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ cơ khí - tự động hóa trong công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm.
Tác giả: PGS.TS Đinh Văn Nhã, PGS.TS .Đinh Văn Thuận, KS. Đinh Văn Vinh, ThS. Đinh Văn Hiến, KS. Đinh Thị Lan Anh, KS. Phạm Tuấn Anh, ThS. Lại Ngọc Anh, KS. Lê Viết Thắng, KS. Nguyễn Hoàng Anh.
7. Xây dựng hệ quy chiếu và Hệ tọa độ quốc gia VN-2000 và ứng dụng hệ định vị toàn cầu (GPS) vào đo đạc - bản đồ ở nước ta.
Tác giả: GS.TSKH.Đặng Hùng Võ, TS. Trần Bạch Giang, GS.TSKH. Phạm Hoàng Lân, GS.TSKH. Hoàng Ngọc Hà, KS. Trần Nhật Tỉnh, TS. Đào Chí Cường, KS. Ngô Văn Thông, TS. Lê Minh, TS. Vũ Bích Vân.
8. Cụm công trình nghiên cứu các giải pháp khoa học công nghệ xây dựng công trình phòng thủ bảo vệ Tổ quốc, giai đoạn 1956-1975.
Tác giả: KS. Nguyễn Trọng Quyển, KS. Bùi Danh Chiêu, KS. Nguyễn Quán Hồng, KS. Lương Lâm, KS. Nguyễn Cao Đàm, TS. Chu Việt Cường, TS. Vũ Quý Khôi, KS. Nguyễn Bá Thiện, TS. Trần Xuân Nam, KS. Nguyễn Thanh Tâm, KS. Phạm Hoàng Vân, KS. Đào Văn Huệ, KS. Trịnh Minh Thanh, KS. Phan Lưu Long, KS. Nguyễn Cát, KS .Nguyễn Giáo, TS. Nguyễn Quang Hưng, TS. Nguyễn Hữu Phúc, GS.TS. Nguyễn Mạnh Kiểm.
Lĩnh vực Khoa học nông nghiệp
9. Cơ sở khoa học của sự phát triển nông nghiệp và nông thôn lưu vực sông Hồng.
Tác giả: GS. TS. Đào Thế Tuấn.
10. Khôi phục và phát triển bền vững Hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ.
Tác giả: TS. Lê Văn Khôi, KS. Nguyễn Đình Cương, KS. Nguyễn Minh Hải, KS. Lê Thị Liên, TS. Viên Ngọc Nam, KS. Nguyễn Đình Quý, CN. Lê Văn Sinh, CN. Đoàn Văn Thu, ThS. Lê Đức Tuấn.
11. Nghiên cứu phát triển và đổi mới công nghệ chế tạo vắc xin vi khuẩn phòng bệnh Đóng dấu, Tụ huyết trùng và Tiêu chảy ở lợn.
Tác giả: PGS. TS. Phạm Văn Quân, PGS. TS. Nguyễn Thị Nội, TS. Nguyễn Văn Lãm, PGS. TS. Lê Văn Tạo, TS. Nguyễn Ngọc Nhiên, BSTY. Hoàng Bùi Tiến, TS. Cù Hữu Phú.
Lĩnh vực Khoa học Y dược
12. Cụm công trình ghép tạng.
Tác giả: GS. TS. Phạm Gia khánh, GS. TSKH. Lê Thế Trung, GS. TSKH. Phạm Mạnh Hùng, GS. TS. Đỗ Kim Sơn, PGS. Tôn Thất Bách, PGS. TS. Trương Văn Việt, TS. Trần Ngọc Sinh, PGS. TS. Phạm Như Thế, PGS. TS. Nguyễn Thanh Liêm và các cộng sự.
Giải thưởng Nhà nước: 41 công trình
Lĩnh vực Khoa học Tự nhiên
1. Nghiên cứu cơ bản tính chất quang - điện - từ của một số vật liệu điện tử tiên tiến (vật liệu bán dẫn Si nano, ZnS, ZnSe; vật liệu từ siêu dẫn cấu trúc kiểu perovskit).
Tác giả: GS.TS. Phan Hồng Khôi, GS.TSKH. Vũ Xuân Quang, GS.TSKH. Nguyễn Xuân Phúc, PGS.TS. Đỗ Xuân Thành, PGS.TS. Trần Kim Anh, TS. Phạm Hồng Dương, PGS.TS. Nguyễn Quang Liêm, PGS.TS. Lê Thị Trọng Tuyên, PGS.TS. Lê Văn Hồng, TS. Đào Nguyên Hoài Nam.
2. Một số thành tựu tiêu biểu trong nghiên cứu vật liệu từ tính: ferit, perovskit, vật liệu từ vô định hình và vật liệu từ có cấu trúc nano.
Tác giả: GS.TSKH. Nguyễn Châu, PGS.TS. Bạch Thành Công, PGS.TS. Đặng Lê Minh.
Lĩnh vực Khoa học xã hội và nhân văn
3. Hai công trình nghiên cứu về phật giáo và thành hoàng:
1. Tín ngưỡng thành hoàng Việt Nam. NXB Khoa học xã hội, Hà Nội,1996.
2. Tư tưởng Phật giáo Việt Nam. NXB Khoa học xã hội, Hà Nội,1999.
Tác giả: PGS. Nguyễn Duy Hinh.
4. Cụm công trình về Sử thi Tây Nguyên:
1. Sử thi Ê đê. NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1991.
2. Vùng sử thi Tây Nguyên. NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1999.
Tác giả: GS. TSKH Phan Đăng Nhật.
5. Một số vấn đề về dân tộc học Việt Nam. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 1998.
Tác giả: GS. TS. Phan Hữu Dật.
6. Cụm công trình: Những vấn đề ngữ nghĩa và từ điển học tiếng Việt, gồm:
1. Logic - ngôn ngữ học. NXB Đà Nẵng, Đà Nẵng,1989.
2. Từ điển chính tả. NXB Đà Nẵng, Trung tâm từ điển học, Hà Nội - Đà Nẵng, 1995.
3. Từ điển vần. NXB Đà Nẵng, Trung tâm từ điển học, Hà Nội - Đà Nẵng, 1996.
4. Chính tả tiếng Việt. NXB Đà Nẵng, Trung tâm từ điển học, Hà Nội-Đà Nẵng, 1999.
Tác giả: GS. Hoàng Phê
7. Nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt (2 tập): Tập 1, 1963; Tập 2, 1964. NXB Giáo dục, Hà Nội, tái bản 1997.
Tác giả: PGS. Nguyễn Kim Thản
8. Từ điển Anh - Việt. NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1997.
Tác giả: GS. Lê Khả Kế.
9. Từ điển Tiếng Việt. NXB Đà Nẵng, Trung tâm từ điển học, Hà Nội - Đà Nẵng 2000
Tác giả: GS. Hoàng Phê (chủ biên), PGS. Bùi Khắc Việt, TS. Chu Bích Thu, PGS. Đào Thản, GS. Hoàng Tuệ, GS.TS. Hoàng Văn Hành, CN. Lê Kim Chi, CN. Nguyễn Minh Châu, PGS. TS Nguyễn Ngọc Trâm, TS. Nguyễn Thanh Nga, TS. Nguyễn Thuý Khanh, GS.TS. Nguyễn Văn Khang, PGS.TS. Phạm Hùng Việt, CN. Trần Cẩm Vân, CN. Trần Nghĩa Phương, CN. Vũ Ngọc Bảo, PGS. Vương Lộc.
10. Tiếng Việt trên các miền đất nước. NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1989
Tác giả: GS.TS. Hoàng Thị Châu.
11. Cụm công trình: Về tiểu thuyết Pháp nửa sau thế kỷ XX, gồm:
1. Lui Aragông. NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội, 1987; NXB Giáo dục, Hà Nội, 1997.
2. Tiểu thuyết Pháp hiện đại - những tìm tòi đổi mới. NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1990, tái bản 2002.
3. Tiểu thuyết Pháp bên thềm thế kỷ XXI. NXB Thành phố Hồ Chí Minh, Tp.Hồ Chí Minh, 2001.
Tác giả: GS. Phùng Văn Tửu.
12. Cụm công trình: Về Nguyễn Trãi, gồm:
1. Nguyễn Trãi và Bản hùng ca đại cáo. NXB Khoa học xã hội, Hà Nội,1999.
2. Văn chương Nguyễn Trãi rực ánh sao Khuê. NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2000.
Tác giả: GS. Bùi Văn Nguyên
13. Cụm công trình: Về văn học hiện đại Việt Nam, gồm:
1. Văn học Việt Nam hiện đại - những chân dung tiêu biểu. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2001.
2. Một số gương mặt văn chương - học thuật Việt Nam hiện đại. NXB Giáo dục, Hà Nội, 2001.
Tác giả: GS. Phong Lê.
14. Cụm công trình: Về văn học trung đại Việt Nam, gồm:
1. Những nghĩ suy từ văn học trung đại. NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1999.
2. Ngô Thì Sĩ - những chặng đường thơ văn. NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1992.
Tác giả: PGS.TS. Trần Thị Băng Thanh.
15. Khảo và luận một số thể loại, tác gia, tác phẩm văn học trung đại Việt Nam.
Tập 1, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1999;
Tập 2, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2001.
Tác giả: PGS. Bùi Duy Tân.
16. Làng xã Việt Nam - một số vấn đề kinh tế - văn hoá - xã hội. NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001.
Tác giả: GS. Phan Đại Doãn.
17. Nghiên cứu thiết kế, cải tiến một số vũ khí nhẹ phục vụ kịp thời yêu cầu chiến đấu.
Tác giả: GS.TS. Nguyễn Xuân Anh.
18. Nghiên cứu thiết kế chế tạo một số thiết bị đo lường và điều khiển phục vụ sản xuất.
Tác giả: GS.TS. Ngô Kiều Nhi, KS. Nguyễn Dương Thuỵ, KS. Trần Minh Cường, KS. Trần Minh Tuấn, KS. Nguyễn Phương Nam.
19. Nghiên cứu thiết kế, chế tạo đèn đặc dụng, xe đặc dụng dùng trong thời chiến.
Tác giả: KS. Phạm Gia Nghi, KS. Nguyễn Bá Bách, Ông Vũ Văn Đôn, KS. Trần Văn Hải.
20. Nghiên cứu khoa học công nghệ và ứng dụng triển khai sản xuất thuốc tập hợp tuyển quặng Apatit loại III Lào Cai.
Tác giả: PGS. TS Mai Ngọc Chúc, KS. Hà Văn Vợi, GS. TSKH Hồ Quí Đạo, ThS Bùi Đăng Học, KS. Lê Thị Hoa, Th.S Nguyễn Hoài Vân, PGS. TS Vũ Thế Trí, TS. Trần Hữu Bưu, TS. Hoàng Văn Hoan, KS. Lê Thị Kim Liên, KS. Nguyễn Trọng Phú, KS. Nguyễn Văn Tạo.
21. Nghiên cứu công nghệ chế tạo vật liệu nổ.
Tác giả: Nhà máy Z113, Z115, Z121, Z131 thuộc Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng và Viện Thuốc phóng - Thuốc nổ thuộc Trung tâm KHKT và CNQS.
22. Nghiên cứu tổng hợp và triển khai công nghệ chế tạo, ứng dụng một số vật liệu và tổ hợp vật liệu polymer và composite.
Tác giả: GS.TS. Nguyễn Hữu Niếu, TS. Nguyễn Đắc Thành, PGS.TS. Phan Minh Tân, KS. Đinh Ngọc Thu, TS. Tôn Thất Minh Tân.
23. Phát triển và đổi mới công nghệ mạ, nhúng kẽm bảo vệ, chống ăn mòn các kết cấu thép trong môi trường khí quyển Việt Nam.
Tác giả: GS.TSKH. Nguyễn Đức Hùng, KS. Lê Quang Tuấn, ThS. Ngô Hoàng Giang, TS. Nguyễn Văn Quỳnh.
24. Công nghệ vật liệu đất hiếm phục vụ sản xuất, đời sống và bảo vệ môi trường.
Tác giả: PGS.TS Lưu Minh Đại, GS.TSKH. Đặng Vũ Minh, TS. Nguyễn Hồng Quyền, TS. Lê Văn Huân, PGS.TS. Đỗ Kim Chung.
25. Nghiên cứu chế tạo thuốc hoả thuật chịu ẩm cao cho sản xuất vũ khí và công nghệ đánh giá nhanh chất lượng thuốc phóng bằng Metyl tím.
Tác giả: PGS.TS. Nguyễn Công Hoè, KS. Nguyễn Văn Chấn, ThS. Hoàng Phùng, TS. Phạm Quang Định, ThS. Trần Minh Công, ThS. Nguyễn Hướng Đoàn, KS. Lê Hồng Thái, KS. Lê Hoàn.
26. Nghiên cứu ứng dụng công nghệ, chế tạo các thiết bị phục vụ khai thác và chế biến khoáng sản Titan ven biển Việt Nam từ năm 1990 đến nay.
Tác giả: KS. Phạm Mạnh Cường, KS. Bùi Quế, KS. Nguyễn Hữu Long, CN. Võ Kim Cự, KS. Phùng Hữu Dũng, TS. Nguyễn Anh, KS. Cao Văn Hồng, KS. Lê Thị Tuyết Minh, KS. Vũ Văn Hà.
27. Nghiên cứu chế tạo các phương tiện phát khói ngụy trang dùng trong huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu và tác chiến A2.
Tác giả: ThS. Lê Văn Bàn, CN. Nguyễn Đức Liêm, KS. Trần Văn Nghị, KS. Trần Đông Sơ, KS. Tống Duy Lục, TS. Nguyễn Văn Minh, KS. Bùi Tấn Phụ, TS. Lê Ngọc Định, KS. Vũ Văn Khay, CN. Trần Đức Tuần, KS. Lê Anh Sơn, KS. Phạm Văn Hoàn, KS. Vũ Tiến Diệm, KS. Nguyễn Văn Bình.
28. Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo thế hệ lò nung con thoi tiết kiệm năng lượng xây lắp bằng bông gốm chịu lửa.
Tác giả: KS. Trần Lê Dũng, TSKH. Lê Xuân Hải, ThS. Trần Thái Thanh, KS. Nguyễn Xuân Tín, KTV. Trịnh Sĩ Nhất.
29. Ứng dụng công nghệ sản xuất cấu kiện bê tông cốt thép dự ứng lực tiền chế bằng phương pháp kéo trước cho các công trình xây dựng ở Việt Nam.
Tác giả: KS. Trần Huy Vinh, KS. Phan Huy Huân, KS. Đặng Hoàng Huy, KS. Trần Trọng Diên, KS. Nguyễn Văn Thiện, KS. Đỗ Thạch Cương.
30. Các giải pháp khoa học công nghệ bảo đảm môi trường và xây dựng công trình bảo vệ thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh giai đoạn 1969-1975.
Tác giả: KS. Nguyễn Trọng Quyển, KS. Bùi Danh Chiêu, KS. Phạm Hoàng Vân, KS. Nguyễn Trung Thành, KS. Nguyễn Cao Đàm, KS. Nguyễn Lam Sinh, KS. Hoàng Quang Bá, TS. Chu Việt Cường, TS. Vũ Qúy Khôi, KS. Đặng Thành Trung.
Lĩnh vực Khoa học Nông nghiệp
31. Nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ lúa lai ở Việt Nam.
Tác giả: PGS. TS. Nguyễn Trí Hoàn, KS. Quách Ngọc Ân, GS. TS. Ngô Thế Dân, PGS. TS. Nguyễn Văn Hoan, GS. TS. Nguyễn Ngọc Kính, GS. TS. Hoàng Tuyết Minh, GS. TS. Nguyễn Hữu Nghĩa, KS. Lê Hồng Nhu, GS. TS. Trần Duy Quý, KS. Nguyễn Công Tạn, PGS. TS. Nguyễn Thị Trâm.
32. Nghiên cứu chọn tạo, phát triển giống lúa mới VNĐ 95-20 cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa.
Tác giả: TS. Đỗ Khắc Thịnh, KS. Hùng Phi Oanh, KS. Nguyễn Thị Cúc, KS. Nguyễn Ngọc Quỳnh, KS. Trương Thị Hoài Nam, ThS. Đào Minh Sô, PGS.TS. Mai Thành Phụng, TS. Nguyễn Văn Thạc.
33. Công trình trồng cây che chắn và cây bóng mát tại quần đảo Trường Sa.
Tác giả: KS. Nguyễn Hữu Hảo, KS. Vũ Đình Vàng, KS. Lê Thành Vinh, KS. Nguyễn Đăng Hà, KS. Phạm Hữu Quyền, KS. Lê Văn Bình, KS. Trần Đình Hoan, KS. Nguyễn Gia Xuyên, KS. Nguyễn Văn Ngọc, KS. Ngô Xuân Tỉnh, PGS. TS. Nguyễn Khắc Khôi, PGS. TS Vũ Xuân Phương.
34. Các giải pháp khoa học công nghệ về dinh dưỡng và thức ăn để phục vụ chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hướng công nghiệp.
Tác giả: PGS. TSKH. Nguyễn Nghi, PGS. TS. Lã Văn Kính, GS. TS. Vũ Duy Giảng, KS. Nguyễn Đức Trân, TS. Đinh Huỳnh, PGS. TS. Bùi Văn Chính, PGS.TS. Dương Thanh Liêm, GS.TSKH. Lê Hồng Mận, TS. Trần Quốc Việt, TS. Bùi Thị Oanh, PGS. TS. Bùi Đức Lũng, TS. Trần Công Xuân, TS. Đinh Văn Cải, TS. Đào Huyền, TS. Đoàn Thị Khang.
35. Chọn lọc nâng cao năng suất, chất lượng một số giống gà và tạo con lai để phát triển chăn nuôi nông hộ.
Tác giả: PGS.TS. Nguyễn Đăng Vang, TS. Trần Công Xuân, PGS.TS. Nguyễn Huy Đạt, TS. Đoàn Xuân Trúc, TS. Phùng Đức Tiến, PGS.TS. Bùi Quang Tiến, ThS. Nguyễn Hữu Tỉnh, TS. Trần Long, ThS. Hoàng Văn Lộc, KS. Nguyễn Thị Hoài Tao, TS. Phạm Thị Minh Thu.
36. Phòng chống hai bệnh ký sinh trùng chủ yếu gây hại: Bệnh Tiên mao trùng và Sán lá gan trâu bò ở Việt Nam.
Tác giả: GS. Trịnh Văn Thịnh, TS. Đoàn Văn Phúc, PGS.TS Phan Địch Lân, PGS.TS Phạm Sỹ Lăng, TS. Lương Tố Thu, TS. Lê Ngọc Mỹ, PGS.TS Phạm Văn Khuê.
Lĩnh vực Khoa học Y dược
37. Vắc xin phòng bệnh viêm não Nhật Bản.
Tác giả: GS. TS. Huỳnh Phương Liên, PGS. TS Đoàn Thị Thuỷ
38. Đặc điểm khẩu phần, tình trạng dinh dưỡng của người Việt Nam vào đầu thập kỷ 1980 và các biện pháp phòng chống các bệnh thiếu dinh dưỡng ở cộng đồng.
Tác giả: GS.TSKH. Hà Huy Khôi.
39. Tác động của môi trường không khí xung quanh và trong nhà tới sức khoẻ cộng đồng và đề xuất một số giải pháp can thiệp.
Tác giả: GS.TS. Đào Ngọc Phong.
40. Thụ tinh trong ống nghiệm chữa vô sinh.
Tác giả: BS. Nguyễn Thị Ngọc Phượng, PGS. Đỗ Trọng Hiếu, BS. Phạm Việt Thanh, ThS. Vương Thị Ngọc Lan, ThS. Hồ Mạnh Tường, BS. Tạ Thị Chung.
41. Nghiên cứu ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ y học hiện đại của thế giới trong chẩn đoán, điều trị một số bệnh tim mạch ở Việt Nam
Tác giả: GS.TS. Phạm Gia Khải, GS. Đặng Hanh Đệ, GS.TS. Nguyễn Lân Việt, GS. TS. Lê Xuân Thục, TS. Đỗ Doãn Lợi, TS. Phạm Quốc Khánh, TS. Nguyễn Thị Bạch Yến, ThS. Trần Văn Dương, BS. Phạm Thị Minh Bảo, ThS. Dương Đức Hùng.
Nguồn: Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia


http://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/noidungchienluockhoahoccongnghe?categoryId=864&articleId=3089






Giải thưởng Hồ Chí Minh và Nhà nước về KH-CN năm 2005

Cập nhật lúc 14:58, Thứ Năm, 01/09/2005 (GMT+7)
,

Ngày 30/8/2005, Chủ tịch nước đã ký quyết định tặng 12 giải thưởng Hồ Chí Minh và 41 giải thưởng Nhà nước về KH-CN năm 2005.
Một số gương mặt nhà khoa học được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước 2005.
KS. Trần Đức Lương
GS-TSKH Đặng Hùng Võ
GS-TS Ngô Kiều Nhi
GS-Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Phượng
GS-TSKH Đặng Vũ Minh
PGS-TS Nguyễn Đăng Vang
Quyết định số 971/2005/QĐ-CTN tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh cho 12 công trình và cụm công trình KH&CN đặc biệt xuất sắc; gồm:
  • Lĩnh vực khoa học tự nhiên
1. ATLAS Quốc gia Việt Nam. Cục đo đạc bản đồ Nhà nước xuất bản năm 1996.
Tác giả: GS.TS. Nguyễn Văn Chiển, KS. Ngô Văn Chính, TS. Nguyễn Văn Sử, PGS.TS. Nguyễn Văn Quý, PGS.TS. Nguyễn Trần Cầu, TS. Nguyễn Thơ Các, PGS.TS. Tôn Thất Chiểu, GS. Trần Đình Gián, TS. Nguyễn Can, PGS.TS. Phạm Quang Hạnh, GS.TS. Phan Kế Lộc, KS. Trần Văn Luận, GS.TS. Võ Quý, GS.TS. Văn Tạo, GS.TSKH. Đặng Ngọc Thanh, PGS. Lê Bá Thảo, GS.TSKH.Nguyễn Ngọc Thuỵ, GS.TSKH.Đặng Như Toàn, GS. Đặng Nghiêm Vạn, GS.TSKH. Nguyễn Cẩn, TS. Nguyễn Bá Linh, KS. Trịnh Anh Cơ, KS. Trần Việt Anh, TS. Trần Ngọc Bảo, TS. Nguyễn Thanh Bình, CVKT. Nguyễn Thế Hiệp, KS. Mai Thị Nguyệt, KS. Vũ Thị Kim Tâm, KS. Nguyễn Thị Tư, TS. Nguyễn Cẩm Vân, KS. Hoàng Kim Xuyến và các cộng sự.
2. Cụm công trình:
Bản đồ địa chất Việt Nam tỷ lệ 1/500.000 (Tổng cục Mỏ và Địa chất xuất bản năm 1988) và Bản đồ khoáng sản Việt Nam tỷ lệ 1/500.000 (Tổng cục Địa chất xuất bản năm 1981).
Tác giả: KS. Trần Đức Lương, KS. Nguyễn Xuân Bao, TS. Lê Văn Trảo, KS. Trần Phú Thành và các cộng sự.
  • Lĩnh vực Khoa học xã hội và nhân văn
3. Cụm công trình về nghệ thuật quân sự Việt Nam, gồm 8 cuốn sách:
    1. Học tập khoa học quân sự Xô - Viết. NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1958.
    2. Về cách dùng binh. NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1997.
    3. Thất bại của một sức mạnh phi nghĩa. NXB Quân đội nhân dân, Hà nội, 1975.
    4. Chiến dịch Tây Nguyên đại thắng. NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1977.
    5. Tổ tiên ta đánh giặc. Nhà in Quân giải phóng Tây Nguyên, 1969.
    6. Tìm hiểu một số vấn đề về nghệ thuật chỉ huy. NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1987.
    7. Nghệ thuật tác chiến: mấy vấn đề lý luận và thực tiễn. NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1990.
    8. Mấy vấn đề về nghệ thuật quân sự. NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001.
Tác giả: GS. Hoàng Minh Thảo.
4. Chiến tranh Việt Nam và kinh tế Mỹ. NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1973.
Tác giả: GS. Đào Văn Tập
  • Lĩnh vực Khoa học Kỹ thuật
5. Cụm công trình: Nghiên cứu, thiết kế chế tạo cụm thiết bị cơ - điện tử trong công nghiệp.
Tác giả: TS. Trương Hữu Chí, TS. Đỗ Văn Vũ, KS. Nguyễn Đức Minh, KS. Nguyễn Danh Tiến, KS. Phạm Văn Thanh, KS. Trần Thị Kim Quế, KS. Nguyễn Quý Bình, TS. Trần Anh Quân, TS. Hoàng Việt Hồng, ThS. Nguyễn Chí Cường, ThS. Nguyễn Hoài Anh.
6. Cụm công trình: Nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ cơ khí - tự động hóa trong công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm.
Tác giả: PGS.TS Đinh Văn Nhã, PGS.TS .Đinh Văn Thuận, KS. Đinh Văn Vinh, ThS. Đinh Văn Hiến, KS. Đinh Thị Lan Anh, KS. Phạm Tuấn Anh, ThS. Lại Ngọc Anh, KS. Lê Viết Thắng, KS. Nguyễn Hoàng Anh.
7. Xây dựng hệ quy chiếu và Hệ tọa độ quốc gia VN-2000 và ứng dụng hệ định vị toàn cầu (GPS) vào đo đạc - bản đồ ở nước ta.
Tác giả: GS.TSKH.Đặng Hùng Võ, TS. Trần Bạch Giang, GS.TSKH. Phạm Hoàng Lân, GS.TSKH. Hoàng Ngọc Hà, KS. Trần Nhật Tỉnh, TS. Đào Chí Cường, KS. Ngô Văn Thông, TS. Lê Minh, TS. Vũ Bích Vân.
8. Cụm công trình nghiên cứu các giải pháp khoa học công nghệ xây dựng công trình phòng thủ bảo vệ Tổ quốc, giai đoạn 1956-1975.
Tác giả: KS. Nguyễn Trọng Quyển, KS. Bùi Danh Chiêu, KS. Nguyễn Quán Hồng, KS. Lương Lâm, KS. Nguyễn Cao Đàm, TS. Chu Việt Cường, TS. Vũ Quý Khôi, KS. Nguyễn Bá Thiện, TS. Trần Xuân Nam, KS. Nguyễn Thanh Tâm, KS. Phạm Hoàng Vân, KS. Đào Văn Huệ, KS. Trịnh Minh Thanh, KS. Phan Lưu Long, KS. Nguyễn Cát, KS .Nguyễn Giáo, TS. Nguyễn Quang Hưng, TS. Nguyễn Hữu Phúc, GS.TS. Nguyễn Mạnh Kiểm.
  • Lĩnh vực Khoa học nông nghiệp
9. Cơ sở khoa học của sự phát triển nông nghiệp và nông thôn lưu vực sông Hồng.
Tác giả: GS. TS. Đào Thế Tuấn.
10. Khôi phục và phát triển bền vững Hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ.
Tác giả: TS. Lê Văn Khôi, KS. Nguyễn Đình Cương, KS. Nguyễn Minh Hải, KS. Lê Thị Liên, TS. Viên Ngọc Nam, KS. Nguyễn Đình Quý, CN. Lê Văn Sinh, CN. Đoàn Văn Thu, ThS. Lê Đức Tuấn.
11. Nghiên cứu phát triển và đổi mới công nghệ chế tạo vắc xin vi khuẩn phòng bệnh Đóng dấu, Tụ huyết trùng và Tiêu chảy ở lợn.
Tác giả: PGS. TS. Phạm Văn Quân, PGS. TS. Nguyễn Thị Nội, TS. Nguyễn Văn Lãm, PGS. TS. Lê Văn Tạo, TS. Nguyễn Ngọc Nhiên, BSTY. Hoàng Bùi Tiến, TS. Cù Hữu Phú.
  • Lĩnh vực Khoa học Y dược
12. Cụm công trình ghép tạng.
Tác giả: GS. TS. Phạm Gia Khánh, GS. TSKH. Lê Thế Trung, GS. TSKH. Phạm Mạnh Hùng, GS. TS. Đỗ Kim Sơn, PGS. Tôn Thất Bách, PGS. TS. Trương Văn Việt, TS. Trần Ngọc Sinh, PGS. TS. Phạm Như Thế, PGS. TS. Nguyễn Thanh Liêm và các cộng sự.
Quyết định số 972/2005/QĐ-CTN tặng Giải thưởng Nhà nước cho 41 công trình và cụm công trình KH&CN xuất sắc, Gồm:
  • Lĩnh vực Khoa học Tự nhiên
1. Nghiên cứu cơ bản tính chất quang - điện - từ của một số vật liệu điện tử tiên tiến (vật liệu bán dẫn Si nano, ZnS, ZnSe; vật liệu từ siêu dẫn cấu trúc kiểu perovskit).
Tác giả: GS.TS. Phan Hồng Khôi, GS.TSKH. Vũ Xuân Quang, GS.TSKH. Nguyễn Xuân Phúc, PGS.TS. Đỗ Xuân Thành, PGS.TS. Trần Kim Anh, TS. Phạm Hồng Dương, PGS.TS. Nguyễn Quang Liêm, PGS.TS. Lê Thị Trọng Tuyên, PGS.TS. Lê Văn Hồng, TS. Đào Nguyên Hoài Nam.
2. Một số thành tựu tiêu biểu trong nghiên cứu vật liệu từ tính: ferit, perovskit, vật liệu từ vô định hình và vật liệu từ có cấu trúc nano.
Tác giả: GS.TSKH. Nguyễn Châu, PGS.TS. Bạch Thành Công, PGS.TS. Đặng Lê Minh.
  • Lĩnh vực Khoa học xã hội và nhân văn
3. Hai công trình nghiên cứu về phật giáo và thành hoàng:
      1. Tín ngưỡng thành hoàng Việt Nam. NXB Khoa học xã hội, Hà Nội,1996.
      2. Tư tưởng Phật giáo Việt Nam. NXB Khoa học xã hội, Hà Nội,1999.
Tác giả: PGS. Nguyễn Duy Hinh.
4. Cụm công trình về Sử thi Tây Nguyên:
     1. Sử thi Ê đê. NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1991.
     2. Vùng sử thi Tây Nguyên. NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1999.
Tác giả: GS. TSKH Phan Đăng Nhật.
5. Một số vấn đề về dân tộc học Việt Nam. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 1998.
Tác giả: GS. TS. Phan Hữu Dật.
6. Cụm công trình: Những vấn đề ngữ nghĩa và từ điển học tiếng Việt, gồm:
    1. Logic - ngôn ngữ học. NXB Đà Nẵng, Đà Nẵng,1989.
    2. Từ điển chính tả. NXB Đà Nẵng, Trung tâm từ điển học, Hà Nội - Đà Nẵng, 1995.
    3. Từ điển vần. NXB Đà Nẵng, Trung tâm từ điển học, Hà Nội - Đà Nẵng, 1996.
    4. Chính tả tiếng Việt. NXB Đà Nẵng, Trung tâm từ điển học, Hà Nội-Đà Nẵng, 1999.
Tác giả: GS. Hoàng Phê
7. Nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt (2 tập): Tập 1, 1963; Tập 2, 1964. NXB Giáo dục, Hà Nội, tái bản 1997.
Tác giả: PGS. Nguyễn Kim Thản
8. Từ điển Anh - Việt. NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1997.
Tác giả: GS. Lê Khả Kế.
9. Từ điển Tiếng Việt. NXB Đà Nẵng, Trung tâm từ điển học, Hà Nội - Đà Nẵng 2000
Tác giả: GS. Hoàng Phê (chủ biên), PGS. Bùi Khắc Việt, TS. Chu Bích Thu, PGS. Đào Thản, GS. Hoàng Tuệ, GS.TS. Hoàng Văn Hành, CN. Lê Kim Chi, CN. Nguyễn Minh Châu, PGS. TS Nguyễn Ngọc Trâm, TS. Nguyễn Thanh Nga, TS. Nguyễn Thuý Khanh, GS.TS. Nguyễn Văn Khang, PGS.TS. Phạm Hùng Việt, CN. Trần Cẩm Vân, CN. Trần Nghĩa Phương, CN. Vũ Ngọc Bảo, PGS. Vương Lộc.
10. Tiếng Việt trên các miền đất nước. NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1989
Tác giả: GS.TS. Hoàng Thị Châu.
11. Cụm công trình: Về tiểu thuyết Pháp nửa sau thế kỷ XX, gồm:
     1. Lui Aragông. NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội, 1987; NXB Giáo dục, Hà Nội, 1997.
     2. Tiểu thuyết Pháp hiện đại - những tìm tòi đổi mới. NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1990, tái bản 2002.
     3. Tiểu thuyết Pháp bên thềm thế kỷ XXI. NXB Thành phố Hồ Chí Minh, Tp.Hồ Chí Minh, 2001.
Tác giả: GS. Phùng Văn Tửu.
12. Cụm công trình: Về Nguyễn Trãi, gồm:
     1. Nguyễn Trãi và Bản hùng ca đại cáo. NXB Khoa học xã hội, Hà Nội,1999.
     2. Văn chương Nguyễn Trãi rực ánh sao Khuê. NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2000.
Tác giả: GS. Bùi Văn Nguyên
13. Cụm công trình: Về văn học hiện đại Việt Nam, gồm:
     1. Văn học Việt Nam hiện đại - những chân dung tiêu biểu. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2001.
     2. Một số gương mặt văn chương - học thuật Việt Nam hiện đại. NXB Giáo dục, Hà Nội, 2001.
Tác giả: GS. Phong Lê.
14. Cụm công trình: Về văn học trung đại Việt Nam, gồm:
     1. Những nghĩ suy từ văn học trung đại. NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1999.
     2. Ngô Thì Sĩ - những chặng đường thơ văn. NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1992.
Tác giả: PGS.TS. Trần Thị Băng Thanh.
15. Khảo và luận một số thể loại, tác gia, tác phẩm văn học trung đại Việt Nam.
     Tập 1, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1999;
     Tập 2, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2001.
Tác giả: PGS. Bùi Duy Tân.
16. Làng xã Việt Nam - một số vấn đề kinh tế - văn hoá - xã hội. NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001.
Tác giả: GS. Phan Đại Doãn.
17. Nghiên cứu thiết kế, cải tiến một số vũ khí nhẹ phục vụ kịp thời yêu cầu chiến đấu.
Tác giả: GS.TS. Nguyễn Xuân Anh.
18. Nghiên cứu thiết kế chế tạo một số thiết bị đo lường và điều khiển phục vụ sản xuất.
Tác giả: GS.TS. Ngô Kiều Nhi, KS. Nguyễn Dương Thuỵ, KS. Trần Minh Cường, KS. Trần Minh Tuấn, KS. Nguyễn Phương Nam.
19. Nghiên cứu thiết kế, chế tạo đèn đặc dụng, xe đặc dụng dùng trong thời chiến.
Tác giả: KS. Phạm Gia Nghi, KS. Nguyễn Bá Bách, Ông Vũ Văn Đôn, KS. Trần Văn Hải.
20. Nghiên cứu khoa học công nghệ và ứng dụng triển khai sản xuất thuốc tập hợp tuyển quặng Apatit loại III Lào Cai.
Tác giả: PGS. TS Mai Ngọc Chúc, KS. Hà Văn Vợi, GS. TSKH Hồ Quí Đạo, ThS Bùi Đăng Học, KS. Lê Thị Hoa, Th.S Nguyễn Hoài Vân, PGS. TS Vũ Thế Trí, TS. Trần Hữu Bưu, TS. Hoàng Văn Hoan, KS. Lê Thị Kim Liên, KS. Nguyễn Trọng Phú, KS. Nguyễn Văn Tạo.
21. Nghiên cứu công nghệ chế tạo vật liệu nổ.
Tác giả: Nhà máy Z113, Z115, Z121, Z131 thuộc Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng và Viện Thuốc phóng - Thuốc nổ thuộc Trung tâm KHKT và CNQS.
22. Nghiên cứu tổng hợp và triển khai công nghệ chế tạo, ứng dụng một số vật liệu và tổ hợp vật liệu polymer và composite.
Tác giả: GS.TS. Nguyễn Hữu Niếu, TS. Nguyễn Đắc Thành, PGS.TS. Phan Minh Tân, KS. Đinh Ngọc Thu, TS. Tôn Thất Minh Tân.
23. Phát triển và đổi mới công nghệ mạ, nhúng kẽm bảo vệ, chống ăn mòn các kết cấu thép trong môi trường khí quyển Việt Nam.
Tác giả: GS.TSKH. Nguyễn Đức Hùng, KS. Lê Quang Tuấn, ThS. Ngô Hoàng Giang, TS. Nguyễn Văn Quỳnh.
24. Công nghệ vật liệu đất hiếm phục vụ sản xuất, đời sống và bảo vệ môi trường.
Tác giả: PGS.TS Lưu Minh Đại, GS.TSKH. Đặng Vũ Minh, TS. Nguyễn Hồng Quyền, TS. Lê Văn Huân, PGS.TS. Đỗ Kim Chung.
25. Nghiên cứu chế tạo thuốc hoả thuật chịu ẩm cao cho sản xuất vũ khí và công nghệ đánh giá nhanh chất lượng thuốc phóng bằng Metyl tím.
Tác giả: PGS.TS. Nguyễn Công Hoè, KS. Nguyễn Văn Chấn, ThS. Hoàng Phùng, TS. Phạm Quang Định, ThS. Trần Minh Công, ThS. Nguyễn Hướng Đoàn, KS. Lê Hồng Thái, KS. Lê Hoàn.
26. Nghiên cứu ứng dụng công nghệ, chế tạo các thiết bị phục vụ khai thác và chế biến khoáng sản Titan ven biển Việt Nam từ năm 1990 đến nay.
Tác giả: KS. Phạm Mạnh Cường, KS. Bùi Quế, KS. Nguyễn Hữu Long, CN. Võ Kim Cự, KS. Phùng Hữu Dũng, TS. Nguyễn Anh, KS. Cao Văn Hồng, KS. Lê Thị Tuyết Minh, KS. Vũ Văn Hà.
27. Nghiên cứu chế tạo các phương tiện phát khói ngụy trang dùng trong huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu và tác chiến A2.
Tác giả: ThS. Lê Văn Bàn, CN. Nguyễn Đức Liêm, KS. Trần Văn Nghị, KS. Trần Đông Sơ, KS. Tống Duy Lục, TS. Nguyễn Văn Minh, KS. Bùi Tấn Phụ, TS. Lê Ngọc Định, KS. Vũ Văn Khay, CN. Trần Đức Tuần, KS. Lê Anh Sơn, KS. Phạm Văn Hoàn, KS. Vũ Tiến Diệm, KS. Nguyễn Văn Bình.
28. Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo thế hệ lò nung con thoi tiết kiệm năng lượng xây lắp bằng bông gốm chịu lửa.
Tác giả: KS. Trần Lê Dũng, TSKH. Lê Xuân Hải, ThS. Trần Thái Thanh, KS. Nguyễn Xuân Tín, KTV. Trịnh Sĩ Nhất.
29. Ứng dụng công nghệ sản xuất cấu kiện bê tông cốt thép dự ứng lực tiền chế bằng phương pháp kéo trước cho các công trình xây dựng ở Việt Nam.
Tác giả: KS. Trần Huy Vinh, KS. Phan Huy Huân, KS. Đặng Hoàng Huy, KS. Trần Trọng Diên, KS. Nguyễn Văn Thiện, KS. Đỗ Thạch Cương.
30. Các giải pháp khoa học công nghệ bảo đảm môi trường và xây dựng công trình bảo vệ thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh giai đoạn 1969-1975.
Tác giả: KS. Nguyễn Trọng Quyển, KS. Bùi Danh Chiêu, KS. Phạm Hoàng Vân, KS. Nguyễn Trung Thành, KS. Nguyễn Cao Đàm, KS. Nguyễn Lam Sinh, KS. Hoàng Quang Bá, TS. Chu Việt Cường, TS. Vũ Qúy Khôi, KS. Đặng Thành Trung.
  • Lĩnh vực Khoa học Nông nghiệp
31. Nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ lúa lai ở Việt Nam.
Tác giả: PGS. TS. Nguyễn Trí Hoàn, KS. Quách Ngọc Ân, GS. TS. Ngô Thế Dân, PGS. TS. Nguyễn Văn Hoan, GS. TS. Nguyễn Ngọc Kính, GS. TS. Hoàng Tuyết Minh, GS. TS. Nguyễn Hữu Nghĩa, KS. Lê Hồng Nhu, GS. TS. Trần Duy Quý, KS. Nguyễn Công Tạn, PGS. TS. Nguyễn Thị Trâm.
32. Nghiên cứu chọn tạo, phát triển giống lúa mới VNĐ 95-20 cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa.
Tác giả: TS. Đỗ Khắc Thịnh, KS. Hùng Phi Oanh, KS. Nguyễn Thị Cúc, KS. Nguyễn Ngọc Quỳnh, KS. Trương Thị Hoài Nam, ThS. Đào Minh Sô, PGS.TS. Mai Thành Phụng, TS. Nguyễn Văn Thạc.
33. Công trình trồng cây che chắn và cây bóng mát tại quần đảo Trường Sa.
Tác giả: KS. Nguyễn Hữu Hảo, KS. Vũ Đình Vàng, KS. Lê Thành Vinh, KS. Nguyễn Đăng Hà, KS. Phạm Hữu Quyền, KS. Lê Văn Bình, KS. Trần Đình Hoan, KS. Nguyễn Gia Xuyên, KS. Nguyễn Văn Ngọc, KS. Ngô Xuân Tỉnh, PGS. TS. Nguyễn Khắc Khôi, PGS. TS Vũ Xuân Phương.
34. Các giải pháp khoa học công nghệ về dinh dưỡng và thức ăn để phục vụ chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hướng công nghiệp.
Tác giả: PGS. TSKH. Nguyễn Nghi, PGS. TS. Lã Văn Kính, GS. TS. Vũ Duy Giảng, KS. Nguyễn Đức Trân, TS. Đinh Huỳnh, PGS. TS. Bùi Văn Chính, PGS.TS. Dương Thanh Liêm, GS.TSKH. Lê Hồng Mận, TS. Trần Quốc Việt, TS. Bùi Thị Oanh, PGS. TS. Bùi Đức Lũng, TS. Trần Công Xuân, TS. Đinh Văn Cải, TS. Đào Huyền, TS. Đoàn Thị Khang.
35. Chọn lọc nâng cao năng suất, chất lượng một số giống gà và tạo con lai để phát triển chăn nuôi nông hộ.
Tác giả: PGS.TS. Nguyễn Đăng Vang, TS. Trần Công Xuân, PGS.TS. Nguyễn Huy Đạt, TS. Đoàn Xuân Trúc, TS. Phùng Đức Tiến, PGS.TS. Bùi Quang Tiến, ThS. Nguyễn Hữu Tỉnh, TS. Trần Long, ThS. Hoàng Văn Lộc, KS. Nguyễn Thị Hoài Tao, TS. Phạm Thị Minh Thu.
36. Phòng chống hai bệnh ký sinh trùng chủ yếu gây hại: Bệnh Tiên mao trùng và Sán lá gan trâu bò ở Việt Nam.
Tác giả: GS. Trịnh Văn Thịnh, TS. Đoàn Văn Phúc, PGS.TS Phan Địch Lân, PGS.TS Phạm Sỹ Lăng, TS. Lương Tố Thu, TS. Lê Ngọc Mỹ, PGS.TS Phạm Văn Khuê.
  • Lĩnh vực Khoa học Y dược
37. Vắc xin phòng bệnh viêm não Nhật Bản.
Tác giả: GS. TS. Huỳnh Phương Liên, PGS. TS Đoàn Thị Thuỷ
38. Đặc điểm khẩu phần, tình trạng dinh dưỡng của người Việt Nam vào đầu thập kỷ 1980 và các biện pháp phòng chống các bệnh thiếu dinh dưỡng ở cộng đồng.
Tác giả: GS.TSKH. Hà Huy Khôi.
39. Tác động của môi trường không khí xung quanh và trong nhà tới sức khoẻ cộng đồng và đề xuất một số giải pháp can thiệp.
Tác giả: GS.TS. Đào Ngọc Phong.
40. Thụ tinh trong ống nghiệm chữa vô sinh.
Tác giả: BS. Nguyễn Thị Ngọc Phượng, PGS. Đỗ Trọng Hiếu, BS. Phạm Việt Thanh, ThS. Vương Thị Ngọc Lan, ThS. Hồ Mạnh Tường, BS. Tạ Thị Chung.
41. Nghiên cứu ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ y học hiện đại của thế giới trong chẩn đoán, điều trị một số bệnh tim mạch ở Việt Nam
Tác giả: GS.TS. Phạm Gia Khải, GS. Đặng Hanh Đệ, GS.TS. Nguyễn Lân Việt, GS. TS. Lê Xuân Thục, TS. Đỗ Doãn Lợi, TS. Phạm Quốc Khánh, TS. Nguyễn Thị Bạch Yến, ThS. Trần Văn Dương, BS. Phạm Thị Minh Bảo, ThS. Dương Đức Hùng.
Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước về KH&CN là hai Giải thưởng KH&CN cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
  • Trần Sinh
https://vietnamnet.vn/khoahoc/trongnuoc/2005/09/485470/



1.


Về bộ sưu tập tài liệu của GS.TSKH Phan Đăng Nhật
Cập nhật lúc: 15:46, Thứ Ba, 11/06/2019 (GMT+7)
Nhiệm vụ của chúng tôi là hàng ngày tiếp xúc, xử lý, phân loại tài liệu hiện vật của các nhà khoa học hiến tặng Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam. Đó là sự may mắn, bởi ẩn chứa trong mỗi kỷ vật, mỗi tập bản thảo, mỗi văn bản... là những câu chuyện thú vị, nhiều ý nghĩa, mà chúng tôi luôn cảm nhận được.

Trong quá trình phân loại khối tài liệu của GS.TSKH Phan Đăng Nhật đã trao tặng Trung tâm, tôi đặc biệt ấn tượng với những thư từ trao đổi, văn bản hành chính liên quan đến quá trình phân tách Ban Văn học dân gian của Viện Văn học thuộc Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam, để thành lập Ban Văn hóa dân gian và tiếp đó là sự kiện thành lập Viện Nghiên cứu văn hóa dân gian trực thuộc Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam vào năm 1982. Qua những tài liệu đó, chúng tôi hiểu thêm những khó khăn, đường hướng nghiên cứu và công tác nhân sự của Viện trong những ngày đầu phát triển.
Sưu tập tài liệu về quá trình xây dựng Viện Văn hóa dân gian.
Sưu tập tài liệu về quá trình xây dựng Viện Nghiên cứu Văn hóa dân gian.
Sổ ghi chép, điền dã của GS.TSKH Phan Đăng Nhật trao tặng cho Trung tâm.
Sổ ghi chép, điền dã của GS.TSKH Phan Đăng Nhật

Bên cạnh đó là những báo cáo đề tài khoa học về sử thi Tây Nguyên, luật tục Raglai; các sổ ghi chép... của GS Phan Đăng Nhật. Đây là  khối tài liệu đã gắn bó với sự nghiệp nghiên cứu và giảng dạy của Giáo sư, đặc biệt đó là những tài liệu quý về lĩnh vực nghiên cứu văn hóa dân gian ở Việt Nam.
Nông Thị Thúy Nga

Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam








Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.