Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn sắc-phong. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn sắc-phong. Hiển thị tất cả bài đăng

26/08/2019

Thấy bản khắc gỗ con rồng Lạc Long Quân ở nhà bạn Đài Loan (về kho cổ vật của ông Hứa)

Về kho cổ vật của ông Hứa Sán Hoàng (Đài Loan), đợt trước, đã đi nhanh một mẩu ở đây (tháng 8 năm 2018).

Bây giờ là một bài của Phạm Cao Phong (Pháp) nhân một chuyến đi Đài Loan gần đầy. Bài viết cho BBC.

22/06/2019

Văn nghệ Thứ Bảy : mùa hè rực rỡ hai năm về trước ở Phủ Giày - Nam Định

Phủ Giày Nam Định là gốc.

Lại có Phủ Giày Sài Gòn được xây dựng sau năm 1954, vốn là do nhóm con cháu họ Trần Lê ở Phủ Giày Nam Định di cư đứng lên khởi xướng. Theo truyền ngôn, mẹ con bà Trần Lệ Xuân (phu nhân của ông Ngô Đình Nhu) có đóng góp tinh thần và tài lực lúc kiến thiết cũng như duy trì việc thờ phụng sau này. Bà Nhu đã đề xuất việc phụng thờ cả Liễu Hạnh công chúaHai Bà Trưng tại Phủ Giày Sài Gòn. Cho đến ngày nay, tháng 6 năm 2019, vẫn thờ phụng như vậy.

Đại khái, đã nói về quan hệ giữa Phủ Giày Sài GònPhủ Giày Nam Định trong một bài học thuật công bố chính thức cuối năm 2018 và đầu 2019, ở đâyở đây. Thật ra, vào giữa năm 2018 (hồi tháng 5 năm đó), đã công bố bản tạm thời trong một hội thảo quốc tế tổ chức tại Đại học Trung Sơn (Quảng Châu, Trung Quốc), xem nhanh ở đây.

02/06/2019

những câu chuyện hầu Thánh lễ Mẫu : nhà thơ Thạch Quỳ kể

Nhà thơ Thạch Quỳ ở xứ Nghệ sẽ kể dần dần, về những chuyện mà ông đã trải nghiệm hay có hiểu biết. Hãy tham khảo như cách chúng ta tiếp nhận những câu chuyện về thần linh, về báo ân báo oán,...

Giao Blog chú ý nhiều hơn đến các câu chuyện do Thạch Quỳ kể từ nhiều năm trước, hồi còn ở blog bên Yahoo, khi bạn Nguyễn Trần Đăng ở xứ Nghệ đề cập đến đền Khai Long sứ quân. Đó là một ngôi đền đã bị hạ giải thời chống mê tín; các năm 2009-2010, chúng tôi tới khảo sát thì đã hoang tàn, may là mấy chục tấm sắc phong được cất giữ cẩn mật ở một nơi khác. Lúc đó, qua Đăng, thì biết rõ hơn về một bài thơ bác Thạch Quỳ viết có nhắc đến đền Khai Long. Mà ông nhắc đến với tâm sự của một nhà thơ, nên có điểm khác với suy nghĩ của các nhà khảo cứu chúng tôi.

13/05/2019

23/04/2019

Quê hương Nam Sách với dòng họ Trần (có Trần Tiến xưa, anh em Trần Nhuận Minh - Trần Đăng Khoa nay)

Cụ Trần Tiến là một nhà văn thời xưa, tác giả của cuốn Đăng khoa lục sưu giảng. Đó là một cuốn sách thú vị, thường được trích dẫn trong các nghiên cứu về khoa cử hay nho sĩ thời trước (chẳng hạn, khi viết về Nguyễn Tông Quai 1693 - 1767 và học trò là Lê Quí Đôn, chúng tôi nhiều lần trích sách của cụ Trần).

Cụ Trần Tiến ấy, nghe nói có con cháu chính là anh em Trần Nhuận Minh - Trần Đăng Khoa bây giờ. Đã thấy ảnh của Trần Đăng Khoa trong lần tế tổ gần đây. Và gần đây, Trần Nhuận Minh cũng đã viết bài về các cụ tổ, về từ đường dòng họ. Họ Trần ở Điền Trì này hình như có gốc từ họ Trần ở Lý Nhân - Hà Nam (có cụ tổ là Trần Bảo đỗ Tiến sĩ năm 1469 thời Lê Thánh Tông).

Học giả Nguyễn Đăng Na (của Đại học Sư phạm Hà Nội I ngày xưa) vào thập niên 1980, về Nam Sách để khảo sát về nhóm cụ Trần Tiến, thì đã gặp ngay ông thân của anh em Trần Nhuận Minh - Trần Đăng Khoa (đọc nhanh về anh em văn sĩ họ Trần ở đây hay ở đây). Không nhầm thì ông thân tên là Trần Lâm (để kiểm tra lại sau)

Nghe đâu, phải có ông thân của anh em văn sĩ Trần Nhuận Minh - Trần Đăng Khoa xuất hiện và mang chìa khóa ra, thì năm đó, dưới ánh đèn dầu, học giả Nguyễn Đăng Na mới được lần giở mà xem các cuốn sách cổ quí giá của dòng họ đựng trong hòm.

09/04/2019

Đêm nay mùng 5 tháng Ba rước đuốc ở Phủ Giầy : đưa toàn văn bài về nguyên vật sắc phong năm 1683 cho Liễu Hạnh công chúa

Đang là hội Phủ Giầy. Chương trình tổng thể đọc ở đây.

Đêm mùng 5 tháng Ba, tức đêm nay (dương lịch là ngày 9/4/2019, Thứ Ba), là đêm rước đuốc hoành tráng với khoảng 1500 lực sĩ rước 1500 ngọn đuốc. Sáng mai sẽ là lễ rước thỉnh kinh. Năm ngoái, năm 2018, thì đêm rước đuốc khá thú vị, xem lại ở đây.

Nhân dịp này, Giao Blog đưa toàn văn một bài viết học thuật về sắc phong nguyên vật năm 1683 cho Liễu Hạnh công chúa. Đây cũng là bài viết học thuật mới nhất về chủ đề hệ thần Liễu Hạnh vừa xuất bản.

07/04/2019

Hội Phủ Giầy 2019 : khai hội ngày 3 tháng 3 (tức 7 tháng 4 dương lịch)

Trước ngày hội, thủ nhang của Phủ Tiên Hương - thanh đồng Trần Thị Huệ - đã nêu quan điểm về mấy vấn đề nổi cộm liên quan đến quần thể Phủ Giầy (Giày/Dày/Dầy) ở Nam Định. Đó là:

- Vấn đề Ban Quản lí các đền phủ (chính quyền cấp huyện muốn chiếm lĩnh sự chỉ đạo cao nhất; vai trò của thủ nhang và thanh đồng quản trị truyền đời thì chưa được xem trọng đúng mức);

- Vấn đề sắc phong thật - sắc phong giả (đã râm ran báo chí giấy và mạng từ nhiều năm qua, ví dụ xem ở đây). Kéo dài khá lâu, chưa được xử lí dứt điểm.

Bây giờ là vào hội rồi.

18/03/2019

Câu chuyện các vị thần ở làng quê của nhà văn Sơn Tùng : cập nhật với nhà văn Thiên Sơn

Nhà văn Sơn Tùng đã viết từ nhiều năm trước về làng mình cùng các ngôi đền, mà viết trong lời giới thiệu cho một tác phẩm của người cháu họ sinh trưởng cùng ở ngôi làng ấy - là nhà văn Thiên Sơn (tác giả của bộ Đại Gia gần đây).

Chính nhà văn Sơn Tùng là một trong những người có công cứu (thực sự là cứu) và lưu giữ gần hai mươi đạo sắc phong của làng mình. Không có sự kịp thời của Sơn Tùng, thì có thể những tư liệu quí giá ấy đã thành tro bụi, hoặc trở thành đồ trôi nổi trên thị trường cổ vật.

Các ngôi đền trong làng của nhà văn đã bị phá hủy hoàn toàn thời hợp tác xã. Chỉ còn lại số sắc phong đó mà thôi.

Năm 2016, chúng tôi (gồm cả Thiên Sơn và tôi) đã chứng kiến việc quê nhà cử đoàn đại diện ra thỉnh các sắc phong đó từ căn hộ của nhà văn Sơn Tùng về lại quê Diễn Kim - Diễn Châu. Nhà văn và gia đình đã quyết định trao lại cho quê hương. 

04/02/2019

Quê hương của Thánh Mẫu Liễu Hạnh đầu năm 2019 : "phủ chính" và "sắc phong 1683"

Câu chuyện đâu là "phủ chính" thì đã rất lâu rồi. Chúng tôi đã viết bài học thuật từ nhiều năm trước (lần gần đây nhất là 2009, tức cũng đã 10 năm, mà là nhắc lại sự kiện năm 1939 - tức cách nay 80 năm).

Sắc phong mang niên đại 1683, được khẳng định lần đầu tiên (sớm nhất và chi tiết nhất) bằng bài viết học thuật vào năm 2018, tại hội thảo quốc tế ở Quảng Châu (xem ở đây). Sau đó, cũng đã in kì đầu tiên trên số 5 cùng năm của tạp chí Nghiên cứu và Phát triển (đọc lại ở đây). Tháng 12 năm 2018, tiếp tục khẳng định về sự phát hiện đích thực sắc phong 1683, tại hội thảo ở Hà Nội, đọc lại ở đây.

Không có tài liệu chính thức nào sớm hơn tháng 5 năm 2018. Còn bằng lời thì đã khẳng định từ tháng 6 năm 2017.

Bây giờ, dưới quê hương Nam Định mới chính thức vào cuộc với số sắc phong mới được tạo ra bởi các nhà thư pháp hiện đại. Cũng lại một lần lan man tiếp về vấn đề "phủ chính".

31/12/2018

Phát hiện sau mấy chục năm : về sắc phong năm 1683 cho Liễu Hạnh công chúa (bài in chốt lại năm 2018)

Chắc là bài cuối cùng của năm 2018 rồi, vì hôm nay đã là 31 tháng 12.

phần 1 của một bài dài (bản thảo tới khoảng gần 80 trang A4; phần 1 chạy từ trang 24 đến trang 55).

Mấy chục năm, là tính từ năm 1993 với những đợt khảo sát đầu tiên về Phủ Tây Hồ ở Hà Nội (quãng các năm 1992-1993, đã đi kỉ niệm một lần năm 1993 ở đây).

Còn du lãng khu Phủ Giầy thì từ xửa xửa, lúc còn ở tuổi mười (10s).

14/06/2018

Số hóa tư liệu địa phương : 5 năm ở Nghệ An, với 70 ngàn trang

Nghệ An là một địa phương đã tiến hành số hóa tư liệu cũ từ nhiều năm nay. Có nhiều cụm tư liệu đặc biệt quí, mà bản thân chúng tôi, trong lúc du lãng, đã tiếp cận trực tiếp. Sự phá hoại (tự phá hoại) tư liệu trước đây là rõ ràng, nhưng nhiều khi cũng bất ngờ với những thứ mà nhân dân cất đi được.

Đừng chỉ số hóa rồi để đấy, mà phải từng bước công khai hóa (giai đoạn tiếp theo của chương trình).

19/03/2016

Chùa Nền trên đường Láng vừa bất ngờ tìm lại được cổ vật

Cổ vật bất ngờ thấy ngay trong tủ đồ cá nhân của nhà sư trụ trì.

Chùa thờ cha và mẹ của nhà sư Từ Đạo Hạnh.

Có việc liên quan nên đã từng đến chùa. Cũng đã từng hầu chuyện với nhà sư trụ trì một vài lần.

22/08/2014

Danh sĩ xứ Nghệ thời Lê Mạc và những tấm sắc phong bằng lụa 400 năm

Gần đây, trong số tư liệu về Nguyễn Văn Giai (quan lớn của Lê Trịnh), tưởng như ngẫu nhiên, tôi lại bất ngờ tìm được một vài thứ khá quí để hiểu thêm về nhà Mạc thời kì Cao Bằng. Nhiều khi ăn may ! Cái đó, viết cẩn thận sau vậy.

Những tư liệu tương tự của phía Mạc lúc đó, vốn không ít, nhưng sau này, lúc chiếm được Cao Bằng, Lê Trịnh cho đốt và phá bằng sạch. Ông tổ của Nguyễn Du chạy từ Cao Bằng về Hà Tĩnh cũng không mang được gì, hay là phải tự đốt bỏ hết, và lên ngàn mà giả thành người rừng.