Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn Nam-Sách. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Nam-Sách. Hiển thị tất cả bài đăng

10/01/2024

Miền quê Nam Sách ở xứ Đông - dòng họ Trần (Sùng Dĩnh) ở Quan Sơn

Nam Sách ở xứ Đông có nhiều dòng họ khoa bảng.

Về dòng họ Trần ở làng Điền Trì (làng Rồng), sản sinh ra các nhà khoa bảng thời quân chủ như Trần Cảnh - Trần Tiến, rồi anh em nhà bác Trần Nhuận Minh - Trần Đăng Khoa ở thời hiện tại, thì trên Giao Blog có thể xem ở đây hay ở đây.

Dưới đây thì là một ít tư liệu về dòng họ Trần gắn với Trạng Nguyên Trần Sùng Dĩnh (thời Hồng Đức) và làng Quan Sơn.

09/12/2020

Du lãng xứ Đông, thăm đình làng và nhà cha mẹ của hai anh em Trần Nhuận Minh - Trần Đăng Khoa

Trời miền Bắc trở lạnh. Sáng và tối phải mặc áo rất ấm thì mới yên tâm, nhưng tầm trưa thì có lúc nhiệt độ cao do nắng mạnh nên sẽ phải tháo áo tháo khăn quàng.

Tôi với trải nghiệm du lãng nhiều xứ nhiều nơi, đã làm mẫu cho nhóm học sinh việc mặc áo ấm nhiều lớp, để khi nóng lên thì tháo dần ra và vắt vào túi xách hay quấn quanh đâu đó, còn khi lạnh dần lúc về chiều thì lại khoác dần từng lớp trở lại !

15/08/2020

Văn nghệ Thứ Bảy : thi sĩ Trần Nhuận Minh chắc về sử, như là truyền thống dòng Trần tộc Điền Trì

Hôm qua, đăng một hồi kí của nhà văn Duyên Anh (1935-1997, tên thật Vũ Mộng Long, người Thái Bình), trong đó có đoạn nói về việc Trần Đăng Khoa bắt giò thơ của Tố Hữu. Đại khái "đường ta rộng thênh thang 8 thước" là lỗi của ông Lành nhìn gần quá, để cháu Khoa chữa cho thành "đường ta rộng thênh thang ta bước". Hồi kí của Duyên Anh, đọc trên Giao Blog ở đây.

Câu chuyện ấy, rồi đầu thập niên 1980, lúc còn học trường làng đầu thời tiểu học, tôi đã nghe nhiều lần do nhiều người kể ! Tức là giai thoại khá nổi tiếng. Bởi vậy nhà văn Duyên Anh vốn là trưởng thành trong văn học Miền Nam - Sài Gòn, nhưng vẫn nghe được (hiện chưa rõ là nghe trước 1975 hay là sau đó), để rồi, cuối thập niên 1980, lúc ở Mĩ quốc xa xôi mà viết hồi kí, ông đã thuật lại giai thoại. 

Duyên Anh thì chê Trần Đăng Khoa đại khái xuất thân nông dân một cục, không phải là dòng dõi cầm bút !

29/07/2020

Ngôi điện Sùng Đức của nhà Mạc, do chính Mạc Thái Tổ dựng năm 1527

Sử cũ chép rằng, năm 1527, Mạc Đăng Dung đã nhận chiếu nhường ngôi của vua Thống Nguyên (tức Cung hoàng đế) nhà Lê mà lên ngôi hoàng đế, mở ra vương triều Mạc trong lịch sử Việt Nam.

Cùng năm ấy, vua Mạc đã lấy Hải Dương làm Dương Kinh, lập cung điện ở Cổ Trai (nằm trong Dương Kinh), truy tôn ông tổ 7 đời là Mạc Đĩnh Chi làm Kiến thủy Khâm minh Văn hoàng đế. Vua cũng xây dựng trên nền nhà cũ của Mạc Đĩnh Chi (tại xã Lũng Động/Long Động) một tòa điện gọi là "điện Sùng Đức". Điện nằm ở gần bờ sông. Lại cho đắp một gò cao ở gần đó để các quan trong triều tới lễ điện Sùng Đức (T2-p.81).

Ngôi điện Sùng Đức ấy hiện nay, vào năm 2020 này, đang được con cháu họ Mạc phục dựng.

13/06/2019

Giữa biển lửa nắng nóng, gặp anh em họ Trần (Nhuận Minh - Đăng Khoa) và cặp đôi

Hai anh em nhà bác Trần Đăng Khoa thì đã tạm đi nhanh ở đây, trong liên đới với quê hương Điền Trì phủ huyện Nam Sách (nay là xã Quốc Tuấn huyện Nam Sách). Và từ lâu, cũng đã hình thành cặp đôi Trần Đăng Khoa - Hoàng Anh Sướng (ví dụ đọc ở đây).

Hôm nay, giữa cái nóng như phát cháy của Hà Nội, như dự kiến từ lúc đầu, đã gặp cặp anh em và cặp đôi nói trên.

23/04/2019

Quê hương Nam Sách với dòng họ Trần (có Trần Tiến xưa, anh em Trần Nhuận Minh - Trần Đăng Khoa nay)

Cụ Trần Tiến là một nhà văn thời xưa, tác giả của cuốn Đăng khoa lục sưu giảng. Đó là một cuốn sách thú vị, thường được trích dẫn trong các nghiên cứu về khoa cử hay nho sĩ thời trước (chẳng hạn, khi viết về Nguyễn Tông Quai 1693 - 1767 và học trò là Lê Quí Đôn, chúng tôi nhiều lần trích sách của cụ Trần).

Cụ Trần Tiến ấy, nghe nói có con cháu chính là anh em Trần Nhuận Minh - Trần Đăng Khoa bây giờ. Đã thấy ảnh của Trần Đăng Khoa trong lần tế tổ gần đây. Và gần đây, Trần Nhuận Minh cũng đã viết bài về các cụ tổ, về từ đường dòng họ. Họ Trần ở Điền Trì này hình như có gốc từ họ Trần ở Lý Nhân - Hà Nam (có cụ tổ là Trần Bảo đỗ Tiến sĩ năm 1469 thời Lê Thánh Tông).

Học giả Nguyễn Đăng Na (của Đại học Sư phạm Hà Nội I ngày xưa) vào thập niên 1980, về Nam Sách để khảo sát về nhóm cụ Trần Tiến, thì đã gặp ngay ông thân của anh em Trần Nhuận Minh - Trần Đăng Khoa (đọc nhanh về anh em văn sĩ họ Trần ở đây hay ở đây). Không nhầm thì ông thân tên là Trần Lâm (để kiểm tra lại sau)

Nghe đâu, phải có ông thân của anh em văn sĩ Trần Nhuận Minh - Trần Đăng Khoa xuất hiện và mang chìa khóa ra, thì năm đó, dưới ánh đèn dầu, học giả Nguyễn Đăng Na mới được lần giở mà xem các cuốn sách cổ quí giá của dòng họ đựng trong hòm.