Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn thần-điện-Việt. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn thần-điện-Việt. Hiển thị tất cả bài đăng

31/08/2019

Bộ thần Tứ Bất Tử với nghệ thuật đương đại : ốp điện thoại thông minh

Bộ thần Tứ Bất Tử của Đại Việt, với tôi, thì bắt đầu chính thức viết bài học thuật từ khoảng năm 2007 (bài đăng lần đầu trên tạp chí học thuật cũng khoảng đó). Liền mấy bài hồi đó.

Giữa chừng đang còn tạm nghỉ để chuẩn bị, rồi mới có thể tiếp tục công bố, thì gần đây, hồi trung tuần tháng 8 vừa rồi, bất ngờ gặp gỡ ở một hội thảo (xem lại ở đây), thì một ông em có hỏi thăm như đề nghị: anh làm mọi người đợi bài thêm về Tứ Bất Tử trong liên quan với cuốn Hội Chân Biên lâu quá, tới hơn 10 năm rồi còn gì, mà bài đó có viết là sẽ làm tiếp ngay mà !

18/03/2019

Câu chuyện các vị thần ở làng quê của nhà văn Sơn Tùng : cập nhật với nhà văn Thiên Sơn

Nhà văn Sơn Tùng đã viết từ nhiều năm trước về làng mình cùng các ngôi đền, mà viết trong lời giới thiệu cho một tác phẩm của người cháu họ sinh trưởng cùng ở ngôi làng ấy - là nhà văn Thiên Sơn (tác giả của bộ Đại Gia gần đây).

Chính nhà văn Sơn Tùng là một trong những người có công cứu (thực sự là cứu) và lưu giữ gần hai mươi đạo sắc phong của làng mình. Không có sự kịp thời của Sơn Tùng, thì có thể những tư liệu quí giá ấy đã thành tro bụi, hoặc trở thành đồ trôi nổi trên thị trường cổ vật.

Các ngôi đền trong làng của nhà văn đã bị phá hủy hoàn toàn thời hợp tác xã. Chỉ còn lại số sắc phong đó mà thôi.

Năm 2016, chúng tôi (gồm cả Thiên Sơn và tôi) đã chứng kiến việc quê nhà cử đoàn đại diện ra thỉnh các sắc phong đó từ căn hộ của nhà văn Sơn Tùng về lại quê Diễn Kim - Diễn Châu. Nhà văn và gia đình đã quyết định trao lại cho quê hương. 

16/05/2015

Bản dịch "Lĩnh Nam chích quái" tiếng Pháp từ 128 năm trước (bài Nguyễn Nam, 2003)

Bản dịch của Dumoutier - một người Pháp có cống hiến đặc biệt trong sưu tầm nghiên cứu văn hóa Việt Nam, ở cuối thế kỉ 19 đầu thế kỉ 20. Vào năm 1887, tức là khi Phan Bội Châu khoảng 20 tuổi, Nguyễn Ái Quốc còn chưa sinh, thì Dumoutier đã cho in bản dịch tiếng Pháp của cuốn "Lĩnh Nam chích quái".

Có thể xem Dumoutier là ngang với lứa Kiều Oánh Mậu, Khiếu Năng Tĩnh của Việt Nam. Mấy cụ trên lớn tuổi hơn Phan Kế Bính một chút (cụ này mất năm 1921).

Về bản dịch này, đầu tiên đọc lại bài viết hơn 10 năm trước của học giả Nguyễn Nam.