Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

23/04/2019

Quê hương Nam Sách với dòng họ Trần (có Trần Tiến xưa, anh em Trần Nhuận Minh - Trần Đăng Khoa nay)

Cụ Trần Tiến là một nhà văn thời xưa, tác giả của cuốn Đăng khoa lục sưu giảng. Đó là một cuốn sách thú vị, thường được trích dẫn trong các nghiên cứu về khoa cử hay nho sĩ thời trước (chẳng hạn, khi viết về Nguyễn Tông Quai 1693 - 1767 và học trò là Lê Quí Đôn, chúng tôi nhiều lần trích sách của cụ Trần).

Cụ Trần Tiến ấy, nghe nói có con cháu chính là anh em Trần Nhuận Minh - Trần Đăng Khoa bây giờ. Đã thấy ảnh của Trần Đăng Khoa trong lần tế tổ gần đây. Và gần đây, Trần Nhuận Minh cũng đã viết bài về các cụ tổ, về từ đường dòng họ. Họ Trần ở Điền Trì này hình như có gốc từ họ Trần ở Lý Nhân - Hà Nam (có cụ tổ là Trần Bảo đỗ Tiến sĩ năm 1469 thời Lê Thánh Tông).

Học giả Nguyễn Đăng Na (của Đại học Sư phạm Hà Nội I ngày xưa) vào thập niên 1980, về Nam Sách để khảo sát về nhóm cụ Trần Tiến, thì đã gặp ngay ông thân của anh em Trần Nhuận Minh - Trần Đăng Khoa (đọc nhanh về anh em văn sĩ họ Trần ở đây hay ở đây). Không nhầm thì ông thân tên là Trần Lâm (để kiểm tra lại sau)

Nghe đâu, phải có ông thân của anh em văn sĩ Trần Nhuận Minh - Trần Đăng Khoa xuất hiện và mang chìa khóa ra, thì năm đó, dưới ánh đèn dầu, học giả Nguyễn Đăng Na mới được lần giở mà xem các cuốn sách cổ quí giá của dòng họ đựng trong hòm.

Đại khái, học giả họ Nguyễn đã nghĩ ngay lúc đó: bẩm tài văn chương của anh em họ Trần là có nguồn cội từ các cụ tổ ở quê hương Nam Sách !

Trần Nhuận Minh viết:

"
Trong rất nhiều đóng góp tiếp theo cho sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước của cả dòng họ, có 2 nhà thơ là Trần Nhuận Minh, Giải thưởng Nhà nước về Văn học – nghệ thuật đợt II năm 2007 và em ruột là Trần Đăng Khoa nổi tiếng từ năm 8 tuổi, Giải thưởng Nhà nước về Văn học – nghệ thuật đợt I năm 2001. Thơ và văn xuôi của cả 2 anh em đều được lưu bản gốc hay bản in lần đầu tại Từ Đường, nhiều tác phẩm trong đó đã được dịch ra nhiều thứ tiếng nước ngoài, được đưa vào sách giáo khoa phổ thông từ nhiều chục năm nay…
"

Tiện dịp sẽ tham vấn sau.









Ở đây, tạm đi nhanh một ít tư liệu báo chí.

---










. Đầu năm 2018



THỨ NĂM, 01/03/2018 10:14:27
Sáng 28.2, con cháu dòng họ Trần Điền Trì (nay là họ Trần ở làng Trực Trì, xã Quốc Tuấn, Nam Sách) tổ chức kỷ niệm 300 năm khởi dựng từ đường.

Con cháu dòng họ Trần Điền Trì dâng hương tại từ đường
Dòng họ cũng làm lễ hợp tế 3 vị tiến sĩ thời Hậu Lê, danh nhân văn hóa tỉnh Đông là: Trần Thọ, đỗ tiến sĩ khoa Canh Tuất (1670); Trần Cảnh, đỗ tiến sĩ khoa Mậu Tuất (1718); Trần Tiến, đỗ tiến sĩ khoa Mậu Thìn (1748). Tiến sĩ Trần Tiến là tác giả các bộ sách Đăng khoa lục sưu giảng, Lưỡng quốc Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi, Cát Xuyên thi tập, Cát Xuyên tiệp bút, Niên phả lục... Ông được coi là người khai sinh ra thể ký tự thuật trong văn xuôi Việt Nam. 

Công trình từ đường khởi dựng từ thế kỷ XVII, trải qua thời gian, được con cháu trong dòng họ nhiều lần quyên góp tu sửa với kinh phí khoảng 1,3 tỷ đồng, có quy mô 3 gian hậu cung, 5 gian nhà tế. Hiện ngoài nhiều hiện vật cổ, từ đường còn 30 đạo sắc của thời Lê và 3 đạo sắc thời Nguyễn. Công trình được xếp hạng di tích cấp tỉnh năm 2005. 
Ngọc Hùng

https://baohaiduong.vn/xa-hoi/ky-niem-300-nam-khoi-dung-tu-duong-ho-tran-dien-tri-85282



Nhà thờ tròn 300 tuổi của một dòng họ


Suckhoedoisong.vn - Đó là nhà thờ của dòng họ Trần Điền Trì, hiện ở làng Trực Trì, xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. Nhà thờ được khởi dựng từ năm 1718, đến nay vừa tròn 300 năm.
Niên phả lục của Phó đô Ngự sử Trần Tiến (1709 - 1770) hoàn thành năm 1764, được Nhà xuất bản Văn học in trọn vẹn bản dịch của Nguyễn Đăng Na, năm 2003, ghi rằng, năm 1718, Trần Cảnh đỗ tiến sĩ, một đêm nằm mơ thấy ông nội mình là Trần Phúc, từng được vua Lê ban cho tước Hầu (Dụ Phái Hầu), chức Hàn Lâm viện Thừa chỉ, hiện lên, nói rằng: “Cháu ta đã đỗ đại khoa mà ta vẫn không có chỗ ngồi”. Sáng sau bèn thuật lại cho con cháu và bắt đầu vào việc xây dựng nhà thờ để thờ cụ nội Trần Phúc và cha là Tiến sĩ Trần Thọ, Tả Thị lang bộ Hộ (trước đó từng giữ chức Phó đô Ngự sử rồi thăng Tham tụng, Hình bộ Thượng thư, tức là Tể tướng, phụ trách như bây giờ gọi là khối Nội chính, gồm Bộ Công an, Viện Kiểm sát Tối cao và Toà án Tối cao), đồng thời phối thờ cụ Thượng tổ, tên hiệu là Duệ Thông (không ghi tên khai sinh) mất ngày 04 tháng 02 âm lịch (không rõ năm) và cụ bà (vợ cụ Duệ Thông) tên hiệu là Từ Đức, mất ngày 06 tháng 8 âm lịch (không ghi tên khai sinh và năm mất). Sau khi Trần Tiến qua đời năm 1770 thì Nhà thờ hợp tế vào ngày 13 tháng Giêng hằng năm, thờ 3 vị tiến sĩ mà bia đá cổ ghi là “Ba vị Tướng công” (Trần Thọ, Trần Cảnh, Trần Tiến) và phối thờ các vị liệt tổ từ đó đến nay.
nha-tho-tron-300-tuoi-cua-mot-dong-ho-1
Nhà thờ của dòng họ Trần Điền Trì ở làng Trực Trì, xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương.
Một trong các tấm bia đá lớn nhất hiện còn dựng tại nhà bia của nhà thờ có tên là Tích hậu lưu quang, bia  lập ngày 28 tháng 3 niên hiệu Thiệu Trị thứ 2 (1842) còn ghi rõ (trang 295 - sách Niên phả lục đã dẫn):
Phụng khảo bài Bi kí ở Miếu thờ Ba vị Tướng công, nay kính thuật lại như sau: Lúc sinh thời, Ba vị Tướng công dạy rằng, các vị tôn linh nhà ta nhiều đời, có vị lấy âm đức nhiều đời để lại cho con cháu, có vị lấy khoa bảng làm vinh hiển tổ tông, muôn vạn đời danh thơm, mà được tế tự không phải dễ dàng. Nói chung, các vị được thờ tại Khám, trong Miếu đều có công đức, đáng được lưu truyền, không được thay đổi”.
    Tấm bia trên ghi là miếu, chỉ hậu cung của nhà thờ, được xây dựng từ đó vẫn còn nguyên vẹn cấu trúc. Chuẩn bị cho Đại lễ của dòng họ kỉ niệm 300 năm xây dựng nhà thờ, hậu cung mới được trùng tu như hiện nay, trên nền cũ, trên cơ sở cấu kiện và kiến trúc cũ, chỉ nâng độ cao của nền lên để tránh bị ngập lụt. Trong hậu cung có 3 khám bằng gỗ vàng tâm, có bài vị thờ 3 vị tiến sĩ vẫn còn giữ được từ trước  đến nay.
    Ba vị tiến sĩ này, người mở đại khoa đầu tiên là Trần Thọ (1639- 1700). Trần Thọ đỗ Tiến sĩ khoa Canh Tuất (1670). Trong cuộc đời làm quan của ông, có nhiều năm ở vùng Tuyên Quang và Hưng Hóa, nay là Tuyên Quang và Hà Giang. Chính vì thế, khi làm Tả Thị lang bộ Hộ (Thứ trưởng thứ nhất phụ trách về biên cương và đất đai trong nước), ông đã 2 lần dâng sớ cho vua nhà Thanh để tâu bày về việc quân quan nhà Thanh liên tục lấn chiếm đất ở biên giới Việt - Trung và đòi lại 4 châu đã bị lấn chiếm là Bảo Lạc, Vị Xuyên, Thủy Vĩ và Quỳnh Nhai (trong đó Vị Xuyên còn tên đến ngày nay, thuộc tỉnh biên giới Hà Giang). Theo Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục thì 2 lần Trần Thọ dâng sớ đòi đất, lần thứ nhất vào tháng 5 năm Mậu Thìn (1688) và lần thứ 2 trong chuyến đi sứ năm 1690 -1691, cả 2 lần vua Thanh đều không trả lời. Nhưng chính nhờ những cố gắng đó nên đến thời Nguyễn, nhà Thanh mới trả lại đất cho ta, trong dịp Việt - Thanh - Pháp hoạch định biên giới năm 1890. Khi sống, Trần Thọ được vua ban tước Hầu (Phương Trì Hầu) Đặc tiến Kim tử Vinh Lộc đại phu, Trụ quốc. Khi mất, ông được vua ban cho tên thụy là Trung Cẩn Trần Tướng công.
    Con Trần Thọ là Trần Cảnh (1864 - 1758). Trần Cảnh đỗ Tiến sĩ khoa Mậu Tuất (năm 1718), làm quan Tế tửu Quốc tử giám, 2 lần làm Tham tụng, từng lần lượt làm Thượng thư 4 bộ, trong 6 bộ của triều đình (bộ Công, bộ Hộ, bộ Binh, bộ Lễ). Đóng góp có ý nghĩa nhất của Trần Cảnh là khi đương chức Tể tướng, ông xin vua cho về hưu bằng được rồi chiêu mộ dân li tán, sau các cuộc khởi nghĩa thất bại,  khai hoang lập làng xóm dọc triền sông Kinh Thầy ngày nay, từ Nam Sách, Chí Linh, Kinh Môn (Hải Dương), Đông Triều (Quảng Ninh) và Thủy Nguyên (Hải Phòng), khi đó đều thuộc trấn/lộ Hải Dương, được vua Lê ban chức “Hải Dương khuyến nông sứ”. Trên cơ sở hướng dẫn dân trồng cấy, ông đã soạn bộ sách Minh nông chiêm phả, dâng vua Lê Hiển Tông năm 1749, được coi là Nhà khoa học nông nghiệp đầu tiên của Việt Nam. Bộ sách này đã bị thất lạc, nay chỉ còn rải rác một số chương đoạn. Chính Trần Cảnh (năm 1748) đã tự viết về tác phẩm của mình, trong bài Tựa sách Minh nông chiêm phả hiện còn được chép nguyên văn trong Niên phả lục: “Trên từ cái lớn lao của thiên thời, nhật nguyệt và tinh tú, dưới từ cái nhỏ bé của chim muông, côn trùng, thảo mộc… Tất cả đều ghi chép cực kì đầy đủ và gọt giũa những chữ rườm rà…” (trang 141, sách đã dẫn). Theo nhà Thư mục học lớn nhất Việt Nam, ông Trần Văn Giáp (quê làng Từ Ô, Thanh Miện, Hải Dương) thì ông được cử sang Trung Quốc học 2 năm. Trước khi đi, ông được Thủ tướng Phạm Văn Đồng mời cơm và dặn rằng: Cố đến các thư viện, nhất là ở các tỉnh của Trung Quốc, tìm xem bộ sách này và những bộ sách quý khác nữa, của cha ông ta có còn “lưu lạc” sang bên đó không? Rấc tiếc là đều không thấy. Trần Cảnh được vua ban tước Công (Diệu Quận Công, Hùng Quận Công) hàm Thái Bảo. Thái Bảo thuộc hàng Tam công là một trong 3 phẩm hàm cao nhất của triều đình. Vua Lê cũng ban cho ông danh vị Đặc tiến kim tử Vinh lộc đại phu, Thượng Trụ quốc. Khi ông mất, Nhà nước tổ chức Quốc tang, triều đình nghỉ việc 3 ngày, vua viết điếu văn, cử quan Tham tụng, Lại bộ Thượng thư Trần Danh Ninh, đọc lời điếu của vua trước linh cữu. Vua ban cho tên thụy là Trung Nhã Trần Tướng Công và cấp cho toàn bộ tiền thờ cúng sau những ngày Quốc tang cho gia đình. Lúc sống, Trần Cảnh đã được thờ tại chùa Dâu, huyện Thuận Thành, Kinh Bắc, sau khi chết được tạc tượng thờ tại Văn chỉ Linh Khê, xã Thanh Quang (Nam Sách, Hải Dương) cùng Mạc Đĩnh Chi và Trần Quốc Tảng. Hiện hai nơi đó vẫn còn bia thờ và tượng thờ.
    Con Trần Cảnh là Trần Tiến (1709 - 1770). Trần Tiến đỗ Tiến sĩ khoa Mậu Thìn (năm 1748) làm quan Phó đô Ngự sử, tước Bá (Sách Huân Bá), sau thăng Lễ bộ Thượng thư. Ông là tác giả các tập sách: Đăng khoa lục sưu giảng, Cát Xuyên tiệp bút, Cát Xuyên thi tập, Niên phả lục, Lưỡng quốc trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi…  (Cát Xuyên là tên hiệu của ông), trong đó 3 cuốn sách đến nay vẫn phát huy giá trị trong lịch sử văn hóa và văn chương Việt Nam, là Đăng khoa lục sưu giảng, Lưỡng quốc trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi và Niên phả lục. Ông cũng được coi là người khai sinh ra thể kí tự thuật trong văn xuôi Việt Nam từ năm 1764 với tác phẩm tự thuật Trần Khiêm Đường Niên phả lục (Khiêm Đường là tên tự của ông). Niên phả lục là bộ sách gồm 2 tập kí khác nhau, tập đầu là kí sự chính trị rất đặc sắc, viết về người cha của mình; tập sau ông tự thuật về cuộc đời của ông, cả 2 tập kí đều viết và in chung trong một tập sách dày). Khi mất, ông được vua ban tên thụy là Trung Lượng Trần Tướng Công.
    Ngoài 3 vị tiến sĩ trên cùng với các liệt tổ của dòng họ còn có 3 danh nhân nữa - đó là: Trần Trợ (con Trần Tiến) làm quan đến Viên ngoại lang bộ Lại. Trợ giáo Thái tử (dạy con vua Lê học nên gọi là cụ Trợ) tên khai sinh là Trần Quí cũng gọi là Trần Nha nên lịch sử văn học ghi là Trần Quí Nha, tác giả tập kí Tục biên Công dư tiệp kí (viết tiếp Công dư tiệp kí của Vũ Phương Đề, thành một tập riêng). Tác phẩm được dịch in nhiều lần; Trần Đĩnh (cháu gọi Trần Tiến là bác ruột) là quan Thủ lệnh trấn Hải Dương (tương đương như tỉnh đội trưởng Hải Dương hiện nay), tước Bá (Côn Lĩnh Bá), đã cùng Tổng trấn Kinh Bắc Trần Quang Châu hộ giá vua Lê Chiêu Thống khi vị vua này còn chưa đi cầu cứu nhà Thanh. Đến năm Tự Đức thứ 12 (năm 1859) được thờ tại Đền Trung Liệt, Hà Nội cùng với 5 anh em con cháu. Chắt Trần Tiến là Trần Tấn, tham gia phong trào Cần Vương của vua Hàm Nghi nhà Nguyễn, là tiểu tướng của Nguyễn Thiện Thuật, đã hi sinh ngày 07 tháng 02 âm lịch năm 1887 khi bảo vệ căn cứ Bãi Sậy, chống giặc Pháp càn. Tất cả các sự tích trên đều được ghi lại trong bộ sách Địa chí Hải Dương của Tỉnh ủy và UBND tỉnh Hải Dương, xuất bản và phát hành tháng 01 năm 2009.
    Một nhà thờ của một dòng họ đã trải qua tròn 300 năm với những dấu ấn lịch sử và văn hóa như trên cùng với cờ biển vua ban và 35 đạo sắc còn giữ được nguyên vẹn của thời Lê quả thực là một di sản rất quý hiếm và có nhiều giá trị. Những giá trị đó từng được vun đắp của các thế hệ con cháu (đã qua 23 đời) và ngày nay lại được phát huy hơn nữa do sự quan tâm của các cấp ủy, chính quyền, đặc biệt là Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch cùng Bảo tàng tỉnh Hải Dương trong việc bảo tồn các giá trị vật thể và phi vật thể để giáo dục chủ nghĩa yêu nước và nhân văn nhằm xây dựng những phẩm chất tốt đẹp của con người mới trên vùng đất nổi tiếng văn hiến của xứ Đông xưa, làm giàu thêm những giá trị tinh thần của nhân dân và của đất nước.
    Nhà thơ TRẦN NHUẬN MINH
    https://suckhoedoisong.vn/nha-tho-tron-300-tuoi-cua-mot-dong-ho-n143747.html



    . Trần Đăng Khoa và Hoàng Anh Sướng năm 2017


    Hoàng Anh Sướng | Thứ Tư, 03/05/2017 18:50 GMT +7

    Trích trong tập phóng sự sắp ra mắt: NHỮNG CÂU CHUYỆN CÓ THẬT VỀ NHÂN QUẢ VÀ PHẬT PHÁP NHIỆM MÀU" - NXB Hội nhà văn 2017.

    Nhà thơ Trần Đăng Khoa và mẹ
    VỤ TAI NẠN TÀN KHỐC, RÙNG RỢN
    5 năm sau vụ tai nạn lạ lùng, đầy bí hiểm và liêu trai của nhà thơ Trần Đăng Khoa trên đường quốc lộ 5 thuộc địa phận cầu Ghẽ, xã Tân Trường, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương, đêm ngày 5 tháng 8 năm 2001, cũng tại chính đoạn đường này, một vụ tai nạn kinh hoàng đã xảy ra với nhà thơ Trần Nhuận Minh, anh trai nhà thơ Trần Đăng Khoa. Vụ tai nạn đã gây chấn động huyện Cẩm Giàng không chỉ bởi độ tàn khốc của nó mà còn bởi sự thoát chết kỳ lạ của nhà thơ Trần Nhuận Minh. Cách đây ít hôm, ngồi kể lại cho tôi nghe toàn bộ vụ việc, chìa cánh tay săn chắc ra trước mặt tôi, ông bảo: “Đến tận bây giờ, nhắc lại vụ tai nạn rùng rợn ấy, anh vẫn còn sởn hết da gà lên đây này. Quả thực, anh không thể hiểu nổi, tại sao mình vẫn còn sống sót sau cú đâm xe tàn khốc ấy. Tất cả những người chứng kiến vụ đâm xe hôm đó, không ai tin là anh có thể sống lại. Phúc nhà anh quá lớn chăng hay các cụ linh thiêng đã che chở cho anh?”. Rồi ông chậm rãi kể.
    Chiều muộn ngày 5 tháng 8 năm 2001, kết thúc hội nghị thường kỳ của Ủy ban Toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam tại thành phố Đà Lạt, nhà thơ Trần Nhuận Minh bay luôn ra Hà Nội. Thời gian đó, ông là Chủ tịch Hội văn học nghệ thuật tỉnh Quảng Ninh. Vì có cuộc họp quan trọng với chủ tịch tỉnh vào sáng hôm sau nên lái xe của Hội đã ra tận sân bay Nội Bài đón ông rồi chở thẳng về Quảng Ninh. Đêm khuya. Đường vắng. Trăng sáng vằng vặc. Thỉnh thoảng mới gặp một vài chiếc xe ô tô ngược chiều phóng như tên bắn. Đến gần địa phận cầu Ghẽ, cậu lái xe buồn đi tiểu nên dừng xe bên vệ đường. Ô tô vẫn nổ máy, đèn xi nhan vẫn bật. Không biết run rủi thế nào, cậu lái xe lại đi tiểu vào đúng chỗ mộ gió, nơi mà nhà thơ Trần Đăng Khoa đã từng đi và rùng mình ớn lạnh khi nhìn thấy vài chân hương xiêu vẹo. Nhà thơ Trần Nhuận Minh do mệt nên vẫn ngồi trên xe. Ông ngả đầu vào thành ghế, thiu thiu ngủ. “Rầm”. Một chiếc xe bò ma 5 tấn chở hàng từ Sài Gòn chạy cùng chiều với tốc độ 60km/h tông thẳng rồi chồm lên 2/3 chiếc xe Mazda 4 chỗ. Ông Minh hoảng loạn hét ầm lên. Con Mazda bị chiếc xe tải to vật ngoạm chặt vào gầm, kéo rê trên mặt đường dài 55m rồi lao thẳng vào dải phân cách. “Rầm”. Dải phân cách bằng thép đổ kềnh, gẫy gập, bẹp dúm. Xe ông Minh văng lên không trung như một con khăng, bay qua dải phân cách, bay vèo qua đường quốc lộ, bay qua cả hai thửa ruộng rồi cắm thẳng đầu xuống cái ao thả rau muống. Vỏ chiếc xe con bị vò nát như cái vỏ trứng bị bóp dập. Toàn bộ 2/3 thân xe phía sau bị cái ba-đờ-sốc của xe tải kéo giật ra, trống hoác. Cái cặp số của nhà thơ để ở cốp xe bẹp rúm. Đầu ông đập mạnh vào chiếc ghế bọc da phía trước và kẹt chặt vào đó. Thật may. Nếu không đầu ông đã bị cái ba-đờ-sốc như cái máy chém khổng lồ kia kéo ngang cổ mà lôi ra, đứt lìa.
    Theo biên bản do phòng cảnh sát giao thông huyện Cẩm Giàng lập lúc 22 giờ 15 phút ngày 05/8/2001 thì chiếc xe của ông Minh đã bay chéo trên không trung 57 mét trước khi cắm đầu xuống ao rau muống bên kia đường, cách mép cuối cùng của vệ đường 2,3 mét. Lúc mọi người lao xuống ao vớt ông lên, máu từ miệng, từ mũi ông chảy ra tuôn xối xả, ướt sũng cả chiếc ghế da. Ông ngưng thở, đầu nghoẹo sang một bên, người mềm oặt như con gà bị cắt tiết. Hai thanh niên người địa phương tốt bụng, một người lái xe máy, một người ngồi sau ôm “xác” ông đưa vào bệnh viện đa khoa Hài Dương. Ông chết lâm sàng bốn tiếng đồng hồ liền, hoàn toàn không biết gì. Cảnh sát giao thông điện thoại báo tin cho gia đình, cả nhà náo loạn. Bà Diễn, vợ ông ngất xỉu. Nhà thơ Trần Đăng Khoa, nửa đêm bắt taxi về Hải Dương, ôm theo bọc tiền, chuẩn bị lo hậu sự cho anh trai. Nhưng kỳ lạ thay, đến 2h sáng ngày 6 tháng 8, ông Minh bỗng tỉnh lại. Bệnh viện Hải Dương chuyển tiếp ông lên Việt Đức. Sau khi chụp cắt lớp ở bệnh viện Việt Đức Hà Nội, bác sĩ kết luận sọ không bị tổn thương, chỉ rạn xương gò má trái. Cả nhà mừng rú. Bà Diễn khóc ầm lên. Thiếu tá Phú, công an huyện Cẩm Giàng, người lập biên bản tại hiện trường, nói với ông Minh, ánh mắt vừa kinh sợ, vừa ngạc nhiên: “Cháu thực sự không thể tin được tại sao chú vẫn còn sống, thậm chí không bị tàn phế bởi vụ tai nạn quá khủng khiếp này. Tổ tiên nhà chú chắc phải linh thiêng lắm mới phù hộ cứu được chú thoát khỏi cái chết. Về nhà, chú nên làm lễ tạ các cụ”. 
    Nhà thơ Trần Nhuận Minh đã viết văn bản yêu cầu công an không truy tố cậu lái xe tải. Vì cậu buồn ngủ nên vô tình gây ra tai nạn. Ông cũng không yêu cầu nhà xe bồi thường tiền cho cá nhân mình. Còn cái xe Mazda hư nát, ông bảo: “Đã có bảo hiểm lo”. Cậu lái xe tải, quỳ sụp xuống đất, chắp tay lạy ông, vừa khóc, vừa nói: “Chú ơi! Lúc đâm rầm vào dải phân cách, cháu mới choàng tỉnh. Mở mắt, thấy cái xe của chú bay vèo như một chiếc lá khô trong bão, y chang như trong phim Hollywood. Cháu nghĩ chuyến này cơ nghiệp nhà cháu thế là hết. Vậy mà chú vẫn sống. Chú tốt với cháu quá. Cháu đội ơn chú đời đời kiếp kiếp”.
    Sau này, nhà thơ Trần Nhuận Minh đã thuật lại vụ tai nạn rùng rợn, kinh hoàng ấy trong bài thơ “Vô thức” với hai câu kết: “ Xòe hết ngàn cánh tay, chẳng chạm vào bát ngát/ Ta rùng mình rơi trong muôn thẳm Cô Đơn”.
    BỐ MẸ NÔNG DÂN NHƯNG ÔNG BÀ TỔ TIÊN THUỘC DÒNG DÕI TRÂM ANH THẾ PHIỆT
    Từ trước đến nay, mỗi khi nhắc đến hoàn cảnh xuất thân của nhà thơ Trần Đăng Khoa, thấy tài liệu nào cũng viết: Bố mẹ anh là nông dân thuộc tầng lớp bần nông. Trong cuốn “Đối thoại văn chương”, nhà thơ Trần Nhuận Minh viết: “Thủa bé, tôi ở nhà ngoại, vì bố mẹ tôi luôn cãi nhau. Hai vị cùng tuổi (sinh 1920) không hợp tính nhau, nhưng thành gia thất là do sự sắp đặt của ông đồ và ông thày lang, tức ông nội và ông ngoại tôi. Tôi đã ghi lại điều đó trong trường ca “Đá cháy”: “Mẹ tôi vào phường cấy thuê/ Với câu hát buồn tứ xứ/ Gặp cha là lại cãi nhau/ Tôi không hiểu vì đâu/ Đứng khóc một mình không ai dỗ”. Bởi thế, người ta vô cùng ngạc nhiên khi hai vợ chồng nông dân một chữ bẻ đôi chẳng biết lại sản sinh ra một thần đồng thơ nức tiếng. Nhiều người đã lý giải rằng: Tuy mẹ Khoa là người thất học, không biết đọc, biết viết nhưng điều kỳ lạ là bà lại thuộc lòng Truyện Kiều, Phạm Công Cúc Hoa, Hoàng Trìu… Đêm đêm, trong ngôi nhà tranh vách đất nhỏ bé, vắng lặng, mẹ vẫn thường ru Khoa ngủ bằng những câu thơ Kiều. Chính những lời ru ấy đã tưới tẩm, bồi đắp nên hồn thơ thần đồng Trần Đăng Khoa. Cách lý giải trên có lý nhưng chưa đủ. Bởi thế hệ của cậu bé Khoa ngày ấy, biết bao đứa trẻ khác cùng thời cũng được lớn lên trong những lời ru Kiều của mẹ. Nhưng có ai trở thành thần đồng thơ đâu. Mẹ tôi cũng giống như mẹ nhà thơ Trần Đăng Khoa, là nông dân thất học nhưng toàn bộ Truyện Kiều, bà thuộc làu làu, thuộc đến độ bà có thể đọc ngược từ dưới lên trên. Tuổi thơ của tôi cũng thấm đẫm lời ru Kiều của mẹ nhưng tôi đâu có trở thành nhà thơ?
    Lại có người cho rằng, cậu bé Khoa trở thành thần đồng thơ là nhờ anh trai, nhà thơ Trần Nhuận Minh, hơn Khoa 14 tuổi. Ngay từ năm lên 10, anh Minh đã biết làm thơ. Chính sự đi trước của nhà thơ Trần Nhuận Minh đã mở đường thơ cho Khoa sau này. Nghe cũng có lý. Cũng chính bởi cách lý giải này mà hồi cậu bé Khoa bắt đầu nổi tiếng, được dư luận “công kênh”, nhiều người đã nghi ngờ rằng: chính anh trai Trần Nhuận Minh đã làm thơ hộ cậu nên không ít người đã lặn lội hàng trăm cây số về quê cậu săm soi, “sát hạch”. Họ nhìn cậu chằm chằm từ đầu tới chân, từ sau ra trước rồi vạch tóc xem khoáy đầu, xem tai, thậm chí có người còn tụt áo quần cậu ra xem rốn bởi trong làng, rộ lên tin đồn chú bé Khoa có đuôi, khi Khoa “ị” thì phân lại hình vuông chứ không tròn như những đứa trẻ khác. Săm soi chán, thấy cậu bé Khoa cũng là người, thân hình cậu cũng bình thường như bao đứa trẻ khác, họ bắt đầu “tra khảo” cậu bằng cách ra đề bài và bắt Khoa làm thơ ngay. Họ bắt cậu làm thơ về cây chuối, cây dừa, vườn khoai, con chó chạy mất sau trận bom… Rất nhiều bài thơ hay trong tập “Góc sân và khoảng trời” được ra đời trong hoàn cảnh ấy.
    Trở lại quan niệm cho rằng: chính những bài thơ của ông anh Trần Nhuận Minh đã mở đường thơ cho cậu bé Khoa sau này, tôi thấy, cũng không thuyết phục lắm. Nhiều ông bố, bà mẹ là nhà thơ nhà văn rất nổi tiếng mà các con họ chẳng viết nổi một câu văn hay một câu thơ nào. Nhà thơ Trần Nhuận Minh lại ở Vùng Mỏ Quảng Ninh từ năm 1962, mấy tháng, có khi đến nửa năm mới qua nhà, qua cũng chỉ chớp nhoáng rồi đi thì làm sao mà “kèm” được cậu em. Trong khi cậu em ngày nào cũng có khách quây bủa. Ngay cả tôi đây, tôi có một chị gái là học sinh giỏi văn toàn quốc, làm thơ rất hay. Thuở nhỏ, chị cũng kỳ công dạy tôi cách làm thơ, gieo vần nhưng cho đến tận bây giờ, khi đã trở thành một nhà báo có thâm niên hơn 20 năm, đã ra hàng chục cuốn sách được bạn đọc đón nhận rất nồng nhiệt mà tôi vẫn chẳng làm được một bài thơ nào cho ra hồn. Nhà thơ Trần Nhuận Minh, sau này, cũng từng viết: “Tôi sinh ngày 20 tháng 8 năm Giáp Thân. Nếu có thể gọi là làm thơ thì những bài thơ đầu tiên, tôi làm từ cuối năm 1954, năm tôi 10 tuổi, đúng tuổi lên 10 sau này, Trần Đăng Khoa trở nên nổi tiếng (1968). Chỉ có điều, thơ Khoa năm lên 10, ở những bài thành công, đã thấy rõ bút pháp của một nhà thơ chuyên nghiệp. Đó quả thực là một điều lạ. Còn thơ tôi, chả kể năm lên 10 làm gì, ngay cả thơ đã đăng báo, đã in sách khi đã lớn, đã nhận được giải thưởng văn học của cấp Trung ương, vẫn có nhiều yếu tố nghiệp dư. Có thể nói, toàn bộ cố gắng của thơ tôi thời gian từ 1960, tức là từ khi đã chính thức đăng báo, được giải thưởng thơ ở cơ sở, hoặc trên cấp cơ sở, tạm gọi là thành danh như người ta thường nói, đến năm 1985, vẫn là một quá trình mới vào nghề, với sự vùng thoát ra khỏi cái, mà chúng tôi gọi là “thơ phong trào”, “thơ nhân dịp”… Ví như không có ngày 1/5 quốc tế lao động thì chả ai nói đến thơ công nhân làm gì.”. Thực ra, Trần Đăng Khoa tài mà Trần Nhuận Minh cũng rất tài. Ông Minh khổ luyện mà thành tài. Còn Khoa thì, nói như nhà thơ Tố Hữu: “Trời mượn cái mồm Khoa làm thơ cho người lớn đọc”.
    Vậy thì thực sự điều gì đã tạo nên tài năng thơ đặc biệt của cậu bé thần đồng Trần Đăng Khoa?
    Mãi sau này, khi trở thành người em thân thiết của nhà thơ Trần Đăng Khoa, có dịp về quê anh dự giỗ Tổ của dòng họ Trần tại làng Điền Trì, huyện Nam Sách, tôi mới giật mình vỡ lẽ: thì ra dòng tộc nhà thơ Trần Đăng Khoa vốn có truyền thống khoa bảng nức tiếng. Tổ tiên anh thuộc dòng dõi trâm anh thế phiệt, có nhiều tiến sĩ đứng thứ nhì đất nước, chỉ xếp sau họ Vũ Mộ Trạch. Từ đường dòng họ đã được xếp hạng Di tích lịch sử và văn hóa. 
    Theo các thư tịch cổ thì cụ tổ chín đời của nhà thơ Trần Đăng Khoa là cụ Trần Thọ, (1639 – 1700), tự là Nhuận Phủ, đỗ tiến sĩ khoa Canh Tuất (1670), làm quan đến chức Hình bộ thượng thư. Cụ là con Hàn lâm viện Thừa chỉ, Dụ Phái Hầu Trần Phúc (theo sắc phong hiện còn lưu tại Từ Đường dòng họ). Khi là Tả thị lang bộ Hộ, tước Hầu (Phương Trì Hầu), tháng 4 năm Canh Ngọ (1690), cụ Trần Thọ là phó sứ đi Trung Hoa với nhiệm vụ đòi lại đất bốn châu biên giới đã bị nhà Thanh lấn chiếm gồm: Bảo Lạc, Vị Xuyên, Thủy Vĩ và Quỳnh Nhai, trong đó Vị Xuyên nay vẫn mang tên cũ, thuộc tỉnh Hà Giang. Trong bộ sách “Lịch triều hiến chương loại chí”, học giả Phan Huy Chú khen Trần Thọ là một trong số các nhà bang giao tài giỏi của nhà nước ta ở thời Lê. Cụ Trần Thọ có tác phẩm “Nhuận Phủ thi tập”, hiện còn ba bài thơ về bang giao với nhà Thanh trong “Toàn Việt thi lục” của Lê Quý Đôn.
    Cụ tổ tám đời là Trần Cảnh (1684 – 1758), đỗ tiến sĩ khoa Mậu Tuất (1718), làm quan Tế tửu Quốc Tử Giám (tương đương Bộ trưởng Bộ giáo dục bây giờ). Trong 18 năm cuối đời, từ 1740 – 1758, cụ được phong tước Công, lần lượt giữ chức Thượng thư bốn bộ: bộ Công, bộ Hình, bộ Binh, bộ Lễ, hai lần giữ chức Tham tụng, tước Thái bảo (một trong ba tước cao nhất của triều đình), Đặc tiến Kim tử Vinh lộc Đại phu, Thượng trụ quốc. Mặc dầu đương chức Tể tướng đứng đầu triều, cụ vẫn khẩn thiết xin vua cho về hưu. Rồi cùng nhân dân khẩn hoang, mở ấp. Cùng với việc làm ấy, cụ đã soạn bộ sách “Minh nông chiêm phả”, dâng vua Lê Hiển Tông năm Kỷ Tị (1749), được coi là bộ sách khoa học nông nghiệp đầu tiên của nước ta. Viết về cụ Trần Cảnh, nhà văn, nhà sử học Phạm Đình Hổ (1768 - 1839) ghi rằng: “Làm quan đến chức công khanh mà vẫn ở trong nhà tranh vách đất như ông thì tôi chưa thấy có ai”. Khi cụ về triều nhận chức Tể tướng lần thứ hai, cả nhà chỉ có 30 quan tiền lẻ, và khi theo vua đi công cán, vợ con đói đến mức, Trần Tiến, là con trưởng, phải đến bộ Lại nhờ cấp tiền gạo cứu đói. Cụ đưa các quan đi làm việc ở đâu, đều lệnh trước cho nơi đó, cấm không được tiếp đón bằng rượu thịt, cấm giết gà lợn để thết đãi.
    Cụ tổ bảy đời là Trần Tiến (1709 – 1770), tự là Khiêm Đường, hiệu là Cát Xuyên, đỗ tiến sĩ khoa Mậu Thìn (1748) làm quan Phó đô Ngự sử, tước Bá (Sách Huân Bá), Đặc tiến Kim tử Vinh lộc Đại phu, sau thăng Lễ bộ Thượng thư, tác giả các bộ sách: Đăng khoa lục sưu giảng, Lưỡng quốc Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi, Cát Xuyên thi tập, Cát Xuyên tiệp bút, Niên phả lục… Sách giáo khoa phổ thông “Ngữ văn lớp 10 nâng cao”, vinh danh cụ là một trong 5 nhà viết ký xuất sắc nhất của nền văn học trung đại Việt Nam (938 – 1858) gồm: Vũ Phương Đề, Trần Tiến, Lê Hữu Trác, Phạm Đình Hổ, Lý Văn Phức. Cụ Trần Tiến sinh ra Trần Trợ (1745 - ?) và Trần Khuê… Trần Trợ, tên khai sinh là Trần Quý, lịch sử văn học Việt Nam ghi là Trần Quý Nha, làm quan Trợ giáo thái tử (dạy con vua Lê học, nên gọi là cụ Trợ), Viên ngoại lang bộ Lễ, sau làm Tri phủ huyện Đoan Hùng, Hoài Đức, tác giả tập ký “Tục Công dư tiệp ký”.
    Cụ tổ sáu đời là Trần Khuê. Cụ đã cùng anh ruột là Phương Trì Hầu Trần Lương, Sùng Lĩnh Hầu Trần Thai cùng em con chú ruột là Côn Lĩnh Bá Trần Đĩnh, Thủ lệnh trấn Hải Dương và Tổng trấn Kinh Bắc Trần Quang Châu, hộ giá vua Lê Chiêu Thống khi vị vua này bôn ba ở các tỉnh phía Bắc, chưa sang cầu cứu nhà Thanh. Đến năm Tự Đức thứ 14 nhà Nguyễn (1862), các vị trên được thờ ở đền Trung Liệt, Hà Nội, cùng với ba con của Trần Đĩnh là Trần Dần , Trần Hạc và Vũ Trọng Dật (con rể).
    Cụ tổ năm đời là Trần Ích, Tri phủ huyện Phú Xuyên và huyện Đồng Sơn.
    Cụ tổ bốn đời là Trần Tấn (1863 – 1887), tham gia phong trào Cần Vương của vua Hàm Nghi, là tiểu tướng của Nguyễn Thiện Thuật. Cụ đã hy sinh năm 24 tuổi, trong một trận chỉ huy chống càn, khi quân Pháp đánh vào căn cứ Bãi Sậy.
    Đến đời ông nội nhà thơ Trần Đăng Khoa chỉ là nhà nho nghèo, học giỏi nhưng người Pháp không trọng dụng. Ông dạy học tư ở xã xa, lấy con gái ông chủ nhà trọ, gia cảnh sa sút, đói nghèo. 
    Khám phá ra sự thật về gia tộc thuộc dòng dõi trâm anh thế phiệt của nhà thơ Trần Đăng Khoa, tôi mới phát hiện ra rằng: cái hun đúc nên tài thơ đặc biệt của cậu bé được mệnh danh là thần đồng khi mới 7-8 tuổi đầu ấy chính là dòng nguyên khí của tổ tiên bao đời với những tên tuổi lẫy lừng trong lịch sử nước Việt. Dòng nguyên khí ấy bị gián đoạn một vài chặng cho đến khi cậu bé Khoa chào đời, cậu đã đủ đầy nhân duyên để lĩnh hội và tỏa sáng, trở thành một thần đồng thơ lừng lẫy, một nhà văn, nhà báo nổi tiếng như bây giờ.
    ĐÀO PHÁ MỘ TỔ VÀ CÁI CHẾT RÙNG RỢN CỦA NHỮNG KẺ GHEN ẮN TỨC Ở
    Việc chú bé Khoa mới 8 tuổi đầu đã làm thơ như thần trở nên nổi tiếng cả nước và cả ở nước ngoài, được dư luận đặc biệt quan tâm. Ai cũng yêu quý, ngưỡng mộ cậu. Nhưng mấy vị ở làng bên lại tỏ ra không vui vì sinh lòng ghen ghét. Cậu bé Khoa càng nổi tiếng, sự ghen ghét càng lớn. Đỉnh điểm là năm 1968, khi bé Khoa tròn 10 tuổi, được xuất bản tập thơ riêng đầu tay “Góc sân và khoảng trời”, thơ Khoa được nhà thơ nổi tiếng Madeleine Riffaud giới thiệu trên hai trang báo Nhân đạo của Đảng cộng sản Pháp xuất bản ở Paris với tựa đề “Thơ Trần Đăng Khoa, tiếng hát mạnh hơn bom đạn”. Rồi sau đó, đoàn quay phim Pháp, do đạo diễn Gérard Guillaume về làng Điền Trì quê cậu quay phim “Thế giới nhỏ của Khoa”. Một số vị chức sắc, người làng bên, kiên quyết không cho quay. Trong lời bình phim, nhà thơ Pháp G. Guillaume có viết: “Cả làng xã quyết tâm bảo vệ bé Khoa, không muốn chúng tôi làm phim về cậu. Chúng tôi đã phải tạo ra một cái cớ, là làm một bộ phim về cuộc sống hằng ngày của thiếu niên xã Quốc Tuấn với sự “đồng lõa” của chị Trần Thị Duyên. Nhờ thế mới có được hình ảnh của cậu mà các bạn đang xem”. Chị Duyên là cán bộ phụ trách thiếu niên nhi đồng của Tỉnh Đoàn thanh niên lao động Hải Dương, người được Bí thư tỉnh ủy Ngô Duy Đông rất quý trọng. Cô thường về làm việc với lãnh đạo xã, có lần mang cả thư tay của ông Ngô Duy Đông, gửi bí thư xã về việc quan tâm đến cháu Khoa: “Không được cho người vào nhà Khoa hỏi giấy tờ của khách khi khách đến thăm, rồi tìm cớ trục xuất họ. Bảo vệ cháu Khoa theo cách đó là không có tác dụng tích cực”. Vì thế chị được lãnh đạo xã nể trọng.
    Trong mấy ngày quay, đoàn làm phim đề nghị xã chọn cho 2-3 thanh niên phục vụ đoàn. Chẳng hiểu sao, ba vị chức sắc ở 3 làng khác nhau lại tự nhận làm. Mấy ông người Pháp cứ tưởng họ là người giúp việc nên sai bảo suốt ngày khiến mấy vị rất bực tức. Cuối cùng, họ trút cơn giận xuống bé Khoa, xuống gia đình cậu bằng một hành động rất thâm độc, đó là đập phá ngôi mộ cụ tổ 7 đời là nhà văn Trần Tiến vì họ tin rằng: Khoa thành tài như vậy chính là nhờ ngôi mộ này phát “chứ cái nhà nó trông rách nát như cái chuồng lợn, làm sao đẻ ra được thứ con rồng, con phượng như thế”.
    Hầu hết mộ phần các cụ tổ của Khoa đều đặt trên đất làng. Duy chỉ có mộ cụ Trần Tiến là nằm chênh vênh ở ranh giới giữa đồng của 2 làng bên. Năm 1968, lấy cớ xây trận địa bắn máy bay Mỹ, ông Đ., đã giao cho anh T. cùng mấy dân quân khác đặt khẩu đại liên rồi đào hầm tránh bom ngay cạnh mộ cụ. Đào sâu chừng 1m thì thấy chiếc quách dài hơn 2m, rộng 80cm. Anh T. nghiến răng nghiến lợi, dùng xà beng đâm vỡ quách, để lộ ra chiếc quan tài đỏ sậm màu huyết dụ. Những người phá mộ tưởng trong quan tài có vàng bạc hoặc đồ cổ quý giá. Cậy nắp mãi không được, vẫn chiếc xà beng trên tay, anh ra sức đâm, chọc. Nửa trên quan tài vỡ toác. Bên trong, cụ Trần Tiến da thịt vẫn còn tươi nguyên, đầu đội mũ cánh chuồn, tóc bạc trắng như cước, dài đến vai, trùm ra ngoài áo gấm, đến tận cái đai tía ngang lưng. Xung quanh cụ xếp hàng chồng sách chữ nho. Hai bàn tay anh T. thô bè với những ngón tay trùi trụi như những quả chuối, lục tung đống sách và quần áo cụ để tìm vàng. Nhưng chẳng có gì ngoài sách. Anh ta xé từng cuốn rồi ném tung lên trời. Gió đồng hun hút thổi, giấy lả tả bay trắng đồng. Đám trẻ chăn trâu tranh nhau nhặt những tờ giấy bản có chữ nho về dán diều. Bố Khoa nước mắt lưng tròng, mang về nhà một mảnh quan tài vỡ, to hơn bàn tay, gỗ đỏ thẫm, trong có những đường vân màu hổ phách, mùi rất thơm. Anh Minh thì xuýt xoa tiếc những cuốn sách chữ nho bị xé. Anh ngờ rằng, rất có thể, đó là các tác phẩm đem chôn theo của nhà văn Trần Tiến. Bởi chính cụ đã ghi tên một số tác phẩm của mình trong “Niên phả lục” mà nay không thấy còn. Cụ còn ghi ra giấy, dặn con cháu rằng: “Chớ nên để cho người ngoài đọc”.
    Ông Đ. chỉ huy việc phá mộ chứng kiến toàn bộ cảnh ấy cười hỉ hả. Rồi nóng lòng chờ đợi một ngày kia, cậu bé thần đồng sẽ bị thui chột. Không dừng lại ở đó, lợi dụng quyền sinh quyền sát trong tay, ông đã làm nhiều việc rất hiểm độc và tàn ác đối với Khoa và gia đình Khoa, mà tôi không tiện nói ra đây. Đến khi về làng Khoa vài lần, kể cả dự lễ trùng tu mộ cụ Trần Tiến, tôi mới xót xa mà nhận ra rằng, những gì báo chí những năm đó rôm rả nói về sự quan tâm săn sóc với tài năng đặc biệt của Trần Đăng Khoa, không những không có thật mà còn hoàn toàn ngược lại.
    Nhưng rồi Ông Trời đã làm phần việc của mình. Và chỉ một thời gian sau, không hiểu ông vướng vào tội gì mà bị bắt. Tòa án nhân dân tỉnh Hải Dương xử, tuyên án tù chung thân. Ông bị cùm chân tay, nghĩ cũng tội . Và khi cho tạm thời tại ngoại để chữa bệnh, ông ra tù được ít ngày thì chết bất đắc kì tử, có khi ở trong thì thì lại chưa chết, cái chết cũng dữ dội lắm, nghe bà con kể thế. Còn anh trưởng nhóm dân quân T… người trực tiếp đập phá mộ, bị đau ruột thừa. Chẳng biết có phải lỗi bác sĩ không mà vết mổ bị nhiễm trùng rất nặng, phải mổ đi mổ lại đến 9 lần. Có lần, bác sĩ còn bỏ quên cả dao kéo trong bụng anh. Cuối cùng, ruột bị hoại tử phải cắt bỏ. Anh đã phải sống như bị trời đày đến non 25 năm bằng một mẩu ruột. Uống cái gì vào miệng là nước òng ọc chảy ra hậu môn. Đau đớn vô cùng, ngày đêm quằn quại kêu khóc. Muốn chết mà không chết được. Vợ anh đi xem bói, thầy phán, anh bị quả báo do tạo nghiệp ác. Muốn bớt nghiệp, cần phải sám hối. Gia đình đã bí mật nhờ người sắm lễ đến từ đường nhà bé Khoa rồi ra ngôi mộ bị phá thắp hương tạ tội. Thế mà mãi hơn một tháng sau, anh T. mới chết được.
    Có một lần, duy nhất một lần thôi, tôi gợi những chuyện đó xem Khoa có bàn gì thêm không, Khoa gạt đi ngay: “Trời đã xử họ thế theo luật nhân quả là quá nặng, gia đình mình cũng đã quên rồi. Ngẫm lại thấy họ cũng thật đáng thương. Chỉ tiếc là minh đã không làm được gì để an ủi họ… Hơn nữa mình rời làng quê đã lâu, khi về làng có nghe kể thì việc cũng đã qua rồi”.
    Chứng kiến cái chết thê thảm của anh T., nhiều người dân bảo: “Ông trời quả là có mắt đấy. Lưới trời tuy thưa mà không để lọt. Luật nhân quả xưa nay có chừa một ai. Đúng là gieo nhân nào thì sẽ gặt quả ấy. Mọi người cứ ngẫm mà xem, không sai đâu”.
    http://vanhien.vn/news/am-muu-dao-pha-mo-to-cua-than-dong-tho-tran-dang-khoa-va-cai-chet-rung-ron-cua-nhung-ke-pha-mo-53557



    . Bài của Trần Nhuận Minh năm 2016




    LTS: Văn học trung đại Việt Nam mở ra từ năm 939 với thành tựu lớn lao của thơ, mãi đến năm 1755, thể kí mới ra đời. Tác phẩm kí đầu tiên là Công dư tiệp kí của Vũ Phương Đề hoàn thành năm 1755, và 9 năm sau, Niên phả lục của Trần Tiến đã xuất hiện, trong đó có nhân vật trung tâm là Tham tụng Thượng thư Trần Cảnh. VNTN đã có lần giới thiệu về ông trong việc chống tham nhũng và biên soạn bộ sách khoa học nông nghiệp đầu tiên của Việt Nam năm 1749. 
    Bài viết sau đây của nhà thơ Trần Nhuận Minh giới thiệu về sự đóng góp của tác phẩm Niên phả lục về mặt thể loại, với tư cách là một tập kí sự chính trị lần đầu tiên xuất hiện trong văn học Việt Nam.


    Niên phả lục là một quyển kí sự chính trị rất đặc sắc của Trần Tiến (1709 – 1770). Ông người làng Điền Trì, nay thuộc huyện Nam Sách, Hải Dương, tự là Khiêm Đường, hiệu là Cát Xuyên, đỗ tiến sĩ khoa Mậu Thìn (1748), làm quan Phó đô Ngự sử, tước Sách Huân Bá, sau thăng Lễ bộ thượng thư. Ông là tác giả các bộ sách: Đăng khoa lục sưu giảng, Lưỡng quốc Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi, Cát Xuyên tiệp bút, Cát Xuyên thi tập, Niên phả lục… Sách giáo khoa phổ thông Ngữ văn lớp 10 – nâng cao vinh danh Trần Tiến là một trong năm nhà viết kí xuất sắc nhất của nền văn học trung đại Việt Nam, cùng với Vũ Phương Đề, Lê Hữu Trác, Phạm Đình Hổ, Lý Văn Phức. Các tác phẩm tiêu biểu của năm nhà văn trên đều viết bằng chữ Hán.

    Trong năm nhà văn lớn đó, thì Vũ Phương Đề (1697 – ?) là tác giả Công dư tiệp kí (1755) – ghi chép về các danh thần, danh nho, những người tiết nghĩa và các chuyện dân gian thần quái, ác báo; Lê Hữu Trác (1720 – 1791) là tác giả Thượng kinh kí sự (1783) – viết về việc ông từ Hà Tĩnh lên Thăng Long chữa bệnh cho thế tử Trịnh Cán, con trai chúa Trịnh Sâm; Phạm Đình Hổ (1768 – 1839) là tác giả Vũ Trung tuỳ bút (viết sau năm 1823) – tác phẩm gồm tiểu truyện về các danh nhân, các thắng cảnh du lãm, và các khảo cứu về địa lí, phong tục, lễ nghi, ẩm thực…; Lí Văn Phức (1785 – 1849) ghi chép các sự việc trên đường đi công vụ sang Tây Dương (tức Bengale) năm 1830, sang Yên Kinh (Trung Hoa) năm 1841.
    Niên phả lục (1764) của Trần Tiến thì khác hẳn. Theo tôi, đây là tác phẩm lớn nhất của kí trung đại Việt Nam. Tác phẩm gồm 2 tập. Tập 1 – Tiên Tướng công niên phả lục, Trần Tiến viết về người cha của ông là Diệu Quận công, Tham tụng Thượng thư Trần Cảnh, từ lúc sinh ra, rồi ra làm quan nhưng vô cùng lận đận, theo vua đi đánh dẹp nông dân khởi nghĩa, đứng đầu đến 4 bộ (Công, Binh, Hộ, Lễ), 2 lần làm tể tướng, rồi chống tham nhũng, bênh vực dân nghèo bị quan lại cướp ruộng đất nên nổi loạn…, cho đến khi ông từ trần. Về văn chương, tập này được viết rất uyên bác, thâm hậu, “rất hay, bút pháp của đại gia”, “sâu kín, nhưng rõ ràng, ý tại ngôn ngoại”, cảm giác rất rõ là tác giả đã học tập và kế thừa bút pháp Sử kí của Tư Mã Thiên. Trong tập còn bộc lộ nhiều quan điểm về chính trị xã hội, đến nay “vẫn còn nguyên giá trị” và có ý nghĩa thời sự. Về nghệ thuật, “Lần đầu tiên trong văn học Việt Nam, có một người dám đứng ra bộc lộ cái tôi của mình”. “Đây là một tập nhật kí, dùng nhiều thể văn đan xen: kí sự, tùy bút, trữ tình, tự sự, bình luận”. Vì thế, “nó không giống bất cứ một ai trước đó, đồng thời đặt nền móng cho những người đi sau noi theo như Lê Hữu Trác, Phạm Đình Hổ” (Nguyễn Đăng Na – Lời giới thiệu).
    Tiếp theo là 8 văn bản có liên quan đến tập kí trên, vừa như minh họa vừa như bổ sung, nên vì thế, kết cấu vẫn chặt chẽ trong sự nhất quán của một tác phẩm, trong đó có những văn bản rất có giá trị về lịch sử và văn hóa, như Bài khải về binh chế của Trần Cảnh, tâu vua: “Đạo trị nước và giữ nước, gốc ở binh chế”, khuyên vua nên giữ phép “tỉnh điền” và thực hiện chính sách “ngụ binh ư nông”; như Bài khải dâng vua khi hộ giá Tây chinh: “Bọn giặc cũng là dân đen của triều đình”, nên xin vua dung tha cho họ sau khi họ đã bị bắt; như thư từ trao đổi giữa các tướng lĩnh ở thời Lê… Đặc biệt là bài Tựa sách Minh nông chiêm phả, do chính Trần Cảnh viết, với dung lượng, bố cục và nội dung mang giá trị cao của bộ sách khoa học nông nghiệp đầu tiên của Việt Nam.
    Tập 2 – Trần Khiêm Đường niên phả lục, Trần Tiến tự viết về mình, thuật lại việc đi thi rồi đi chấm thi của tác giả, mà như ta được biết, lúc đó đi thi, thi đỗ, nhiều trường hợp đã là kết quả của hối lộ và mua bán bằng cấp. Câu đầu tiên, Trần Tiến viết: “Tôi họ Trần, thuở bé tên là Tân, lớn lên tên là Kính, lại có tên là Tiến, tự là Khiêm Đường, con của Thừa tướng Trần công, do bà Quận phu nhân họ Nguyễn sinh ra…”
    Với tác phẩm này, Trần Tiến đã khai sinh ra một thể loại kí mới trong văn xuôi trung đại Việt Nam là kí tự thuật. PGS-TS Nguyễn Đăng Na nhận xét: “Và điều quan trọng nhất chính là, lần đầu tiên trong văn xuôi tự sự Việt Nam, có một tác phẩm kí tự thuật. Chỉ khi con người ý thức được về mình, ý thức được về vai trò và vị trí của mình, thì, loại hình tự thuật mới ra đời. Ở thời trung đại, mấy ai dám làm như vậy?”.
    Khác với các tập kí khác, lấy sự việc làm trung tâm, hoặc các truyền thuyết hoang đường, ma quái, các câu chuyện dân gian, các khảo sát phong tục, phong cảnh du lãm hay ẩm thực, để làm nên nhiều trang văn đặc sắc,  Niên phả lục không có những yếu tố đó. Nói như Nguyễn Đăng Na, nó là cả một xã hội sôi bỏng, với những “lòng người chia lìa, đồng liêu đố kị, vua thì tăm tối, tiền hậu bất nhất, quan lại thì tham lam tàn bạo, lợi dụng đục nước béo cò”… “Đặc biệt cuộc nổi dậy của ba ông hoàng (Duy Mật, Duy Quy, Duy Chúc ở Thanh Hóa những năm 1738 – 1739 và những cuộc nổi dậy tiếp theo của Nguyễn Tuyển, Nguyễn Cừ, Vũ Trác Oánh,… rồi Nguyễn Hữu Cầu…”, nó đi thẳng vào các vấn đề chính trị gay gắt nhất của đất nước ở thời đó. Có thể nói đây là kí sự chính trị. Nó lại lấy con người hoạt động chính trị làm trung tâm, và đặc biệt, con người này lại ở phía bên kia – tạm gọi như thế – nghĩa là bên đi đánh dẹp nông dân khởi nghĩa, với “những cảm xúc”, “những băn khoăn, trăn trở, ưu thời mẫn thế”, khắc họa nhiều tâm trạng, các tình huống và cả số phận. Điều này chưa từng có trong kí trung đại Việt Nam.
    Về xã hội chính trị, nó nói rõ nông dân bị cường hào ở các làng xã cướp ruộng đất, đàn áp bức bách và bần cùng, đến mức họ chỉ còn một con đường cuối cùng là “gửi thân cho giặc” chống lại triều đình. Nó mô tả quân giặc rất mạnh và qua làng xã nào cũng “tuyệt đối không tơ hào đến cái kim sợi chỉ của dân”, trong khi quan quân của triều đình, “về danh nghĩa là đi đánh giặc,  nhưng thực chất là đi cướp của dân. Thảy đều như vậy”. Chúng “tung hoành bạo ngược, dung túng bọn tướng sĩ cướp đoạt tài vật của dân gian, vơ vét từ chổi cùn rế rách” của dân. Đám quan quân này đến đâu là “đục khoét ăn nhậu, vui say tửu sắc, cờ bạc thâu đêm suốt sáng, khi giặc đến thì bỏ cả ấn tín mà chạy…”. Nó mô tả các cuộc họp trong triều, các quan lớn chỉ đưa mắt nhìn nhau, chờ đón ý chỉ của nhà vua rồi mới nói đưa đà, ve vuốt, nịnh bợ, “không ai dám nói một câu nào theo ý mình”. Nó mô tả ngay cả bậc hoàng thượng cũng sáng nói một đàng, chiều làm một nẻo. Sáng thì “khen là có công khai quốc, khen ngợi không tiếc lời”, chiều lại “thăng có một tư, lòng dạ không biết thế nào mà lường. Chỉ trong một khoảng khắc đã đổi thay như vậy, huống chi là lâu dài?…”. Khi điều hành việc nước, vua  thường “bày ra nhiều việc tạp dịch, trưng dân ngày càng phiền nhiễu, gây nhiều khổ sở cho dân”. Trong việc quan, vua “thường dùng lũ bẻm mép, cho họ là hiền tài”. Đất nước vì thế mà suy vong. Có lẽ đây là tác phẩm duy nhất trong các kí trung đại mô tả trực tiếp nhà vua (vua Lê Hiển Tông) bằng những đường nét khách quan, không mấy sáng sủa…
    Về quân sự, nó mô tả các cuộc giao tranh của quân triều đình và quân khởi nghĩa, như một quyển nhật kí chiến tranh. Nguyễn Đăng Na nhận xét: từ trước đến nay, “chưa có tài liệu nào ghi lại đầy đủ, chính xác đến từng  ngày, từng giờ, từng địa điểm, số quân, số thuyền bè, súng ống, diễn biến chiến sự… như bộ Niên phả lục của Trần Tiến”. Nó mô tả rất trung thực, khách quan hai trận tuyến, nhưng chủ yếu là từ phía quân triều đình, với  nhiều cuộc thắng to và cũng không ít cuộc thất bại thật thảm hại. Có hải đội ra quân, cuối cùng “bị thua và bị giết, toàn quân bị lật chìm, tướng sĩ thì không một ai chạy thoát”. Viết về nông dân khởi nghĩa, gọi họ là “giặc”, tâu vua là họ “làm càn”, nhưng trong cả bộ sách, tuyệt không có một chữ nào xúc phạm, khinh miệt hay lên án họ, kể cả khi họ tàn phá gia đình mình, làng mình để trả thù. Đó cũng là một điều hiếm thấy trong các tác phẩm về chiến tranh từ xưa đến nay.
    Về nhân vật, trong Niên phả lục, tác giả và nhân vật do tác giả xây dựng, thành nhân vật trung tâm “để từ đây, mọi sự kiện được quan sát, đánh giá, miêu tả dưới điểm nhìn trực diện của anh ta. Điều này, tất cả các tác giả trước đây, chưa một ai làm được” (Nguyễn Đăng Na). Chỉ xin nói về nhân vật Trần Cảnh. Đây là những chi tiết Trần Tiến ghi về người cha của mình trong đời thường, không phải là hư cấu theo phương pháp xây dựng nhân vật của tiểu thuyết. Có lẽ vì thế chăng mà nhân vật hiện lên rất sống động, từ những việc nhỏ bé hằng ngày với những phẩm chất mà đến nay vẫn có thể còn làm cho chúng ta ngạc nhiên.
    Trong tập kể nhiều chuyện về ông. Khi làm Hiệp trấn Sơn Tây, có người phạm tội tham nhũng, bán cả nhà đi biếu ông, lại có quan đồng liêu xin cho, ông không nhận và “vẫn xử tử hình, tịch thu toàn bộ gia sản”. Rồi có một nhà buôn xin được vua cho phép độc quyền bán muối. Văn bản đến tay ông, ông không cho thực hiện và lập tức tấu trình xin hoàng thượng bãi bỏ, vì được thế, anh ta sẽ bán bóp chẹt dân, vì không có muối thì dân sống thế nào được, vua đành thôi, không nói gì.
    Khi đang làm Tế tửu Quốc tử giám, thì Nguyễn Tuyển, Nguyễn Cừ nổi dậy ở bản huyện, vua cử ông làm tướng tiễu trừ. Ông xin vua cử người khác, vì cùng quê, lại có quan hệ tốt với tiến sĩ Nguyễn Mại, cha của  Nguyễn Tuyển, nhưng vua dứt khoát không nghe. Do đó quân của Nguyễn Tuyển đã tràn vào làng, phá đình làng, đốt cháy các xóm mạc, san phẳng nhà ông, đào mộ mẹ ông, rồi chém chết cả gia đình họ Nguyễn Xuân, người trông coi nhà ông, vì không khai mộ cha ông, mộ ông nội ông và mộ thượng tổ họ Trần ở chỗ nào để cho nghĩa quân khai quật (Hậu duệ của gia đình này suốt 270 năm đều được Dòng họ mời dự giỗ và tri ân hằng năm – cho đến hiện nay). Vậy mà đến khi cuộc khởi nghĩa tan, quân sĩ 700 người bị bắt, vua cho xử tử, ông mất ngủ một đêm soạn tờ khải, sáng sớm sau dâng vua “cúi xin chúa thượng mở lòng hiếu sinh lớn lao của trời đất” mà “an ủi trăm họ ngày đêm mong ngóng”, xin cho chỉ chém một chủ tướng là Cừ (văn bản không ghi họ và không thấy ghi Nguyễn Tuyển) còn phó tướng thì chặt chân, để không làm loạn lần sau, rồi tha, còn lại xin tha hết, vì họ cũng là dân đen của triều đình, chỉ muốn làm ăn yên ổn, vì bức bách quá mà phải làm càn. Vì ông là chủ tướng, gia đình và làng quê ông lại bị hại, mà ông xin cho, nên vua nghe, còn các quan tướng khác thì rất tức giận.
    Cũng vì thế, trong triều, ông rất cô độc, “khi có sự, không ai nói đỡ cho một câu”. Có lần trái ý vua, ông bị hạ xuống đến 6 bậc, phải giúp việc cho người hầu của mình. Thời gian sau, chính vua Lê Hiển Tông phục chức cho ông, đã nói trước triều đình:“Ông Trần bị giáng đến thế, mà không hề ca thán gì, cũng không nhờ vả ai xin xỏ cho…”.
    Đương chức tể tướng, ông đã xin vua cho nghỉ việc “để dành chỗ cho người hiền tài” và viết thư cho người được vua rất tin cậy, là quan đốc xuất Hải Quận công Phạm Đình Trọng, có câu: “Mong ngài giúp đỡ vài lời, khải tấu (với vua) nói đầy đủ những điều kém cỏi của tôi, không thể đảm đương được việc, tốt nhất là cho về hưu. Được thế, xin khắc cốt ghi xương, ơn cao coi bằng núi Thái”. Nếu cái thư đó không còn lưu trong Niên phả lục, thì ngày nay chúng ta khó mà tin được.
    Về hưu, ông chiêu mộ dân ly tán sau những năm loạn lạc, trong đó có những người đã từng được tha tội chết ở các huyện, khai hoang lập ấp ở một số làng xã, dọc triền sông Kinh Thầy, từ Nam Sách, Chí Linh, Kinh Môn (Hải Dương) đến Đông Triều (Quảng Ninh) và Thuỷ Nguyên (Hải Phòng) hiện nay (thời ấy đều thuộc đạo Hải Dương), được vua Lê phong chức Hải Dương khuyến nông sứ. Trên cơ sở hướng dẫn dân trồng cấy, ông đã soạn bộ sách Minh nông chiêm phả, dâng vua Cảnh Hưng (Lê Hiển Tông) năm Kỷ Tị (1749). Có lẽ vì thế chăng mà từ năm 1770, ông đã được tạc tượng thờ tại Văn chỉ Linh Khê (Hải Dương) cùng với Lưỡng quốc Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi và Hưng Nhượng đại vương Trần Quốc Tảng.
    Với những nội dung đó, Niên phả lục của Trần Tiến là một kí sự chính trị đặc sắc, đã “dựng lại được không khí của cả một thời đại” như lời nhận xét của PGS-TS Nguyễn Đăng Na. Đó là một trong những tác phẩm lớn của nền văn học Việt Nam, không chỉ của thời Lê.
    Trần Nhuận Minh
    http://vannghethainguyen.vn/2016/09/01/nien-pha-luc-thien-ki-su-chinh-tri-xuat-sac-trong-van-xuoi-trung-dai-viet-nam/







    . Bài của Trần Nhuận Minh năm 2016


    08/01/2016


    Từ Đường họ Trần Điền Trì, nay là họ Trần ở làng Trực Trì, xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách (Hải Dương) khởi dựng từ thế kỉ XVII, hoàn thiện ở thế kỉ XVIII. Đến năm Cải cách ruộng đất thì bái đường bị phá dỡ, mới xây dựng lại năm 2003, trên nền cũ, nhưng nhỏ bé hơn trước nhiều. Hậu cung mới trùng tu năm 2014, trên cơ sở quy mô và kết cấu cũ, chỉ nâng nền lên cao hơn cho phù hợp với nền bái đường. Trước đây, bái đường có sân rất rộng, yểm nhiều chó đá ngựa đá, nay không còn, hiện còn một hồ bán nguyệt yểm rùa đá và thống đá, nơi các quan triều về thăm, cho ngựa uống nước. Đất Từ Đường chính là đất của các cụ tổ tôi, liền kề với nhà tôi, thủa bé, tôi thường chui dưới sàn bái đường bằng gỗ lim, để đánh bi hoặc chơi tam cúc. Đất Từ Đường hiện nay vuông vắn, xung quanh xây tường cao, là điểm ghé thăm của nhiều du khách và nhiều năm, cán bộ của Bộ Nông nghiệp và Nông thôn Việt Nam về thắp hương cho nhà khoa học nông nghiệp đầu tiên của ngành mình.
    Mat-bang-khuon-vien-nha-tho-ho-Tran-khoang-cuoi-the-ky-XIX
    Từ Đường khởi thủy thờ cụ Thượng Tổ từ Tức Mặc (Thiên Trường, Mĩ Lộc – nay là TP. Nam Định) chuyển về để tránh sự truy lùng của Hồ Quí Li, sau thờ 3 vị tiến sĩ làm quan lớn trong triều ở thời Lê và cuối cùng là hợp tế thờ 3 vị tiến sĩ cùng các liệt tổ của các chi họ, vào ngày 13 tháng Giêng âm lịch hằng năm, không chỉ ở Điền Trì mà còn ở các xã khác, huyện khác trong và ngoài tỉnh. Từ Đường còn lưu đôi câu đối cổ: “Tổ tông công đức trường lưu, Đế Bá tài bồi tiên Tức Mặc / Tử tôn thừa dực kì hậu, Công Hầu dật dự khởi Điền Trì”. Kế tục tổ tiên từng làm Hoàng đế, bá chủ ở Tức Mặc thời Trần, con cháu ở Điền Trì cũng dự vào bậc Khanh tướng Công hầu ở thời Lê. Cứ theo gia phả và các đạo sắc phong, hiện còn lưu giữ được, lần lượt dòng họ có 1 tước Công (Diệu Quận Công Trần Cảnh – sắc phong ngày 12 tháng 3 năm Cảnh Hưng thứ 9 (1748) ghi tên tước của Trần Cảnh là Hùng Quận Công), 5 tước Hầu (Hầu tước, Hàn lâm viện Thừa chỉ Trần Phúc, Phương Trì Hầu Trần Thọ (có sách ghi là Trần Đạo), Sùng Lĩnh Hầu Trần Thai (có sách ghi là Trần Đăng), Phương Lĩnh Hầu Trần Lương (có sách ghi là Trần Lang), Hộ Thành Hầu Trần Điển và 3 tước Bá (Sách Huân Bá Trần Tiến, Trì Trung Bá Trần Giản, Côn Lĩnh Bá Trần Đĩnh). Về quan trường, có 3 vị tiến sĩ 3 lần làm Tham tụng (Tể tướng), 6 lần làm Thượng thư (Bộ trưởng) được vinh danh là Triều liệt đại phu, Trụ quốc và Thượng Trụ quốc, là Trần Thọ, Trần Cảnh và Trần Tiến.
    Trần Thọ (1639-1700), đỗ tiến sĩ khoa Canh Tuất (1670), làm quan đến Tham tụng, Hình bộ thượng thư, do xử sai một vụ án mà bị bãi chức. Khi làm Tả Thị lang bộ Hộ, tước Phương Trì Hầu, Đặc tiến Kim tử Vinh lộc đại phu, Trụ quốc, Trần Thọ là phó sứ đi Trung Hoa, tháng 4 năm Canh Ngọ (1690), với nhiệm vụ đòi lại đất 4 châu biên giới đã bị nhà Thanh lấn chiếm: Bảo Lạc, Vị Xuyên, Thủy Vĩ và Quỳnh Nhai, trong đó Vị Xuyên nay vẫn mang tên cũ, thuộc tỉnh Hà Giang. Chánh sứ là Thượng Bảo khanh Nguyễn Danh Nho, lo việc triều cống. Cả 2 vị đã đến mộ Đại Danh y Tuệ Tĩnh ở Giang Nam, dập chữ trên mộ bia mang về nước. Trần Thọ có Nhuận Phủ thi tập, hiện còn 3 bài thơ trong Toàn Việt thi lục của Lê Quý Đôn.
    Con Trần Thọ là Trần Cảnh (1684-1758), đỗ tiến sĩ khoa Mậu Tuất (1718), làm quan Tế tửu Quốc Tử Giám, tước Công (Diệu Quận Công, Hùng Quận Công), lần lượt giữ chức Thượng thư 4 bộ: bộ Công, bộ Hình, bộ Binh, bộ Lễ, hai lần giữ chức Tham tụng, tước Thái bảo (một trong ba tước cao nhất của triều đình), Đặc tiến Kim tử Vinh lộc đại phu, Thượng Trụ quốc. Đương chức Tể tướng đầu triều, cụ vẫn khẩn thiết xin vua cho về hưu, chiêu mộ dân ly tán ở các huyện, khai hoang lập ấp ở một số làng xã, dọc triền sông Kinh Thầy, từ Nam Sách, Chí Linh, Kinh Môn (Hải Dương) đến Đông Triều (Quảng Ninh) và Thủy Nguyên (Hải Phòng) hiện nay, thời ấy đều thuộc đạo Hải Dương, được vua Lê phong chức Hải Dương khuyến nông sứ. Trên cơ sở hướng dẫn dân trồng cấy, cụ đã soạn bộ sách Minh nông chiêm phả, dâng vua Cảnh Hưng (Lê Hiển Tông) năm Kỷ Tị (1749), được coi là bộ sách khoa học nông nghiệp đầu tiên của Việt Nam. Khi sống, Trần Cảnh đã được thờ ở chùa Khương (chùa Dâu, Bắc Ninh), khi chết (nhà nước tổ chức quốc tang, triều đình vua Lê và phủ chúa Trịnh đều nghỉ việc 3 ngày, vua viết điếu văn) được tạc tượng thờ tại Văn chỉ Linh Khê, thuộc bản huyện, cùng Lưỡng quốc Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi và Hưng Nhượng đại vương Trần Quốc Tảng (con trai Quốc công Tiết chế, Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn). Cả hai nơi đó hiện vẫn còn bia thờ và tượng thờ.
    Con Trần Cảnh là Trần Tiến (1709-1770), đỗ tiến sĩ khoa Mậu Thìn (1748), làm quan Phó đô Ngự sử, tước Sách Huân Bá, Đặc tiến Kim tử Vinh lộc đại phu, sau thăng Lễ bộ thượng thư, tác giả các bộ sách: Đăng khoa lục sưu giảng, Lưỡng quốc Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi, Cát Xuyên thi tập, Cát Xuyên tiệp bút, Niên phả lục… Sách giáo khoa phổ thông Ngữ văn lớp 10 nâng cao, vinh danh Trần Tiến là một trong 5 nhà viết ký xuất sắc nhất của nền văn học trung đại Việt Nam 1.000 năm: Vũ Phương Đề, Trần Tiến, Lê Hữu Trác, Phạm Đình Hổ, Lý Văn Phức. Trần Tiến được coi là người khai sinh ra thể ký tự thuật trong văn xuôi Việt Nam, từ năm 1764, với tập ký sự tự thuật đầu tiên Trần Khiêm Đường niên phả lục.
    Con Trần Tiến là Trần Trợ (1745-?), tên khai sinh là Trần Quý, lịch sử văn học ghi là Trần Quý Nha, làm quan Trợ giáo Thái tử (dạy con vua Lê học, nên gọi là cụ Trợ), Viên ngoại lang bộ Lại, tác giả tập ký Tục biên Công dư tiệp ký (viết tiếp Công dư tiệp ký của Vũ Phương Đề).
    Cháu Trần Tiến là Trần Đĩnh, Thủ lệnh trấn Hải Dương (như Tỉnh đội trưởng bây giờ) đã hộ giá Lê Chiêu Thống khi vị vua này còn chưa cầu cứu nhà Thanh, đến thời Nguyễn được thờ ở đền Trung Liệt, Hà Nội, cùng 5 anh em, con cháu.
    Chắt Trần Tiến là Trần Tấn (1863-1887), tham gia phong trào Cần Vương của vua Hàm Nghi nhà Nguyễn, là tiểu tướng của Nguyễn Thiện Thuật, đã hy sinh năm 24 tuổi, trong một trận chỉ huy chống càn, khi quân Pháp đánh vào căn cứ Bãi Sậy.
    Phần mộ của các tiên liệt trên, hiện đều còn tại bản xã, dòng họ thắp hương vào ngày 13 tháng Giêng (âm lịch) hằng năm.
    Den-tho-ho-Tran-o-Dien-Tri-Nam-Sach-Hai-Duong
    Nhà thờ họ Trần ở Điền Trì, Nam Sách, Hải Dương. Nguồn: nhadanvietnam.blogspot.com
    Như vậy, lai lịch một dòng họ đã phản ánh tiến trình lịch sử của đất nước nhiều thế kỉ. Và đặc biệt, bản thân những giá trị văn hóa và lịch sử quốc gia quí hiếm đó, lại được ghi lại trong các giá trị vật thể, hiện còn bản gốc như sau:
    1- Từ Đường hiện còn 30 đạo sắc của thời Lê, từ thế kỉ XVII đến thế kỉ XVIII và 3 đạo sắc thời Nguyễn. Được biết ở nước ta hiện nay, không có nơi nào có số lượng sắc phong thời Lê còn giữ được nhiều đến như vậy. Nhà nghiên cứu văn hóa, ông An Văn Mậu, Phó giám đốc Bảo tàng tỉnh Hải Dương, cho biết trong 30 đạo sắc thời Lê ấy có 2 đạo sắc vua Lê phong cho 2 trong số 3 tiến sĩ của dòng họ, vừa thi đỗ đại khoa. Loại sắc, vua phong trực tiếp cho Tiến sĩ vừa thi đỗ này, cả nước ta hiện nay chỉ còn lưu lại được ở Từ Đường họ Trần Điền Trì mà thôi.
    2- Từ Đường hiện còn 2 biển gỗ: Trí sĩ và Ân tứ vinh qui do vua Cảnh Hưng (Lê Hiển Tông) ban năm 1748, khi cha là Trần Cảnh, Tể tướng về hưu cùng ngày với con là Trần Tiến vinh qui sau khi đỗ Tiến sĩ. Được biết ở nước ta hiện nay, 2 biển gỗ này cũng chỉ còn duy nhất bản gốc ở Từ Đường họ Trần Điền Trì mà thôi. Bản trưng bày tại Văn miếu Mao Điền, Hải Dương hiện nay là dập lại từ 2 bản gốc ở đây mà ra.
    3- Tập kí sự Tiên Tướng công niên phả lục, còn ở bản chép tay của tác giả, Phó đô Ngự sử Trần Tiến, 1764, đã dịch trọn vẹn và xuất bản đầy đủ 2003, theo PGS-TS Nguyễn Đăng Na, thì ngoài hình ảnh một trung thần của nhà Lê, bộ trưởng quốc phòng, theo lệnh vua Lê đi đánh dẹp nông dân khởi nghĩa (như thượng tướng Đinh Văn Tả, hay sau này là thi hào Nguyễn Công Trứ) “chưa có một tài liệu nào ghi lại đầy đủ, chính xác đến từng ngày, từng giờ, từng địa điểm, số quân, số thuyền bè, súng ống, diễn biến chiến sự… (là nguồn) bổ sung cho lịch sử dân tộc những năm giữa thế kỉ XVIII còn thiếu trong chính sử” (những dòng in nghiêng trong bài này, đều trích từ sách đã dẫn, Nxb. Văn học, 2003).
    4- Tập kí tự thuật đầu tiên của nền văn học Việt Nam Trần Khiêm Đường niên phả lục của Trần Khiêm Đường (Trần Tiến) hoàn thành năm 1764, đã dịch trọn vẹn và xuất bản đầy đủ 2003, hiện còn ở bản chép tay của chính tác giả “bộc lộ trực tiếp sự nhận thức cũng như những cảm xúc về thời thế…”, “Điều này, tất cả các tác giả trước đây, chưa một ai làm được”, và “những lễ nghi ma chay, các cuộc tiễn đưa quan đại thần về trí sĩ, quan tân khoa vinh qui…”; “Trong văn học Việt Nam trước thế kỉ XVIII, chưa có một tác phẩm nào ghi chép tỉ mỉ, chân xác, mọi thủ tục thi cử như Trần Khiêm Đường niên phả lục”.
    Điều quan trọng là cả hai tập kí trên, “văn viết rất hay. Ý tứ thì sâu kín, nhưng rõ ràng, mạch lạc. Nội dung tác phẩm lại phong phú và hấp dẫn. Đúng như người đời thường nói, văn của đại gia, ý tại ngôn ngoại”.
    5- Bài TỰA bộ sách khoa học nông nghiệp đầu tiên của Việt Nam, do chính tác giả Trần Cảnh tự viết, bản chép tay của Trần Tiến, con Trần Cảnh, để chúng ta hình dung nội dung rộng lớn và công phu của bộ sách nông học.
    6- Thơ của 58 quan triều Lê viết về Trần Cảnh, trong đó có nhiều người rất nổi tiếng như: Hữu Thị lang bộ Binh, Xuân Quận Công Nguyễn Nghiễm, thân phụ Đại thi hào Nguyễn Du; Công bộ Thượng thư, Liêu Đình Hầu Lê Hữu Kiều, chú ruột Đại danh y Hải thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác; Tả Thị lang bộ Hình, Cẩm Xuyên Hầu Nguyễn Kiều, chồng nhà thơ Đoàn Thị Điểm; Thiêm sai Đông các hiệu thư Lê Trọng Thứ, thân phụ nhà bác học Lê Quí Đôn; Tham tụng Ôn Đình Hầu Vũ Khâm Lân; Bồi tụng Phan Trạch Hầu Nhữ Đình Toản…”… sẽ là nguồn “bổ sung tư liệu quí giá của các tác gia văn học Việt Nam thế kỉ XVIII”.
    7- Các văn bản có giá trị lịch sử khác, như thư từ trao đổi của các quan đầu triều, các tướng lĩnh nhà Lê, bài khải dâng vua Lê về binh chế, về các việc trước mắt, bài Điếu văn của Hoàng thượng đối với Trần Cảnh…
    8- Tập kí sự Tục biên Công dư tiệp kí của Trần Trợ, gồm 50 thiên, hoàn thành trước năm 1786, không còn bản gốc ở Từ Đường, hiện còn các bản sao tại Viện Hán Nôm, nhưng đã được xuất bản và tái bản nhiều lần.
    9- Bộ sách biên khảo Đăng khoa lục sưu giảng của Trần Tiến, không còn bản gốc ở Từ Đường, hiện còn các bản sao ở Viện Hán Nôm, được xuất bản và tái bản nhiều lần, được ghi lại trong bộ sách thư mục Hán Nôm của nhà biên khảo lớn Trần Văn Giáp.
    10- Bộ sách khoa học nông nghiệp Minh nông chiêm phả (1749) của Trần Cảnh, không còn bản gốc tại Từ Đường, hiện còn một số chương chép rải rác, ở nhiều văn bản khác nhau, trong đó có ở dòng họ Phùng Khắc Khoan, nhưng nội dung chương mục còn ghi lại được trong một số sách biên khảo từ thế kỉ XIX đến nay, trong đó có trong bộ sách thư mục Hán Nôm của nhà biên khảo lớn Trần Văn Giáp.
    11- Tập kí rất nổi tiếng đương thời Cát Xuyên tiệp bút của Trần Tiến, hiện còn một số bài rải rác, trong đó rất đáng quí, bài Lưỡng quốc Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi: “Sau này, tất cả những bài viết về Mạc Đĩnh Chi, từ tiểu sử đến truyện kí danh nhân… các tác giả đều dựa vào thiên truyện của Trần Tiến mà thêm thắt. Ta cần ghi nhận công lao này của Trần Tiến” (PGS-TS Nguyễn Đăng Na, Tục biên Công dư tiệp kí, Nxb. Văn học, 2008, tr.127).
    12- Lá cờ thêu đôi câu đối của vua Cảnh Hưng nhà Lê tặng cha con Trần Cảnh – Trần Tiến năm 1748.
    Kế thế đăng khoa tằng tích hữu

    Vinh qui đồng nhật thức kim hi 

    (Nối tiếp thi đỗ đại khoa, trước đã từng có

    (Nhưng cha con) vinh quy cùng một ngày thì nay thấy rất hiếm)

    hiện còn được ghi trong tập biên khảo Chí Linh phong vật chí đã tái bản nhiều lần… Lá cờ và đôi câu đối ấy, dòng họ đã phục chế và treo trước Từ Đường trong các dịp Tết và Lễ hội…
    Trong rất nhiều đóng góp tiếp theo cho sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước của cả dòng họ, có 2 nhà thơ là Trần Nhuận Minh, Giải thưởng Nhà nước về Văn học – nghệ thuật đợt II năm 2007 và em ruột là Trần Đăng Khoa nổi tiếng từ năm 8 tuổi, Giải thưởng Nhà nước về Văn học – nghệ thuật đợt I năm 2001. Thơ và văn xuôi của cả 2 anh em đều được lưu bản gốc hay bản in lần đầu tại Từ Đường, nhiều tác phẩm trong đó đã được dịch ra nhiều thứ tiếng nước ngoài, được đưa vào sách giáo khoa phổ thông từ nhiều chục năm nay…
    Những giá trị văn hóa và lịch sử quốc gia đó, từ nhiều thế kỉ trước, rất may hiện còn lưu giữ được ở một Từ Đường, cùng với cuộc đời và hành trạng của các nhân vật lịch sử, chỉ của một dòng họ, mà phản ánh được rất phong phú và nhiều chiều, nhiều giai đoạn lịch sử hào hoa và đầy bi tráng của dân tộc. Những giá trị hiếm có đó cần được bảo tồn tốt hơn và khai thác sâu sắc hơn, vì lợi ích lâu dài và bền vững của đất nước và của dân tộc.
    Trận Nhuận Minh
    Tuần Báo Văn Nghệ TP.HCM số 386

    http://tuanbaovannghetphcm.vn/tu-duong-ho-tran-dien-tri-noi-luu-giu-nhieu-gia-tri-van-hoa-va-lich-su-quoc-gia-rat-qui-hiem/






    . Bài năm 2015

    MONDAY, 31 AUGUST 2015

    Khu từ đường họ Trần ở Nam Sách Hải Dương


        Khu nhà thờ họ Trần ở Điền Trì ( nay là thôn Trực Trì ) xã Quốc Tuấn huyện Nam Sách tỉnh Hải Dương được khởi dựng và hoàn thành khoảng năm 1718 - 1748 ( Ghi trong " Liên phả lục" của cụ Trần Tiến ) . Theo lời kể lại của các cụ trong họ thì quần thể các công trình ban đầu được mô phỏng như bản vẽ trên. Khoảng đầu thế kỷ XX đất nước chiến tranh, loạn lạc, một số công trình trong khuôn viên nhà thờ bị phá dỡ để lấy gỗ dùng cho kháng chiến, chỉ còn lại nhà thờ chính ( sau này gọi là hậu cung ).
      Sau đó toàn bộ khuôn viên nhà thờ được dòng họ thống nhất giao cho trưởng tộc quản lý và quy hoạch lại như bản vẽ tổng thể ở trên. Hiện trạng này bắt đầu được thay đổi khi tất cả các thành viên trong dòng họ quyết tâm đầu tư cải tạo, khôi phục lại nơi thờ tự linh thiêng của mình vào năm 2005.
        Bản vẽ quy hoạch năm 2005 được lập căn cứ theo hiện trạng lô đất và các công trình hiện có, sau đó bố trí các công trình để đề ra kế hoạch thực hiện trong một thời gian dài. Ngay năm 2006 dòng họ đã xây dựng được công trình nhà tế, năm 2007 xây dựng xong cổng và nhà bia nhỏ.
        Năm 2010, sau khi đàm phán thành công và với sự đóng góp của tất cả các thành viên trong dòng họ, khuôn viên nhà thờ đã bổ sung thêm được khoảng đất phía bên trái, đồng thời nắn thẳng tuyến tường bao phía nam. Từ đây khuôn viên và các công trình được tiếp tục xây dựng hoàn tất. Toàn bộ tường bao quanh khuôn viên được xây hoàn tất năm 2010, nhà bia nhỏ bên trái xây năm 2011. Nhà hậu cung được cải tạo và xây dựng lại năm 2014, Dự kiến năm 2015 dòng họ xây dựng nhà bia lớn bên phải, nhà chè, lát gạch gốm toàn bộ sân, đường, trồng cây xanh ...
       Một số bản vẽ chi tiết của nhà tế, nhà hậu cung và cổng.

        Với những giá trị về văn hóa phi vật thể, các hiện vật còn lưu lại, cùng quy mô công trình, khu vực khuôn viên ... khu từ đường họ Trần ở Điền Trì, Nam Sách đã được công nhận và xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh vào năm 2005.













         Đây không chỉ là nơi thờ cúng linh thiêng của dòng họ Trần, mà còn là nơi diễn ra các hoạt động văn hóa mang tính cộng đồng của dòng họ như hợp tế, trao giải khuyến học, sinh hoạt hè cho các cháu ...

        Năm 2014, với nỗ lực quyết tâm của các thành viên trong gia tộc, họ Trần bắt tay vào cải tạo công trình nhà hậu cung, đến đầu năm 2015 đã hoàn tất công trình này.






    Dưới đây là một số hình ảnh cập nhật tháng 2 năm 2016


    http://nhadanvietnam.blogspot.com/2015/08/khu-tu-uong-ho-tran-o-nam-sach-hai-duong.html



    . Tin năm 2012


    Lời cảm ơn của gia đình nhà thơ Trần Đăng Khoa

    Thứ 4, 14:24, 05/12/2012

    (VOV) -Trong lúc tang gia bối rối, có gì khiếm khuyết, xin được lượng thứ.Cha của chúng tôi là cụ TRẦN LẪM, sinh năm 1920, đã mất ngày 3, an táng ngày 4/12/2012 tại nghĩa trang quê nhà, làng Trực Trì, xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương, hưởng thọ 93 tuổi.
    Gia đình chúng tôi cảm ơn sâu sắc tới Đảng uỷ khối Cơ quan Trung ương; Đảng uỷ, Tổng Giám đốc, các Phó Tổng Giám đốc, Nguyên Tổng Giám đốc, các Phó Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam, các Hệ, các cơ quan chức năng, đơn vị, cơ quan thường trú trong nước của Đài;
    Cảm ơn Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh Hải Dương; Tỉnh uỷ, HĐND, UBND, Uỷ ban MTTQ tỉnh Quảng Ninh, Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch tỉnh Hải Dương, tỉnh Quảng Ninh; Cảm ơn UBND tỉnh Long An, Bộ Y Tế; Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam, chi nhánh Long Biên; Cảm ơn Huyện uỷ, UBND huyện Nam Sách, cảm ơn Sở Nội vụ Hải Dương, Bảo tàng tỉnh Hải Dương, Bệnh viện đa khoa Hải Dương và Nam Sách;
    Cảm ơn Hội Nhà báo, Uỷ ban Toàn quốc Liên hiệp các Hội VHNTVN, Hội Nhà văn và các cơ quan cấp 2 của Hội, Chi hội Nhà văn VN tại Quảng Ninh và Hải Phòng, Cảm ơn Đảng uỷ và Bộ Tư lệnh Tăng Thiết giáp, Đảng uỷ và Bộ Tư lệnh Quân khu 2, Quân khu 9, một số Tướng lĩnh và các gia đình Tướng lĩnh Công an và Quân đội, Cảm ơn Hội Cựu Chiến binh Việt Nam, Hội VHNT tỉnh Hải Dương, tỉnh Quảng Ninh;
    Cảm ơn các báo: Nhân Dân, Văn nghệ, Phụ nữ Thủ đô, An ninh Thế giới, Công an Nhân Dân, Nông Nghiệp Việt Nam, Nông thôn Ngày nay, Tuổi trẻ và Đời sống, Sức khoẻ và Đời sống, Tạp chí Văn nghệ Quân đội, Tạp chí Nhà văn, báo Quảng Ninh, báo Hải Dương, Nhà xuất bản Kim Đồng, các thành viên Blog Tiếng Việt, Đài Phát thanh Truyền hình Quảng Ninh và Hải Dương;
    Cảm ơn Lãnh đạo xã Quốc Tuấn, Ban Tang lễ thôn Trực Trì, các cơ quan đoàn thể, trường học, các bạn bè đồng học, đồng liêu, các anh em đồng chí, bè bạn xa gần, cảm ơn các ông bà thông gia và bà con trong làng trong xã, dòng họ Trần Điền Trì, đã đến thăm viếng, chia buồn và đưa cha tôi đến nơi an nghỉ cuối cùng.
    Trong lúc tang gia bối rối, có gì khiếm khuyết, xin được lượng thứ.
    Mẹ của chúng tôi, bà Trần Thị Sen 94 tuổi cùng các con: Trần Nhuận Minh, Trần Thị Bình, Trần Đăng Khoa, Trần Thuý Giang cùng dâu rể, con cháu./.
    Mọi thông tin, bài viết cộng tác của độc giả cho chuyên mục Đời sống có thể gửi cho chúng tôi theo địa chỉ: doisongvov.vn@gmail.com











































































    https://vov.vn/doi-song/loi-cam-on-cua-gia-dinh-nha-tho-tran-dang-khoa-238446.vov











    . Bài năm 2012


    (Cập nhật: 25/12/2012)

    Việc giáo dục ngày xưa ở các làng xã, ở từng gia đình có lẽ bắt đầu từ học để là người có chữ, học để làm người có nhân cách, đạo đức.

    Việc học không chỉ là công việc đèn sách khuya sớm, nó được nâng thành đạo học. Hệ thống văn bia, gia phả, và hương ước cổ ở các xã trong huyện Nam Sách thể hiện rất rõ điều này.

    Dòng họ Trần ở Điền Trì và di sản giáo dục.

    Thăm đền thờ dòng họ Trần ở Điền Trì, xã Quốc Tuấn, chúng tôi được tiếp cận di sản về giáo dục khá phong phú như: nhân vật được thờ, văn bia, câu đối hoành phi, sắc phong, sách Hán Nôm (Niên phả lục), cổ vật. Nhà thờ (dòng họ gọi là từ đường) thờ cụ tổ họ Trần ở Điền Trì và các bậc tiên tổ, thờ 3 vị Tiến sỹ của dòng họ là: Trần Thọ, Trần Cảnh, Trần Tiến. Những di vật, cổ vật này đều biểu hiện ý tưởng về giáo dục con cháu phát huy truyền thống tổ tiên, khuyên dạy sống ở đời phải tu nhân tích đức, phấn đấu trở thành người có ích, sống cần kiệm liêm chính, trung thực, thật thà. Nhận xét về giá trị của sách Niên phả lục do Tiến sỹ Trần Tiến viết, Phó giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Đăng Na ghi: “Lần đầu tiên trong văn xuôi tự sự Việt Nam có một tác phẩm ký tự thuật... Khi thuật lại cuộc đời mình, tác giả luôn giữ thái độ trung thực thật thà, kể cả khi nói về sự "quanh co" của mình”. Nhận xét của PGS.TS  Nguyễn Đăng Na là nhận xét của người thầy giáo hiện đang giảng dạy tại Khoa Văn học, Trường Đại học sư phạm Hà Nội, đồng thời là người sưu tầm khảo dịch chú thích tác phẩm Niên phả lục. Trước đó 216 năm, trong bài viết tháng 8 năm Bính Thìn - 1796 của Trần Quý (Trần Trợ) là con trai Trần Tiến ghi: “Ông (Trần Tiến) là người thuần hậu, khiêm nhường, chân chất, thật thà, cần kiệm; thẳng thắn mà ôn hòa, khoan dung mà chừng mực...  khi mũ cao, áo dài không hổ với khi quần áo thô mộc, nhà khi đạt đỉnh chung vẫn không coi khinh rau dệu... Ông khi chưa đỗ đạt, đấng tổ khảo (là thân phụ Trần Cảnh, 2 lần giữ chức Tham tụng, tước Diệu quận công) ở trong Chính phủ, vẫn một mình ở chốn doanh trung miệt mài sách vở, sớm hôm cùng chú tiểu đồng. Muốn thành sự nghiệp chẳng nghĩ gì ngoài việc học hành. Sau khi đỗ đại khoa, vẫn đọc sách không rời bàn học”. Đoạn văn trên được trích trong: Kính cẩn tuân theo di huấn, in trong sách Niên phả lục, NXB Văn học 2003, trang 272. Có một chi tiết về niên đại bài viết nhắc ta nhớ lại, năm TS Trần Tiến qua đời ở trung đường của bản doanh (nơi đang công tác) năm 1770. Bài viết năm 1796, tức là sau 26 năm, kể từ năm TS Trần Tiến qua đời, người con trai ông mới hoàn thành viết bài về một phần cuộc đời người cha khả kính.  Độ dài của thời gian để hoàn thành bài viết cho ta suy nghĩ về sự thận trọng của người từng giữ trọng trách Tri phủ, từng viết sách: Tục biện công dư tiệp ký, lưu ở đời khi ông cầm bút ghi chép về di sản giáo dục của thân phụ. Điều đó cũng là lời gửi đến hậu duệ dòng họ Trần về bề trên nêu tấm gương tu thân, về giáo dục nhân cách làm người. Văn bia: Tích hậu lưu quang, lập ngày 28 tháng 3 năm Thiệu Trị thứ 2 (1842) của dòng họ Trần ghi quy định việc thờ cúng 3 vị Tiến sỹ họ Trần thuộc xã Điền Trì huyện Chí Linh phủ Nam Sách xứ Hải Dương: “Lúc sinh thời 3 vị tướng công (Tiến sỹ: Trần Thọ, Trần Cảnh, Trần Tiến) dạy rằng: các vị tôn linh nhà ta nhiều đời, có vị lấy ân đức sâu dày để lại cho con cháu, có vị lấy khoa bảng làm vinh hiển tổ tông muôn vạn đời danh thơm” (Trần Tiến- Niên phả lục- NXB văn học, trang 295). Các cụ dạy con cháu 2 điều: lấy ân đức để lại và lấy khoa bảng (học tập thành đạt) làm vinh hiển tổ tông. Các cụ nói và đã gương mẫu thực hiện lời nói, cách giáo dục của họ Trần ở Điền Trì tuy là đối với con cháu trong nội tộc nhưng đã thành di sản về giáo dục, ngày nay nếu được nhân rộng trong cộng đồng dân cư thì đó là điều có ích.


    Tiền tế nhà thờ họ Trần Điền Trì.
    Nhà thờ dòng họ Trần ở Điền Trì còn lưu giữ được kiến trúc ngôi từ đường cổ qua đôi lần trùng tu, nhiều hiện vật, cổ vật của bậc đại khoa được Vua ban khi vinh quy bái tổ, của quan lại khi trí sỹ như tấm biển bằng gỗ quý sơn son thếp vàng khắc in các chữ: Ân tứ vinh quy (Vua ban ân khi vinh quy bái tổ ( 恩 賜 榮 歸 ), tấm biển Trí sỹ (bậc quan được hưởng chế độ hưu trí ( 致 仕). Nhiều câu đối Hán Nôm, hoành phi, 34 sắc phong thời Lê Trung Hưng phản ánh về lịch sử dòng họ và công tích được vua ban thưởng cho 3 vị Tiến sỹ, cho người ruột thịt.

    Những năm gần đây, họ Trần ở Điền Trì có nhiều việc làm để gìn giữ phát huy giá trị của di sản. Hằng năm dòng họ Trần tổ chức cúng giỗ tổ tiên, cháu con từ nhiều vùng trong cả nước về thực hiện nghi lễ và không quên ôn lại di huấn của tổ tiên. Gần đây, cụ ông Trần Nguyện, người trông nom nhà thờ, tuy tuổi cao sức yếu nhưng vẫn làm hình 2 ông tiến sỹ theo mẫu trong dân gian đem công đức xóm, thôn để nhân dân tổ chức lễ rước trong tuần trăng tết Trung Thu. Tấm bia mới được dựng, hiện đặt trước nhà tiền bái ghi về: người góp công, người góp tiền của tôn tạo và làm đẹp cho di tích của con cháu họ Trần với ý nguyện, từ nhiều việc làm nhưng mục đích là gìn giữ và phát huy di sản của ông cha để lại.

    Những di sản giáo dục của họ Nguyễn thôn Đồng Khê.

    Họ Nguyễn ở thôn Đồng Khê thị trấn Nam Sách còn ngôi nhà thờ có kiến trúc hình chữ đinh (丁), mái ngói vảy cá, cửa bức bàn, hình lưỡng long chầu nhật đắp nổi trên nóc nhà tiền bái đã rêu phong. Nhà thờ còn 3 bia đá và khá nhiều đồ thờ cổ như: bài vị, khám thờ, hoành phi, câu đối chữ Hán Nôm và 3 tráp cổ sơn son thếp vàng dùng trong đi học, đi thi của kẻ sỹ thời xưa. Trưởng tộc, ông Nguyễn Văn Liêm cho biết về hình lưỡng long chầu nhật trên nóc nhà có từ thời trùng tu ngôi nhà, năm Bảo Đại- Canh Thìn (1940). Thời thi cử Nho học, dòng họ có 2 người đỗ đại khoa, cụ Nguyễn Công Giản (tên khác là Chiêm), tên thụy Trung Nghị. Cụ Giản làm quan giữ chức Thượng thư 3 bộ: Bộ Hình, Bộ Lễ, Bộ Công. Gia phả ghi về việc học của cụ Giản, năm 18 tuổi mới đi học nhưng sức học vượt từng ngày. Năm 25 tuổi thi Hương, đỗ Cử nhân, thi Hội đỗ trường 3. Khoa Mậu Tuất niên hiệu Đại Chính 9 (1538), đỗ Tiến sỹ (năm 29 tuổi). Gia phả ghi: cụ làm quan to nhiều năm trong triều nhưng sống thanh bạch, liêm chính, được người đời kính trọng gọi tên hiệu là cụ Thượng Lâm Khê (cụ Thượng thư, thôn Đồng Khê, huyện Thanh Lâm). Cụ Giản thuộc đời thứ 9 (theo cách ghi thứ tự các đời trong gia phả). Phát huy truyền thống về giáo dục, đời thứ 6, cụ Nguyễn Công Đổng thi Hương lần đầu đỗ Cống sỹ (Cử nhân), năm 22 tuổi thi Hội trúng trường 3, năm 24 tuổi đỗ Sỹ vọng, năm 25 tuổi đỗ Tiến sỹ khoa Canh Tuất niên hiệu Chính Hòa 6 (1685). Làm quan tới chức Bồi tụng (tương đương chức Phó Thủ tướng hiện nay), được Vua ban tặng tên thụy: Thông Dĩnh (thông minh, dĩnh ngộ). Hậu duệ nhiều đời của 2 cụ Tiến sỹ luôn giữ nếp nhà, siêng năng học tập và sống thanh bạch, liêm chính, nhiều người được giữ trọng trách trong hội tư văn của tổng, của xã, nhiều người được bầu là hậu thần được ghi vào văn bia hiện lưu ở nhà thờ. Trong 3 quyển sách chữ Hán mà ông Liêm lưu giữ, có 2 quyển là gia phả dòng họ, 1 quyển chép nghi thức tế lễ ở văn chỉ thôn Đồng Khê gồm các nghi thức: Tế lễ các vị đỗ đại khoa, trung khoa, các vị có công với gia đình, làng xóm về khuyến học, các vị được bầu là hậu thần. Những nội dung này được ghi ở các mục với tên gọi: cáo yết các vị là tiên hiền, các vị đỗ đại khoa, các vị được suy tôn là hậu hiền,vv... (cáo yết văn chỉ), về lời văn xin phép nghi thức nổi trống tế (động cổ văn), rước văn tự (phụng nghênh văn), dự đại yến (đại yến văn), vv... khi tế lễ ở văn chỉ. Phần văn tế ghi 9 vị đỗ đại khoa thôn Đồng Khê, 3 vị hậu hiền, các vị đỗ Chế khoa, Hoành từ, Sỹ vọng, các vị quan viên thi trúng các trường trong kỳ thi tiểu, trung, đại khoa, nho sinh, hiệu sinh, sinh đồ. Các vị đỗ đại khoa của Đồng Khê gồm 9 người. So với danh sách các vị đỗ đại khoa trong sách Tiến sỹ Nho học Hải Dương thì có sự khác biệt. Chúng tôi tin rằng người được làng quê vinh danh nhiều năm ở nơi tôn vinh đạo học chắc là khó nhầm. Thứ tự các vị được tôn vinh là: 1- Trạng nguyên Trần Sùng Dĩnh; 2- ĐTGĐTSXT Nguyễn Quảng Văn; 3- ĐTGĐTSXT Trần Trần Tường; 4- Đệ nhị giáp TS cập đệ Mạc Nhuận Lãng; 5- ĐTGĐTSXT Phạm Sở Ngọc; 6- ĐTGĐTSXT Nguyễn Công Giản; 7-ĐTGĐTSXT Nguyễn Xuân Dung; 8-ĐTGĐTSXT Nguyễn Công Đổng; 9- Đệ nhị giáp TS cập đệ Nguyễn Huyễn. Mỗi vị đại khoa đều ghi 6 tiểu mục; khoa đỗ, thứ bậc của học vị, tước lộc, tuổi đỗ, chức quan từng đảm nhiệm, sau cùng là họ và tên. Với cụ Nguyễn Công Giản ghi: Nguyễn tướng công tên chữ là Công Giản, 29 tuổi đỗ ĐTGĐTSXT khoa Mậu Tuất; chức quan: Phụng mệnh đi sứ; từng đảm nhiệm Thượng thư 3 bộ, Bộ Hình, Bộ Hộ, Bộ Lễ, kiêm Hàn lâm viện thị độc, Trưởng hàn lâm viện, tước Lâm khê hầu. Về cụ Nguyễn Công Đổng, bản Cáo yết viết: Nguyễn tướng công, tên chữ là Công Đổng, 25 tuổi đỗ Tiến sỹ khoa Kỷ Sửu, chức: Kim tử vinh lộc đại phu, Bồi tụng, Ngự sử đài Đô ngự sử, Thự trung thư giám, phụng mệnh đi sứ, tước Hải nhuận tử, phong tặng Binh Bộ Thượng thư, tước Bá.

    Từ ghi chép trong gia phả dòng họ Nguyễn, từ bài văn tế ở văn chỉ Đồng Khê, cho ta liên tưởng tới cách khuyến học của người xưa bằng hình thức tôn vinh người học tập thành đạt, người có của, có công, người đóng góp về tổ chức quản lý di sản giáo dục cho việc phát triển học tập ở nơi đất thiêng của làng vào thời điểm thiêng, với nghi thức trang trọng. Nếu đặt vào thời mà vinh dự của từng người trong làng được biểu hiện ở "góc chiếu" nơi đình làng mới cảm nhận hết di sản của người xưa để lại về khuyến học, về giáo dục.

    Nhiều hương ước thuộc các làng của huyện Nam Sách trước Cách mạng tháng 8 có ghi quy định về ruộng học điền, về khao làng khi thi đỗ. Hương ước thôn Đa Đinh xã An Bình tổng An Phú ghi: văn chỉ có 3 mẫu 3 sào đệ niên (hàng năm) ngày 1 tháng 11 cho đấu giá lấy tiền chi biện tế lễ tiên hiền (Điều 88, hương ước thôn Đa Đinh). Hương ước thôn Cao Đôi (Đột Lĩnh) xã Nam Tân năm 1942 ghi: trong làng ai thi đỗ cao đẳng văn bằng... nộp 40đ tiền khao.

    Việc khao làng khi thi đỗ có lẽ là một hình thức tạo nên "tiếng gà gáy" thúc đẩy thi đua học tập để lập thân, lập nghiệp và tu dưỡng thành người có ích.

    Bài và ảnh: Tuấn Thành

    http://vhttdlhd.vn/pages/chitiettin.aspx?newsId=4e179180-49d3-4c96-8059-2d49ee240e25



    . Vấn đề liên quan đến danh y Tuệ Tĩnh
    (Tuệ Tĩnh, Trần Thọ, Nguyễn Danh Nho)


    Ngày 22 Tháng 4, 2012 | 10:00 AM

    Người đưa di nguyện danh y Tuệ Tĩnh về nước

    Cũng từ ngày đó, danh y Tuệ Tĩnh không còn một lần được trở về Việt Nam. An nghỉ lại nơi đất khách quê người với di nguyện "về sau có ai bên nước nhà sang, nhớ cho hài cốt tôi về với" tưởng chừng như đi vào quên lãng. 3 thế kỷ sau, di nguyện đó đã được sao lục mang về nước Nam. Người có công mang di nguyện Tuệ Tĩnh về nước là Tiến sĩ Nguyễn Danh Nho.
    Ông Nguyễn Ngọc Định bên một tấm bia khác do nhà vua ban lúc tiến sĩ Nguyễn Danh Nho mất, bây giờ được con cháu họ Nguyễn xây đài lập bàn thờ để thờ.
    Nguyễn Danh Nho là ai?
    Ông Trần Văn Hiếu, cán bộ quản lý đền Bia vừa chỉ cho tôi nhìn tấm bia đá cũ kỹ đặt khuất phía sau hậu cung đền Bia vừa nói: "Tấm bia đá này được tạc từ loại đá của Giang Nam, Trung Quốc đưa về đây đấy". Rồi ông Hiếu kể chi tiết lý do làm sao tấm bia đá lại có mặt tại đây. Ông Hiếu không quên nhắc tên người có công sao lục dòng chữ khắc sau bia mộ Đại danh y Tuệ Tĩnh là Tiến sĩ Nguyễn Danh Nho.

    Sự việc được ghi lại trong tài liệu của đền Bia rằng: "Năm Cảnh Trị thứ 8 (1670), ông Nguyễn Danh Nho đậu đại khoa đậu Tiến sĩ, được giữ chức Tả ti giám, Hiến sát sứ, sau thăng đến Bồi tụng Hữu thị lang, tước Nam.

    Khi đi sứ sang Trung Quốc, đến Giang Nam, ông đã sao lục văn bia thiền sư Tuệ Tĩnh, mang về tạo tấm bia đá khắc nội dung trên đưa về quê hương. Đến địa phận giáp giới giữa Văn Thai và Nghĩa Phú thì thuyền chở bia bị đắm. Mọi người cho là đắc địa nên dựng bia tại nơi bia bị chìm, nay là đền Bia, xã Cẩm Văn (Cẩm Giàng, Hải Dương)".

    Sự trùng hợp ngẫu nhiên là Đại danh y Tuệ Tĩnh và Tiến sĩ Nguyễn Danh Nho là đồng hương. Cả hai người đều sinh ra ở thôn Nghĩa Phú, xã Cẩm Vũ, huyện Cẩm Giàng ngày nay, tuy rằng Tuệ Tĩnh và Nguyễn Danh Nho không sống cùng thời.

    Đền Bia, nơi lưu giữ tấm bia đá do Nguyễn Danh Nho khắc di nguyện của Tuệ Tĩnh lại không nằm trên quê hương xã Cẩm Vũ mà ở xã Cẩm Văn, cách Cẩm Vũ khoảng 2 km. Cả hai địa phương Cẩm Vũ và Cẩm Văn đều có đền thờ Tuệ Tĩnh. Điều đáng chú ý là những ngôi đền thờ Tuệ Tĩnh đều có ban thờ thờ Tiến sĩ Nguyễn Danh Nho như để ghi công ơn và nhắc nhở thế hệ mai sau về mối lương duyên đặt biệt của hai người.

    Năm Kỷ Mão (1699), Tiến sĩ Nguyễn Danh Nho mất, thọ 61 tuổi, được truy tặng chức Công bộ Tả thị lang, tước Tử. Sinh thời, ông nổi tiếng là người thông minh, văn hay, chữ tốt; được suy tôn là Dật tiên (ông tiên cao siêu), Quyển long (con rồng uốn khúc).
    Tấm bia ký cuộc đời sự nghiệp của tiến sĩ Nguyễn Danh Nho.

    Đi tìm dòng họ Nguyễn

    Trước lúc rời đền Bia, ông Hiếu cho tôi biết, hiện nay nhà thờ và bia ký Nguyễn Danh Nho vẫn còn tại thôn Nghĩa Phú, xã Cẩm Vũ quê hương ông.

    Thôn Nghĩa Phú chỉ cách Quốc lộ 5 chừng 5km, nhưng khá yên bình. Nằm giữa thôn là đền Xưa. Cùng với đền Bia, đền Xưa là nơi để thờ Đại danh y Tuệ Tĩnh. Theo truyền thuyết, để tỏ lòng biết ơn vị Thánh thuốc Nam, nhân dân làng Nghĩa Phú đã dựng ngôi đền Xưa này. Đến khoảng năm 1830 (thời Minh Mệnh) nhân dân khắp nơi kéo về lễ hội và xin thuốc rất đông, gọi là Hội Thánh lần thứ nhất.
    Số tiền công đức thu được, nhân dân đã trùng tu  ngôi đền này và còn tậu được 3 mẫu ruộng để thờ cúng. Đến năm 1936 lại Hội Thánh lần thứ hai, nhân dân khắp nơi lại kéo về lễ hội và xin thuốc đông hơn lần trước nhiêu và kéo dài gần 3 tháng. Số tiền công đức lần này nhân dân lại xây được ngôi đền ngoài vào năm 1937. Bây giờ, đây vẫn là di tích đáng chú ý và rất quan trọng trong đời sống tâm linh của không chỉ người trong thôn mà còn của khách thập phương.

    Có lẽ vì danh tiếng của Tuệ Tĩnh mà khi chúng tôi hỏi thăm đến Tiến sĩ Nguyễn Danh Nho, hầu hết người Nghĩa Phú đều hiểu nhầm hỏi về Tuệ Tĩnh. Chẳng mấy người còn nhớ đến vị Tiến sĩ có công đưa di nguyện người đồng hương về nước. Thật may mắn, khi hỏi về tấm bia ký của vị tiến sĩ từng sang Trung Quốc đi sứ, một người làng đã chỉ cho chúng tôi đến nhà thờ họ Nguyễn.
    Ông Nguyễn Ngọc Định, người trông coi nhà thờ này cho biết: "Đây đúng là nhà thờ họ Nguyễn. Và Tiến sĩ Nguyễn Danh Nho là con cháu dòng họ này". Ông Định cũng cho hay, đây là dòng họ Nguyễn chứ không phải là Nguyễn Danh như nhiều người nhầm tưởng. Ông Định khẳng định: "Tiến sĩ Nguyễn Danh Nho là người nổi tiếng nhất dòng họ của chúng tôi từ trước đến nay"".

    Nhà thờ họ Nguyễn là một không gian thờ tự tương đối chật hẹp. Ông Định cho hay, nhà thờ họ Nguyễn trước đây được xây dựng toàn bộ bằng gỗ lim nhưng đến tháng 2/1947 thì bị đốt. Những năm 1960 được con cháu trùng tu lại và đến năm 1996 được nâng cấp một lần nữa. Trong sân nhà thờ, dựng 2 tấm bia đá cổ 2 bên. Ông Định nói: "Một tấm bia ghi thân thế sự nghiệp của Tiến sĩ Nguyễn Danh Nho, tấm bia còn lại ghi tên những con cháu có công đóng góp xây dựng nhà thờ. Những tấm bia đó đều được tạc từ thời xưa".

    Năm nay chuẩn bị bước sang tuổi 60, nhà lại ở bên cạnh nhà thờ họ và là người trực tiếp trông coi, nên ông Định biết rất rõ về tấm bia ký của Tiến sĩ Nguyễn Danh Nho. Ông nói: "Mới đây, một đoàn cán bộ ở Trung ương mới về thăm nhà thờ và dập lại toàn bộ nội dung bút ký được khắc tạc trên tấm bia đá nói về Tiến sĩ Nguyễn Danh Nho. Lâu lắm rồi mới người quan tâm đến thân thế ông Nguyễn Danh Nho, chúng tôi đang chờ hồi âm xem có thêm phát hiện gì mới mẻ không mà vẫn chưa thấy".

    Tuy nhiên, tấm bia ký dựng ở nhà thờ họ Nguyễn chưa phải là dấu tích duy nhất liên quan đến Tiến sĩ Nguyễn Danh Nho. Dẫn tôi đi về phía cuối thôn, ông Định giới thiệu một tấm bia khác. "Nếu như tấm bia ở nhà thờ do nhân dân khắc thì đây là bia do nhà vua chỉ định khắc sau khi ông Nguyễn Danh Nho mất. Nội dung như thế nào thì đến bây giờ tôi cũng chưa được rõ", ông Định nói. Đó là một tấm bia cao ngang đầu người có hình khối, được dựng thờ trong một khuôn viên tương đối chật hẹp nằm khuất sau những dãy nhà san sát.
    Tấm bia ký Tiến sĩ Nguyễn Danh Nho dựng ở nhà thờ họ Nguyễn xã Cẩm Vũ được lược dịch như sau:

    - Cụ họ Nguyễn tên Danh Nho, sinh giờ Tuất ngày 16 tháng 7 năm Mậu Dần 1638.
    - Năm 20 tuổi thi đỗ Tam trường khoa Đinh Dậu.
    - Năm 26 tuổi thi đỗ Tứ Trường thứ hai khoa Quý Mão.
    - Năm 27 tuổi thi đỗ Tam Trường khoa Giáp Thìn.
    - Năm 33 tuổi thi đỗ khoa Sĩ Vọng, năm Canh Tuất nhận chiếu huấn đạo phủ Khoái Châu.
    - Năm 33 tuổi thi đỗ Tiến sĩ, được tặng một đôi voi, 10 cỗ ngựa có hơn 100 người đưa về vinh quy bái tổ…
    - Về sau, có công trị thủy, thăng chức Hữu Thị Lang Bộ Công.
    - Năm Canh Ngọ 1670 phụng chỉ đi sứ Trung Quốc.
    - Năm Nhâm Thân (2 năm sau) về nước.
    - Năm Canh Dậu được phong chức Tả Thị Lang Bộ Lại.
    - Sau khi mất được phong Phúc Thần.
    Nguyễn Quang Thành

    http://giadinh.net.vn/xa-hoi/nguoi-dua-di-nguyen-danh-y-tue-tinh-ve-nuoc-20120419085514795.htm






    Người dập chữ trên bia mộ Đại danh y Tuệ Tĩnh mang về nước


    Suckhoedoisong.vn - Tuệ Tĩnh là tên hiệu của Nguyễn Bá Tĩnh. Ông sinh khoảng năm 1330, đỗ tiến sĩ năm 1351, là một thiền sư và thầy thuốc đại tài, tác giả bộ sách thuốc Nam vĩ đại “Nam dược thần hiệu”...

    Tuệ Tĩnh là tên hiệu của Nguyễn Bá Tĩnh. Ông sinh khoảng năm 1330, đỗ tiến sĩ năm 1351, là một thiền sư và thầy thuốc đại tài, tác giả bộ sách thuốc Nam vĩ đại “Nam dược thần hiệu” và câu nói bất hủ “Thuốc Nam chữa bệnh cho người Nam”. Ông bị bắt cống sang Trung Hoa năm 1385 để chữa bệnh cho vua Trung Hoa, sau mất ở Giang Nam khoảng năm 1400.
    Đó là 2 người: Thượng Bảo khanh Nguyễn Danh Nho và Hộ bộ Tả Thị lang Trần Thọ.
    Nguyễn Danh Nho sinh năm  1638, đỗ tiến sĩ khoa Canh Tuất (1670) cùng khoa với Trần Thọ. Ông người làng Nghĩa Phú, nay thuộc xã Cẩm Vũ, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương, làm quan Tả ti giám, Hiến sát sứ, sau thăng Hữu Thị  lang (Thứ trưởng thứ 2), tước Nam (trong thang bậc tước từ cao xuống thấp là Công, Hầu, Bá, Tử, Nam của quan chế Phong kiến).
    Trần Thọ sinh năm 1639, người làng Điền Trì, nay thuộc xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương, đỗ tiến sĩ cùng khoa với Nguyễn Danh Nho (1670). Ông làm quan đến Tham tụng, Hình bộ Thượng thư, tước Hầu. Do xử sai một vụ án mà hạ 4 cấp, từ Tham tụng (Tể tướng)  xuống làm Tả thị lang bộ Hộ (Thứ trưởng thứ nhất bộ Hộ) giúp Thượng thư, cai quản về đất đai của triều đình.
    Nguyễn Danh Nho và Trần Thọ hơn kém nhau 1 tuổi, đỗ cùng khoa, ở hai huyện sát cạnh nhau, theo gia phả có mối quan hệ rất gần gũi với nhau.
    Theo Việt sử Thông giám Cương mục, chính biên quyển thứ  34 của Quốc sử quán triều Nguyễn (Nxb Sử học, 1960) và Gia phả họ Trần Điền Trì tháng 4 năm Canh Ngọ (1690), vua Lê Hy Tông lập Đoàn sứ bộ sang nhà Thanh.
    Chánh sứ là Thượng Bảo khanh Nguyễn Danh Nho và Nguyễn Quí Đức. Phó sứ là Binh bộ Tả thị lang Nguyễn Tiến Sách và Hộ bộ Tả thị lang Trần Thọ.
    Nguyễn Quí Đức sinh năm 1648, người làng Thiên Mỗ, nay thuộc huyện Từ Liêm, Hà Nội. Năm 28 tuổi đã đỗ Thám hoa. Khi đi sứ, chưa rõ chức tước ông là gì. Sau khi đi sứ về, ông được thăng Lễ bộ Tả thị lang, tước Nam (Liên Đường Nam). Năm 1694 thăng tước Bá, làm quan đến Bồi tụng, rồi Tham tụng, tước Hầu. Ông mất năm 1720, thọ 72 tuổi, được truy phong Thái phó.
    Nguyễn Tiến Sách sinh năm 1638, đỗ tiến sĩ khoa Canh Tuất (1670), đồng niên với Nguyễn Danh Nho đồng thời đồng khoa với Nguyễn Danh Nho và Trần Thọ. Ông người làng Vân Trưng, nay thuộc huyện Bạch Hạc, tỉnh Vĩnh Phúc. Chưa rõ sau khi đi sứ về, ông có được phong thăng gì không. Ông mất năm 1697, thọ 59 tuổi, được truy phong Công bộ Thượng thư, tước Tử (Trưng Đường Tử).
    Việc chính của Đoàn sứ bộ là “nộp lễ tuế cống” và nhân đó đòi đất 4 châu ở biên giới đã bị nhà Thanh lấn chiếm: Bảo Lạc, Vị Xuyên, Thủy Vĩ và Quỳnh Nhai, trong đó châu Vị Xuyên ở Hà Giang còn mang tên ấy đến bây giờ. Việc tấu trình lần thứ hai về đất đai bị lấn chiếm, do Tả thị lang bộ Hộ Trần Thọ đảm nhận là chính. Trước đó 2 năm, tháng 5  năm Mậu Thìn (1688), Trần Thọ là Tả Thị lang bộ Hộ, vua sai làm Đốc đồng cùng Lê Huyến, trấn thủ đạo Hải Dương lên biên giới, làm trấn thủ Tuyên Quang và Hưng Hòa để xem xét việc này. Trần Thọ đã gửi thư sang nhà Thanh qua Tổng trấn Vân Nam để đòi lại đất nhưng nhà Thanh không trả lời.
    Có báo viết về cuộc đi sứ này vào năm Tân Mùi (1691) là sai, viết Nguyễn Danh Nho được bổ sung vào Đoàn sứ bộ lại càng sai.
    Đoàn sứ bộ rời Thăng Long tháng 4  năm Canh Ngọ (1690). Do đường xa, núi sông hiểm trở, mưa nắng thất thường, phương tiện chưa hẳn đã thuận lợi, sản vật triều cống quí hiếm lại cồng kềnh, việc bảo vệ từng sản vật một phải vô cùng nghiêm cẩn nên phải 9 tháng sau, đầu năm Tân Mùi, Đoàn sứ bộ ta mới đến nơi. Vì vậy, sách An Nam kỷ yếu của nhà Thanh ghi Đoàn sứ bộ ta đến cống nạp năm Tân Mùi (1691). Có lẽ cũng vì thế, một vài bài báo mới viết Nguyễn Danh Nho đi sứ năm 1691 và trong Toàn Việt thi lục, Lê Quý Đôn chọn 3 bài thơ viết về việc bang giao với nhà Thanh của Trần Thọ, cùng ghi Trần Thọ “phụng mệnh đi sứ” năm Tân Mùi (1691).
    Sau cuộc đi sứ thành công này về, Nguyễn Danh Nho được thăng lên chức Bồi tụng (Phó Tể tướng) và tước được thăng 1 cấp lên tước Nam. Còn Trần Thọ vẫn nguyên chức tước cũ, có lẽ vì việc đòi đất không thành. Vua Thanh không nói gì về việc trả lại đất (nhưng có lẽ do đòi đất kiên trì trong một quá trình nhiều năm như thế nên đến thời Nguyễn, nhà Thanh mới trả lại đất cho ta, trong dịp Việt - Thanh - Pháp hoạch định biên giới Việt Trung khoảng năm 1890. Chưa rõ nhà Thanh có trả hết đất không - 19 xã thuộc 4 châu ở 2 đạo là Tuyên Quang và Hưng Hòa mà 2 lần Trần Thọ có thư đòi đất, theo phận sự được giao của triều đình nhà Lê - tôi có danh sách cụ thể, nhưng thấy không cần ghi ra đây).
    Nguyễn Danh Nho mất năm 1699, thọ 61 tuổi, Trần Thọ mất năm 1700, cũng thọ 61 tuổi.
    Trên đường Đoàn sứ bộ về nước, năm 1691 có qua Giang Nam, ghé thăm mộ Đại Danh y Tuệ Tĩnh ở đó.
    Tuệ Tĩnh là tên hiệu của Nguyễn Bá Tĩnh, người cùng họ, cùng làng với Nguyễn Danh Nho. Ông sinh khoảng năm 1330, đỗ tiến sĩ năm 1351, là một thiền sư và thầy thuốc đại tài, tác giả bộ sách thuốc Nam vĩ đại “Nam dược thần hiệu” và câu nói bất hủ “Thuốc Nam chữa bệnh cho người Nam”. Ông bị bắt cống sang Trung Hoa năm 1385 để chữa bệnh cho vua Trung Hoa, sau mất ở Giang Nam, khoảng năm 1400, trước khi Đoàn sứ bộ sang là khoảng  290 năm.
    Phải bằng biện pháp kĩ thuật, chánh sứ Nguyễn Danh Nho và phó sứ Trần Thọ mới dập được khuôn viên bia mộ với dòng chữ trong bia đá trên mộ Tuệ Tĩnh mang về nước. Dòng chữ trong bia nguyên văn chữ Hán, dịch sang quốc ngữ là: “Ngày sau, có ai người nước Nam qua đây, xin đưa hài cốt tôi về với…”.nguoi-dap-chu-tren-bia-mo-dai-danh-y-tue-tinh-mang-ve-nuoc-1
    Đền Bia là một trong 3 địa danh của huyện Cẩm Giàng - Hải Dương thờ Đại Danh y Thiền sư Tuệ Tĩnh. Đền Bia được xây dựng trên doi đất hình con dao cầu dùng để thái thuốc nam.
    Tôi đã viết bài thơ về điều đó, bài Tuệ Tĩnh, khi báo Văn Nghệ đăng đã nhận được sự quan tâm của dư luận cả nước. Rất nhiều người đã gửi thư, điện thoại cho tôi và viết bài đăng lên các báo, hưởng ứng bài thơ, mong Bộ Y tế và các cơ quan chức năng tìm cách đưa hài cốt Đại Danh y về nước. Khi báo đăng bài thơ của tôi chưa về đến Quảng Ninh, tôi đã nhận được điện thoại hoan nghênh và ủng hộ rất nhiệt tình của nhà thơ, bác sĩ, Thầy thuốc ưu tú Trần Sĩ Tuấn - Tổng biên tập báo Sức khỏe&Đời sống. Tập đoàn Mai Linh qua Nhà văn Nguyễn Gia Nùng từ TP. Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa cho biết: Nếu Bộ Y tế lập đoàn tìm mộ và đưa hài cốt của Đại Danh y về nước, tập đoàn sẽ hỗ trợ toàn bộ kinh phí chuyến đi…  Đó là một cử chỉ văn hóa thật sự cao đẹp và vô cùng cảm động.
    Bài thơ của tôi như sau:
    TUỆ TĨNH
    Ngày sau, có ai người nước Nam qua đây
    Xin đưa hài cốt tôi về với…”.
    Lời ông khẩn cầu lúc lâm chung
    Đã khắc vào đá
    Đặt trên mộ
    600 năm
    Mưa nắng Giang Nam không mòn được
    Trời đất Trung Hoa sương khói mịt mùng…
    Bao người nước Nam đã qua đây
    Đọc lời ông trong cỏ rối
    Còn thấy bia đá đẫm nước mắt
    Nhưng không một ai nghĩ đến việc đưa ông về
    Hài cốt ông
    Lặng lẽ tan trong hoang lạnh
    Đất xứ người
    Hài cốt ông
    Lặng lẽ tan trong hoang lạnh
    Đất xứ người…
    Đêm khuya
    Đọc Nam dược thần hiệu của ông
    Bộ sách cứu đời, cứu người
    Thấy dáng ông phảng phất trong chữ
    Nghe văng vẳng đâu đây câu nói ấy
    Lòng tự nhiên lạnh buốt
    Nước mắt tôi nhoè ướt
    Tôi bồi hồi thở than một mình
    Chỉ có vầng trăng nghiêng bên cửa sổ
    Dửng dưng…
    Tôi bồi hồi thở than một mình
    Chỉ có vầng trăng nghiêng bên cửa sổ
    Dửng dưng…
    Cỏ cây ơi
    Có lẽ chỉ còn Em là vẫn nhớ lời Người
    Ngày ngày thổi lên thành gió
    Ngọn gió về quê từ nấm mộ
    La lả cành mềm ngoài cửa sổ
    Vẫn gọi thầm…
    Nào biết có ai nghe…
    Hồn ông thành ngọn gió
    Bay suốt nước Nam
    Đêm đêm đập vào từng cánh cửa
    Mỗi ngôi nhà…
    Nào biết
    Có ai nghe…
    Hồn ông thành ngọn gió
    Bay suốt nước Nam
    Đêm đêm đập vào từng cánh cửa
    Mỗi ngôi nhà…
    Nào biết
    Có ai nghe…
    Bài đã được GS.TS. Trung Hoa, ông Phùng Trọng Bình dịch sang tiếng Trung và xuất bản trong tuyển tập thơ của tôi tại Bắc Kinh năm 2014.
    Câu nói nổi tiếng của Tuệ Tĩnh đã ghi ở trên, được biết đến sau chuyến đi lịch sử này.
    Nguyễn Danh Nho người cùng họ, cùng làng với Tuệ Tĩnh, cho thửa một phiến đá tương tự như thế, rồi thuê thợ khắc chữ y như bản dập, đưa bia lên thuyền chở về làng. Khi thuyền chở bia chỉ còn cách làng một đoạn sông thì mắc cạn, thuê bao người kéo đẩy cũng không được. Nguyễn Danh Nho bước lên bờ và kinh ngạc nhận ra, cái doi đất con thuyền mắc cạn ấy, giống như con dao cầu thái thuốc của Tuệ Tĩnh, bèn cho là điềm giời, là chính ý muốn của Tuệ Tĩnh cho dừng bia ở lại đây chăng…
    Nguyễn Danh Nho cho khiêng bia đá lên bờ và cho xây luôn một cái miếu để bia vào trong đó. Tôi đã đứng lặng hồi lâu trên cái doi đất hình con dao cầu thiêng liêng ấy mà cảm nhận cái lẽ vi diệu của trời đất, nơi từng sinh ra các thiên tài…
    Không biết từ bao giờ, cái miếu ấy đã thành đền, dân gian gọi là đền Bia, đền Tuệ Tĩnh, thờ Đại Danh y Tuệ Tĩnh…
    Nhà thơ Trần Nhuận Minh
    https://suckhoedoisong.vn/nguoi-dap-chu-tren-bia-mo-dai-danh-y-tue-tinh-mang-ve-nuoc-n127075.html






    . Bài năm 2010 của Nguyễn Kim Măng

    33. Tiến sĩ Trần Bảo và dòng họ Trần qua tư liệu Hán Nôm (TBHNH 2010)
    Cập nhật lúc 16h28, ngày 19/10/2013
    NGUYỄN KIM MĂNG
    Viện Nghiên cứu Hán Nôm
    Viết về Tiến sĩ Trần Bảo hay Trần Quang Bảo, sách Thiên Nam lịch triều liệt huyện đăng khoa lục bị khảo chép: "Trần Bảo người làng Trần Xá, đỗ Đồng Tiến sĩ khoa Kỉ Sửu năm Quang Thuận thứ 10 (1469) đời Lê Thánh Tông. Niên hiệu Hồng Đức năm Kỉ Mùi, là Cẩm Y vệ Phó đoán sự, làm quan đến chức Thượng thư Bộ Công, tước Thiếu bảo Nam Quận công. Viễn tôn là Trần Lương Bật di cư đến Cổ Am, Vĩnh Lại đỗ Tiến sĩ niên hiệu Cảnh Trị năm Giáp Thìn (1664)". Thông tin về Tiến sĩ Trần Bảo được chép trong các sách Đăng khoa lục với vài dòng thông tin ngắn như vậy.
    Rất may, gần đây chúng tôi có dịp cộng tác với dòng họ và khảo sát các tư liệu, chúng tôi mong được chia sẻ những thông tin mà mình có được để cung cấp cho những người có cùng mối quan tâm.
    + Về Gia phả: Tư liệu về Gia phả có được từ 2 nguồn. Một do sưu tầm tại Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm. Bản 陳族家譜Trần tộc Gia phả, kí hiệu A.1266, do Trần Quang Xuyến viết soạn năm 1839 (niên hiệu Minh Mạng thứ 20), gồm 66 trang, mỗi trang 8 dòng, mỗi dòng 18 chữ.
    Bản 卯梂陳族家譜 Mão Cầu Trần tộc gia phả, kí hiệu A.680 do Trần Quang Trù sao chép vào năm 1844 (niên hiệu Thiệu Trị thứ 4), bản này gồm 56 trang, mỗi trang 8 dòng, mỗi dòng 18 chữ.
    Một nguồn khác do dòng họ cung cấp. Chúng tôi có 陳族家譜Trần tộc Gia phả do Trần Tất Đắc sao chép năm 1925, niên hiệu Khải Định thứ 10, tại Từ đường họ Trần thôn Trịnh Thượng. Gồm gồm 53 trang chép trên giấy dó, mỗi trang 8 dòng, mỗi dòng 18 chữ.
    Bản 陳族家譜Trần tộc Gia phả, do Trần Tất Đắc chép niên hiệu Khải Định thứ 10 (1925) của thôn Ngọc Lũ. Gồm gồm 15 trang chép trên giấy dó, mỗi trang 8 dòng, mỗi dòng 18 chữ, có sơ đồ phả hệ.
    Bản 陳族家譜Trần tộc Gia phả là bản chữ chữ Nôm, do chi họ Trần thôn Đồng Phú cung cấp. Gồm 36 trang chép trên giấy dó, mỗi trang 8 dòng, mỗi dòng 20 chữ. Như vậy Gia phả của dòng họ Trần có tất thảy 5 bản. Cách thức chép khác nhau, có bản chép đầy đủ từ Đại tông đến Tiểu tông, có bản chỉ chép chi tổ của mình. Trong đó bản Phả họ Trần thôn Ngọc Lũ là bản A.1266 và A.680 chép đầy đủ nhất. Trong các gia phả này có 3 bản chỉ chép từ cụ Tổ đời thứ 1 là Thiện Thiện công đến đời thứ 15 là Yến Đường hầu.
    Trong 15 của dòng họ, theo Gia phả cho biết Tiến sĩ Trần Bảo là cụ tổ đời thứ 3 của họ Trần, tên húy Quang Bảo, hiệu Tốn Trai tiên sinh, thụy Trọng Phác. Đỗ Tiến sĩ khoa Kỷ Mùi(1) niên hiệu Quang Thuận, được ban Đặc tiến Kim tử Vinh Lộc đại phu, Hộ bộ Thượng thư, kiêm Chưởng Lục bộ Thượng thư, Đức Thuần hầu, phong tặng Thái bảo Nam Quận công. Vợ người họ Trần tên hiệu Từ Quang. Sinh con trai thụy là Đức Huân, được tặng phong Thái bảo Trinh Quận công.
    Theo Trần thị gia phả cũng cho biết: “Trần Bảo là người tính tình hào hoa hơn người, bẩm tính thông minh, thích học hỏi tham cứu đến những lẽ uẩn áo của cõi trời và người, khí lượng tiêu biểu của nước nhà, chói lọi bậc chân Nho, phảng phất hòa nhã như trăng sáng gió lành; phơi phới cát sĩ, dung nghi uyển chuyển như cây ngọc cành quỳnh. Ngài sớm được cất nhắc, đỗ đạt bậc cao, từng làm nhiều chức vị quan trọng trong triều đình. Giữ gìn khí tiết của sứ bộ mà người Minh tôn kính, nắm binh quyền mà giặc Chiêm Thành thực lòng quy phục. Ngôi tới Tam(2) công, chức gồm Lục(3) bộ. Cụ liêm khiết trung thành với bề trên, bao dung với người dưới, danh tiếng hiển hách một thời. Khi về già, cụ cáo quan về quê dạy học, học trò có đến mấy nghìn người thành đạt. Khoa giáp huyện ta thực cũng bắt đầu từ cụ. Thế nên huyện ta thờ cụ làm Tiên hiền khai khoa, phối thờ nơi Văn chỉ. Đình miếu thôn ta và nhà thờ họ thôn ta đều phối thờ cụ. Hiện nay phần mộ của cụ an táng tại gò hình Kim tinh Miếu Đông xứ.
    Phu nhân vốn là con gái của Trần Tướng công người xã Cổ Am huyện Vĩnh Lại tỉnh Hải Dương. Hai cụ sinh được hai con trai. Lúc bấy giờ gia đình nhà ngoại giàu có dư dật nhưng không có con nối dõi. Phu nhân bèn xin cụ cho người con thứ sang làm con nối dõi bên ngoại. Con cháu đời sau của bên ngoại đông đúc, khoa mục nối nhau, trâm anh kế thế, đến như các họ Trần ở Bảo Triện - Gia Bình; Cổ Am - Vĩnh Lại đều là con cháu của họ ta, đời đời phát đạt”.
    Trong 3 bản phả (kí hiệu A.1266; A.680 và bản Ngọc Lũ) sau phần ghi tiểu sử, hành trạng đều có một bài thơ Đường luật ca ngợi khí tiết và công lao của các cụ. Con cháu của Tiến sỹ Trần Bảo nối nghiệp ông cha, sau này có nhiều người được ban tước công, tước hầu. Đó là con trai Trinh Quận công (đời thứ 4), Nghiêm Quận công (đời thứ 5), Bàn Quận công (đời thứ 6), Lộc Quận công (đời thứ 7), Diễn Quận công (đời thứ 8), Yến Đường hầu và Huân Tường hầu (đời thứ 9). Trong đó có hai người cháu gái là Trần Thị Ngọc Thuần và Trần Thị Ngọc Giám, được tiến vào phủ làm Cung tần của Trịnh Tùng và Trịnh Tráng.
    Hậu duệ của Trần Bảo có Bàn Quận công làm quan võ nhưng có rất nhiều thành tựu. Bàn Quận công được làm Phò mã nhà Mạc, kết hôn cùng Chiêu Huy Công chúa, trước phù giúp nhà Mạc, sau về với nhà Lê. Trong gia phả chép những thư từ qua lại giữa chúa Trịnh và Bàn Quận công như: Công di Trịnh thành tổ thệ văn (Bài văn thề của Bàn Quận gửi cho Trịnh Thành tổ), đáp lại Chúa Trịnh có bài Trịnh Thành tổ di công thư (Thư của Trịnh Thành tổ gửi Bàn Quận), hoặc Công kì biểu văn (Bàivăn cầu biểu của Bàn Quận). Khi Bàn Quận mất có bài Lê Hoàng dụ tế công văn (Bài văn tế của vua Lê).
    + Về văn bia: Hiện còn 8 tấm bia nói về các nhân vật dòng họ Trần, nay được lưu giữ tại am Trường Thọ, chùa Diễn Khánh và 1 bia lưu giữ tại nhà thờ họ Trần thôn Ngọc Lũ, 1 bia lưu giữ tại nhà thờ họ Trần thôn Đồng Phú.
    + Về thần tích: Thần tích thôn Trần Xá huyện Nam Xương tỉnh Hà Nam, kí hiệu AE.a13/30 được lưu tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm. Qua đối chiếu bản thần tích có nội dung gần như trùng với các bản gia phả trên. Tư liệu thần tích, thần sắc chúng tôi sưu tầm tại Viện Thông tin Khoa học xã hội cũng có cùng nội dung trên.
    + Về sắc phong: hiện dòng họ còn giữ được 18 đạo sắc gồm:
    Tiến sĩ Trần Bảo được phong 03 sắc, trong đó 02 sắc vào năm Khải Định thứ 2 (1917) và Khải Định thứ 9 (1924).
    Nghiêm Quận công (con trai Tiến sĩ Trần Bảo) được ban 01 sắc niên hiệu Long Đức thứ 1 (1732).
    Đệ nhất cung tần và Đệ nhị cung tần 02 sắc vào các năm Định thứ 2 (1917) và Khải Định thứ 9 (1924).
    Bàn Quận công, được ban 06 sắc vào các năm Đức Long thứ 1 (1629), Dương Hòa thứ 4 (1638), Cảnh Hưng thứ 44 (1783), Duy Tân thứ 7 (1913) Khải Định thứ 9 (1924).
    Lộc Quận công được ban sắc vào năm Vĩnh Trị thứ 4 (1679) và Khải Định thứ 9 (1924).
    Diễn Quận công được ban 02 sắc vào năm Đức Nguyên thứ 1 (1679) và Chính Hòa thứ 4 (1686).
    Tất cả số sắc trên đều là bản gốc, chúng được dòng họ gìn giữ rất cẩn thận, nhưng rất tiếc do thời gian hủy hoại nên một vài bản trong số đó đã bị mủn, rách. Dòng họ đã nhờ Viện Nghiên cứu Hán Nôm phục chế lại, nhưng việc bảo quản số sắc này được bảo đảm về lâu dài đối với dòng họ cũng là một điều khó khăn.
    Như vậy, trải qua gần 600 năm dòng họ Trần đã có đến 25-26 thế hệ với nhiều chi phái sinh sống ở khắp mọi nơi. Trong đó có những chi phái lớn như: Chi trưởng mang tên đệm Trần Quang hiện đang cư trú ở Trần Xá, Đồng Phú, Mão Cầu, xã Nguyên Lý, huyện Lí Nhân tỉnh Hà Nam. Chi thứ (tách ra từ đời thứ 4) cư trú ở xã Cổ Am huyện Vĩnh Bảo thành phố Hải Phòng. Chi út (tách ra từ đời thứ 10) cư trú ở xã Ngọc Lũ huyện Bình Lục tỉnh Hà Nam. Một bàng chi (tách ra từ đời thứ 7) cư trú tại xã Điền Trì huyện Nam Sách tỉnh Hải Dương.
    Chú thích:
    (1) Có lẽ trong gia phả chép nhầm chi tiết “năm Kỉ Sửu niên hiệu Quang Thuận thứ 10 (1469)” thành “năm Kỉ Mùi niên hiệu Quang Thuận thứ 10”, vì niên hiệu Quang Thuận và Hồng Đức của vua Lê Thánh Tông đều không có năm Kỉ Mùi.
    (2) Tam công: Gồm Thái sư, Thái phó, Thái bảo đều hàng chánh nhất phẩm.
    (3) Lục bộ: Tức sáu bộ trong triều đình phong kiến đó là Bộ Lại, Bộ Hình, Bộ Lễ, Bộ Binh, Bộ Hộ và Bộ Công./.
    (Thông báo Hán Nôm hoc, 2010, tr.245-249)


    http://www.hannom.org.vn/detail.asp?param=2065&Catid=915

    .

    GIỚI THIỆU CHUNG
    Cập nhật: 10/06/2015 05:21:49 PM
     
    1- Vị trí địa lý:
    Nam Sách là một trong 12 huyện, thị xã, thành phố của tỉnh Hải Dương, nằm ở phía Đông Bắc tỉnh. Huyện có phía Bắc giáp thị xã Chí Linh, phía Đông giáp huyện Kinh môn và Kim Thành, phía Tây giáp huyện Lương Tài (tỉnh Bắc Ninh), phía Tây Nam giáp huyện Cẩm Giàng, phía Nam giáp thành phố Hải Dương. Huyện cách thủ đô Hà Nội hơn 60 km về phía Tây, cách thành phố Hải Phòng 40 km về phía Đông.

    Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc thăm Công ty CP Gốm Chu Đậu (xã Thái Tân, huyện Nam Sách tháng 4/2018)
    - Nam Sách có diện tích tự nhiên 109,07km2. Dân số có 117.614 người. Mật độ trung bình 1.074 người/km2. Dân số trong độ tuổi lao động chiếm 59,2%; tỷ lệ lao động của huyện qua đào tạo chiếm 43%.
    - Nam Sách nằm trong vùng Đồng bằng châu thổ sông Hồng, đất đai được hình thành bởi sự bồi lắng phù sa của các sông Thái Bình, Kinh Thầy và Lai Vu. Địa hình tương đối bằng phẳng, thuận lợi cho việc thâm canh trong sản xuất nông nghiệp và phát triển một số ngành nghề khác.
    - Huyện có 19 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 18 xã (An Bình, An Sơn, An Lâm, Cộng Hòa, Đồng Lạc, Hiệp Cát, Hồng Phong, Hợp Tiến, Minh Tân, Nam Chính, Nam Hồng, Nam Hưng, Nam Tân, Nam Trung, Phú Điền, Quốc Tuấn, Thái Tân, Thanh Quang), 01 thị trấn Nam Sách - là trung tâm kinh tế- chính trị của huyện. Toàn huyện có 102 thôn, khu dân cư.
    2- Giao thông:

    Huyện Nam Sách có Quốc lộ 37 chạy qua, tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế - xã hội phát triển. 
    Nam Sách có hệ thống giao thông rất thuận lợi: Có đường sắt Hà Nội - Hải Phòng, quốc lộ 5A, Quốc lộ 37, tỉnh lộ 390 chạy qua và có đường thuỷ của ba con sông lớn là Thái Bình, Kinh Thầy, Lai Vu. Quốc lộ 37 qua địa bàn huyện có chiều dài 11,9 km. Tuyến đường này đã được nâng cấp và hoàn thiện theo tiêu chuẩn đường cấp III, mặt đường bê-tông nhựa, rộng 12m. Tuyến tỉnh lộ 390 có chiều dài 8,16 km, mặt đường nhựa với bề rộng mặt đường là 5,5 - 5,7 m. Sau khi Dự án cầu Hàn hoàn thành, huyện Nam Sách có thêm 01 tuyến đường nối từ đường Ngô Quyền (TP Hải Dương) đi qua các xã: Minh Tân, Hồng Phong, Nam Hồng, An Sơn, Nam Chính, Quốc Tuấn giao với Quốc lộ 37.

    3- Lịch sử hình thành:
    Địa danh Nam Sách có từ thế kỷ thứ X; trải qua các thời kỳ, tên gọi và địa giới hành chính của huyện có sự thay đổi khác nhau, nhưng vẫn giữ được tên Nam Sách: Nam Sách Giang, Nam Sách lộ, Nam Sách Thừa Tuyên, Nam Sách phủ, Nam Sách huyện suốt từ thời Đinh, Lê, Lí, Trần... đến nay.
    - Thời nhà Nguyễn, năm Gia Long thứ 3 (năm 1804), cả huyện Chí Linh cũ, ba tổng của huyện Gia Lương (Bắc Ninh), một phần huyện Tiên Lãng (Hải Phòng) và Nam Sách, Thanh Hà ngày nay đều nằm trong một đơn vị hành chính chung gọi là phủ Nam Sách.
    - Tháng 7/1947 Nam Sách thuộc tỉnh Quảng Yên.
    - Tháng 12/1948 Nam Sách chuyển về thuộc tỉnh Hải Dương.
    - Ngày 7/11/1949 Nam Sách lần thứ hai chuyển về tỉnh Quảng Yên.
    - Ngày 22/02/1955 Nam Sách chuyển về tỉnh Hải Dương.
    - Ngày 01/4/1979 huyện Nam Sách hợp nhất với huyện Thanh Hà, đổi tên thành huyện Nam Thanh.
    - Ngày 01/4/1997 huyện Nam Sách được tái lập gồm 23 xã, thị trấn.
    - Ngày 01/7/2008, 04 xã gồm Nam Đồng, Ái Quốc, An Châu, Thượng Đạt chuyển về thành phố Hải Dương (huyện Nam Sách còn 18 xã, 01 thị trấn).       
    4- Phát triển kinh tế
    - Nghề lao động chính của người dân Nam Sách là sản xuất nông nghiệp. Trước đây có nhiều nghề thủ công truyền thống khá nổi tiếng: nghề đan võng ở Quan Đình (xã Đồng Lạc); nghề dệt vải ở Đồn Bối (xã Nam Hồng); nghề làm nồi, ấm đất nung ở làng Lâm Xuyên (làng Quao, xã Phú Điền); nghề trồng cói, dệt chiếu (xã Thái Tân, Minh Tân)... Đặc biệt là nghề gốm sứ ở Chu Đậu (xã Thái Tân).
    - Những năm gần đây kinh tế của Nam Sách có tốc độ tăng trưởng khá, bình quân 5 năm 2010-2015 đạt 8,6%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Năm 2014, cơ cấu kinh tế giữa nông nghiêp - công nghiệp, xây dựng - dịch vụ là: 28,2% -39,2% - 32,6%. Thu nhập bình quân/người/năm đạt hơn 40 triệu đồng.
    - Sản xuất nông nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá với nhiều vùng sản xuất tập trung, quy mô lớn như vùng sản xuất cà rốt ở xã Thái Tân, trồng hành vụ đông ở xã Nam Trung, trồng bí xanh ở xã Hợp Tiến, trồng dưa hấu ở xã Nam Hưng, lúa chất lượng cao ở xã Quốc Tuấn, nuôi cá lồng ở xã Nam Tân,...


    Nghề làm hương ở Quốc Tuấn đem lại hiệu quả kinh tế cao, tạo việc làm cho nhiều lao động
    - Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp có bước phát triển khá. Đến nay, trên địa bàn huyện có gần 300 doanh nghiệp, trong đó có 08 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Riêng Cụm công nghiệp An Đồng với diện tích 35,18 ha, thu hút 13 doanh nghiệp vào đầu tư với tổng vốn đầu tư trên 200 tỷ đồng, tỷ lệ lấp đầy đạt 94,7%. Huyện có 08 làng được UBND tỉnh công nhận làng nghề gồm: Làng nghề chế biến nông sản Mạn Đê xã Nam Trung; 03 làng nghề sản xuất hương (An Xá, Đông Thôn, Trực Trì) ở xã Quốc Tuấn; làng nghề mộc Ngô Đồng, xã Nam Hưng; làng nghề bún, bánh Lang Khê, xã An Lâm; làng nghề gốm Chu Đậu, xã Thái Tân; làng nghề sản xuất gạch không nung Lấu Khê, xã Hiệp Cát.  
    - Năm 2014, xã An Lâm là xã đầu tiên của huyện được tỉnh công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Đến hết năm 2017, huyện có 14/18 xã được tỉnh công nhận đạt xã Nông thôn mới. Năm 2018, huyện phấn đấu có thêm 02 xã là Cộng Hòa và An Sơn được công nhận xã Nông thôn mới; 02 xã còn lại là An Bình và Thái Tân phấn đấu hoàn thành 19/19 tiêu chí Nông thôn mới vào quý 3 năm 2019, để năm 2019 huyện được công nhận huyện Nông thôn mới. 
    5- Văn hóa
    Nam Sách là mảnh đất “địa linh, nhân kiệt", có truyền thống hiếu học và khoa bảng, là nơi sinh ra, nuôi dưỡng nhiều nhân tài lỗi lạc, nhiều danh nhân văn hoá của quê hương, đất nước. Tỉnh Hải Dương có 10 vị trạng nguyên, thì Nam Sách có 5 vị, gồm:
    - Thủ khoa Minh kinh bác học Mạc Hiển Tích (1086), người Long Động, Nam Tân;
    - Trạng nguyên Trần Quốc Lặc (1256) người Uông Hạ, Minh Tân;
    - Lưỡng quốc Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi (1304) người Long Động, Nam Tân;
    - Trạng nguyên Trần Sùng Dĩnh (1487) người Đồng Khê, An Lâm;
    - Trạng nguyên Vũ Dương (1493) người Mạn Nhuế, Thanh Lâm.
    Qua các triều đại phong kiến là huyện có số người đỗ tiến sĩ nhiều nhất cả nước, tới 125 tiến sĩ nho học.
    Hiện nay, huyện có 63 trường học (bậc Mầm non có 20 trường, Tiểu học có 19 trường, THCS có 20 trường, THPT có 4 trường). Huyện có 50 trường đạt chuẩn quốc gia; 45,5% số trẻ trong độ tuổi được huy động ra nhà trẻ; 98,5% số cháu trong độ tuổi ra mẫu giáo, 92% số học sinh tốt nghiệp THCS vào học THPT.
    Hệ thống y tế được phủ kín các xã, thị trấn trên địa bàn toàn huyện. Đến hết năm 2017, toàn huyện có 100% xã, thị trấn được công nhận đạt chuẩn quốc gia về y tế giai đoạn 2011 - 2020.
    - Người dân Nam Sách cần cù, sáng tạo, giàu nghị lực, yêu quê hương đất nước, có cuộc sống văn hoá tinh thần rất phong phú. Ở hầu hết các làng, xã đều có đình, chùa, đền, miếu, nghè với những kiến trúc đẹp, nét hoa văn tinh xảo. Trong huyện có 21 di tích lịch sử văn hóa được xếp hạng, trong đó có 9 di tích xếp hạng cấp quốc gia và 12 di tích xếp hạng cấp tỉnh, trong đó có nhiều di tích nổi tiếng như: Đền thờ Lưỡng quốc Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi (xã Nam Tân), đình Nhân Lý (thị trấn Nam Sách), đình Đầu (xã Hợp Tiến), đình Cả (xã Quốc Tuấn), Từ Vũ (xã Nam Hồng), chùa Vĩnh Khánh (chùa Trăm gian - xã An Bình)... Đến năm 2017, toàn huyện có 94/102 làng, khu dân cư được công nhận làng, khu dân cư văn hóa 101/102 thôn, khu dân cư có nhà văn hóa đạt chuẩn.
    6- Truyền thống cách mạng
    Nam Sách là vùng đất giàu truyền thống cách mạng, qua các cuộc kháng chiến chống xâm lược bảo vệ Tổ quốc, Nam Sách đã có những đóng góp to lớn cho dân tộc. Toàn huyện có 2.808 liệt sỹ, 2.445 thương, bệnh binh, 291 Bà Mẹ Việt Nam anh hùng.

    Đền liệt sĩ huyện
    Với những thành tích đặc biệt xuất sắc trong thời kỳ kháng chiến, huyện Nam Sách cùng 05 xã (Nam Tân, Hợp Tiến, Minh Tân, Đồng Lạc, Cộng Hòa) và 09 cá nhân đã vinh dự được nhà nước phong tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Trong đó, 09 Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân gồm:
    -  Liệt sỹ Mạc Thị Bưởi: Thôn Long Động, xã Nam Tân.
    -  Liệt sỹ Nguyễn Đăng Lành: Thôn Trần Xá, xã Nam Hưng.
    -  Liệt sỹ Nguyễn Trung Goòng: Thôn Vạn Tải, xã Hồng Phong.
    -  Liệt sỹ Nguyễn Đức Sáu: Thôn Uông Hạ, xã Minh Tân.
    -  Liệt sỹ Đỗ Chu Bỉ: Thôn An Lương, xã An Lâm.
    -  Đặng Đức Song: Thôn Chi Đoan, xã Cộng Hoà.
    -  Nguyễn Nhật Chiêu: Thôn Đông Thôn, xã Quốc Tuấn.
    -  Vũ Ngọc Diệu: Thôn Đông Thôn, xã Quốc Tuấn.
    - Liệt sĩ Lê Văn Nhân: Thôn Kim Bảng, xã Phú Điền (được truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lực lượng vũ trang thời kỳ chống Pháp ngày 26/4/2018)


    Đồng chí Bí thư Huyện ủy Phạm Mạnh Hùng động viên thanh niên lên đường nhập ngũ năm 2018
    7- Tôn giáo:
    Trên địa bàn huyện hiện có 02 tôn giáo (Phật giáo và Công giáo) hoạt động được pháp luật công nhận. Bà con lương giáo đoàn kết, chung sống hài hòa trong cộng đồng xã hội
    8- Những sản phẩm nổi tiếng:
    - Gốm Chu Đậu (Thái Tân);
    - Các mặt hàng nông sản chế biến như: hành, tỏi, cà rốt, bí ngô,... (Nam Trung, thị trấn Nam Sách);
    - Hương thơm (Quốc Tuấn);
    - Bún bánh (Lang khê).
    http://namsach.haiduong.gov.vn/ArticleDetail/1/0/4099/1711/GIOI-THIEU-CHUNG.aspx

    .

    Không có nhận xét nào:

    Đăng nhận xét

    Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

    LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

    Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.