Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn xứ-Đông. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn xứ-Đông. Hiển thị tất cả bài đăng

10/01/2024

Miền quê Nam Sách ở xứ Đông - dòng họ Trần (Sùng Dĩnh) ở Quan Sơn

Nam Sách ở xứ Đông có nhiều dòng họ khoa bảng.

Về dòng họ Trần ở làng Điền Trì (làng Rồng), sản sinh ra các nhà khoa bảng thời quân chủ như Trần Cảnh - Trần Tiến, rồi anh em nhà bác Trần Nhuận Minh - Trần Đăng Khoa ở thời hiện tại, thì trên Giao Blog có thể xem ở đây hay ở đây.

Dưới đây thì là một ít tư liệu về dòng họ Trần gắn với Trạng Nguyên Trần Sùng Dĩnh (thời Hồng Đức) và làng Quan Sơn.

09/12/2020

Du lãng xứ Đông, thăm đình làng và nhà cha mẹ của hai anh em Trần Nhuận Minh - Trần Đăng Khoa

Trời miền Bắc trở lạnh. Sáng và tối phải mặc áo rất ấm thì mới yên tâm, nhưng tầm trưa thì có lúc nhiệt độ cao do nắng mạnh nên sẽ phải tháo áo tháo khăn quàng.

Tôi với trải nghiệm du lãng nhiều xứ nhiều nơi, đã làm mẫu cho nhóm học sinh việc mặc áo ấm nhiều lớp, để khi nóng lên thì tháo dần ra và vắt vào túi xách hay quấn quanh đâu đó, còn khi lạnh dần lúc về chiều thì lại khoác dần từng lớp trở lại !

26/02/2020

"Sử thổ phỉ" dưới góc nhìn Trần Nhuận Minh

Ông Tạ Chí Đại Trường thì dùng chữ "sử học thời thổ tả". Loạt bài ấy, của ông, có thể xem ở trên Giao Blog, ở đây (từ năm 2013).

Còn bác Trần Nhuận Minh từ vùng quê mở rộng Quảng Ninh - Hải Phòng - Hải Dương (thực chất vẫn là vùng xứ Đông ngày trước) thì phát hiện dần ra cái gọi là "sử thổ phỉ".

Một đằng là thổ tả, tức bệnh dịch. Dạng như Cô Vy 19 - 20 đang uy hiếp nhân loại toàn cầu. Có liên quan đến phương Tây, vì tác giả thuật ngữ ấy lúc đó đang ở trời Tây.

Một đằng thổ phỉ, tức một loại người mang tính nghề nghiệp. Có liên quan với từ đồng loại ở ngoài vùng mỏ Quảng Ninh là "than thổ phỉ". Có than thổ phỉ, nên cũng có sử thổ phỉ là vì vậy.

27/11/2019

Năm 2019 nhìn lại giáo dục và khoa cử Nho giáo Việt Nam từ Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội)

Khoa thi đầu tiên của lịch sử khoa cử Việt Nam được tính là khoa Tam Giáo (Nho, Phật, Đạo) mở năm Ất Mão niên hiệu Thái Ninh thứ 4 của nhà Lý, tức năm 1075.

Tính từ đó, đến năm 1919 (năm khoa cử Nho giáo chấm dứt tại Việt Nam), thì là tới gần 900 năm. Có nhiều nơi tổ chức hội thảo khoa học nhân sự kiện 100 năm kết thúc khoa cử Nho giáo vào năm nay. Cuộc hôm qua, ngày 26/11, tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) là một trong số đó. Hồi mùa hè thì đã có một cuộc ở Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam (hai cơ quan đồng tổ chức là Viện Nc Hán Nôm và Viện Sử học), xem lại ở đây.

Hôm qua, mình chủ yếu nói về niên đại 1650s.

Thập niên 1650 mang nhiều ý nghĩa với lịch sử trung đại Việt Nam. Khi đó, lãnh thổ Việt Nam ngày nay có ba đàng, là Đàng Trên, Đàng Ngoài, Đàng Trong. Gọi là thế chân vạc (hay đỉnh lập cục diện, hay three kingdoms). Mình nói về Đàng Trên là chính, trong so sánh với hai đàng còn lại. Các trang 118-161 trong kỉ yếu (toàn kỉ yếu gồm 540 trang).

13/06/2019

Giữa biển lửa nắng nóng, gặp anh em họ Trần (Nhuận Minh - Đăng Khoa) và cặp đôi

Hai anh em nhà bác Trần Đăng Khoa thì đã tạm đi nhanh ở đây, trong liên đới với quê hương Điền Trì phủ huyện Nam Sách (nay là xã Quốc Tuấn huyện Nam Sách). Và từ lâu, cũng đã hình thành cặp đôi Trần Đăng Khoa - Hoàng Anh Sướng (ví dụ đọc ở đây).

Hôm nay, giữa cái nóng như phát cháy của Hà Nội, như dự kiến từ lúc đầu, đã gặp cặp anh em và cặp đôi nói trên.

30/05/2019

Chân dung một chính khách : ông Nguyễn Hữu Oanh qua trang viết Trần Nhuận Minh

Trong tủ sách gia đình, có một số sách chuyên sâu được đề tựa hay giới thiệu bởi ông Nguyễn Hữu Oanh - khi ông là Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương. Sau này thì ông chuyển về công tác ở Ban Tôn giáo Chính phủ.

Khi cùng du lãng các nơi, nhất là xứ Thanh và các đền phủ thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh, là khi ông vừa nghỉ chế độ. Mình thú vị với việc ông có thể nói khá tỉ mỉ và hứng thú về vẻ đẹp của không gian thờ tự trong nhà người Việt cổ truyền vùng Bắc Bộ.

17/05/2019

Văn miếu Mao Điền (Cẩm Giàng, Hải Dương) : nơi hiện phối thờ nữ tiến sĩ Nguyễn Thị Duệ

Nhân vật chúng tôi quan tâm từ lâu là bà Nguyễn Thị Duệ - tương truyền là nữ tiến sĩ duy nhất thời quân chủ, được cả nhà Mạc (thời kì Cao Bằng) và nhà Lê Trịnh coi trọng.

Hiện bà được phối thờ trong văn miếu Mao Điền (từ năm 2002).

24/04/2019

Nhà in Việt Nam hồi thế kỉ 19 : hiệu "Hải Học Đường" của trấn thủ Trần Công Hiến ở Thành Đông (Hải Dương)

Vẫn thấy một số bản in khắc gỗ có ghi "Hải Học Đường", cũng nghe loáng thoáng "Hải Học Đường" ở chỗ này chỗ kia, nhưng quả thực là chưa rõ lắm về nội dung cụ thể của danh xưng ấy.

Theo nghiên cứu của Lưu Y Đức đã công bố mấy năm trước, thì tạm hiểu được rằng, đó là một nhà in sách ở vùng Hải Dương (tức Thành Đông hay Xứ Đông nhìn từ Hà Nội) do quan trấn thủ Trần Công Hiến sáng lập. 

Hải Học Đường có thể ra đời vào thập niên 1810, thời vua Gia Long (bản thân Trần Công Hiến thì mất năm 1817, nên nhà in này hoạt động được khoảng 10 năm). 

Mà ông quan trấn thủ ấy lại là người Quảng Ngãi, được triều đình nhà Nguyễn cử ra trông coi Thành Đông. Ông cũng tự trở thành người trông coi nhà in Hải Học Đường.

Sau này, Phạm Phú Thứ có dựng lại Hải Học Đường vào thập niên 1870 khi họ Phạm được cử giữ chức tổng đốc Hải Dương.

23/04/2019

Quê hương Nam Sách với dòng họ Trần (có Trần Tiến xưa, anh em Trần Nhuận Minh - Trần Đăng Khoa nay)

Cụ Trần Tiến là một nhà văn thời xưa, tác giả của cuốn Đăng khoa lục sưu giảng. Đó là một cuốn sách thú vị, thường được trích dẫn trong các nghiên cứu về khoa cử hay nho sĩ thời trước (chẳng hạn, khi viết về Nguyễn Tông Quai 1693 - 1767 và học trò là Lê Quí Đôn, chúng tôi nhiều lần trích sách của cụ Trần).

Cụ Trần Tiến ấy, nghe nói có con cháu chính là anh em Trần Nhuận Minh - Trần Đăng Khoa bây giờ. Đã thấy ảnh của Trần Đăng Khoa trong lần tế tổ gần đây. Và gần đây, Trần Nhuận Minh cũng đã viết bài về các cụ tổ, về từ đường dòng họ. Họ Trần ở Điền Trì này hình như có gốc từ họ Trần ở Lý Nhân - Hà Nam (có cụ tổ là Trần Bảo đỗ Tiến sĩ năm 1469 thời Lê Thánh Tông).

Học giả Nguyễn Đăng Na (của Đại học Sư phạm Hà Nội I ngày xưa) vào thập niên 1980, về Nam Sách để khảo sát về nhóm cụ Trần Tiến, thì đã gặp ngay ông thân của anh em Trần Nhuận Minh - Trần Đăng Khoa (đọc nhanh về anh em văn sĩ họ Trần ở đây hay ở đây). Không nhầm thì ông thân tên là Trần Lâm (để kiểm tra lại sau)

Nghe đâu, phải có ông thân của anh em văn sĩ Trần Nhuận Minh - Trần Đăng Khoa xuất hiện và mang chìa khóa ra, thì năm đó, dưới ánh đèn dầu, học giả Nguyễn Đăng Na mới được lần giở mà xem các cuốn sách cổ quí giá của dòng họ đựng trong hòm.

09/04/2015

Bà Đoàn Thị Điểm là bà Điểm nào ?

Hôm trước, đã nhắc qua về tài tập cổ của bà Đoàn Thị Điểm (bà sử dụng lại một câu trong thơ của Lý Bạch để phóng tác ra cả bài). Đại khái là câu "Vân tưởng y thường, hoa tưởng dung" (ở đây).