Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn Nam-Định. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Nam-Định. Hiển thị tất cả bài đăng

02/09/2021

Nhớ về những bến đò ngang hay bến phà trên quê hương

Bây giờ, nhiều cây cầu hiện đại được xây dựng để nối hai bờ của các dòng sông lớn nhỏ, đưa đến sự thuận tiện vượt bậc cho cuộc sống của cư dân các địa phương. Thế nhưng, vẫn còn rất nhiều những bến đò ngang hay những bến phà, ở cả sông Hồng hay sông Cửu Long cùng các chi lưu.

Tháng 9 năm 2021, nối hai bờ quê hương Nam Định - Thái Bình, vẫn còn bến phà Sa Cao và nhiều bến đò ngang. 

Đọc những cái tên ấy, tên bến và tên làng xã, người ở xa quê đều thấy lòng bồi hồi. Nhớ lắm, những bến đò và những bến phà của quê hương.

05/06/2021

Bùi Văn Tam ở Nam Định : một người đam mê lịch sử và văn hóa dân gian quê hương

Lần gặp mới đây nhất với cụ là vào tháng 4 năm 2021, tại Hà Nội. Ở tuổi vừa 90, cụ vẫn minh mẫn lạ thường, vẫn nói sang sảng, mắt tinh tai thính. Đặc biệt cụ sử dụng zalo thành thạo trên cả điện thoại và máy tính.

04/06/2021

Phủ Giầy Vân Cát - nhà cũ của Thánh Mẫu Liễu Hạnh, 10 năm về trước (2011-2021)

Đó là tháng 6 năm 2011.

Chúng tôi tới nhà cũ của Thánh Mẫu vào một sáng mùa hè tương đối mát, bầu trời hôm ấy mây kéo tới dọa mưa tiếp. Một trận mưa chắc đã đổ xuống đêm qua, nên đường làng vẫn còn nhiều vũng nước.

30/05/2021

Quê hương Sơn Nam Hạ : "chợ Viềng" đâu chỉ có ở Phủ Giày (Vụ Bản)

Chúng tôi dự kiến đi Sơn Nam Hạ vào tháng 5 hoặc tháng 6, nhưng bây giờ thì đành phải đẩy lùi thời gian xuống, vì dịch covid-19 vẫn đang hoành hoành.

Lúc ở Huế hồi cuối tháng 4 (xem lại ở đây) thì tính là cuối tháng 5 có thể ok. Rồi lại hoãn xuống cuối tháng 6. Nhưng bây giờ thì đành phải lùi tiếp, tới tháng 8 hay 9.

Lần này dự kiến chúng tôi đi cả vùng Nghĩa Hưng - Vụ Bản, rồi sẽ du lãng hai bên làng Keo (một bên Keo Thái Bình, một bên Keo Nam Định).

Nhân lúc chuẩn bị, thì ngồi xem tư liệu về chợ Viềng Vụ Bản, tức chợ Viềng Phủ Giày. Tư liệu cũ ghi là "Hội chợ Thánh" hay "Hội chợ Phủ".

Bây giờ, vẫn còn đang có nhiều ý kiến về nghĩa gốc của "Viềng".

Nhưng quê hương Sơn Nam Hạ yêu quí của chúng tôi thì đâu chỉ có một chợ Viềng Vụ Bản (chợ Viềng Vụ Bản thì xem ở đây trên Giao Blog). Thậm ra có nhiều chợ Viềng, tính sơ cũng phải 4 chợ cùng tên "chợ Viêng".

18/01/2021

Bia đề danh tiến sĩ khoa thi năm 1478 (khắc dựng năm 1484), và tên danh sĩ Trần Bích Hoành

Chúng tôi tính du lãng xứ Nam, có ghé qua nơi chốn cũ của cụ Trần Bích Hoành ở huyện Vụ Bản ngày nay.

Tên tuổi cụ được ghi ở nhiều tư liệu cấp quốc gia. 

Trên bia đề danh tiến sĩ khoa thi năm Mậu Tuất - Hồng Đức 9 (năm 1478) thì thấy rõ tên của cụ. Bia này được soạn và khắc dựng vào năm Hồng Đức  15 (năm 1484), tức là muộn lại vài năm. Năm ấy, hoàng đế Lê Thánh Tông sai bọn Thân Nhân Trung soạn văn, khắc đá, dựng bia của nhiều khoa thi cùng một lúc.

Thân Nhân Trung và Ngô Sĩ Liên được vua giao nhiệm vụ độc quyển trong kì thi năm 1478.

Tư liệu ở dưới là bản trực tuyến của Viện Nc Hán Nôm - đã nằm sẵn trên mạng từ lâu. Tuy nhiên, bản hiện nay (đang xem ngày 18/1/2021) thì lại có nhầm lẫn sau: đưa nhầm ảnh chụp văn bia (cụ thể là đưa  nhầm ảnh chụp đề danh tiến sĩ khoa thi năm Mậu Tuất, nhưng là đời Cảnh Hưng, mà không phải đời Hồng Đức !).

06/06/2020

Học giả Ngô Đức Thịnh vừa từ trần, thọ 77 tuổi (1944 - 2020)

Mấy năm nay, ông cứ yếu dần đi do phải vật lộn với bệnh tật ngày một trầm trọng. Mới đầu, những năm 2008-2010 thì chỉ là huyết áp, rồi sang tiểu đường, cuối cùng là chạy vào thận. Ít ngày trước gia đình đã đưa ông vào khoa hồi sức tích cực của Bệnh viện đa khoa Nông nghiệp (Ngọc Hồi, Hà Nội).

Sáng nay, Thứ Bảy ngày 6 tháng 6 năm 2020 (ngày 15 tháng 4 năm Canh Tí), ông đã nhẹ bước ra đi.

Với cá nhân tôi, ông là thủ trưởng cơ quan trực tiếp (trưởng phòng, viện trưởng), đồng thời là người thầy hướng dẫn luận văn thạc sĩ (luận văn đã bảo vệ đầu năm 2000). Chúng tôi đều là người xứ Sơn Nam Hạ. Trong mười năm gần đây, ông tâm đắc với từ "nhóm học giả Sơn Nam" trong nghiên cứu về Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Từ ấy là do ông đưa ra.

Mấy ngày trước, tôi ngồi xử lí số tư liệu của lần đưa ông về thăm làng Ikisan ở miền Tây nước Nhật Bản vào mùa đông năm 2002 (lúc đó tôi đang làm điều tra dài hạn ở làng). Tức là tư liệu của khoảng 18 năm về trước, lúc ấy ông vẫn đang là Viện trưởng Viện Nghiên cứu Văn hóa Dân gian - nay đã đổi tên thành Viện Nghiên cứu Văn hóa. Chuyến ấy, ông sang Nhật Bản dự hội thảo ở một nơi khác. Chúng tôi sắp xếp để ông xuống Fukuoka và tới thăm làng Ikisan trong thời gian ngắn.

11/03/2020

Tạm dừng lễ hội Phủ Giầy (mùng 3 tháng 3 âm) để tránh đại dịch Cô Vy

Một lễ hội có qui mô lớn hàng đầu ở vùng đồng bằng Bắc Bộ cả về không gian và thời gian, ví dụ có thể đọc lại trên Giao Blog các dịp trước đây, ở đây (năm 2019) hay ở đây (năm 2018).

Đó là lễ hội Phủ Giầy - thánh địa của tín ngưỡng Thánh Mẫu Liễu Hạnh, mà ý nghĩa chính của hội là gắn với ngày Thánh Mẫu về trời ở lần giáng sinh xuống Tiên Hương, là ngày mùng 3 tháng 3 âm lịch. Trùng với tiết Thanh Minh ở vùng miền núi phía Bắc, ví dụ vùng người Tày người Nùng thì là Sing Ming (phát âm của hai chữ Hán là Thanh Minh).

Trước đại dịch Cô Vy, phía nhà đền đã tổ chức nhiều lần phun thuốc khử dịch, cho đến ngày 10/3/2020.

22/06/2019

Văn nghệ Thứ Bảy : mùa hè rực rỡ hai năm về trước ở Phủ Giày - Nam Định

Phủ Giày Nam Định là gốc.

Lại có Phủ Giày Sài Gòn được xây dựng sau năm 1954, vốn là do nhóm con cháu họ Trần Lê ở Phủ Giày Nam Định di cư đứng lên khởi xướng. Theo truyền ngôn, mẹ con bà Trần Lệ Xuân (phu nhân của ông Ngô Đình Nhu) có đóng góp tinh thần và tài lực lúc kiến thiết cũng như duy trì việc thờ phụng sau này. Bà Nhu đã đề xuất việc phụng thờ cả Liễu Hạnh công chúaHai Bà Trưng tại Phủ Giày Sài Gòn. Cho đến ngày nay, tháng 6 năm 2019, vẫn thờ phụng như vậy.

Đại khái, đã nói về quan hệ giữa Phủ Giày Sài GònPhủ Giày Nam Định trong một bài học thuật công bố chính thức cuối năm 2018 và đầu 2019, ở đâyở đây. Thật ra, vào giữa năm 2018 (hồi tháng 5 năm đó), đã công bố bản tạm thời trong một hội thảo quốc tế tổ chức tại Đại học Trung Sơn (Quảng Châu, Trung Quốc), xem nhanh ở đây.

09/04/2019

Đêm nay mùng 5 tháng Ba rước đuốc ở Phủ Giầy : đưa toàn văn bài về nguyên vật sắc phong năm 1683 cho Liễu Hạnh công chúa

Đang là hội Phủ Giầy. Chương trình tổng thể đọc ở đây.

Đêm mùng 5 tháng Ba, tức đêm nay (dương lịch là ngày 9/4/2019, Thứ Ba), là đêm rước đuốc hoành tráng với khoảng 1500 lực sĩ rước 1500 ngọn đuốc. Sáng mai sẽ là lễ rước thỉnh kinh. Năm ngoái, năm 2018, thì đêm rước đuốc khá thú vị, xem lại ở đây.

Nhân dịp này, Giao Blog đưa toàn văn một bài viết học thuật về sắc phong nguyên vật năm 1683 cho Liễu Hạnh công chúa. Đây cũng là bài viết học thuật mới nhất về chủ đề hệ thần Liễu Hạnh vừa xuất bản.

07/04/2019

Hội Phủ Giầy 2019 : khai hội ngày 3 tháng 3 (tức 7 tháng 4 dương lịch)

Trước ngày hội, thủ nhang của Phủ Tiên Hương - thanh đồng Trần Thị Huệ - đã nêu quan điểm về mấy vấn đề nổi cộm liên quan đến quần thể Phủ Giầy (Giày/Dày/Dầy) ở Nam Định. Đó là:

- Vấn đề Ban Quản lí các đền phủ (chính quyền cấp huyện muốn chiếm lĩnh sự chỉ đạo cao nhất; vai trò của thủ nhang và thanh đồng quản trị truyền đời thì chưa được xem trọng đúng mức);

- Vấn đề sắc phong thật - sắc phong giả (đã râm ran báo chí giấy và mạng từ nhiều năm qua, ví dụ xem ở đây). Kéo dài khá lâu, chưa được xử lí dứt điểm.

Bây giờ là vào hội rồi.

04/02/2019

Quê hương của Thánh Mẫu Liễu Hạnh đầu năm 2019 : "phủ chính" và "sắc phong 1683"

Câu chuyện đâu là "phủ chính" thì đã rất lâu rồi. Chúng tôi đã viết bài học thuật từ nhiều năm trước (lần gần đây nhất là 2009, tức cũng đã 10 năm, mà là nhắc lại sự kiện năm 1939 - tức cách nay 80 năm).

Sắc phong mang niên đại 1683, được khẳng định lần đầu tiên (sớm nhất và chi tiết nhất) bằng bài viết học thuật vào năm 2018, tại hội thảo quốc tế ở Quảng Châu (xem ở đây). Sau đó, cũng đã in kì đầu tiên trên số 5 cùng năm của tạp chí Nghiên cứu và Phát triển (đọc lại ở đây). Tháng 12 năm 2018, tiếp tục khẳng định về sự phát hiện đích thực sắc phong 1683, tại hội thảo ở Hà Nội, đọc lại ở đây.

Không có tài liệu chính thức nào sớm hơn tháng 5 năm 2018. Còn bằng lời thì đã khẳng định từ tháng 6 năm 2017.

Bây giờ, dưới quê hương Nam Định mới chính thức vào cuộc với số sắc phong mới được tạo ra bởi các nhà thư pháp hiện đại. Cũng lại một lần lan man tiếp về vấn đề "phủ chính".

19/01/2019

"Phát ấn nửa đêm" song hành cùng "mua quan bán tước" : về lễ hội đền Trần 2019

Các nơi đang bàn về lễ phát ấn đền Trần (Nam Định) năm mới 2019.

Các cụ địa phương muốn khôi phục phát ấn vào nửa đêm cho "đúng với truyền thống". Là bởi, mấy năm vừa rồi, đã chuyển phát ấn nửa đêm sang phát ấn từ sáng sớm.

Võ sư Huỳnh thì nhận xét: "Kể từ ngày phát ấn thì nạn mua quan bán chức cũng tăng lên chóng mặt, sinh ra những quan chức, hư hỏng tham nhũng...trong những quan chức hư hỏng đó thì tỉnh nhà cũng góp phần không nhỏ".

Thế giới có "phát minh", "phát kiến", "phát hiện", ... Bình thường quá ! Riêng chỉ Đại Việt của chúng ta thời Đổi Mới này là có "phát ấn". Độc đáo rõ thế còn gì. Cần gì "phát minh", chỉ cần "phát ấn".

10/10/2018

Một tay gây dựng phủ, đền (bài Bùi Quang Thanh, về bà Vân Phủ Nấp)

Một bài vừa xuất hiện trên tờ Lao Động.

Bác Thanh viết theo trí nhớ, nên nhiều điểm không chuẩn. Trí nhớ là cái rất dễ làm người ta mắc lừa hay tự mắc lừa. Trong một bài viết học thuật khoảng 12 năm trước, tôi đã phê phán cái gọi là "theo ông bà kể lại". Cái đó, nói kĩ sau.

Nhà thơ thần đồng Trần Đăng Khoa cũng do nhớ láng máng, nên đã đinh ninh là đến viếng Phủ Tây Hồ (Hà Nội) vào năm 1969, lúc mới lên mười ! Làm gì mà biết Phủ Tây Hồ năm đó cơ chứ ! Tôi đã phê nhè nhẹ bác Khoa ở điểm này trong bài học thuật (xem lại ở đây, năm 2016). Bác Khoa mãi đến 1999 mới đem thơ mình ra chỉnh lí, nên có sửa bài Hà Nội viết năm 1969, và đưa thêm "Phủ Tây Hồ" vào đó cho cập nhật mà thôi.

17/08/2018

Lướt xem nơi hoạt động thời 1670s của cha Pierre Lambert tại Nam Định (bài của Tuyết Trần)

Một ghi chép nhanh về một chuyến đi nhanh về quê nội Nam Định của Tuyết Trần. Sẽ thấy hình ảnh của nhà thờ và những nơi chốn gắn với cha Pierre Lambert (người đã hoạt động tích cực ở Việt Nam thời 1670s). Sẽ thấy nhà thờ đổ Hải Lý, nhà thờ Phú Nhai, nhà thờ Kiên Lao,... và thú vị nhất là những suy tưởng về quê hương của chị Tuyết Trần.

Chị đi về quê cùng chồng người Pháp. Được các sơ ở Nam Định thết đãi bằng nước chanh và chuối ngự cùng bánh thánh vụn.

20/07/2018

Quất Lâm không xa xôi : Phong trào văn nghệ ở thị trấn đang lên cao

Biển ở Quất Lâm (Nam Định) thường ngàu đục, hệt như bên Cồn Vành (Thái Bình). Đợt này, khắp miền Bắc đang mưa dầm dề do ảnh hưởng dông bão, nên biển Quất Lâm chắc vẫn lại đục như thế. Nhìn ra biển lúc sóng toàn đất đỏ cuộn lên thế này, có gì đó rất buồn mà không thể nói ra lời.

Đã một thời gian dài, không có điều kiện về thăm quê hương Giao Thủy và ghé thăm thị trấn biển Quất Lâm. Bây giờ, nghe nói phòng trào văn nghệ ở đây đang lên cao.