Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

28/02/2014

NHÂN QUẢ của tướng Nguyễn Chu Phác (2013)

Tướng Nguyễn Chu Phác cho 4 dòng dưới đây, tạm gọi là thơ/ca/vè, là thuộc về dân gian (của dân gian làm ra):


Ai ơi chớ vội khoe tài,


Hôm nay võng lọng ngày mai bộ hành.

Ngày kia bị, gậy, chiếu manh.

Ngày kìa đui cụt, lê quanh chân giường !”.

27/02/2014

Thử tìm lại cỗi nguồn của NGOẠI CẢM : Tướng Nguyễn Chu Phác chính thực là một ông đồng, tướng Nguyễn Nam Khánh và ông Nguyễn Thiện Nhân

Phải lùi lại khoảng 14 năm, tính từ thời điểm năm Giáp Ngọ 2014. Để thấy rất rõ: bản thân ông tướng Nguyễn Chu Phác đã trực tiếp chỉ đạo tìm mộ qua điện thoại. Chứ không phải ai khác.

Quân đội và quân nhân đương chức, tức người của Bộ Quốc phòng, đã trực tiếp trở thành nhà ngoại cảm. Chứ không còn phải là nhờ, hay huy động nhà ngoại cảm nữa.

25/02/2014

Rớt kiếm : Chiêu thức cho năm Giáp Ngọ 2014 và những năm tiếp theo

Chỉ là ghép những bức hình đã có lại với nhau, để thành một câu chuyện. Tất cả đều trong phạm vi hài. Mua vui cũng được chừng nửa trống canh. Ý tưởng và một phần giáo trình là của thầy Thiên Lý (cần xem trước bên thầy Thiên Lý rồi đọc tiếp bên đây).


Đi đến bước đường cùng, cạn kiệt tất cả, người ta chỉ còn biết trông và cậy vào ông Bao Công hiện hình trên tường:

1330597057-chuyen-la-1.jpg

Ukraina xuất hiện, từ tháng 2 năm 2014

Tin tức về Ukraina (chẳng hạn hay ví dụ thêm) đang bùng lên trong báo giới khắp nơi, không chỉ Việt ngữ.

Với riêng blog của tôi, thì một hiện tượng mới liên quan đến Ukraina. Đó là gần đây, có nhiều bạn đọc từ đất nước ấy truy cập vào hàng ngày. Đại khái như sau (xếp hạng tự động của máy đối với ngày hôm nay 25/2/2014):

Sử Việt thời thổ tả - Hùng Vương và UNESCO (Tạ Chí Đại Trường)

Bài mới trong loạt bài Sử Việt thời thổ tả của cụ Tạ Chí Đại Trường.

24/02/2014

Phát hiện của Bùi Thảo (từ tháng 8/2013) : Hình như, vào năm 2009, Phan Thị Bích Hằng đã đạo thơ của Bùi Văn Bồng ?

Mãi đến tháng 11 năm 2013, lần đầu tiên, tôi mới biết đến bài thơ "Lời ru ngọn cỏ" của một người ghi tên là Phan Thị Bích Hằng trên tờ Quân đội Nhân dân (xem lại entry đã đi ở đây).



Tìm được bài ấy là hoàn toàn vô tình. Hiện chưa biết tác giả đích thực là ai, nên cứ dùng đúng tên đã ghi trên bài thơ là "Phan Thị Bích Hằng".

23/02/2014

Đường sắt trên cao, vượt lên trên cả những mái chùa cong cong

Đại ý đường sắt ở trên cao, loại một đường ray, mà chúng tôi quen dùng là như sau:


Loại một đường ray thì ở Tokyo chỉ có một tuyến duy nhất. Đó là đoạn nối thành phố với sân bay quốc tế Narita. Chúng tôi thường rất ít sử dụng loại này, bởi vừa đắt, vừa không khoái.

Nhưng xuống Osaka thì lại rất thường xuyên. Tôi có sở thích là đứng ở khoang ngay sau buồng lái, để ngắm nhìn người lái tàu làm việc !

Đá làng Nhồi và hòn vọng phu (tờ Năng lượng Mới 2012)

Có một hòn vọng phu ở làng Nhồi (Thanh Hóa). Thật may, vẫn còn đó, sừng sững giữa trời (hay người ta chưa kịp đưa vào lò nung vôi). 

Tên chữ của làng là "Nhuệ thôn" (thôn Nhuệ).


Ảnh trong bài

Tìm mộ liệt sĩ: Nhà thơ Đỗ Trọng Khơi tự kể chuyện nhà mình (2010), và kể hộ chuyện nhà người (2014)

Nhà thơ Đỗ Trọng Khơi ở Thái Bình (nguồn)

Anh là người có nghị lực phi thường. Phải đi lại bằng xe lăn. Luôn sống vui vẻ và sáng tác rất khỏe (cả văn, cả thơ, và nhạc nữa).

22/02/2014

Phóng viên Đình Phong (Soha) đã chuyển giúp thỉnh nguyện đến ông đồng Nguyễn Phúc Giác Hải

Hôm 11/2/2014 vừa rồi, tôi đã đưa một lời thỉnh cầu mở trên không gian mạng, rằng: "Các Phật Bà hay các Thánh Nữ hãy ra tay chứng minh khả năng siêu phàm của mình". 

Hôm nay, 22/2/2014, qua bài vừa xuất hiện trên Soha, thì biết: phóng viên Đình Phong đã mang thỉnh nguyện đó đến cuộc trò chuyện với ông Nguyễn Phúc Giác Hải. Dẫn dắt của Đình Phong như sau:

"
Có nhiều "nhà ngoại cảm" tìm đến gặp gia đình, mong muốn "nói chuyện" với linh hồn chị Huyền tại bờ sông Hồng. Tuy nhiên, kết quả tìm được vẫn bằng không. Cũng trong thời gian đó, hàng loạt sự kiện “vạch mặt” những người giả ngoại cảm lừa đảo thân nhân liệt sĩ gây “bão” trong dư luận. Không ít người đặt câu hỏi: “Tại sao các nhà ngoại cảm chân chính không đứng ra giúp đỡ tìm thi thể nạn nhân xấu số trong vụ Cát Tường để chứng minh khả năng?

Đi tìm lời giải đáp cho câu hỏi này, chúng tôi có cuộc trao đổi với Nhà nghiên cứu Nguyễn Phúc Giác Hải- Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu và ứng dụng tiềm năng con người.
"

Cuộc chiến thông tin về cầu Long Biên : Tạm gọi là giữa chiếc đinh và con thiên nga

Một bên chủ kiến phá bỏ, còn bên kia là chủ kiến lưu giữ. Cùng cây cầu Long Biên, thì một bên coi như rác thải, một bên thì xem như di sản độc nhất vô nhị của Đại Việt thế kỉ XX.

phoi-canh-1531-1392880358.jpg
Nguyên chú: Đồ họa mô phỏng phương án di dời 9 nhịp cầu Long Biên cũ ra bãi sông Hồng phục vụ thăm quan du lịch (Ảnh: ĐL)

21/02/2014

Bài thơ của thần linh ban cho ông Nguyễn Văn Hưởng

Đây là một bài giáng bút. Thần truyền ý qua bút, và mở đầu bằng lời gọi rất trìu mến : "Nguyễn Văn Hưởng, Nguyễn Văn Hưởng !".

Cái tên được gọi trìu mến ấy nằm trong khung màu đỏ dưới đây (chỉ có cái khung đó là tôi thêm vào, còn toàn bộ là nguyên ý của thần linh):



Ở trên cái khung màu đỏ, thần đã ghi rất rõ mấy chữ quan trọng là: Tứ Nguyễn sinh Văn Hưởng. Dịch ra là: "Ban cho cậu Văn Hưởng họ Nguyễn".

Làng Nhồi ở xứ Thanh và nghề chạm khắc đá : Đang đối diện nguy cơ bị lãng quên, do sự lấn lướt của hàng Trung Quốc (2013)

Công trình đá của người dân làng Nhồi hiện đang thấy ở khắp mọi nơi. Trong lịch sử, cái tên Nhồi gắn liền với những địa danh như núi Yên Hoạch (cũng là An Hoạch), chùa Hinh Sơn, địa phương Quảng Nạp,...

Thời Bắc thuộc, các triều đại Trung Hoa đã biết tiếng đến chất lượng của đá làng Nhồi và bàn tay khéo của người thợ làng đó. 

Thời Pháp thuộc, nghề đá làng Nhồi phát triển cao độ.

Núi Nhồi (núi Yên Hoạch) và thợ làm đá làng Nhồi cùng khách hàng đến từ Huế năm 1936

20/02/2014

Chơi chữ : "Trạng chết thì chúa cũng băng hà" (Giáp-Ngọ-A-Rê-Tê chết thì chúa cũng băng hà)

Trạng chết chúa cũng băng hà

Trạng chết chúa cũng băng hà
Dưa gang đỏ đít thì cà đỏ trôn


Câu ấy là nằm trong truyện dân gian, do dân gian làm ra và thuộc về dân gian. Cả câu chuyện đã được ông Landes (một người Pháp sống ở Chợ Lớn) sưu tầm và dịch ra tiếng Pháp từ thập niên 1880. Đó là một trong những bản kể trên giấy trắng mực đen sớm nhất. 

19/02/2014

Ý tưởng biến cầu Long Biên (tức cầu Paul Doumer trước đây) thành bảo tàng treo trên sông Hồng

Ý tưởng đó của Kiến trúc sư Nguyễn Nga - một Việt kiều Pháp hiện sinh sống tại Hà Nội - đã có từ nhiều năm trước. Tôi trực tiếp nghe từ khoảng giữa năm 2009. Sau đó, đã trực tiếp giúp chị ở một phần việc trong năm 2010 (Festival Cầu Long Biên 2010 “Cầu rồng kể chuyện nghìn năm” ). 

Bẵng cái, đã 4 năm trôi qua. Từ đó, Festival cầu Long Biên chưa được tổ chức mới (đến nay, mới có hai lần, vào năm 2009 và năm 2010).

Đại khái ý tưởng của chị Nguyễn Nga như sau (trích tư liệu cá nhân, bản quyền thuộc Nguyễn Nga):

18/02/2014

Trước ống kính của Thu Uyên, người nhà liệt sĩ vừa bày tỏ "căm phẫn" với Phan Thị Bích Hằng

Trở về từ ký ức số 26 mới phát. Người nhà liệt sĩ kể về 2 năm chầu chực ở trước nhà Phan Thị Bích Hằng, rồi nhận được lời phán hoàn toàn sai.

Thu Uyên sử dụng từ "tội ác".

Màu sắc chiến tranh hiện rõ trong gương mặt và giọng nói. Từ góc nhìn người quan sát, có cảm giác hơi kịch trường.

17/02/2014

Ngẫu nhiên trùng hợp ngày 17/2/1979 : Sáng quân Tàu tấn công biên giới, tối đám cưới con trai Tổng Bí thư Lê Duẩn

Một sự trùng hợp tựa như ngẫu nhiên, mà bây giờ, ông Lê Kiên Thành mới tiết lộ. Bài viết của chính nhân vật, vừa lên TNO ngày hôm nay.

"Nhất sinh nhất phẩm" : Đứng dậy sau 10 năm buồn thảm (một trong những phim đáng xem nhất của điện ảnh Nhật Bản)

Tôi cũng xem lại sau đúng 10 năm.

Nhan đề chính thức của bộ phim là Asuka - tên nhân vật chính, là nữ, một người thợ làm bánh. Đồng thời, Asuka là tên của một ngôi làng ở Nara, nơi nhân vật chính chào đời. Cuối cùng, cũng là tên của một món bánh giúp đại gia đình Asuka đứng dậy dựng lại cơ nghiệp sau 10 năm thất bại và luân lạc.

Hiệu bánh của ông bà ngoại Asuka ở giữa chốn đô hội Kyoto. Đó là một hiệu bánh nổi tiếng, có gần ba trăm năm lịch sử. Tiểu thư Asuka đã tình nguyện nối nghiệp nhà, trở thành đệ tử của chính cha mình để học nghề làm bánh gia truyền. Trong hiệu bánh, có một bức thư pháp cổ phong:

Nhất sinh nhất phẩm (một đời để lại một tác phẩm)

16/02/2014

Tiếp đến, những từ "chệc", "chệch", "chệt", trong tiếng Việt, có nghĩa gì ?

Hôm qua, đã bàn đến những từ "khựa" và "Tàu khựa".

Bây giờ, sang loạt 3 từ khác, như đã viết trong tiêu đề entry này. 

Để đảm bảo rằng, những từ ấy đã có trước năm 1900 (cũng tức là trước 1911, trước 1930, trước 1945, và trước 1979), tôi sẽ dẫn đoạn tư liệu đã xuất bản năm 1880. Cụ thể như sau:

Bệnh viện huyện Trùng Khánh : Bị phá hoại vào tháng 2 năm 1979

Có thể đọc trước bài trên blog của anh Cóc : Ngã rẽ cuộc đời.

Đi dọc biên giới Việt Trung, từng có lúc chúng tôi đã ở lại Bệnh viện Đa khoa huyện Trùng Khánh trong 2 ngày. Thi thoảng ghé thăm, gần đây, thì không còn được gặp cô hộ lí lớn tuổi đã làm rơi chiếc khăn vào chậu nước, ở buổi sáng đầu tiên đó (người ta cho biết: cô đã nghỉ hưu, lại trở về sống trong bản).

Thật ra, đó là chiếc mũ đội đầu trong ngành y. Rơi vào chậu nước, có lẽ bởi có chút bất ngờ trước những người khách ở nơi xa đến (không nói tiếng Tày như vốn dĩ trong vùng).

Hình ảnh của bệnh viện trong chiến tranh biên giới tháng 2 năm 1979. Quân Tàu đã tàn phá toàn cơ sở y tế này:

15/02/2014

Từ "khựa" và "tàu khựa" trong tiếng Việt có gốc gác từ đâu, và nghĩa gì ?

Bây giờ, thấy người ta rất hay dùng chữ "khựa". Trống không thế thôi. Chứ hồi bọn tôi còn nhỏ (những năm 1980s), thấy đám anh chị hay nói những thứ như "Tàu khựa" hay "mết in Chi-na Tàu khựa", tức là có chữ "Tàu" đi kèm, như thói quen. 

Biết từ đó, nhưng hầu như, tôi chưa sử dụng chữ "khựa" bao giờ, chỉ dùng "Tàu" (quân Tàu, người Tàu, hàng Tàu,...).

Cứ cảm thấy chữ "khựa" là chữ gì đó không thuần, không sạch, nên không muốn dùng. Chỉ thế thôi.

Lớn lên, vào đại học, dần dần hiểu từ "khựa" không phải không thuần, không phải không sạch, nó cũng như những từ bình thường khác. Có điều, cần phải hiểu gốc nó từ đâu ra. Gốc của nó, chắc là từ mại võ mà ra. Không tin, hãy thử ngắm bức ảnh này sẽ dần hiểu.

Mại võ (ảnh chụp trước năm 1900)

Bức ảnh được chụp vào đầu những năm 1890, tại Việt Nam.


Đông Quản (Quảng Đông) hiện nay và Hà Nội 1930s-1940s : 10% dân số liên quan đến nghề bán hoa

Báo chí Việt Nam đang gọi là "Đông Quản". Còn tôi thì quen gọi là Đông Hoán, thành ra không gọi khác được. Mấy lần du lãng trên đất Đông Hoán, nhưng chưa từng đến khu phố đèn đỏ ở đây để thưởng lãm. Kể ra, thế là chưa đến Đông Hoán mất rồi ! Cũng bởi toàn giao lưu với giới nhà chùa nhà trường mỗi khi tới Quảng Châu - Đông Hoán.

Theo báo chí Việt Nam thì : "Nằm ở khu vực đồng bằng châu thổ Châu Giang, Đông Quản là thành phố được mệnh danh “kinh đô tình dục” của Trung Quốc. Với chỉ hơn 8 triệu dân nhưng có 10% dân số Đông Quản có liên quan tới mại dâm. Trong đó, theo số liệu của South China Morning Post, có khoảng 300.000 cô gái đang hiện đang hành nghề ở thành phố này". Tạm tin như vậy, mà chưa tra cứu tư liệu nguồn.

13/02/2014

Hội đàm chính thức đầu tiên, của đồng chí Bất Phá (Nhật Bản) và đồng chí Hồ Chí Minh, phải sử dụng tiếng Trung Quốc để trùng dịch

Hôm trước đã kể bằng kỉ niệm của chính bản thân tôi về nghệ sĩ chuyên hát enka của Nhật Bản là Sugi Ryotara. Như một lời cảm ơn.

Hôm nay, xin kể về cuộc hội đàm đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam với Đảng Cộng sản Nhật Bản vào thập niên 1960, tại Hà Nội, mà hai nhân vật chính là Hồ Chí MinhFuwa Tetsuzo 不破哲三. Kể qua tư liệu vừa được công khai của ông Fuwa 不破 - người hiện giữ ngôi tạm gọi là tiên chỉ của Đảng Cộng sản Nhật Bản (chúng tôi gọi tên bác này là Bất Phá theo âm Hán Việt, với nghĩa "không thể phá được", "không tiêu diệt được"; mà quả thực, tên Bất Phá là bác ấy đặt ra, tức bút danh, còn tên thực thì không phải vậy).

Năm 1962 (tại Hà Nội):
Tháng 2 năm 1966, đồng chí Hồ Chí Minh và đồng chí Bất Phá cùng nâng cốc

11/02/2014

Các Phật Bà hay các Thánh Nữ hãy ra tay chứng minh khả năng siêu phàm của mình

Cuộc chiến giữa "Phật Bà" và "Uyên Bà" (Ưu Bà Bà) vẫn đang tiếp diễn. Gia đình nạn nhân vụ thẩm mĩ viện Cát Tường cũng chưa dừng cuộc tìm kiếm, dù gần như đã vô vọng.

Quảng Châu loan thuộc nước Đông Pháp (1898 - 1945)

Lẽ ra vùng Quảng Châu loan (vũng Quảng Châu, vịnh Quảng Châu thuộc tỉnh Quảng Đông) vẫn thuộc vào nước Pháp cho tới năm 2000, nếu không có sự kiện trục phát-xít thất bại năm 1945. Cuối cùng Quảng Châu loan được người Pháp trả cho Trung Quốc sớm hơn thời hạn tới hơn 50 năm.

10/02/2014

Thêm một bộ phim do người Việt sản xuất thời 1920s ở Hà Nội

Ở một entry trước, đã nói về bộ phim sản xuất năm 1926, bởi Hương Ký ở Hà Nội. Phim về cụ Phan Bội Châu, mà là do chính bản thân cụ đóng vai chính (tức tự mình đóng về mình).

Thăm nhà cụ Hosoi ở vùng ngoại ô Đông Kinh

Nhà mình ở Odai, em đừng khóc


Lối nhỏ dẫn vào nhà cụ luôn thấy cái cột điện sừng sừng ở cuối đường. Đi quá lên một chút, ở sau cái cột điện ấy, là một đường tàu điện (ngồi trong nhà cụ nghe rất rõ tiếng tàu điện chạy qua, tuy không thấy). Nếu lên tàu ở ga ấy, thì chỉ khoảng 30 phút, là vào tới trung tâm thành phố.

Nhà cụ ở đối diện với cái máy bán nước tự động 
(cái máy sơn màu đỏ ấy là do công ty bán lẻ vừa mới đặt, tôi chưa từng mua nước ở đó bao giờ là vì vậy)

09/02/2014

Cô Nghi vừa được cô Doan tặng Huân chương Lao động hạng 3 (tháng 8 năm 2013)

Bây giờ, đang ở Phủ Tây Hồ. Năm nay, tức mấy hôm trước, cô Doan đến chúc Tết ở đây (Ban Quản lí Di tích Phủ Tây Hồ đón tiếp). Nhân thế, một ông đồng đang chấp tác ở đó, có nhắc: cô Doan cũng vừa mới tặng huân chương cho cô Nghi đó.

Đại khái như sau.

08/02/2014

Nguyễn Ái Quốc năm 1940 cầu nguyện cho linh hồn dân Việt Nam được tiếp dẫn tới Mạc Tư Khoa của Stalin

Tính xác thực của bài sớ ứng khẩu dưới đây đã được các nhân chứng, cũng như các nhà nghiên cứu về cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam xác nhận.

Đó là năm 1940, tại Vân Nam (Trung Quốc). Quân đội Nhật đã gây thảm sát (ném bom vào khu dân thường), trong đó, có tới mấy chục mạng Việt kiều. Nguyễn Ái Quốc và Phùng Chí Kiên đã trực tiếp trở thành hai thầy cúng (đạo sĩ) làm ma cho họ.

Nguyễn Ái Quốc viết năm 1940 : "Trung - Việt khác nào môi với răng"

Lấy nguyên từ bộ sách.

Tác giả viết trong vai một kí giả Trung Quốc sang Việt Nam chơi và ghi lại ca dao của nước ấy. 

Nhắc nhở của báo Gia Lai (10/2013): Cần xác minh thông tin chính xác

Ảnh trong bài của báo Gia Lai

06/02/2014

Thử xem khả năng siêu phàm của cô Hòa : Hộp quẹt zippo và đèn pin nằm sâu dưới nền nhà, ở trong tăng đã nát (4/2013), thật hay giả ?

Bạn nào có hứng thú, cần xem 3 đoạn clip đã nằm trên YouTube. Mà phải xem kĩ lưỡng mới được.

Để tiết kiệm một chút thời gian có thể, tôi tạm tóm tắt sự việc như sau (qua 2 tấm ảnh được cắt ra từ các đoạn clip nói trên, và 1 tấm ảnh lấy về từ trang Đông La).

1. Tổng quát toàn sự kiện:



2. Trước khi đào nền nhà, cô Hòa vẽ trên giấy hai cái hình mà cô đã "thấu thị":


3. Kết quả là, đã đào sâu xuống nền nhà và tìm thấy:


Hộp quẹt Zippo trong chiến tranh Việt Nam (Phú Riềng, Phú Bài, Đà Nẵng, Củ Chi, ...)

05/02/2014

Hình ảnh nhãn tiền về não trạng hiện tại của giáo dục làm người ở Việt Nam

van-mieu-dau-nam-6-5333-1391493126.jpg
2014, Văn Miếu Quốc từ giám ở Hà Nội (Nguồn)
Con gái lớn của đại gia Đoàn Nguyên Đức (Hoàng Anh Gia Lai) tự nói về bố mình, và trong so sánh với đại gia Bill Gates: "Bạn bè con nhiều đứa bảo chẳng cần vào đại học cũng giàu, như Bill Gates, như ông Đức". Đại ý là đúng với tinh thần ngạn ngữ học dốt lắm tiền trong tiếng Việt (toàn câu là văn hay chữ tốt không bằng học dốt lắm tiền). Câu ấy có lẽ đã lỗi thời, hoặc phải hiểu theo nghĩa mềm đi, là bởi vì, thật ra, Bill và Đức không thể gọi là dốt được, chỉ là họ chưa "vào đại học" hay chưa tốt nghiệp đại học mà thôi.

04/02/2014

Cảm ơn bác Sugi

Bây giờ, mới nghe tin chính phủ Nhật Bản chuẩn bị tặng Thư Cảm ơn cho nghệ sĩ chuyên hát enka là Sugi Ryotaro

Một thư cảm ơn sau mấy chục năm cống hiến cho một con người, trong hoạt động kết nối quan hệ hữu nghị ở tầm dân dã giữa Nhật Bản và Việt Nam cùng một số nước Đông Nam Á khác. Chưa phải bằng khen, lại càng chưa phải huy chương hay huân chương.

Thư của quốc vương Lưu Cầu (Okinawa - Nhật Bản) gửi cho vua Lợn hay vua Quỷ của Đại Việt năm 1509

Về hai ông vua Quỷ và vua Lợn, đều là con cháu của hoàng đế Lê Lợi, có thể đọc lại ở đây.

Đầu năm mới hãy nghe cụ Hà Văn Thủy giảng giải: Không có cái gọi là từ Hán Việt

Nhiều bài viết của cụ Thùy rất vui nhộn, tôi đọc chủ yếu để giải trí. Cụ Tạ Chí Đại Trường mới đây đã đành than lên rằng: sử học ngày nay là thứ học thổ tả (thật ra, cụ viết là Sử Việt thời thổ tả).


Dưới đây là một bài vui nhộn mới nhất.

Vùng văn hóa Hồ Tây và Phủ Tây Hồ - VTC5 (2013)

Đã xuất bản vào 23-05-2013



03/02/2014

Cuộc chiến tiếp diễn : Thu Uyên vẫn tố trên truyền hình, Đông La đang viết loạt bài về khả năng siêu phàm của cô Hòa

Nguồn

Cuộc chiến giữa Thu Uyên (VTV, công ty gia đình SGBS) và Phan Thị Bích Hằng tưởng như có phần lắng xuống. Không thấy Triển hộ vệ đâu nữa, cũng không thấy Bích Hằng ra tay với vụ Cát Tường cho dù đã kì vọng. Thấp thoáng thấy có anh Quân, nhưng rút cục cũng chẳng còn tăm hơi.

Thì bây giờ, bác Đông La đang thực sự vào cuộc. Tựa như chuyển sang cuộc chiến Uyên La (viết vui).

Theo thông tin của trang Đông La, thì Đoàn tâm đức Yên Bái đã chính thức khởi kiện Thu Uyên. Đấu tranh tại tòa chưa biết sẽ vận động ra sao, nhưng tôi thì có quan tâm đến loạt bài bác Đông La đang đi về cô Hòa. Đến hiện tại (ngày 2 tháng 2 năm 2014), tất cả những trình ra, với tôi, hầu như không có tính thuyết phục gì cả, chỉ như hàng tâm lí chiến. Mong bác Đông La đưa những gì thuyết phục hơn (có thể ở các bài sắp tới sẽ có).




Dân ta vẫn đốt pháo (2014)

Nhiều nơi tuyệt đối tuân thủ pháp lệnh, không có bất cứ tiếng nổ nào, dù nhỏ nhất, trong đêm giao thừa và những ngày sau đó. Hỏi người dân, được biết: trước đây, địa phương có đốt pháo, đã bị trừ tiền ngân sách (rút bớt số tiền tính ra hàng tỉ trong tổng ngân sách cấp theo năm cho địa phương). Cứ đánh thẳng vào hầu bao như vậy, chắc sẽ ổn.

Nhưng đâu có phải thế.

Nhiều nơi vẫn xác pháo đỏ đường. 

Xác pháo trên đường phố Nam Định - 1

Tờ Nhà báo & Công luận đăng tải thơ đương đại Việt Nam

Đó là tập thơ Việt Nam đương đại The Deluge: New Vietnamese Poetry do thi sĩ Đinh Linh tuyển chọn và dịch sang tiếng Anh, mới xuất bản tại Mĩ, mà tôi đã giới thiệu khoảng nửa tháng trước.

Cái hình dưới đây cũng đã vừa xuất hiện trên tờ Nhà báo & Công luận (đáng cười là báo này ghi bản quyền không đáng có của mình vào tấm hình đó):

Deluge

02/02/2014

Một dự đoán về bức tranh Việt Nam năm 2014 và những năm sau đó

Hãy tạm thời chưa tính đến bối cảnh của dự đoán này, mà xem nó thuần túy như là một bài báo có nội dung. Để đọc tham khảo, có thể xem lại cái này.

Cần đọc cái kết luận của bài trước: "Hãy hành động, hành động và hành động ! Vì dân sinh, dân quyền, dân chủ và dân trí ! Thay đổi của xã hội cũng là hệ quả cho phản biện và cơ hội cho dân chủ cùng xã hội dân sự ở Việt Nam.//. Phải thay đổi về não trạng của chính quyền và nhận thức của người dân để có thể cống hiến cho xã hội nhiều hơn nữa. Phong trào dân sự và những điều kiện cho một xã hội dân sự ở Việt Nam đang nằm trong xu thế và lộ trình khởi động trong 3-4 năm tới. Và nếu được tổ chức tốt, xã hội dân sự hoàn toàn có thể góp sức cho xã hội về những triển vọng lạc quan trong tương lai dài hạn của dân tộc".

Còn toàn văn, đọc ở dưới đây.