Một bên chủ kiến phá bỏ, còn bên kia là chủ kiến lưu giữ. Cùng cây cầu Long Biên, thì một bên coi như rác thải, một bên thì xem như di sản độc nhất vô nhị của Đại Việt thế kỉ XX.
Nguyên chú: Đồ họa mô phỏng phương án di dời 9 nhịp cầu Long Biên cũ ra bãi sông Hồng phục vụ thăm quan du lịch (Ảnh: ĐL) |
Bên coi như rác thải, hẳn là một bộ cai quản về giao thông hiện nay của Đại Việt. Đội ngũ hùng mạnh, lại triển khai đồng loạt trên nhiều báo và nhiều trang điện tử, chẳng hạn VnEx hay VNN.
Vì là quan sát khách quan và trung lập, nên đưa về đây hai bài (mỗi bên một bài cho thấy quan điểm của mỗi bên).
Có thể cục diện trên mặt trận này sẽ thay đổi trong thời gian tới.
Có thể cục diện trên mặt trận này sẽ thay đổi trong thời gian tới.
Tháng 2 năm 2014,
Giao Blog
---
TƯ LIỆU
2. Ông Võ Hồng Phúc viết trên Fb vào tháng 11 năm 2021
"
Tôi xin lỗi các bạn quan tâm, buổi tối mắt kém, bấm chỉnh sửa lại bấm nhầm sang xoá, xoá mất bài: LẠI NÓI VỀ CẦU LONG BIÊN, làm mất sạch tất cả, cả like và com của mọi người. Thành thật xin lỗi, tuổi già khg chống lại được. Nay phải nhớ mà viết lại, có gì sai sót xin bỏ qua cho , xin lỗi mọi người . Bài viết lại:
Ngày 14/11/2021
Nhân đọc bài trên báo Dân Trí, thấy nói trong cuộc hội đàm với thủ tướng Pháp, thủ tướng Phạm Minh Chính có đề nghị chính phủ Pháp hỗ trợ trùng tu cầu Long Biên. Không biết phía Pháp trả lời ra sao? Chấp nhận hay ghi nhận?
Cầu Long Biên được khởi công xây dựng từ tháng 9/1898. Khánh thành vào năm 1902. Khi hoàn thành đây là cây cầu dài nhất Đông Nam Á. Thời đó, dân dã thì gọi là cầu Sông Cái. Người có học thì gọi theo tên mà chính phủ bảo hộ đặt là cầu Paul Doumer. Lấy theo tên vị Toàn quyền Đông Dương thời đó, sau này là Tổng thống Pháp. Theo sử sách ghi lại, lễ khánh thành được tổ chức rất lớn. Vua Thành Thái đã ra Hà Nội dự lễ . Thời gian này người Pháp đã hoàn thành việc thiết lập bộ máy cai trị trên toàn Đông Dương. Thực quyền nằm trong tay Toàn quyền Đông Dương cùng với 4 thống sứ và 1 khâm sứ người Pháp trên cả 5 xứ ( khâm sứ đặt cạnh Triều đình nhà Nguyễn, 4 thống sứ đặt ở 4 xứ, lúc đó gọi là Bắc kỳ, Nam kỳ, Ai Lao, Cao Miên). Năm 1902 Hà Nội cũng chính thức là Thủ đô của Đông Dương thuộc Pháp. Người Pháp lúc đó coi cây cầu là biểu tượng của sức mạnh văn minh, khoa học và công nghệ Pháp. Là thành quả của chế độ cai trị của người Pháp ở Đông Dương. Lễ khánh thành cây cầu là dịp để phô trương sức mạnh Pháp !
Cây cầu thực sự đã có đóng góp lớn cho sự phát triển của Hà Nội suốt hơn 80 năm, từ năm 1902 đến khi có cầu Chương Dương năm 1985. Nó đã đáp ứng nhu cầu lưu thông của người dân Hà Nội từ một thành phố dưới 100000 người hồi đầu thế kỷ 20 đến Hà Nội gần 1 triệu người vào năm 1985. Cầu Long Biên đã gắn bó với cuộc sống của người dân Hà Nội. Được mọi người coi là một trong các biểu tượng của Hà Nội. Thời học sinh chúng tôi đã học thuộc lòng bài trong sách tập đọc: “Ha Nội có cầu Long Biên…”
Ngày nay xem trên ảnh hoặc từ cầu Chương Dương nhìn về, cầu Long Biên như một phế tích! Thật là đau lòng!
Việc đề nghị chính phủ Pháp hỗ trợ trùng tu cầu Long Biên không phải lần này là lần đầu tiên. Từ thời Thủ tướng Phan Văn Khải, cách đây hơn 20 năm trong các cuộc hội đàm, Thủ tướng Chính phủ ta đã nhiều lần đề nghị với chính phủ Pháp. Nhưng chỉ được ghi nhận, ghi nhận chứ không phải là chấp nhận ! Khi làm việc cụ thể với cán bộ cấp dưới, phía Pháp đều nói Pháp không quan tâm đến công trình này. Lý do là chi phí trùng tu cầu Long Biên quá lớn, hiệu quả sử dụng thấp, không thuộc diện ưu tiên tài trợ từ chính phủ Pháp! Chúng tôi đã đưa danh mục dự án ra thảo luận với phía Pháp nhiều lần. Mỗi lần đưa ra bàn với phía Pháp, tôi vẫn gọi đùa là “ danh mục thường trực “. Đặc biệt, vào các năm 2005 - 2006 khi xem xét danh mục các dự án đầu tư nhân dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long- Hà Nội, dự án này đã được đưa vào danh mục các dự án dùng vốn tài trợ từ Pháp. Nhưng khi bàn cụ thể hai bên lại không thống nhất được phương án trùng tu!
Lần này Thủ tướng ta lại đề nghị với chính phủ Pháp hỗ trợ trùng tu cầu Long Biên. Không biết phía Pháp ghi nhận hay chấp nhận? Nếu phia Pháp không chấp nhận thì cầu Long Biên sẽ thành phế tích? Đã đến lúc chúng ta cần có giải pháp chủ động cho cầu Long Biên nhằm đảm bảo mục tiêu phát triển giao thông và đảm bảo cảnh quan cho Thủ đô !
———————————————————
Một phần cây cầu gần 120 tuổi
"
https://www.facebook.com/vo.hongphuc.79/posts/1923529977819789
1. Bên chiếc đinh:
21/02/2014 19:15 GMT+7
Bộ GTVT 'nghiêng' về phương án cầu Long Biên mới
- “Nếu xét tổng thể tất các phương án xây mới và bảo tồn cầu Long Biên, chúng tôi kiến nghị tách làm một cầu mới riêng, còn cầu cũ duy trì nghiên cứu, phục chế bảo tồn” - ông Nguyễn Ngọc Đông cho biết.
Xung quanh các ý kiến trái chiều về việc bảo tồn, sửa chữa cầu Long Biên, VietNamNet đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Ngọc Đông, Thứ trưởng Bộ GTVT:
- Xin ông cho biết, trước khi Bộ GTVT đưa ra 3 phương án xây mới, bảo tồn cầu Long Biên (tuyến đường sắt đô thị số 1), đã có những phương án nào được đưa ra nghiên cứu, lấy ý kiến?
Trước hết, phải khẳng định đây là tuyến huyết mạch của giao thông đô thị Hà Nội, song lại trùng với tuyến đường sắt quốc gia.
Thứ trưởng Đông: “Nếu xét tổng thể tất các phương án xây mới và bảo tồn cầu Long Biên, chúng tôi kiến nghị tách làm một cầu mới riêng, còn cầu cũ duy trì nghiên cứu, phục chế bảo tồn” |
Và trong quy hoạch từ năm 1998 cũng đã xác định như vậy.
Trước khi Bộ GTVT đưa ra 3 phương án, cũng đã từng có những quan điểm như xây cầu trùng vào cầu Long Biên, tuy nhiên cũng có quan điểm giữ lại để bảo tồn.
Bộ GTVT cũng đã nghiên cứu phương án tránh cầu cũ cách xa 30m, 50m, 186m... và đã được Chính phủ phê duyệt.
Tuy nhiên, sau đó có nhiều ý kiến khác nhau như 'cầu mới ảnh hưởng không gian kiến trúc cầu cũ', nên Hà Nội có đề nghị nghiên cứu tiếp và Bộ GTVT nghiên cứu và đưa ra 3 phương án mới đây.
- Ông có thể cho biết quan điểm của Bộ GTVT sẽ nghiên về phương án nào sau khi đưa ra các phương án và nhận được nhiều ý kiến trái chiều từ các chuyên gia?
Chúng tôi tôn trọng ý kiến các nhà lịch sử văn hóa, vì cầu Long Biên đi vào hình ảnh của người dân thủ đô và cả nước nên phải bảo tồn. Chính vì vậy khi xây dựng các phương án chúng tôi cũng đều phải tính đến cách tôn tạo...
Tuy nhiên, nếu xét tổng thể tất cả các nghiên cứu trước và 3 phương án mới đây thì chúng tôi đề nghị áp dụng phương án trước kia đã được nhất trí, đó là làm cầu mới cách xa cầu cũ 35m.
Phương án này sẽ giúp cầu cũ được bảo tồn nguyên vẹn song vẫn có quan điểm là sẽ ảnh hưởng tới cảnh quan, kiến trúc của cầu.
Thời gian qua, chúng tôi đã nhiều lần kiến nghị như vậy, song Hà Nội lại e ngại và đề nghị nghiên cứu tiếp việc xây cầu mới đi trùng tim cầu cũ.
Nếu trong trường hợp không nhất trí các phương án xây cầu mới mà chỉ đi trùng tim cầu cũ thì chúng tôi kiến nghị xây dựng cầu mới theo mô phỏng cũ. Tức là thiên về phương án 2.
Nhưng nếu tổng thể tất các phương án thì chúng tôi vẫn kiến nghị tách làm một cầu mới riêng còn cầu cũ duy trì nghiên cứu, phục chế bảo tồn.
- Nếu Hà Nội không đồng thuận với việc xây cầu mới thì Bộ GTVT sẽ giải quyết như thế nào?
Trước hết, giao thông cần thiết cho phát triển, thành phố có dân số quá đông nên chắc chắn phải xây dựng đường sắt đô thị.
Một dự án bao giờ cũng có ảnh hưởng, có tác động này, tác động kia nên ta phải tìm phương án nào tích cực nhất.
Bộ GTVT nghiêng về phương án làm cầu mới bên cạnh cầu Long Biên.
|
Dự án này đã cấp bách từ nhiều năm, người dân đi lại bằng đường bộ gây quá tải cho cầu Chương Dương. Phía Nhật Bản cũng đã đồng ý hỗ trợ khoản vay cho dự án và yêu cầu xác định vị trí để thực hiện.
- Vậy vai trò của Nhật Bản trong dự án này như thế nào?
Nhật Bản đã nghiên cứu và cam kết cho Việt Nam vay làm tuyến đường sắt đô thị số 1 dựa trên cơ sở quy hoạch và nhu cầu giao thông đã được phía Việt Nam xác định và Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Phía Nhật Bản cũng rất chú trọng việc bảo tồn và tư vấn Nhật nói rõ, nếu làm cầu gần thì sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến kiến trúc, thế nên phải chọn kiến trúc thế nào ít ảnh hưởng hơn.
Thậm chí, khi phía Việt Nam yêu cầu tư vấn Nhật nghiên cứu làm cầu mới xa cầu cũ 186m thì họ cũng đã nghiên cứu và đưa ra phương án...
Thực tế, Nhật Bản đã yêu cầu Bộ GTVT và Hà Nội cần phải nghiên cứu và xác định nhanh phương án, vì họ không thể chờ mãi chuyện giải ngân vốn quá lâu, trong khi phía Việt Nam lại quá chậm.
Để không chậm trễ, chúng tôi đang kiến nghị triển khai một số hạng mục trước của dự án tại khu vực Ngọc Hồi và từ Ga Hà Nội xuống.
- Xin cám ơn ông!
Phương án 1: Xây dựng cầu mới tại vị trí tim cầu Long Biên hiện tại và di dời 9 nhịp cầu phía Hà Nội về phía thượng lưu (cách cầu hiện tại 85m) để bảo tồn.
Với phương án này, cầu Long Biên cũ sẽ được bảo tồn dạng bảo tàng. Cầu sẽ được gia cố, sửa chữa (nguyên bản) để khai thác đường bộ 2 bên cầu phục vụ cho nhu cầu du lịch bãi giữa sông Hồng, đường sắt ở giữa sẽ đặt đầu máy để làm bảo tàng lưu giữ những nét cổ kính xưa của cầu Long Biên - Hà Nội.
Cầu đường sắt vượt sông Hồng mới khi đó sẽ bao gồm cả đường sắt và đường bộ gồm đường sắt đôi chạy giữa, hai bên cánh gà dành cho đường ô tô (xe buýt), xe máy và xe thô sơ
Phương án 2: Dỡ cầu Long Biên cũ và xây dựng cầu mới tại vị trí tim cầu hiện tại có kết cấu nhịp dàn thép tương tự của cầu Long Biên hiện nay như thiết kế ban đầu năm 1902.
Cầu mới có hình dáng tương tự cầu cũ nhưng công năng thay đổi, được dùng cho cả đường sắt, đường bộ (đường sắt đôi chạy ở giữa, ôtô, xe máy, xe thô sơ đi hai bên cánh gà).
Phương án 3: Xây dựng cầu mới có một phần vị trí tại tim cầu hiện tại, giữ nguyên các nhịp cầu cũ để bảo tồn.
9 nhịp cầu còn nguyên bản từ phía Hà Nội sẽ được bảo tồn mang tính nguyên bản. Các nhịp cầu mới đầu phía Gia Lâm sẽ đi trùng tim cầu hiện tại do các nhịp cầu phía này đã bị bom Mỹ đánh hỏng nên không có khả năng bảo tồn.
Chi phí xây dựng của 3 phương án lần lượt là 7.982 tỷ đồng, 9.094 tỷ đồng và 9.389 tỷ đồng.
|
Vũ Điệp(thực hiện)
2. Bên thiên nga:
Thứ sáu, 21/2/2014 10:18 GMT+7
Cầu Long Biên bảo tồn hay phá bỏ ?
Có nên kéo đổ tháp Eiffel tồn tại từ hơn một thể kỷ nay chỉ vì nó không hữu ích trong nghĩa thông dụng và chiếm quá nhiều diện tích giữa trung tâm thủ đô Paris? Lại phải thường xuyên duy tu và bảo dưỡng. Đương nhiên, những câu hỏi này sẽ không bao giờ được đặt ra vì tháp Eiffel là biểu tượng của Paris và của cả nước Pháp. Hơn nữa nó còn nổi tiếng khắp thế giới.
Paris là tháp Eiffel và tháp Eiffel là Paris.
Vậy phải nói gì khi tại Hà Nội đã từ nhiều năm nay diễn ra các cuộc tranh luận bất tận của các nhà chức trách về tương lai của Cầu Long Biên nhằm quyết định giữ lại hay phá bỏ cây cầu hoặc cải tạo nó như một yếu tố nằm trong quy hoạch giao thông của thủ đô.
Đây quả thực là một vấn đề khó hiểu và không đáng tranh luận khi mà việc gìn giữ chiếc cầu là tất yếu.Vì cầu Long Biên là một di sản của Hà Nội và bản thân nó cũng đã góp phần tạo nên lịch sử của thủ đô và của cả nước.
Hơn nữa từ nhiều năm nay chính phủ Pháp đã dự trù một khoản ngân sách đáng kể giúp cải tạo kiệt tác kiến trúc này. Nhưng ngay cả là khi không có khoản hỗ trợ này đi nữa thì Việt Nam cần phải nỗ lực thể hiện quyết tâm gìn giữ cầu Long Biên để không làm mất đi một chiếc cầu “ Rồng”.
Cần phải gấp rút tìm ra đáp án rõ ràng,dứt khoát cho những tranh cãi phi lý này.
Không: gạch tên cầu Long Biên trên bản đồ vì như thế là xoá bỏ ký ức Việt Nam về một biểu tượng của lịch sử thủ đô và cả nước.
Không: làm một tuyến đường sắt hay đường bộ trên cầu nữa bởi có rất nhiều giải pháp khả thi khác cải thiện giao thông Hà Nội mà không cần phải qua cầu Long Biên.
Nên: Các nhà chức trách phải nhấn mạnh rằng cầu Long Biên thuộc di sản văn hoá và lịch sử quốc gia. Nên trưng cầu dân ý đối với những dự án cụ thể liên quan tới tương lai của cây cầu.
Nên: Phải biến cầu thành một địa điểm du lịch không thể bỏ qua đối với du khách khi họ tới thăm Việt Nam và Hà Nội như cách mà các quốc gia trên thế giới làm với các công trình mang tính biểu tượng của thủ đô và của các thành phố lớn.
Nên: Cần phải tôn trọng “bản sắc” Việt Nam về cầu Long Biên. Một đặc tính đã được rèn luyện trong lịch sử hào hùng và kỳ diệu của con người Hà Nội.
Nên: Giữ Cầu Long Biên như là cây cầu của tình yêu.
Nên: Giữ Cầu Long Biên vì là niềm tự hào của một dân tộc đã dũng cảm đứng lên đấu tranh giải phóng đất nước khỏi chế độ thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược.
Nên: Cầu Long Biên như con Rồng kỳ diệu mang trên mình bề dày lịch sử và hứa hẹn một tương lai rực rỡ, kết nối Việt Nam với các dân tộc thế giới.
Nên: Cầu Long Biên là thành tố kinh tế quan trọng qua việc thu hút lượng du khách giống như cầu Nghệ Thuật ở Paris. Đây sẽ là nơi du khách đến thăm quan và cảm nhận những dịch vụ du lịch văn hoá quy hoạch đồng bộ trên và xung quanh cầu: triển lãm, bảo tàng, cửa hiệu, các chương trình nghệ thuật và truyền thống dân gian giới thiệu lịch sử truyền thuyết của Việt Nam.
Nên: Cầu Long Biên hoà trong khung cảnh của Hà Nội, của sông Hồng, của các con đê che chở thành phố và hun đúc linh hồn của thủ đô.
Nên: tu sửa lại cầu Long Biên, quy hoạch cảnh quan quanh cầu đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng về mặt văn hoá và truyền thống của cầu gắn liền với hình ảnh nền văn hoá hàng ngàn năm của đất nước.
Nên: khu vực Cầu phải trở thành lá phổi, nơi hít thở không khí trong lành của thủ đô. Một cây cầu mang lại cảm giác lưu thông nhẹ nhàng, thân thiện với môi trường,ít ồn ào.Một cây cầu làm thành phố cổ nổi bật với các yếu dịch vụ văn hoá và những tuyến phố đi bộ xinh đẹp kéo dài tới tận khu vực hồ Hoàn Kiếm.
Nên: Một cây cầu “sinh thái” nằm trong một thành phố đang ngày càng xanh, sạch, đẹp nhờ có những cuộc cải cách về môi trường.
Nên: Cầu Long Biên trong lớp xiêm y mới sẽ là viên kim cương tuyệt đẹp nằm trong một chiếc hộp kỳ diệu là thủ đô Hà Nội.
Daniel Roussel sống ở Việt Nam liên tục từ 1980 đến 1986 với tư cách là phóng viên thường trú báo Nhân đạo (Pháp) và sau đó nhiều năm ông trở lại với vai trò một nhà làm phim. Ông đã thực hiện khoảng 20 bộ phim tài liệu về Việt Nam, trong đó có phim về Chủ tịch Hồ Chí Minh, phim tù binh ở Hà Nội Hilton, về Điện Biên Phủ.
Tamnhin.net
Những người lãnh đạo thích tiền thì cho là cứ phá đi xây cầu mới là nhanh nhất ! Cầu Long Biên có một không hai trên thế giới này nhưng giữ làm di tích lịch sử thì khó kiếm ra tiền và lâu lắm ? Thôi cứ phá đi vừa kiếm tiền nhờ công phá, khi cây cầu mới ta lại có chút hoa hồng hay % từ việc xây ?
Trả lờiXóa2. Ông Võ Hồng Phúc viết trên Fb vào tháng 11 năm 2021
Trả lờiXóa"
Vo Hong Phuc
Hôm qua lúc 18:40 ·
Tôi xin lỗi các bạn quan tâm, buổi tối mắt kém, bấm chỉnh sửa lại bấm nhầm sang xoá, xoá mất bài: LẠI NÓI VỀ CẦU LONG BIÊN, làm mất sạch tất cả, cả like và com của mọi người. Thành thật xin lỗi, tuổi già khg chống lại được. Nay phải nhớ mà viết lại, có gì sai sót xin bỏ qua cho , xin lỗi mọi người . Bài viết lại:
Ngày 14/11/2021
LẠI NÓI VỀ CẦU LONG BIÊN
Nhân đọc bài trên báo Dân Trí, thấy nói trong cuộc hội đàm với thủ tướng Pháp, thủ tướng Phạm Minh Chính có đề nghị chính phủ Pháp hỗ trợ trùng tu cầu Long Biên. Không biết phía Pháp trả lời ra sao? Chấp nhận hay ghi nhận?