Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn lời-ăn-tiếng-nói. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn lời-ăn-tiếng-nói. Hiển thị tất cả bài đăng

24/11/2014

Chữ "Tàu" xuất hiện trong tiếng Việt từ bao giờ ?

Liên quan đến lí giải gần đây của cụ An Chi về nghĩa của chữ "Tàu" (hay "Tầu"), thì, bà con người Nam ta đang phản luận lại. Hầu như, người ta đều không đồng tình với lí giải của cụ An Chi (xem ở đây).

Bây giờ, hãy thử xem bản thân chữ "Tàu" xuất hiện trong tiếng Việt từ bao giờ.

Tư liệu mà tôi quan sát thì cho thấy, tựa như ban đầu là trong phương ngữ Nam Bộ. Tức là người Nam Bộ gọi người Hoa/người Hán di cư đến Nam Bộ là "Tàu". Rồi thành ra quen, và lan sóng ngược ra Trung Bộ và Bắc Bộ. 

23/11/2014

"Tàu/Tầu" trong "người Tàu/Tầu" có nghĩa là gì

Người Nam ta, từ lâu lắm rồi, hay gọi người Trung Quốc là "người Tàu" (hay "người Tầu"). Rồi thì: nước Tàu, sách Tàu, gái Tàu, nhà Tàu, chè Tàu,...

Mà cũng từ lâu lắm, người Nam đều đinh ninh rằng "Tàu/Tầu" là chỉ con tàu, chiếc tàu ở dưới nước, vì truyền ngôn là họ đến ta bằng tàu.

Bây giờ, tháng 11 năm 2014, cụ An Chi lật lại vấn đề. Thật ra cụ mới thử chơi chữ một chút thôi, để quả quyết "Tàu" là chỉ "quan, người làm quan, người cai trị".

28/10/2014

Lại về từ điển tiếng Việt : đố tìm được cuốn nào có từ CÔNG THƯ

Tại sao là CÔNG THƯ, thì có thể đọc lại ở đây. Và có thể từ đây, từ này mới gia nhập từ điển tiếng Việt phổ thông.

Gần đây, nhiều cuốn từ điển liên quan đến tiếng mẹ đẻ của chúng ta được đưa ra luận bàn. Từ Nguyễn Lân, Nguyễn Cừ, Nguyễn Công Lý, rồi Vũ Chất, và mới đây nhất là tìm được cả một số "môn đệ" của Vũ Chất nữa (công tìm ra là của bác Hoàng Tuấn Công, được báo Giáo Dục "đột nhập" ngay tức thì). 

Chúng ta đi hết từ ngạc nhiên này sang ngạc nhiên khác. 

17/09/2014

Từ mới: "kích phọt" (2010s)

Chưa thử tra từ điển tiếng Việt ấn bản mới nhất, nhưng đồ rằng, hẳn chưa có từ kích phọt. Tôi cũng lần đầu tiên thấy từ này.

16/02/2014

Tiếp đến, những từ "chệc", "chệch", "chệt", trong tiếng Việt, có nghĩa gì ?

Hôm qua, đã bàn đến những từ "khựa" và "Tàu khựa".

Bây giờ, sang loạt 3 từ khác, như đã viết trong tiêu đề entry này. 

Để đảm bảo rằng, những từ ấy đã có trước năm 1900 (cũng tức là trước 1911, trước 1930, trước 1945, và trước 1979), tôi sẽ dẫn đoạn tư liệu đã xuất bản năm 1880. Cụ thể như sau:

15/02/2014

Từ "khựa" và "tàu khựa" trong tiếng Việt có gốc gác từ đâu, và nghĩa gì ?

Bây giờ, thấy người ta rất hay dùng chữ "khựa". Trống không thế thôi. Chứ hồi bọn tôi còn nhỏ (những năm 1980s), thấy đám anh chị hay nói những thứ như "Tàu khựa" hay "mết in Chi-na Tàu khựa", tức là có chữ "Tàu" đi kèm, như thói quen. 

Biết từ đó, nhưng hầu như, tôi chưa sử dụng chữ "khựa" bao giờ, chỉ dùng "Tàu" (quân Tàu, người Tàu, hàng Tàu,...).

Cứ cảm thấy chữ "khựa" là chữ gì đó không thuần, không sạch, nên không muốn dùng. Chỉ thế thôi.

Lớn lên, vào đại học, dần dần hiểu từ "khựa" không phải không thuần, không phải không sạch, nó cũng như những từ bình thường khác. Có điều, cần phải hiểu gốc nó từ đâu ra. Gốc của nó, chắc là từ mại võ mà ra. Không tin, hãy thử ngắm bức ảnh này sẽ dần hiểu.

14/03/2013

Tưởng là Nam những hóa ra vẫn là Nữ : Người đàn bà trong bốn bức tường

1. Không hiếm phụ nữ mang tên giống giống như nam giới. Ngược lại, cũng không ít đàn ông lại mang cái tên nghe từa tựa đàn bà. Bởi vậy, có cả anh Hiền với chị Hiền, lại có cả chị Hùng lẫn anh Hùng, anh Quế chị Quế, nhiều lắm.

2. Một ông bạn biết chữ Hán, nhưng không biết tiếng Nhật, khi xem một loạt tên trong bảng danh sách, thấy những người có chữ Tử  ở trong tên, thì bảo tôi: "Đàn ông Nhật họ thích dùng chữ Tử nhỉ , chắc kiểu như Mạnh Tử với Khổng Tử đây" !

"Tử" đúng là có nghĩa là "nam giới" hay "thầy". Mạnh Tử là "thầy Mạnh", Khổng Tử là "thầy Khổng". Chắc là ông bạn đinh ninh nghĩ như vậy. 

Oái ăm ở chỗ, tên người Nhật hiện đại mà có chữ Tử  ấy thì đích thị phụ nữ rồi. Âm tiếng Nhật của Tử là "", ta cứ tạm hiểu như là "" (cô bé, cô gái, cô nàng,...) trong tiếng Việt đi cho dễ hình dung. Trước đây, bà Phan Thị Lệ kết duyên với tổ sư dòng Karatedo Việt Nam - võ sư Suzuki Choji - lúc theo chồng về Nhật Bản, đổi tên thành Suzuki Reiko. Reiko ở đây có thể hiểu ngầm ngầm là "Lệ-cô", tức "cô Lệ" hay "bà Lệ".

3. Có người nữ lại tên là Nam

Nhà văn Phạm Thị Hoài hình như cũng vốn có tên thật là Phạm Thị Hoài Nam. Mấy ông nhà văn lớp đàn anh, lúc cho đăng truyện của Phạm Thị Hoài Nam đã bỏ luôn đi chữ "Nam", để chỉ còn "Phạm Thị Hoài" cho đến ngày nay.

Tôi thì lại thấy "hoài" (hoài của) cho cái chữ "Nam" mà chị Phạm Thị Hoài đã mất. Mấy bậc đàn anh hơi vội, không suy nghĩ kĩ thêm một chút nữa, xem vì sao ông thân sinh hay ai đó trong gia đình đã đặt cái tên "Nam" cho "kô/cô" ấy chứ ?

Có thể các cụ thân sinh (hay đời trước nữa) của chị Phạm Thị Hoài có biết Hán văn hay nho ý lí số gì đó. 

Có thể các cụ thân sinh đã sử dụng chữ Nam sau đây để đặt tên cho con gái hay cháu gái của mình: 

.


Chữ này âm đọc là "Nam". Nhưng nghĩa lại là "Nữ" (cô bé, người con gái nhỏ). Đặc biệt hơn, nhìn mặt chữ sẽ thấy một chữ "Nữ" nằm trong một hình vuông. Có cảm giác như là một người đàn bà đang nằm giữa bốn bức tường vậy.

Tháng 3 năm 2013,
Giao Blog