Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn Trùng-Khánh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Trùng-Khánh. Hiển thị tất cả bài đăng

15/09/2021

Dân tộc chí trên không gian mạng : người Nùng Lòi ở biên giới Cao Bằng - Quảng Tây (bài Bùi Xuân Đính)

Gần đây, trên không gian mạng Việt Nam, xuất hiện nhiều ghi chép dân tộc học (tức dân tộc chí) khá thú vị, của các nhà dân tộc học Việt Nam, ví dụ Bùi Xuân Đính, Nguyễn Văn Chính, Vương Xuân Tình,...

Tôi sẽ cập nhật đưa các dân tộc chí đó về Giao Blog. Mở đầu là một ghi chép vừa đưa lên hôm nay trên Fb của bác Bùi Xuân Đính.

Về những làng người Nùng ở biên giới Việt - Trung này, trên Giao Blog, cũng đã có những ghi chép nhanh của tôi, ví dụ đọc ở đây (tháng 9 năm 2013). Tôi đã trở đi trở lại vùng này nhiều lần.

28/05/2019

Dấu vết vương triều Mạc ở khu vực Thác Bản Giốc (bài Nông Đình Đâu)

Chúng tôi đã du lãng, khi thì lướt nhanh trong một vài ngày, rồi thì khi ở lại nhiều ngày, tại khu vực Thác Bản Giốc. 

Từng năm đi qua. Mùa hè có, mùa đông có. Khi thì cố thủ trong làng bản, khi thì ra mướn nhà trọ ở vùng biên tiện cho đi đi lại lại. Khi thì theo quang gánh mà sang chợ bên kia, khi thì theo các thầy các bà đi cúng đi lễ các nơi bên này. Khi thì lên tận đỉnh cao núi thẳm, khi thì ngụp dưới suối. Khi lang bang trong những túp lều nhỏ, khi la cà ở các nhà giữa đồng không mông quạnh. 

Ví dụ đã kể nhanh ở đây hay ở đây.

Đó là vùng Thác Bản Giốc, vùng xã Đàm Thủy, vùng huyện Trùng Khánh.

07/10/2017

Văn nghệ Thứ Bảy : sáng tạo ở vùng biên viễn, lễ hội du lịch Thác Bản Giốc lần thứ nhất

Chùa Trúc Lâm đã được xây từ mấy năm trước ở Thác Bản Giốc (đã đi ở đây, và ở đây - cuối năm 2014).

Công ty du lịch đã khai thác tại khu vực này.

Và năm 2017, thì lễ hội Thác Bản Giốc đã được tổ chức lần đầu tiên.

21/10/2014

Câu chuyện thác Bản Giốc - 3 (bài nói của Trần Công Trục, 2013)

Trước khi đọc bài của ông Trục (một ông quan phụ trách về vấn đề biên giới của chính phủ), thì cần đọc thư ngỏ bài của ông Lĩnh (cũng vốn là người ở trong hệ thống chính phủ).

Ông Lĩnh thì vẻ như chưa từng lên thác Bản Giốc. Còn ông Trục, thì như lời ông cho biết, là đã từng lặn lội nhiều ở vùng này.

16/02/2014

Bệnh viện huyện Trùng Khánh : Bị phá hoại vào tháng 2 năm 1979

Có thể đọc trước bài trên blog của anh Cóc : Ngã rẽ cuộc đời.

Đi dọc biên giới Việt Trung, từng có lúc chúng tôi đã ở lại Bệnh viện Đa khoa huyện Trùng Khánh trong 2 ngày. Thi thoảng ghé thăm, gần đây, thì không còn được gặp cô hộ lí lớn tuổi đã làm rơi chiếc khăn vào chậu nước, ở buổi sáng đầu tiên đó (người ta cho biết: cô đã nghỉ hưu, lại trở về sống trong bản).

Thật ra, đó là chiếc mũ đội đầu trong ngành y. Rơi vào chậu nước, có lẽ bởi có chút bất ngờ trước những người khách ở nơi xa đến (không nói tiếng Tày như vốn dĩ trong vùng).

Hình ảnh của bệnh viện trong chiến tranh biên giới tháng 2 năm 1979. Quân Tàu đã tàn phá toàn cơ sở y tế này:

30/09/2013

Cùng đi làm thầy cúng ở Bản Giốc (Cao Bằng)

Thầy B. ở Bản Giốc, vì thiếu nhân lực, nên rủ tôi cùng đi cúng, tức là đi làm thầy cúng, dân địa phương hai bên biên giới gọi là Tạo hay Tào (tức chữ Đạo, trong Đạo sĩ). Thầy còn rủ, mấy hôm nữa, hai bố con sang bên kia biên giới làm. Người mãi bên Nam Ninh xuống mời đấy, thù lao chắc khá lắm. Bên ấy thiếu thầy thiếu thợ, nên cứ gọi điện sang mời suốt.