Entry trước tôi viết theo trí nhớ về nhận xét của ông Tạ Chí Đại Trường nói đến dấu ấn Đông Sơn trong lăng mộ Triệu Mạt. Và quả thực sau khi tra kỹ sách vở, tôi hoàn toàn đúng.

Ông Trường viết : Việc phát hiện mộ Triệu Mạt / Triệu Văn Vương, cháu Triệu Đà cho thấy dấu vết Đông Sơn đậm đà trên vùng Quảng Châu ngày xưa vì hình tượng người lông chim trang trí trên tường mộ đã không khác trên trống đồng tí nào mà còn mang tính hoành tráng hơn.

Xin khẳng định các bức tường đá trong lăng Triệu Mạt không hề có bức trang trí nào. Bức trang trí trên tường mới (đầu entry) là phục chế lại bức tranh trên một chiếc thạp Đông Sơn theo trình tự sau:

Ảnh 1. Kho đồ tùy táng lúc mới mở huyệt mộ. Nhìn rõ chiếc thạp Đông Sơn. Chiếc thạp này có lẽ từng có nắp nhưng đã bị mục nát.

Photobucket

Ảnh 2: Chiếc thạp sau khi được vệ sinh sạch sẽ. Những hình vẽ như trên trống đồng hiện ra.

Photobucket

Ảnh chụp từ sách Nam Việt Quốc Sử, tác giả Trương Vinh Phương GS ĐH Trung Sơn, Quảng Đông nhân dân xuất bản xã, 1995.

Triệu Muội hay Triệu Mạt

Tên của Triệu Văn Vương (cháu Triệu Đà) ghi bằng chữ triện trong 2 cục phong nê tìm thấy trong mộ là . Đọc đúng là Triệu Mạt vì chữ Mạt này gồm hai phần Mục (目) và Mạt 末. Rất dễ nhầm lẫn giữa Muội 眛 và Mạt 眜 vì Muội = Mục (目) và Mùi (未). Mạt và Mùi chỉ khác nhau ở chỗ hai nét ngang dài ngắn đổi chỗ cho nhau.

Thực ra Mạt và Muội trong các sách cổ TQ ngàn năm trở lại đây thì đồng nghĩa và hay dùng lẫn lộn. Chỉ xin lưu ý không nên dùng nghĩa Mạt/Muội = mắt mờ (của hôm nay), vì biết đâu thời Triệu Đà cách nay hơn 2000 năm, chữ Mạt mang nghĩa khác. Chữ Mạt này cũng không có trong quyển từ điển đầu tiên của TQ là Thuyết Văn. Điều này có thể dẫn đến việc chữ Mạt là phương ngữ của Nam Việt. Hay nói cách khác, có khi đây là CHỮ NÔM ĐẦU TIÊN CÒN CHỨNG TÍCH CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM.

Nếu là người TQ thì không nên phân vân gì cả. Nhưng người Việt Nam lại khác. Chữ Mạt  tiếng Nôm đọc là MẮT. Đặc biệt trong Kiến Văn Tiểu Lục của Lê Quí Đôn có dẫn rằng thời Trần người VN gọi MẶT TRỜI là BỘT MẠT.

Chúng ta đã ở rất gần, rất gần với một tia hy vọng: Mạt là chữ Nôm đầu tiên của dân tộc VN còn chứng tích lưu lại và Mạt nghĩa là thiên tử, là trời.

Tuy vậy tôi xin dừng ở đây vì sở học của mình rất hèn kém. Không dám đi sâu hơn nữa.

Một số nhận xét trên chủ đề:

1. Mộ Triệu Mạt (hay Triệu Hồ theo Sử Ký) có thạp đồng, thạp tùy táng nhưng không đập vỡ như truyền thống Đông Sơn. Thạp này người TQ luận là để đựng rượu, trong khi văn minh Đông Sơn có thể đựng nước, ngũ cốc. Không loại trừ chiếc thạp này là sản phẩm giao lưu văn hóa giữa Đông Sơn và Phiên Ngung.

2. Các di vật trong mộ cho thấy tầm vóc phát triển rất cao của kinh đô Nam Việt. Hơn tầm vóc Đông Sơn rất nhiều và mang đậm dấu ấn văn minh Hoa Hạ. Đơn giản vì họ Triệu là người Hoa bắc. Việc xuất hiện các miếu thờ Triệu Đà, Lữ Gia ở Việt Nam có khả năng cho thấy một cuộc di tản chính trị lớn bằng đường biển của người Nam Việt sau khi Phiên Ngung thất thủ.

3. Vậy phải chăng người Kinh ở VN hiện nay là con cháu hợp huyết của cư dân Đông Sơn bản địa và người Nam Việt di cư?