Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn địa-danh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn địa-danh. Hiển thị tất cả bài đăng

18/04/2025

Cải cách hành chính 2024-2025 và tiếng nói từ địa phương - 1 (nỗi lo mất tên bản tên làng ở vùng cao)

 Nhiều tuần nay, nhiều bạn trẻ vùng cao trực tiếp liên hệ với tôi.

Thú vị là lần này, cơ bản là các bạn trẻ. Chỉ có duy nhất một bác trung niên (các cụ cao niên thì không quan tâm, hoặc là do điều kiện phương tiện viễn thông mà không tiện nói chuyện).
Các bạn kẻ như kêu cứu:
- Bản mình mất tên rồi chú ơi/bác ơi.
- Các xã xung quanh quê mình đang mất dần tên các bản rồi ! Toàn tên mới, tên lạ, không duy trì được tên tiếng mình.
Sau các bạn trẻ thì là phía các cơ quan báo chí truyền thông của địa phương.

23/02/2025

Tư liệu cũ : về trận lụt lịch sử năm 1971

Có một số người sinh năm 1971 được bố mẹ đặt tên là "Thủy" để kỉ niệm trận lụt lịch sử năm đó.

Mãi đến gần đây tôi mới biết lí do cái tên "Thủy" của một số người.

31/01/2015

Văn nghệ thứ Bảy : "An Nam" chúng ta vốn được gọi là "Giao", tức "người Giao"

Blog của mình là Giao Blog. Một bạn trẻ nhắn tin hỏi tại sao lại đặt thế ? Mình trả lời: trong các ý nghĩa, thì chữ Giao có một nghĩa đặc biệt, mà nghĩa đó chính là chỉ tộc người Kinh ở đất An Nam đấy. Hay tự tôn dân tộc thì là: người Kinh chủ nhân của Đại Việt.

Thật vậy, trong tư liệu cũ của Trung Quốc, thì người mình vốn được gọi là Giao Chỉ. Rồi từ lúc nào, được gọi rút gọn thành Giao. Tức là, không biết chữ Kinh (người Kinh, dân tộc Kinh, Kinh tộc, rồi thì cả Kinh tởm) từ đâu ra, nhưng chữ Giao thì lại rất chi là dễ hiểu.