Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn cục-di-sản. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn cục-di-sản. Hiển thị tất cả bài đăng

28/09/2024

Sở Nội vụ Hà Nội và tư liệu sắc phong (ghi chép)

(Một người bạn mới cho biết thông tin cập nhật: Đây là chương trình nằm trong Đề án "Sưu tầm tài liệu lưu trữ quý, hiếm của Việt Nam và về Việt Nam" do Bộ Nội vụ chủ trì (Quyết định số 644/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ) giai đoạn 2012 - 2020). Tra cứu nhanh thì đây là dự án được chính phủ phê duyệt từ năm 2012.

Nhiều năm nay, đi các di tích thuộc khu vực Hà Nội, tôi thường thấy có giấy công nhận của chính quyền Hà Nội cho các tư liệu sắc phong (ví dụ như chùa Yên Phú ở Thanh Trì, chùa Láng ở quận Đống Đa, chùa Kim Liên ở quận Đống Đa,...).
Tôi đã hỏi người của Cục Di sản văn hóa (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) thì được cho biết: đây là hoạt động của riêng Hà Nội, mà phía cơ quan Bộ Văn hóa không nắm được. Thông tin này là từ trao đổi cá nhân, nên cần xác nhận chính thức sau.
Bây giờ đưa một ít thông tin.

18/09/2024

Chuỗi sự kiện "làm mới sắc phong" lần thứ 2, vào năm 2024, của Phủ Vân Cát

Tiêu đề chính của entry này, cần thiết dài một chút, như sau: Chuỗi sự kiện "làm mới sắc phong" lần 2, vào năm 2024, của Phủ Vân Cát - có sự phối hợp tham gia của nhiều đơn vị thuộc ngành văn hóa ở địa phương và trung ương.

Ở trên là tiêu đề rút gọn.

06/08/2023

Nhắc nhở và chấn chỉnh việc làm sai lệch di sản Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu

Quan điểm của cơ quan quản lí hiện nay, cập nhật đến tháng 8 năm 2023, là: không được thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu (Tam Tứ Phủ) ở bên ngoài không gian thờ tự.

07/02/2023

Minh Thệ năm 2023 : cập nhật và bình luận sau lễ hội

Về hội Minh Thệ ở Hải Phòng, trên Giao Blog, có thể đọc nhanh lại ở đây hay ở đây. Bài viết đầu tiên về Minh Thệ của chủ nhân Giao Blog là năm 2011, bản công bố đầu tiên là trên báo giấy Kinh tế và Đô thị. Bài viết học thuật đầu tiên thì công bố trên tạp chí Văn hóa Dân gian (số 1 năm 2012, xem ở đây).

Một phần kết quả nghiên cứu được báo cáo tại hội thảo quốc tế tại Quảng Châu năm 2012 (có thể đọc nhanh ở đây và ở đây).

Tôi luôn sử dụng là "Minh Thệ" (chữ "Thệ" mang dấu nặng). Nhưng bây giờ, trong danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, lại ghi là "Minh Thề" (chữ "Thề" mang dấu huyền). Xem nhanh ở đây.

07/09/2022

Tin tức học thuật : Hội thảo "Văn hóa quản lý với di sản văn hóa..." (ngày 7/9/2022)

Hội thảo được tổ chức Hội trường tầng 2 - Nhà khách Văn phòng Trung ương Đảng - số 8 đường Chu Văn An, quận Ba Đình, Tp. Hà Nội, vào buổi sáng ngày 7/9/2022 (Thứ Tư).

Mình vui nhất là được ngồi cạnh và hầu chuyện thầy Nguyễn Hùng Vĩ cả một buổi sáng. Rất lâu rồi mới có cơ hội này. Mình đã gửi thầy (qua zalo) ghi chép của mình về cuộc điều tra chung mà hai thầy trò thực hiện vào đầu năm 1993 tại khu vực Phủ Tây Hồ (đọc lại ở đây - tháng 10/2018).

Cũng thật vui mừng được nhận một loạt sách Phật giáo do nhóm sa môn Thích Pháp Nhẫn tặng, kèm theo là một tâm thư (đã được phép của sa môn, nên Giao Blog sẽ đưa tâm thư đó lên sau).

Gặp gỡ rất nhiều thầy cô, bạn bè, anh chị em. Gặp nguyên Bộ trưởng Lê Doãn Hợp, mình có nhắc lại chuyện chiếc ô bỏ quên ở công viên Nhật Bản (Giao Blog đã đăng ở đây - tháng 9 năm 2016). Gặp đàn anh Nguyễn Hữu Thức (gắn bó với Hà Tây cũ), thì ôn lại chuyện năm 1993 anh tới thăm nhóm mình làm thực tập tại Cống Xuyên (đọc lại ở đây). Vân vân.

26/04/2022

Góc nhìn văn hóa sử : sự thực lịch sử và thực hành văn hóa đương đại, qua sự kiện bà Phi Yến ở Côn Đảo

Một sự kiện khá thú vị, cung cấp cho luận giải văn hóa sử của tôi một ví dụ xác đáng, nhưng lại rất bất ngờ.

Giọt nước làm tràn li là bà Phi Yến bỗng nhiên được xem là một bà phi của vua Gia Long, rồi lễ hội về bà được ghi danh vào danh mục văn hóa phi vật thể quốc gia.

22/01/2022

Xem kĩ thêm bia và chuông ở Phủ Chính Tiên Hương (từ VTV1 - Thời sự 19h ngày 21/1/2022)

Về vấn đề Phủ Chính ở quần thể Phủ Giầy/Dầy, chương trình thời sự của VTV1 trong ngày 21/1/2022 đã phát tin hai lần: bản tin trưa (lúc 12h),  bản tin buổi tối (lúc 19h).

Chủ nhân Giao Blog đang xem kĩ thêm văn bia ở hai nhà bia trong khuôn viên Phủ Chính. Lần xem cập nhật của tháng 1 năm 2022 (lần khảo sát bia ở Phủ Chính đầu tiên của tôi là vào đầu thập niên 1990, cách nay cũng tới gần 30 năm). Đại khái hình ảnh của tháng 1 năm 2022 thì như sau (cắt ra từ video).

13/12/2019

Then được UNESCO ghi danh (chung của người Tày, Nùng, Thái)

Hôm qua, Thứ Năm ngày 12/12/2019, vừa nói về hệ thống Mo - Then - Tào - Pựt ở vùng các tộc người Tày Nùng. Cũng đã nói rõ về Làm ma khô ở vùng miền núi phía Bắc Việt Nam.

Mo - Then - Tào - Pựt là những người thực hành tín ngưỡng ở vùng miền núi phía Bắc, thầy ở cả người Tày, người Nùng, người Thái. Có thể gọi là "thầy Mo", "thầy Then", "thầy Tào", "thầy Pựt", hệt như người Kinh gọi là "thầy cúng" hay "thầy chùa".

Một mảng chuyên sâu của mình là về thầy Tào (cả ở người Nùng, cả ở người Dao). Tào chính là Đạo, tức Đạo sĩ --- từ 20 năm trước, đã tạm gọi họ là "Đạo sĩ dân gian". Tào là nhân vật biết chữ Hán, nên được coi là đứng đầu hệ thống Mo - Then - Tào - Pựt. Ba nhân vật còn lại (Then, Mo, Pựt) muốn đi hành nghề cúng bái thì phải nhận sắc phong từ thầy Tào. Họ xem Tào là thầy, tự nhận mình là đệ tử của Tào.

Then thì được xem là văn nghệ. Cập nhật thông tin mới nhất về Then, của tháng 12 năm 2019.