Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn sing-ga-po. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn sing-ga-po. Hiển thị tất cả bài đăng

01/08/2018

Trải nghiệm về "văn hóa xếp hàng" của người Việt : tâm sự của một lưu học sinh đang ở Sing

Một trải nghiệm rất bình thường về cái gọi là văn hóa xếp hàng hiện nay của người Việt ở bốn phương.

Chỗ nào mà chả thấy, khi ta đi đổ xăng, khi ta đi mua đồ trong siêu thị, khi ta đi chờ nhận hồ sơ của các loại thủ tục, và ngay cả khi ta vào bên trong chùa chiền hay nhà thờ họ tộc,... đâu đâu cũng thấy. Không chỉ ở trong nước, ra nước ngoài vẫn có khi gặp.

12/09/2017

Tiếng Việt khắp nơi trong bệnh viện ở Sing (ghi chép của một người nhà bệnh nhân)

Một ghi chép thực tế, có kèm thêm cả mấy cái ảnh.

Thực trạng y tế của Việt Nam đang "thủng lưới" như vậy, quả đúng, như Viện Tim mạch trong 10 năm qua thì đợt trước có ghi chép của Nguyễn Chí Công (ở đây).

31/07/2015

Một nghề mưu sinh của người Việt ở Sing

Đây là về nghề ở khu đèn đỏ.

Báo Việt Nam chỉ lấy về từ báo nước ngoài (tên người Việt chỉ copy từ báo Sing, nên không có dấu).

03/04/2015

Lý Quang Diệu - một người gốc Khách Gia ở Mai Châu

Ở blog cũ, và trên tạp chí Xưa & Nay, tôi đã kể chuyện đi ăn thịt chó ở Mai Châu (tỉnh Quảng Đông). Mai Châu được xem là kinh đô của người Khách Gia trên toàn thế giới. Khách Gia tức Hakka, tức Hẹ.

Mai Châu là quê hương của Lý Quang Diệu. Đồng thời cũng là quê của anh em nhà Khâu Đạt Tân - Khâu Anh Lạc (tức nhà Thạc-xỉn ở Thái Lan).

25/03/2015

Lý Quang Diệu đã nói gì, vào lúc tuổi trẻ Việt Nam viết thơ về Hà Nội

Đó là Lưu Quang Vũ (với bài thơ về Hà Nội năm 1972) và Trần Đăng Khoa (với bài thơ Hà Nội năm 1969).

Gần ngang thời điểm đó, Lý đã nói, về Việt Nam (chiến tranh Việt Nam, Việt Nam Cộng Hòa, Sài Gòn), như dưới đây.

Nhật Bản dưới góc nhìn của Lý Quang Diệu

Về Nhật Bản, có hai ông Lý đưa ra hai cái nhìn thú vị. Một người là Lý Đăng Huy - là công dân Đài Loan, cựu lưu học sinh Nhật Bản, cựu Tổng thống Đài Loan, người mà những năm sau này mỗi lần đến Nhật Bản đều bị chính quyền Bắc Kinh phản đối. 

Còn bây giờ, dưới đây, là của một cụ Lý khác - là Lý Quang Diệu, công dân Sing, cựu lưu học sinh Anh quốc, cựu Thủ tướng Sing, người vừa từ trần. Nhìn chung là cụ Lý phán nhiều điểm không chuẩn (hay nói rõ là sai) về nước Nhật, từ điểm nhìn dân số hay lối nghĩ của công dân. Có lẽ, do quan sát ít, và nhất là tâm lí "khiếp" người Nhật của cụ đã đưa cụ tới những phân tích thái quá.

23/03/2015

Di sản được thử thách của Lý Quang Diệu (1923-2015)

Trong khoảng thời gian từ năm 1965 đến năm 2011, tức là từ năm mà ông Lý nhậm chức Thủ tướng (đời đầu tiên của Singgapo độc lập) đến lúc ông từ giã chính trường, thì thu nhập bình quân theo đầu người của nước này tăng 90 lần. Đây là thành tích không một nước châu Á nào có được.