Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn năm-2023. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn năm-2023. Hiển thị tất cả bài đăng

16/09/2023

Văn nghệ Thứ Bảy : Nhớ một tháng 9 đi hành hương ở Tứ Quốc (Nhật Bản) hơn 20 năm trước

Bây giờ, tháng 9 ở Hà Nội, qua cập nhật Fb, mà theo dõi không thường xuyên một cuôc hành hương về Tứ Quốc (miền Trung nước Nhật) của một người Việt Nam. Đó là một đàn em cùng thuộc VASS (Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam), là em Nguyễn Sử. Sử đang là nghiên cứu sinh ở Đại học Waseda và dành kì nghỉ hè 2023 để đi hành hương.

Bây giờ điều kiện IT thật tuyệt vời, chúng ta có thể "vừa đi đường vừa kể chuyện" tự do tự tại trên Fb được. Bởi vậy, hôm nay có thể thấy Nguyễn Sử đang ở ngôi chùa nào, mai thì biết em ấy đang tay bị tay gậy đến quãng đường nào,... tất cả đều có thể trực tuyến toàn cầu.

1. Hành hương ở Tứ Quốc là một chặng đường rất dài, nếu tính toàn bộ, lên tới cả ngàn cây số, mà có 88 điểm chính (không kể các điểm phụ), là 88 ngôi chùa. Tuyến hành hương qua 88 ngôi chùa này là gắn với nhà sư Không Hải - cũng là Hoằng Pháp đại sư - một danh sư của Nhật Bản, hâu như không có người Nhật nào mà không biết đến ông ! Về như sư Không Hải, trên Giao Blog có thể đọc lại ở đây (tháng 2 năm 2018).

18/06/2023

Văn nghệ Thứ Bảy : sau 20 năm, nhìn lại ngôi đền làng Ikisan (tỉnh Fukuoka)

Hơn 20 năm trước, mà chính xác là 21 năm trước (2002-2023), tôi đã sống lâu dài để điều tra điền dã dân tộc học trong học khu Ikisan của thị trấn Nijo - một thị trấn nằm kẹp giữa hai tỉnh Fukuoka và Saga (miền Nam nước Nhật). 

Tên học khu được lấy từ tên của một ngôi làng (mỗi học khu có nhiều làng). Mà làng ấy có tên là "Ikisan". Dĩ nhiên, tên học khu thành "Ikisan".

Ngôi đền của làng nằm ở vùng rừng rậm. Đại khái, cảnh sắc của khu vực ngôi đền năm 2002 là như sau (ảnh của chủ nhân Giao Blog - lúc ấy, vừa tròn 30 tuổi):

07/02/2023

Minh Thệ năm 2023 : cập nhật và bình luận sau lễ hội

Về hội Minh Thệ ở Hải Phòng, trên Giao Blog, có thể đọc nhanh lại ở đây hay ở đây. Bài viết đầu tiên về Minh Thệ của chủ nhân Giao Blog là năm 2011, bản công bố đầu tiên là trên báo giấy Kinh tế và Đô thị. Bài viết học thuật đầu tiên thì công bố trên tạp chí Văn hóa Dân gian (số 1 năm 2012, xem ở đây).

Một phần kết quả nghiên cứu được báo cáo tại hội thảo quốc tế tại Quảng Châu năm 2012 (có thể đọc nhanh ở đây và ở đây).

Tôi luôn sử dụng là "Minh Thệ" (chữ "Thệ" mang dấu nặng). Nhưng bây giờ, trong danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, lại ghi là "Minh Thề" (chữ "Thề" mang dấu huyền). Xem nhanh ở đây.