Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn thực-vật. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn thực-vật. Hiển thị tất cả bài đăng

14/09/2021

Trở lại với kinh điển (1) : "Cành vàng" (The Golden Bough) tiêu tốn nửa đời học giả Frazer

Frazer, tức là James George Frazer (1854-1941), học giả người Anh, tác giả của bộ sách danh tiếng The Golden Bough xuất bản lần đầu năm 1890.

The Golden Bough thường được dịch ra Việt ngữ là Cành vàng. Tên đầy đủ của bộ sách ở ấn bản 1890 là The Golden Bough: A Study in Comparative Religion (Cành vàng: một nghiên cứu so sánh về tôn giáo). Lần xuất bản này, bộ sách chia làm 2 tập (vol 1, vol 2), toàn bộ khoảng 900 trang.

Ở các lần tái bản có sửa chữa sau này, ví dụ đầu thập niên 1910, bộ sách được tác giả đổi tên thành The Golden Bough : A study in Magic and Religion (Cành vàng: một nghiên cứu về ma thuật và tôn giáo).

03/07/2019

Trái sung Nhật Bản : từ vườn nhà cụ Cường Để ở Tokyo đến sạp hàng ở Hà Nội

Tiếng Nhật là Ichi-jiku (đọc là i-chi jíc-cự). Đúng như luận giải của cụ bà Ando (người bạn đời của cụ Kỳ Ngoại hầu Cường Để, một lãnh tụ của phong trào Đông Du 1905-1909), thì đọc như vậy mà viết thành 3 chữ Hán vô hoa quả 無花果(có nghĩa suy ra là không hoa quả, hoặc quả không có hoa). 

Đã kể về sung Nhật Bản, tức "vô hoa quả" Nhật Bản, trong liên đới với vườn nhà ở Tokyo của hai cụ Cường Để - Ando, cũng là trong liên đới với vườn nhà cụ Nakaura ở miền Tây Nhật Bản của chúng tôi, đọc lại ở đây (tháng 8 năm 2017).

Bây giờ, năm 2019, một kg sung Nhật ấy bán ở Hà Nội có giá lên tới cả 2 triệu đồng ! Một cái giá quá kì lạ.

18/11/2017

Văn nghệ Thứ Bảy : hoa sơn trà, lá đỏ, và bộ ba khuôn mặt ngạc nhiên

Hoa thì đáng nhớ là sơn trà (trà núi), tức sazan-ka. Trong vườn nhà của tôi mười mấy năm về trước, có một khóm sơn trà

Cụ Tosu hàng xóm sau này thì hay kể tỉ mỉ các chuyện mà cụ muốn tôi quan tâm, trong đó có cho biết: người trồng khóm sơn trà ấy, nếu không nhầm, thì chính là người đồng sáng lập ra trường đại học tư thục của tỉnh. Trường đại học mang tên của tỉnh nhà.

12/02/2017

Nhà thực vật học trứ danh của miền Nam : Phạm Hoàng Hộ (1931-2017)

Quãng nửa cuối thập niên 1990, một dạo, tới cả mấy năm, tôi nghiên cứu về cây thuốc (thuốc lá, thuốc Nam). Nên có biết đến các công trình cây cỏ của cụ Phạm Hoàng Hộ.

Nhưng lúc đó, thì theo trào lưu hầu như chỉ tham khảo chính các ấn phẩm của cụ Đỗ Tất Lợi.

06/10/2015

nguời Nhật thứ 23 nhận Nobel : Gs Omura, và liên quan đến cây thanh thảo

Về cây thanh thảo (cũng gọi là cây thanh hao, hay thanh hao hoa vàng), lần truớc đã nói về việc trồng nó của bà con tỉnh Vĩnh Phúc mà bị dính quả đắng với thương lái Trung Quốc (xem lại ở đâyở đây).

Bây giờ là về Nobel 2015 liên quan đến cây thanh thảo này.

01/08/2015

Tháng 8 : Hà Nội sẽ thay "vàng tâm" bằng "lát hoa" trên phố Nguyễn Chí Thanh

Hình ảnh công an Hà Nội trồng và giới thiệu cây "vàng tâm" hồi tháng 3 năm 2015, thì xem lại ở đây, ở đây, và ở đây.

Sau khi đã có ý kiến của chuyên gia cây về "mỡ" (chứ không phải "vàng tâm"), mà Sở Xây dựng Hà Nội vẫn một mực khẳng định chính thực là "vàng tâm" xịn, thì xem lại ở đâyở đây, ở đây, và cả ở đây.

18/06/2015

Càng cố gỡ gạc thì sẽ càng rối thêm ra, là tại bởi ở cái gốc cái rễ

Để thấy rằng: thành phố thủ đô đang được quản lí ra sao. Năng lực quản lí đã thấy. Tư cách người được trao cho quyền quản lí cũng đã thấy. 

Cây tốt quả là bởi cái gốc cái rễ. Không phải bởi cái ngọn. 

15/06/2015

VTC phê luôn miệng lưỡi của Hà Nội Mới

Hà Nội Mới ở đây là chỉ bài lập tức có ngay trên Hà Nội Mới sau cơn giông vừa rồi, tại đây. Nhanh đến mức khó tin !

Và hôm nay, VTC đã có lời phê luôn.

14/06/2015

Hà Nội Mới hưởng ứng luôn cơn dông, ngay sau cơn dưa hấu

Cơn dưa hấu thì đọc lại ở đâyở đây.

Còn ở dưới là hưởng ứng của Hà Nội Mới với cơn dông chiều qua

Cây bị chặt phá thì trốn biệt (mãi mới thấy một bài như sau). Còn cây vừa đổ thì xuất hiện ngay.

Đề nghị thống kê đến từng cây

Sau trận dông lốc chiều qua (13/6/2015) tại Hà Nội, cơ quan hữu trách đã đưa thông tin: "Ngày 14/6, ông Nguyễn Quốc Hùng, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội, cho biết đã có hơn 1.000 cây xanh trên địa bàn bị gãy đổ do trận mưa dông lớn chiều 13/6 gây ra. Trong số cây bị gãy đổ trên, có 643 cây thuộc diện quản lý của công ty TNHH một thành viên Công viên cây xanh Hà Nội. Một số quận có nhiều cây xanh bị gẫy đổ là: Hoàng Mai 100 cây, Thanh Xuân 116 cây, Hà Đông 98 cây…"  (xem cụ thể hơn ở đây).