Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

20/05/2018

đường Văn Minh ở Quảng Châu (tư liệu đọc thêm)

Về đường Văn Minh, bản của mùa hè năm 2018, trước ngày sinh nhật 19/5, thì đã đi ở entry trước. Xem lại ở đây. Quanh đi quẩn lại, vẫn là ở quận Việt Tú - quận trung tâm của thành phố Quảng Châu.

Quận Việt Tú kết tập hầu như tất cả những gì tôi quan tâm: mộ của vua Triệu Hồ nước Nam Việt (cháu gọi Triệu Đà là ông), chùa Đại Phật gắn với các vua Mạc thời kì Cao Bằng, chùa Lục Dung, khu vực Tây Hồ - Bắc Kinh, khu vực đường Văn Minh, khu vực đền Trần Gia, khu vực đường Hạ Cửu - Thượng Cửu (Thượng Hạ Cửu),... Có thể đi bộ từ các điểm này sang nhau.




Từ số nhà 250 đường Văn Minh đi bộ khoảng 15 phút là tới chùa Đại Phật

Ở dưới, bổ sung các tư liệu của người khác viết về di tích ở đường Văn Minh, của những năm trước năm 2018. Sưu tập dần.

2013

2014





----

TƯ LIỆU


.

2.

Chủ Nhật, 12 tháng 10, 2014

Thăm nơi LÀM VIỆC CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC TẠI QUẢNG CHÂU

Trụ sở Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên ( tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản do Nguyễn Ái Quốc thành lập tháng 6.1925) ở 248 đường Văn Minh (Quảng Châu). Nơi này, từ năm 1973, chính quyền Quảng Châu đã cho phục hồi để làm nơi lưu niệm và từ đó luôn được trùng tu, bảo trì. Ngày 27/7/1999 được công nhận là Di tích văn hóa cấp thành phố và được chính thức mở cửa phục vụ khách tham quan

Đây nguyên là 2 ngôi nhà làm bằng gỗ, mang số 13 nay là số 246, 248 đường Văn Minh, thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông (文明路246号及248号).Cuối năm 1924, Nguyễn Ái Quốc rời Liên Xô tới Quảng Châu, lấy tên là Lý Thụy 李瑞, làm phiên dịch trong phái đoàn cố vấn của chính phủ Liên Xô bên cạnh Chính phủ Trung Hoa Dân quốc, do Mikhail Markovich Borodin[1] làm trưởng đoàn.

Năm 1925, Người đã tập hợp số thanh niên yêu nước đang có mặt tại Quảng Châu hoạt động một cách có chủ đích. Đồng thời tiến hành cải tổ “Tâm tâm xã[2] (“心心社”) và thành lập: Việt Nam Cách mạng đồng chí Hội (越南青年革命同志会)[3], xúc tiến việc tổ chức các lớp huấn luyện cho thanh niên Việt Nam.

Tại ngôi nhà số 13 đó, phòng phía Đông đầu tầng 3 là nơi Nguyễn Ái Quốc làm việc và nghỉ ngơi; 2 phòng phía Tây cùng tầng được bố trí là phòng học và ký túc xá của học viên. Ngoài việc đích thân soạn, giảng bài Nguyễn còn mời một số nhà Cách mạng Trung Quốc tới giảng bài và nói chuyện, nha Chu Ân Lai, Lưu Thiếu Kỳ, Trần Diên Niên (周恩来、刘少奇、陈延年).
Sau khi tổ chức được 3 khóa, do đia điểm chật nên các lớp sau được chuyển đến đường Đại Đông Cao, phố Nhân Hưng 东皋大道仁兴街 tiếp tục công việc đào tạo. Cuốn Đường Kách mệnh, mà ông là tác giả, tập hợp các bài giảng tại các lớp huấn luyện chính trị của Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội, được xuất bản năm 1927.

Chính các lớp học này đã đào tạo ra hàng chục cán bộ Cách mạng Việt Nam, trong đó có Phạm Văn Đồng, Hoàng Văn Hoan. Học viên sau khi tốt nghiệp, hầu hết quay trở lại Việt Nam hoạt động, một số ít ở Trung Quốc, và sau đó tham gia cuộc khởi nghĩa Liễu-Quảng (了广州起义) và chiến đấu trong các khu Xô viết (和苏区). Đồng thời tại đây, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Nguyễn Ái Quốc, Hội xuất bản tuần báo "Thanh niên", mở các lớp huấn luyện chính trị, cử cán bộ về nước, xuất bản các ấn phẩm tuyên truyền. Hội đặt quan hệ với nước Nga Xô Viết, các tổ chức cách mạng ở Trung Quốc và các nước khác. Từ 1926, VNTNCMĐCH bắt đầu đặt những cơ sở đầu tiên trong nước. Hà Nội, Vinh, Sài Gòn trở thành 3 trung tâm quan trọng, từ đó gây dựng cơ sở khắp đất nước. Năm 1927, các kì bộ lần lượt ra đời, sau đó là tỉnh bộ, thành bộ và cuối cùng là huyện bộ. Năm 1929, cơ cấu tổ chức của Hội gồm 5 cấp được thiết lập và phát triển khắp đất nước. Số lượng hội viên lên tới 1.700 người. Hội đóng vai trò quan trọng trong việc truyền bá chủ nghĩa Mac - Lênin trong nhân dân và trở thành hạt nhân lãnh đạo phong trào đấu tranh của nhân dân chống Pháp. Đến giữa năm 1929, cùng với việc thực hiện phong trào "vô sản hoá", phần lớn các hội viên đã hướng tới việc thành lập một tổ chức cộng sản thay cho VNTNCMĐCH.

Nơi này, từ năm 1973, chính quyền Quảng Châu đã cho phục hồi để làm nơi lưu niệm và từ đó luôn được trùng tu, bảo trì. Ngày 27/7/1999 được công nhận là Di tích văn hóa cấp thành phố.

Từ 1958 đến 1968, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến Quảng Đông 9 lần, nhiều lần gặp gỡ các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước Trung Quốc, lãnh đạo tỉnh Quảng Đông, thành phố Quảng Châu. Người cũng thăm quan, thăm hỏi nhiều cơ quan, nhà máy, trường học, nông thôn tỉnh Quảng Châu, tiếp xúc rộng rãi với các tầng lớp quần chúng nhân dân và để lại nhiều tình cảm tốt đẹp trong lòng nhân dân tỉnh Quảng Châu.
Khi chúng tôi đến thăm: cô hướng dẫn viên bị viêm họng lại không biết tiếng Việt nên việc hướng dẫn cũng kém hiệu quả .

[1] Mikhail Markovich Borodin (tiếng Nga: Михаи́л Mapkóвич Бороди́н; 1884-1951) là trưởng đoàn trong phái đoàn cố vấn của chính phủ Liên Xô bên cạnh chính phủ Trung Hoa Dân quốc năm 1924 ở Quảng Châu.
Mikhail Markovich Borodin sinh tại Yanovich, Belarus ngày nay và qua đời ở một nơi nào đó tại Siberia. Ông đã gia nhập đảng Bolshevik ở Đế quốc Nga năm 1903. Năm 1907, ông đã bị bắt ông đã chạy qua Mỹ năm 1908. Trong thời gian ở đó, ông đã học tại Đại học Valparaiso. Sau cuộc Cách mạng tháng Mười, ông trở về quê hương vào năm 1918, làm việc tại cục đối ngoại. Từ năm 1919 đến 1922, ông công tác ở Mexico, Mỹ và Anh Quốc với tư cách là một điệp viên của Quốc tế Cộng sản.
Giữa thời kỳ 1923 và 1927, Borodin là đại diện của Quốc tế Cộng sản và của Liên Xô tại chính quyền Quốc dân đảng ở Quảng Châu, Trung Quốc. Ông là cố vấn của Tôn Dật Tiên vào thời đó. Ông đã tiếp tục làm cố vấn chính quyền Quốc dân đảng cho đến năm 1928. Năm 1949, ông bị bắt và bị buộc tội kẻ thù Liên Xô và bị chuyển đến một gulag ở Siberia, nơi ông qua đời hai năm sau đó
[2] Tâm Tâm Xã còn gọi là Tân Việt Thanh niên Đoàn là một tổ chức cách mạng của nhóm thanh niên Việt Nam yêu nước (Lê Hồng Phong, Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Sơn, Phạm Hồng Thái, Lâm Đức Thụ... ) thành lập năm 1923 tại Quảng Châu, Trung Quốc với tôn chỉ: "Liên hiệp những người có tri thức trong toàn dân Việt Nam, không phân biệt ranh giới, đảng phái; miễn là có quyết tâm hi sinh tất cả tư ý và quyền lợi cá nhân, đem hết sức mình tiến hành mọi việc để khôi phục quyền làm người của người Việt Nam". Chính tổ chức này, để thức tỉnh đồng bào trong nước và gây thanh thế, ngày 19 tháng 6 năm 1924, đã thực hiện việc mưu sát toàn quyền Đông Dương Merlin tại khách sạn Victoria, Quảng Châu, Trung Quốc. Cuộc mưu sát không thành Merlin chỉ bị thương nhẹ, Phạm Hồng Thái hy sinh. Sự kiện này gây chấn động và làm bừng tỉnh lòng tự hào dân tộc của nhiều người Việt Nam. Ngay nay mộ Liệt sĩ Phạm Hông Thái ở 79 đường Trung Liệt, Công viên Hoàng Hoa Cương (先烈中路79号黄花岗公园内). Sau khi trở thành hạt nhân của Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội (tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam), năm 1925, Tâm Tâm Xã tự giải tán.[3] Trong số các thành viên lớp đầu có Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Sơn, Lê Hồng Phong, Vương Thúc Oánh, Trương Vân Lĩnh, Lưu Quốc Phong, Lâm Đức Thụ.

"CHÀO QUẢNG CHÂU-CÔNG XÃ CHÍNH QUYỀN"
-Lương Đức Mến-
http://menthuong.blogspot.com/2014/10/tham-noi-lam-viec-cua-nguyen-ai-quoc.html




1.



Thứ Năm, 31/01/2013 17:31


Hơn tám mươi năm đã trôi qua, bao nhiêu biến chuyển, đổi dời của lịch sử đã diễn ra trên toàn thế giới cũng như hai nước Việt Nam, Trung Quốc. Đi chầm chậm vào từng căn phòng của ngôi nhà tôi vẫn cảm thấy một không khí linh thiêng như còn đọng lại.

Cuối tháng 7 năm 2011, tôi được tham gia đoàn nhà văn Hội Nhà văn Việt Nam sang thăm và làm việc với Hội Nhà văn Trung Quốc. Sau khi thăm và làm việc tại Bắc Kinh, đoàn được đưa đến thăm tỉnh Quảng Đông. Đến thành phố Quảng Châu (thủ phủ của tỉnh Quảng Đông), chúng tôi đến thăm Di tích trụ sở tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội), nơi mà chúng tôi đã bao lần ao ước được một lần đến đó.

Đoàn Nhà văn Việt Nam thăm trụ sở Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên tại Quảng Châu (Trung Quốc), tháng 7/2012.

Trường đào tạo cán bộ đầu tiên của cách mạng Việt Nam tọa lạc tại ngôi nhà số 248 và 250, phố Văn Minh, thành phố Quảng Châu, ở trong một khu phố lớn và yên tĩnh. Hướng dẫn viên bảo tàng kể, ngay sau khi nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ra đời (1/10/1949), Chính phủ Trung Quốc đã mua lại tầng 2 và tầng 3 của ngôi nhà này để làm di tích lưu niệm của cách mạng Việt Nam. Nhất là từ năm 1971, khi Thủ tướng Chu Ân Lai đến đây thì ngôi nhà được bảo tồn và duy tu hàng năm. Chính quyền thành phố Quảng Châu cũng quyết định giữ nguyên hiện trạng cảnh quan của khu phố này nên đến đây có thể cảm thấy phần nào cái không khí xưa kia khi những cán bộ đầu tiên của cách mạng Việt Nam được huấn luyện ở đây.

Ngôi nhà có ba tầng. Tầng thượng không có mái che, ngày xưa dùng làm bếp. Hướng dẫn viên kể, khi đó nếu có mưa trong lúc đang nấu nướng thì phải che ô. Tầng trên cùng này có lối thông sang các ngôi nhà bên cạnh và ở phía sau, phòng khi có “động” là mọi người có thể tản về các căn nhà liền kề rút đi an toàn. Phòng nghỉ của đồng chí Nguyễn Ái Quốc nhỏ xíu, chỉ vừa vặn kê đủ một chiếc giường cá nhân và lối đi vào. Vali phải để dưới gầm giường. Tầng giữa có nhiều phòng. Phòng rộng nhất dùng làm lớp học, kê bốn hàng bàn nhỏ. Những chiếc bàn cá nhân liền ghế bằng gỗ tạp, trải qua hơn hai phần ba thế kỷ đã xỉn màu cũ kỹ đã từng in hơi ấm những chiến sĩ đầu tiên của cách mạng Việt Nam khi ngồi học ở đây.

Tôi nhìn bản danh sách thanh niên miền Bắc, miền Trung và Nam bộ dự các khóa huấn luyện đầu tiên ở số nhà 13, đường Văn Minh treo trên tường phòng học thấy nhiều tên tuổi đã trở thành bất tử: Trần Phú, Ngô Gia Tự, Nguyễn Đức Cảnh, Lê Hồng Phong, Hà Huy Tập, Phùng Chí Kiên... Theo bản danh sách thì có 38 thanh niên miền Bắc, miền Trung và 20 thanh niên Nam bộ đã theo học ở đây những khóa đầu tiên. Trong 20 thanh niên Nam bộ thì tỉnh có người theo học đông nhất là Mỹ Tho: 5 người. các tỉnh khác: Long Xuyên: 2, Sài Gòn: 2, Cần Thơ: 2, Vĩnh Long, Rạch Giá, Bến Tre, Cà Mau, Cao Lãnh, Gò Công mỗi nơi một người…

Giữa tháng 12 năm 1924, đồng chí Nguyễn Ái Quốc (Bác Hồ) đến Quảng Châu với cương vị là phái viên toàn quyền Ban Thư ký Viễn Đông của Ban Chấp hành Quốc tế Cộng sản. Nhiệm vụ chính của Người là chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức để thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương. Ngày 18/12/1924, Bác viết thư cho Đoàn chủ tịch Ban Chấp hành Quốc tế Cộng sản: “ Tôi đã gặp tại đây vài ba nhà cách mạng quốc gia Việt Nam. Tôi đã chọn 5 người quê ở các tỉnh khác nhau… tôi sẽ huấn luyện cho họ phương pháp tổ chức”. Những nhà cách mạng ấy chính là Lê Hồng Sơn, Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Phong… trong nhóm Tâm Tâm xã. Lúc này, dư âm về tiếng bom của Phạm Hồng Thái mưu sát toàn quyền Méclanh ở Sa Điện còn vang dội. Bác đánh giá cao lòng yêu nước của những thanh niên Việt Nam trong nhóm nhưng thấy cần phải huấn luyện chính trị cho họ, trang bị cho họ lý luận cách mạng.

Ngôi biệt thự ba tầng ở đường Văn Minh thành phố Quảng Châu những năm ấy trở thành “Trường huấn luyện chính trị” cho những người ưu tú trong tổ chức Tâm Tâm xã và những thanh niên Việt Nam yêu nước được lựa chọn đưa từ trong nước sang.

Bác Hồ (lúc đó lấy tên là Lý Thụy) đã khai giảng lớp học và là giảng viên chính của lớp. Các học viên được nghiên cứu tình hình thế giới, lịch sử Cách mạng Tháng Mười, lịch sử Quốc tế I, II, III, phong trào giải phóng dân tộc, Cương lĩnh chính trị của Tôn Trung Sơn, công tác báo chí, những nguyên lý về công tác tổ chức quần chúng, khoa học kinh tế và học ngoại ngữ. Trong đó vấn đề về cách mạng Việt Nam được nghiên cứu kỹ hơn cả. Một phần chương trình huấn luyện do các giảng viên ở Học viện Quân sự Hoàng Phố giảng dạy.

Tháng 6 năm 1925, kết thúc khóa huấn luyện đầu tiên, cũng ở trên tầng thượng ngôi nhà này, Bác đã thành lập tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên - tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam. Người tổ chức nhóm cộng sản trong Hội làm nòng cốt là Cộng Sản Đoàn, xuất bản tờ báo Thanh Niên - cơ quan ngôn luận của Hội. Ngày báo Thanh Niên ra số đầu tiên: 21/6/1925, sau trở thành Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam.

Trong hai năm rưỡi (từ tháng 12/1924 đến tháng 4/1927) “Trường huấn luyện chính trị” đã huấn luyện được gần 200 cán bộ. Những người này sau khi được huấn luyện đã về nước tích cực hoạt động thổi bùng lên ngọn lửa cách mạng trong thợ thuyền, dân cày và các tầng lớp nhân dân Việt Nam.

Hơn tám mươi năm đã trôi qua, bao nhiêu biến chuyển, đổi dời của lịch sử đã diễn ra trên toàn thế giới cũng như hai nước Việt Nam, Trung Quốc. Đi chầm chậm vào từng căn phòng của ngôi nhà tôi vẫn cảm thấy một không khí linh thiêng như còn đọng lại. Hình bóng của những thanh niên học sinh giàu lòng yêu nước- những người con ưu tú của dân tộc Việt Nam như còn thấp thoáng đâu đây. Cũng như hình ảnh Bác - đồng chí Lý Thụy, đồng chí Vương dáng người xương xương, bước đi nhanh nhẹn, đôi mắt to và sáng lạ thường như vẫn hiện hữu.

Ngôi nhà bình dị như bao nhiêu ngôi nhà khác ở thành phố này nhưng bản thân nó lãnh một sứ mệnh lịch sử cao cả là ngôi trường đào tạo những thế hệ chiến sĩ đầu tiên cho cách mạng Việt Nam. Cả dân tộc Việt Nam đang chìm đắm trong đêm trường nô lệ, lầm than. Đất nước bị xóa tên trên bản đồ thế giới. Bao nhiêu cuộc khởi nghĩa, bao nhiêu phong trào đấu tranh vùng lên rồi thất bại, bị dìm trong biển máu bởi chưa tìm ra được một đường lối cứu nước đúng đắn. “Đêm sao đêm mãi tối mò mò. Biết đến bao giờ mới sáng cho” - Một sĩ phu hồi đó đã viết.

Và ánh sáng đã trở về từ đôi mắt sáng lạ thường của người thanh niên yêu nước Nguyễn Ái Quốc sau bao năm bôn ba tìm đường cứu nước gặp được chủ nghĩa Mác - Lênin. Ánh sáng từ hàng trăm thanh niên Việt Nam yêu nước được tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng cách mạng của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc từ trường huấn luyện chính trị ở Quảng Châu mang về nước thắp lửa cho cả một dân tộc đang bị đọa đày đau khổ.

Những lớp chiến sĩ ấy chính là những người đã tham gia thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Trải qua mười lăm năm chiến đấu hy sinh, Đảng đã lãnh đạo toàn dân tộc vùng dậy, làm cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, đập tan gông xiềng áp bức đế quốc phong kiến, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - Nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á, đem lại tự do, hạnh phúc cho nhân dân.

Đàm Chu Văn

https://baotintuc.vn/chinh-tri/tham-tru-so-cua-hoi-viet-nam-cach-mang-thanh-nien-20130130185342068.htm




0.





Năm 1925

Cập nhật lúc 14h47  -  Ngày 08/06/2017
share facebookgửi emailin bài này

NĂM 1925
NGÀY 10-1
Nguyễn Ái Quốc gửi thư cho Đoàn Chủ tịch Quốc tế Cộng sản nói về việc gửi thanh niên Việt Nam đi học ở Liên Xô
Việc thành lập Trường Đại học phương Đông, tập hợp những người lãnh đạo trẻ tuổi tích cực, thông minh của các nước thuộc địa, theo Nguyễn Ái Quốc đã làm được một công việc to lớn là:
"a) Trường đã huấn luyện cho các chiến sĩ tiên phong tương lai ấy nguyên lý đấu tranh giai cấp, nguyên lý mà một mặt các cuộc đấu tranh chủng tộc và mặt khác các tập tục của chế độ gia trưởng đã làm lẫn lộn trong đầu óc họ.
b) Trường đã làm cho đội tiên phong của giai cấp vô sản các nước thuộc địa tiếp xúc mật thiết với giai cấp vô sản phương Tây để dọn đường cho một sự hợp tác thật sự sau này, chỉ có sự hợp tác đó mới có thể bảo đảm cho giai cấp công nhân quốc tế giành được thắng lợi cuối cùng.
c) Trường đã làm cho các dân tộc thuộc địa - từ trước đến nay rời rạc với nhau hiểu biết nhau, và đoàn kết với nhau, do đó đặt cơ sở cho một khối liên hợp tương lai giữa các nước phương Đông, khối liên hợp đó là một trong những cái cánh của cách mạng vô sản.
d) Trường đã nêu lên cho giai cấp vô sản các nước mà giai cấp tư sản có thuộc địa, một tấm gương về những điều họ có thể và phải làm cho những anh em của họ đang bị áp bức"
Với một tâm niệm rằng Trường Đại học phương Đông "ôm ấp" dưới mái trường mình tất cả tương lai của các dân tộc thuộc địa, nên bên cạnh việc tự đào tạo, Nguyễn Ái Quốc gửi những thanh niên ưu tú đi đào tạo tại nước Nga Xôviết, để trong một thời gian ngắn nhất đào tạo cho Đảng mácxít tương lai một đội ngũ cán bộ đa dạng, phong phú, đáp ứng nhiều mặt của phong trào; tạo ra được một mối quan hệ chặt chẽ giữa tổ chức cách mạng Việt Nam với Quốc tế Cộng sản và phong trào cách mạng các nước khác.
Ngày 5-1-1925, Nguyễn Ái Quốc gửi thư cho một số cán bộ trong Quốc tế Cộng sản. Nội dung bức thư nêu rõ việc Quốc dân Đảng ở Đông Dương vừa thành lập vào ngày 3 của tháng này với ba đảng viên lúc bắt đầu. Trong thư, Người đề nghị cử năm thanh niên đã học Trường Đại học Mátxcơva và cho các đồng chí người Nga nhận trách nhiệm về công việc của Đông Dương.
Ngày 10-1-1925, từ Quảng Châu Người lại gửi thư lên Đoàn chủ tịch Quốc tế Cộng sản nhắc lại các yêu cầu trên.
- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, t.1, tr.298-302.
- Viện Nghiên cứu chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh: Hồ Chí Minh - Biên niên tiểu sử, Nxb.Thông tin lý luận, Hà Nội 1992, t.l, tr.250-251.
NGÀY 25-1
Thành lập Việt Nam Nghĩa đoàn và Hội Phục Việt
Vào ngày mồng một Tết Nguyên đán Ất Sửu (25-l-1925), một nhóm gồm 17 thanh niên mà nòng cốt là những sinh viên yêu nước đang theo học tại Trường Cao đẳng sư phạm Hà Nội như Tôn Quang Phiệt, Phạm Thiều, Đặng Thai Mai, Nguyễn Quốc Tuý, họp tại nhà số 4, đường Jôrêghibêri (nay là phố Quang Trung, Hà Nội) lập ra tổ chức Việt Nam Nghĩa đoàn, đưa ra một chương trình sơ lược và 10 lời thề. Tuy nhiên, tổ chức này tồn tại không được bao lâu, một số thành viên rời bỏ tổ chức, một số phần tử trung kiên do Tôn Quang Phiệt đứng đầu, tiếp tục hoạt động rồi hoà vào tổ chức Phục Việt được thành lập vào tháng 1925 tại Vinh.
Những năm đầu thế kỷ XX, nhà tù Côn Đảo giam giữ nhiều chí sĩ mà trong số này hầu hết là các nhà khoa bảng từng tham gia vào các vụ Hà thành đầu độc, ném bom khách sạn, phong trào chống thuế và cải cách ở Trung Kỳ, Đông Kinh nghĩa thục.
Với tâm nguyện hơi thở vẫn còn, lòng son chưa hết, các chí sĩ Lê Huân, Cử Ngò, Hoàng Văn Khải (Cử Ngò), Trần Hoành, Lê Đại đã phác hoạ ra một tổ chức yêu nước mang tên Phục Việt ngay trong ngục tù.
Sau vụ vượt biển của Trần Hoành, Tú Kiên để sang Trung Quốc tìm gặp Phan Bội Châu không thành (8-1917 - 2-1918) thì Lê Huân và Cử Ngò mãn hạn tù, trở về đất liền đã tuyên truyền ngay cho việc thành lập Phục Việt nhưng mãi tới năm 1924 mới gặp được một số thanh niên nhiệt thành (Tôn Quang Phiệt, Trần Mộng Bạch, Ngô Đức Diễn). Ngày 14-7-1925, Lê Huân cùng 3 thanh niên trên đã họp và quyết định cho ra mắt Phục Việt. Tiếp theo đó phát triển thêm được Trần Phú, Hoàng Đức Thi, Lê Duy Điếm.
- Dương Trung Quốc: Việt Nam – những sự kiện lịch sử (1919-1945), Nxb.Giáo dục, Hà Nội, 2000, tr.85.
- Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tr.433-459.
NGÀY 14-2
Phan Bội Châu gửi thư cho Nguyễn Ái Quốc
Là bạn và hết sức kính trọng Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc - phụ thân của Nguyễn Ái Quốc, trước khi sang Nhật, Phan Bội Châu thường đến gia đình Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc ngâm thơ, uống rượu. Nguyễn Ái Quốc rất ngưỡng mộ bậc chí sĩ thuộc thế hệ cha anh, coi đó là bậcanh hùng, vị thiên sứ, đấng xả thân vì độc lập, được 20 triệu con người trong vòng nô lệ tôn sùng. Ngược lại, Phan Bội Châu cũng đặc biệt ái mộ và kinh ngạc trước sự trưởng thành nhanh chóng của Nguyễn Ái Quốc sau 20 năm và gửi vào đó niềm hy vọng trong việc gánh vác tiền đồ của đất nước. Điều này thể hiện rất rõ qua một bức thư ông gửi cho Nguyễn Ái Quốc ngày 14-2-1925.
Trong bức thư, Phan Bội Châu bày tỏ niềm hy vọng của mình vào Nguyễn Ái Quốc:
“Việc gây dựng lại giang sơn, ngoài cháu có ai để nhờ uỷ thác gánh vác trách nhiệm thay mình. Có được niềm an ủi lớn lao như thế, làm sao Bác không cảm thấy vui mừng được".
Qua tin tức của Lâm Đức Thụ và Hồ Tùng Mậu mang đến, Phan Bội Châu biết được thời gian qua, Nguyễn Ái Quốc đã trưởng thành rất nhiều: “Học vấn, tri thức của cháu nay đã tăng trưởng quá nhiều, quả thật không phải như hai mươi năm về trước".
Phan Bội Châu mong được gặp Nguyễn Ái Quốc ở Quảng Đông để đàm luận: "Bác đang tìm một dịp tốt về Quảng Đông một chuyến để đàm luận với nhau,... trong lòng Bác có nhiều chuyện muốn hỏi ý kiến cháu... Bác hết sức mong đợi…"
Phan Bội Châu nhờ Quốc Đống Hồ Tùng Mậu chuyển thư đến Nguyễn Ái Quốc.
- Vĩnh Sính: Về bức thư của Phan Bội Châu gửi Nguyễn Ái Quốc, Tạp chí Xưa và Nay, số 38, 4-1997, tr.5-6.
NGÀY 19-2
Nguyễn Ái Quốc gửi "Báo cáo tới Đoàn Chủ tịch Quốc tế Cộng sản về vấn đề Đông Dương”
Ngay khi mới đến Quảng Châu, Nguyễn Ái Quốc đã gửi thư cho một đồng chí ở Quốc tế Cộng sản, đồng chí Đômban (Dombal) Tổng Thư ký Quốc tế Nông dân và cho Chủ tịch đoàn Quốc tế Cộng sản. Ngày 22-12-1924, trong thư gửi cho một cán bộ phụ trách Ban Phương Đông của Quốc tế Cộng sản, Nguyễn Ái Quốc thông báo đã gặp một số đồng chí cán bộ Đông Dương và hy vọng có thể cùng các đồng chí ấy làm một số việc, đề nghị Ban Phương Đông chỉ thị cho các đồng chí cán bộ người Nga cùng nhận trách nhiệm về Đông Dương. Trong tháng 1-1925, Người lại viết thư cho cán bộ và Đoàn Chủ tịch Quốc tế Cộng sản, thông báo về việc Phan Bội Châu lập Việt Nam Quốc dân Đảng và việc gửi năm thanh niên đến Đại học phương Đông ở Mátxcơva nhưng chưa nhận được hồi âm.
Ngày 19-2-1925, Nguyễn Ái Quốc gửi thư cho Maran (Maranne), đảng viên Đảng Cộng sản Pháp, cán bộ Quốc tế Cộng sản, cho biết đã mấy tháng không nhận được tin tức, kể cả hồi âm về những yêu cầu của Người, trong đó có việc gửi thanh niên đi đào tạo và xin tài liệu tuyên truyền. Cùng ngày, Người cũng gửi báo cáo cho Đoàn Chủ tịch Quốc tế Cộng sản về vấn đề Đông Dương (hoạt động của Đảng Lập hiến, cuộc đấu tranh của người Pháp dân chủ và người Pháp bảo thủ ở Đông Dương, Chính phủ Xiêm trao cho Chính phủ Pháp một nhà cách mạng lão thành An Nam) cũng như hệ thống giao thông liên lạc từ Quảng Châu về nước, từ Xiêm và các đầu mối khác. Đồng thời Nguyễn Ái Quốc cũng nêu lại các yêu cầu đã được đặt ra.
- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, t.2, tr.140-142.
- Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t.l, tr.10-12.
THÁNG 2-1925
Nguyễn Ái Quốc kết nạp thanh niên ưu tú của Tâm tâm xã vào Thanh niên cộng sản đoàn
Khi đã trở thành chiến sĩ cộng sản nổi tiếng với những hoạt động xuất sắc trong phong trào cộng sán quốc tế, Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu (Trung Quốc) theo sự phân công của Quốc tế Cộng sản. Tại đây, Nguyễn Ái Quốc đã gặp gỡ những người yêu nước Việt Nam và các hội viên Tâm tâm xã.
Sau khi tìm hiểu tình hình thực tế, Nguyễn Ái Quốc đã lựa chọn một số thanh niên tích cực trong Tâm tâm xã, tổ chức tuyên truyền giác ngộ họ, trên cơ sở đó lập ra nhóm Thanh niên cộng sản đoàn năm 1925. Nhóm Thanh niên cộng sản đoàn gồm chín thanh niên ưu tú là:
1. Lê Hồng Sơn, Nam Đàn, Nghệ An.
2. Lê Hồng Phong, Hưng Nguyên, Nghệ An.
3. Hồ Tùng Mậu, Quỳnh Lưu, Nghệ An.
4. Lê Quảng Đạt, Nam Đàn, Nghệ An.
5. Vương Thúc Oánh, Nam Đàn, Nghệ An.
6. Lưu Quốc Long, Thanh Chương, Nghệ An.
7. Trương Vân Lĩnh, Nghi Lộc, Nghệ An.
8. Trần Phú, Đức Thọ, Hà Tĩnh.
9. Lâm Đức Thụ, Kiến Xương, Thái Bình.
Trong số này Người đã kết nạp năm đảng viên cộng sản dự bị, trong đó có Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Sơn, Lê Hồng Phong. Đây là những hạt nhân nòng cốt ban đầu của cách mạng Việt Nam.
- Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Nghệ An: Lịch sử Đảng bộ tỉnh Nghệ An, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998, t.l, tr.42-43.
- Tiểu ban Nghiên cứu lịch sử Đảng – Tỉnh uỷ Nghệ An: Nghệ An - những tấm gương cộng sản, Nxb. Nghệ An, 1998, t.1, tr.9-56.
ĐẦU NĂM
Nguyễn Ái Quốc mở lớp huấn luyện chính trị ở Quảng Châu
Ngay sau khi tới Quảng Châu (Trung Quốc), với mục đích giảng giải cho những thanh niên yêu nước Việt Nam đang sống tại đây về con đường cứu nước giải phóng dân tộc theo quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin, đầu năm 1925, Nguyễn Ái Quốc mở lớp huấn luyện chính trị ở Quảng Châu.
Lớp học được tổ chức tại số nhà 13/1 phố Văn Minh. Học sinh là những thanh niên Việt Nam yêu nước, xuất thân từ học sinh, trí thức, có người là tú tài nho học. Chương trình học phong phú, gồm các vấn đề: cách mạng là gì? cách mạng thế giới, cách mạng Việt Nam và phương pháp vận động cách mạng. Các bài giảng về cách mạng thế giới, nhằm nêu cao tính triệt để của cách mạng Nga so với các cuộc cách mạng tư sản Mỹ, Anh, Pháp, giới thiệu các tổ chức cách mạng quốc tế. Về cách mạng Việt Nam, các bài giảng phân tích sự áp bức, bóc lột của đế quốc Pháp đối với nhân dân Việt Nam, chỉ ra lực lượng đấu tranh chủ yếu để đánh đổ đế quốc thực dân và phong kiến là công nông và các tầng lớp lao động khác, cách mạng Việt Nam là cách mạng giải phóng dân tộc, giải phóng nhân dân theo con đường cách mạng triệt để của cách mạng vô sản. Về phương pháp vận động cách mạng, có các bài về tuyên truyền, tổ chức, vận động các tầng lớp nhân dân.
Nguyễn Ái Quốc trực tiếp lãnh đạo và là giảng viên chính của các khoá học. Người lấy tên là Vương. Các giảng viên ngoài "đồng chí Vương", Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Sơn… còn có một số cán bộ trong đoàn cố vấn của Liên Xô lúc đó công tác ở Trung Quốc như: vợ chồng ông M.Bôrôđin, A.Páplốp; bà Liêu Trọng Khải,... Sau mỗi lần nghe giảng, học viên chia tổ thảo luận, mỗi người nhắc lại điều mình hiểu, các đồng chí khác bổ sung, cho đến khi nắm vững toàn bài. Lớp học còn ra một tờ "bích báo" đăng bài của học viên; đôi khi tổ chức diễn các vở "kịch cương", sinh hoạt văn nghệ hoặc tham quan Trường Hoàng Phố, thăm mộ 72 liệt sỹ ở Hoàng Hoa Cương,..
Tổng số học viên cho đến tháng 4-1927 do Nguyễn Ái Quốc trực tiếp huấn luyện là 75 người. Đại đa số học viên sau khi học tập đã trở về Việt Nam, Xiêm hoạt động cách mạng, một số được gửi đi học tại Trường Đại học phương Đông. Những học viên này có đóng góp to lớn trong việc tuyên truyền, phổ biến chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào Việt Nam.
- Viện Nghiên cứu chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh: Hồ Chí Minh - Biên niên tiểu sử, Nxb.Thông tin lý luận, Hà Nội, 1992, t.1, tr.249, 250.
- Phạm Xanh: Nguuyễn Ái Quốc với việc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin ở Việt Nam, Nxb.Thông tin lý luận, Hà Nội, 1990, tr.141, 151.
NGÀY 30-4
Cuộc bãi công của hơn 2.500 công nhân Nhà máy sợi Nam Định
Trong năm 1925, phong trào yêu nước của nhân dân Việt Nam bùng lên rất sôi nổi trong phạm vi cả nước cũng như riêng ở Nam Định, đã cổ vũ khơi dậy tinh thần đấu tranh của công nhân. Hoà cùng với phong trào cách mạng cả nước, ngày 30-4-1925, 2.500 công nhân Nhà máy sợi Nam Định tiến hành bãi công đòi chủ phải tăng lương công nhật từ 4 xen lên 5-6 xu, không được đánh đập, đuổi thợ.
Đây là lần đầu tiên nổ ra cuộc bãi công lên phạm vi toàn nhà máy và tập hợp được đông đảo công nhân tham gia; cuộc bãi công bắt đầu đề cập đến những quyền lợi thiết yếu hàng ngày của công nhân, đánh dấu sự trưởng thành nhanh chóng về trình độ tổ chức và ý thức giai cấp của đội ngũ công nhân. Cuộc bãi công này đã có tác dụng tích cực đến phong trào cách mạng ở địa phương và trong toàn quốc.
Trong bản tham luận đọc tại phiên họp thứ 35, chiều ngày 27-8-1928 của Đai hội Quốc tế Cộng sản lần thứ VI, đồng chí Nguyễn An, đại biểu Đông Dương, đã lấy cuộc đấu tranh này chứng minh cho khả năng cách mạng và sự trưởng thành của giai cấp vô sản Đông Dương.
- Dương Trung Quốc: Việt Nam - những sự kiện lịch sử (1919-1945), Nxb.Giáo dục, Hà Nội, 2000, tr.86.
NGÀY 1-5
Nguyễn Ái Quốc tham gia tổ chức Đại hội toàn quốc lần thứ II công nhân Trung Quốc tại thành phố Quảng Châu
Ngay sau khi đến Quảng Châu, Nguyễn Ái Quốc đã cùng những người cộng sản Trung Quốc tham gia tổ chức Đại hội toàn quốc lần thứ II của công nhân Trung Quốc tại Quảng Châu (l-5-1925) và Đại hội lần thứ nhất nông dân tỉnh Quảng Đông nhằm thành lập một mặt trận thống nhất giữa những người bị bóc lột ở thành thị và nông thôn.
Trong bản Báo cáo gửi Quốc tế Cộng sản về Đại hội công nhân và nông dân, Nguyễn Ái Quốc cho biết: "Đại hội lần thứ nhất của công nhân Trung Quốc họp năm 1922 ở Quảng Châu. Lúc đó cũng đã quyết định sẽ họp Đại hội lần thứ hai vào năm sau. Nhưng bọn quân phiệt áp bức đã giết hại và bắt giam các chiến sĩ, buộc các tổ chức công nhân miền Bắc phải đi vào hoạt động bất hợp pháp. Vì vậy, các đại biểu những tổ chức ấy không thể họp đại hội vào thời điểm đã ấn định…
Sau khi tập hợp được lực lượng và chấn chỉnh lại đội ngũ ở phía Bắc, vô sản trong toàn Trung Quốc mới triệu tập Đại hội lần thứ II ở Quảng Châu ngày 1 tháng 5.
Những người cách mạng Quảng Đông, trong khi giúp đỡ vô sản ở thành phố cũng không quên vô sản ở nông thôn. Trong hai năm, họ đã tập hợp được hơn 200.000 bần nông và công nhân nông nghiệp vào tổ chức".
Tại Đại hội, ngoài chân dung Tôn Trung Sơn còn có chân dung Mác, Lênin, Lípnếch, Lúcxămbua và lễ khai mạc được mở đầu bằng Quốc tế ca "Lễ kết thúc, các đại biểu ra tham dự cuộc biểu tình do nhân dân Quảng Châu chuẩn bị. Binh lính, sinh viên, nông dân từ các xã đến, công nhân, học sinh các trường quân sự, tất cả thanh niên cách mạng và lao động đều có mặt. Có hơn 100.000 người tham gia biểu tình. Các báo đều thừa nhận chưa khi nào có một cuộc tập trung đông đảo và phấn chấn như vậy.
Cờ đỏ dẫn đầu, đoàn biểu tình kéo đi qua các đường phố lớn, vừa đi vừa hát những bài ca cách mạng. Lời hô “Đả đảo chủ nghĩa đế quốc", "Cách mạng muôn năm" vang đến tận các tô giới nước ngoài. Hàng nghìn thuyền bè trương cờ kéo đi trên sông, hưởng ứng lời hô của những người biểu tình bằng những lời hoan hô của những tràng pháo nổ. Thật là một cảnh tượng hùng vĩ".
Những đại diện của công nhân, nhân danh đại biểu cho quần chúng lao động Trung Quốc tuyên bố:
“Chúng tôi đều biết rằng giải phóng nhân dân lao động phải là sự nghiệp của bản thân những người lao động. Chúng tôi cũng biết rằng bọn đế quốc có mặt trận thống nhất của chúng, và rằng nếu vô sản nước Mỹ, vô sản châu Âu và vô sản Nhật Bản mà không cùng nhau tay nắm tay hành động cùng với các dân tộc bị áp bức các nước thuộc địa và nửa thuộc địa thì không thể nào đánh đổ được chủ nghĩa đế quốc. Vì vậy chúng ta phải xây dựng một tổ chức rộng lớn của những người vô sản toàn thế giới và của quần chúng bị áp bức bóc lột ở tất cả các nước".
Nguyễn Ái Quốc đã trở thành một chiến sĩ quốc tế sát cánh bên cạnh phong trào đấu tranh của vô sản Trung Quốc.
- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, t.2, tr.166-169.
- Học Viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Hồ Chí Minh: Nguyễn Ái Quốc ở Quảng Châu (1924-1927), Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998, tr.137-138.
TỪ THÁNG 6
Lớp thanh niên Việt Nam đầu tiên được theo học tại Trường Đại học phương Đông
Trên diễn đàn Đại hội lần thứ V Quốc tế Cộng sản (6-1924) tại Mátxcơva, Nguyễn Ái Quốc thiết tha đề nghị đảng cộng sản ở các chính quốc tích cực gửi các đồng chí ở các thuộc địa sang học Trường Đại học cộng sản của những người phương Đông. Bản thân Người, sau Đại hội và trước khi sang Trung Quốc đã tham dự một lớp ngắn hạn tại nhà trường.
Đáp ứng sớm và đầy đủ nhất đối với lời kêu gọi của Nguyễn Ái Quốc là Đảng Cộng sản Pháp. Dưới đây là danh sách các lớp thanh niên Việt Nam được gửi sang đào tạo tại Trường Đại học phương Đông từ năm 1925 đến năm 1929 (tên in nghiêng là do Đảng Cộng sản Pháp gửi sang).
- Tháng 6-1925: Nguyễn Thế Rục, Nguyễn Thế Vinh, Iarô sinh viên, quê Bắc Kỳ. Ngày 11-12-1925 nhóm đầu tiên này bắt đầu vào học tại nhà trường.
- Năm 1926: Bùi Lâm, Ngô Đức Trì, Bùi Công Trừng, Trần Phú.
- Năm 1927: Trần Văn Tâm, Đặng Đình Thọ, Nguyễn Huy Bốn, Nguyễn Văn Tâm, Nguyễn Văn Trân.
- Năm 1928: Bùi Ái, Nguyễn Văn Định, Trần Đình Long, Nguyễn Thế Thạch, Nguyễn Khánh Toàn, Lê Hồng Phong, Bùi Văn Bốn.
- Năm 1929: Nguyễn Văn Diện, Nguyễn Văn Đán, Nguyễn Văn Phải, Dương Bạch Mai, Hà Huy Tập, Trần Ngọc Danh, Nguyễn Chí Dân, Bùi Văn Thư, Trần Văn Kiết1.
Trong vòng 5 năm (1925-1929), số thanh niên Việt Nam do Uỷ ban thuộc địa thuộc Đảng Cộng sản Pháp gửi sang hoặc từ nước Pháp sang chiếm tới 74,5% (21/29). Trong bức thư của V.Raitơ (Cục Phương Đông của Ban Chấp hành Quốc tế Cộng sản) đề ngày 5-10-1927 đã xác định nỗ lực đó: “Các đồng chí Altman, Vlađimirov và Elizarốp đã được Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Pháp cử sang học tại Trường Đại học phương Đông theo chỉ tiêu của Đảng Cộng sản Pháp cho các năm 1927-1928". Sau đó, Nguyễn Văn Trân lại được Đảng Cộng sản Pháp cử sang tiếp.
Chương trình học tập tại Trường Đại học phương Đông gồm các môn Lịch sử hiện đại và Lịch sử Quốc tế Cộng sản; Chủ nghĩa Lênin; Những vấn đề của đất nước và công tác quần chúng đảng viên; Thời sự trước mắt; Tiếng Pháp. Các học viên còn được học về quân sự.
Đa số những thanh niên được cử sang học ở Trường Đại học phương Đông đều không phải là sinh viên mà đại diện cho giai cấp vô sản, tiểu tư sản. Họ xuất thân từ những người giúp việc, làm công, viên chức nhỏ, nông dân.
Theo số liệu không chính thức thì trong các năm đó, xuất thân từ thành phần công nông chiếm 52%, các thành phần khác 25%, đảng viên cộng sản và đoàn viên thanh niên cộng sản 85% và số bị sàng lọc chiếm 4%.
- A.A.Xôcôlốp: Quốc tế Cộng sản và Việt Nam, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999, tr.56-65, 227-283.
- Việt Hồng: Về những người Việt Nam học tại trường Đại học những người lao động phương Đông Mátxcva. Tạp chí Lịch sử Đảng, số 2, 1994, tr.55-56.
THÁNG 6
Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên tại Quảng Châu
Đầu năm 1925, trên cơ sở những hội viên trung kiên của Tâm tâm xã, Nguyễn Ái Quốc thành lập một Nhóm bí mật trong đó có 5 đảng viên cộng sản dự bị và 2 đoàn viên thanh niên cộng sản dự bị.
Tháng 6-1925, tại Quảng Châu, từ nòng cốt Nhóm bí mật này, Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, thông qua Chính cương, Điều lệ và Chương trình hành động của Hội. Tôn chỉ và mục đích của Việt Nam cách mạng thanh niên là “Hy sinh tính mệnh, quyền lợi, tư tưởng để làm cuộc cách mạng dân tộc (đập tan bọn Pháp và giành lại độc lập cho xứ sở) rồi sau đó làm cách mạng thế giới, lật đổ chủ nghĩa đế quốc và thực hiện chủ nghĩa cộng sản".
Về tên gọi, lúc đầu Hội có hai tên. Bên trong gọi là Hội Việt Nam cách mạng đồng chí, bên ngoài gọi là Hội Việt Nam cách mạng thanh niên. Sau này khi phát triển thì chỉ gọi một tên là Hội Việt Nam cách mạng thanh niên. Về điều kiện gia nhập, Điều lệ ghi rõ: "người Việt Nam nào từ 17 tuổi trở lên, không phân biệt nam nữ, tán thành mục đích, chương trình và kỷ luật của Hội và được hai hội viên giới thiệu, thì được gia nhập Hội sau khi được chi bộ đồng ý”. Hội tổ chức theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Hệ thống tổ chức của Hội gồm có 5 cấp: Trung ương bộ, kỳ bộ, tỉnh bộ hay thành bộ, huyện bộ và chi bộ. Chi bộ là đơn vị tổ chức cơ sở. Tổng bộ là cơ quan lãnh đạo cao nhất giữa hai kỳ Đại hội. Tổng bộ đầu tiên gồm các đồng chí Nguyễn Ái Quốc, Lâm Đức Thụ, Lê Hồng Sơn v.v., trụ sở bộ đặt tại Quảng Châu. Hội Trung ương chấp uỷ xuất bản Báo Thanh niên và tổ chức các lớp huấn luyện chính trị do đồng chí Nguyễn Ái Quốc trực tiếp phụ trách, phái người về nước vận động, lựa chọn và đưa một số thanh niên tích cực sang Quảng Châu để đào tạo, huấn luyện và bồi dưỡng về chính trị, tổ chức. Từ giữa năm 1925 đến trước tháng 4 năm 1927, Việt Nam cách mạng thanh niên đã tổ chức được trên 10 lớp huấn luyện, tại số nhà 13 và 13B đường Văn Minh, Quảng Châu (nay là số nhà 248, 250) đào tạo được 75 hội viên. Từ cuối năm 1925, nhiều hội viên được củ về nước phát triển lực lượng. Năm 1927, các kỳ bộ lần lượt được thành lập; sau đó, nhiều tỉnh, thành đã lập được tỉnh bộ. Đến năm 1929, số lượng hội viên lên tới 1.700 người. Việt Nam cách mạng thanh niên đã trở thành hạt nhân lãnh đạo các phong trào đấu tranh chống Pháp của các tầng lớp nhân dân.
Đánh giá về tổ chức cách mạng này, Nguyễn Ái Quốc viết: “Năm 1925, Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí Hội được thành lập ở Quảng Châu... khiến cho đế quốc Pháp ở Đông Dương khiếp sợ. Trong tư tưởng của những người đứng ra tổ chức thì Hội này sẽ là cơ sở cho một đảng lớn hơn và tương lai đã chứng minh điều đó”. Việt Nam cách mạng thanh niên chính là tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam, làm tròn sứ mệnh lịch sử là người chuẩn bị về tư tưởng chính trị và tổ chức cho một Đảng Cộng sản chân chính ra đời ở Việt Nam.
- Nguyễn Thành: Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí Hội, Nxb.Thông tin lý luận, Hà Nội, 1985, tr.73-97, 133-144, 166-167, 228.
- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, t.3, tr.34-35.
- Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t.1, tr.118-133.
NGÀY 21-6
Báo Thanh niên - cơ quan Trung ương của Việt Nam cách mạng thanh niên ra số đầu tiên
Báo Thanh niên do Nguyễn Ái Quốc sáng lập và trực tiếp chỉ đạo làm nhiệm vụ tuyên truyền tôn chỉ và mục đích của Việt Nam cách mạng thanh niên, trình bày một số vấn đề cơ bản về đường lối chiến lược và sách lược của cách mạng Việt Nam, về lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin.
Báo Thanh niên viết bằng tiếng Việt và ra hằng tuần, mỗi số in khoảng 100 bản. Số đầu tiên ra mắt vào ngày 21-6-1925. Từ đó cho đến tháng 4-1927, báo do Nguyễn Ái Quốc trực tiếp phụ trách và ra được 88 số. Sau khi Nguyễn Ái Quốc rời Quảng Châu đi Liên Xô, những đồng chí khác trong Tổng bộ đã kế tục việc xuất bản và hoạt động cho đến tháng 2-1930 với 202 số.
Trong 88 số đầu, Báo Thanh niên tập trung vào giáo dục lòng yêu nước, khơi sâu chí căm thù của nhân dân ta đối với đế quốc và phong kiến tay sai, đồng thời giới thiệu Cách mạng Tháng Mười và nước Nga Xôviết. Từ số 89 trở đi, báo bắt đầu nêu lên những nguyên lý cơ bản về xây dựng Đảng kiểu mẫu, về nhu cầu phải thành lập chính đảng cộng sản ở nước ta, về phương hướng phát triển của cuộc vận động giải phóng dân tộc Việt Nam.
Báo in tại Quảng Châu, từ số 89 trở đi, trụ sở báo chuyển về Thượng Hải. Một số lượng lớn Báo Thanh niên được bí mật đưa về nước cũng như tới các trung tâm phong trào yêu nước cua người Việt Nam ở nước ngoài. Với nội dung ngắn gọn, thể loại đa dạng, lời văn giản dị, trong sáng, báo đã góp phần giáo dục về đạo đức cách mạng, tinh thần hy sinh cho cách mạng và tư tưởng cách mạng triệt để của giai cấp công nhân
Báo Thanh niên đánh dấu sự ra đời báo chí cách mạng Việt Nam, là tờ báo đầu tiên bằng tiếng Việt do người Việt Nam viết để phục vụ sự nghiệp giải phóng của người Việt Nam, nói lên ý chí và nguyện vọng của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và cả dân tộc Việt Nam. Báo giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vạch rõ con đường cứu nước chân chính của dân tộc Việt Nam. Báo Thanh niên vừa là người tuyên truyền, cổ động tập thể, vừa là người tổ chức tập thể và nó góp phần quan trọng vào việc chuẩn bị về tư tưởng, chính trị và tổ chức cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Hồng Chương: Tìm hiểu lịch sử báo chí Việt Nam, Nxb. Sách giáo khoa Mác-Lênin, Hà Nội, 1987, tr.172-206.
NGÀY 9-7
Nguyễn Ái Quốc tham gia thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức
Để tập hợp và đoàn kết các lực lượng cách mạng ở châu Á dưới hình thức một mặt trận chống đế quốc, ngày 9-7-1925, Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức do Nguyễn Ái Quốc cùng với một số đồng chí người Trung Quốc chủ trương chính thức thành lập tại Quảng Châu (Trung Quốc) với sự tham gia của nhiều người yêu nước Việt Nam, Trung Quốc, Triều Tiên, Inđônêxia, Xiêm, Ấn Độ, Miến Điện v.v..
Tôn chỉ của Hội là “liên lạc với các dân tộc đó, cùng làm cách mạng nhằm đánh đổ đế quốc". Tuyên ngôn của hội khẳng định "con đường thoát duy nhất để xoá bỏ sự áp bức chỉ có thể là liên hiệp các dân tộc nhỏ yếu bị áp bức và giai cấp vô sản toàn thế giới áp dụng những phương pháp cách mạng để lật đổ về căn bản chủ nghĩa tư bản đế quốc cực kỳ hung ác".
Nguyễn Ái Quốc được bầu làm Bí thư kiêm phụ trách công việc tài chính của Hội, đồng thời cũng là người trực tiếp phụ trách chi bộ Việt Nam của Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức.
- T.Lan: Vừa đi đường vừa kể chuyện, Nxb.Sự thật, Hà Nội, 1976, tr.27.
- Viện Nghiên cứu chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh: Hồ Chí Minh - Biên niên tiểu sử, Nxb. Thông tin lý luận, Hà Nội, 1992, tr.257-258.
- Dương Trung Quốc: Việt Nam - những sự kiện lịch sử (1919-1945), Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 2000, tr.92.
NGÀY 15-7
Nguyễn Ái Quốc trực tiếp tham gia phong trào đấu tranh của công nhân Trung Quốc
Từ sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng Cộng sản Trung Quốc (1-1925), phong trào đấu tranh của công nhân ở Thượng Hải, Thanh Đảo phát triển. Đặc biệt, ngày 30-5-1925, hơn 2.000 học sinh Thượng Hải tổ chức biểu tình trong khu vực tô giới để phản đối hành động bạo lực của đế quốc. Lính Anh nổ súng làm hàng chục người chết và bị thương gây nên vụ thảm sát 30-5.
Ngày 19-6-1925, công nhân Hồng Công Quảng Châu tổ chức cuộc bãi công lớn để ủng hộ phong trào 30-5. Công nhân các ngành nghề ở Hồng Công tham gia bãi công đã kéo về Quảng Châu, trong đó có cả các công nhân làm việc ở các nhà máy trong các tô giới, đưa số lượng lên tới 10 vạn người.
Để tổ chức cuộc đấu tranh có hiệu quả hơn, Ủy ban bãi công dưới sự lãnh đạo của chi bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc rất chú trọng công tác tuyên truyền, lập các đội diễn thuyết. Báo Công nhân chi bộ đặc hiệu ra ngày 10-7-1925 đăng thông báo kêu gọi mọi người tham gia đội diễn thuyết. Với danh nghĩa hội viên Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức, Nguyễn Ái Quốc (bí danh Lý Thuỵ), ngày 13-7 đến Uỷ ban bãi công ghi tên tham gia diễn thuyết với đề tài Quan hệ giữa công nhân Trung Quốc với các dân tộc bị áp bức và sự cần thiết phải liên hiệp lại để đánh đổ chủ nghĩa đế quốc. Sau đó, Người được giới thiệu đến các khu công nhân để nói chuyện. Tại cuộc nói chuyện, Người đánh giá cao cuộc bãi công ở Hồng Công Quảng Châu trong mối quan hệ giữa cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân Trung Quốc với cuộc đấu tranh của nhân dân các dân tộc bị áp bức trên thế giới. Người tha thiết kêu gọi nhân dân bãi công hãy đoàn kết nhất trí, kiên trì đấu tranh, giành thắng lợi cuối cùng. Giọng nói của Người hùng hồn có sức lôi cuốn mạnh mẽ, được công nhân bãi công rất hoan nghênh.
Về việc này, Báo Công nhân chi bộ đặc hiệu số 20, ra ngày 14-7-1925 đã đưa tin Một người An Nam nhập đội diễn thuyết và để giữ bí mật đã đổi Lý Thuỵ là Lý Mỗ.
- Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chủ Minh, Viện Hồ Chí Minh: Nguyễn Ái Quốc ở Quảng Châu (1924-1927), Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998, tr.138-141.
- Viện Nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Mmh: Hồ Chí Minh - Biên niên tiểu sử, Nxb.Thông tin lý luận, Hà Nội, 1992, t.1, tr.259.
NGÀY 31-7
Theo sự phân công của Quốc tế Nông dân Nguyễn Ái Quốc phụ trách nông vận ở Trung Quốc và các thuộc địa Đông Dương, Miến Điện, Xiêm, Đài Loan và Philíppin
Quảng Đông là tỉnh có phong trào nông dân mạnh mẽ nhất ở Trung Quốc tiểu biểu là hai huyện Hải Phong và Lục Phong. Từ tháng 5-1922, nông dân tập hợp lực lượng trong tổ chức Hội Nông dân và tổ chức đấu tranh chống lại địa chủ quân phiệt; giúp đỡ chính quyền cáchmạng về vận tải, giao liên; tổ chức ra 500 đội tự vệ tại Hải Phong. Hưởng ứng phong trào lập Hội Nông dân, tỉnh Quảng Đông có 22 huyện thành lập Hội Nông dân.
Ngày 31-7-1925, căn cứ vào những hoạt động có hiệu quả tích cực của Nguyễn Ái Quốc, Đoàn Chủ tịch Quốc tế Nông dân ra Quyết định chính thức phân công Nguyễn Ái Quốc phụ trách công tác vận động nông dân ở Trung Quốc và các nước thuộc địa ở Đông Dương, Miến Điện, Xiêm, Đài Loan và Philíppin với nhiệm vụ trước mắt liên hệ với các thuộc địa đó, tiếp xúc với các tổ chức nông dân đã có và thành lập các tổ chức nông dân ở những nơi chưa có. Trong bức thư đề ngày 13-8-1925, Đoàn Chủ tịch Quốc tế Nông dân yêu cầu Nguyễn Ái Quốc mở rộng và tăng cường hơn nữa công tác vận động nông dân Trung Quốc, phát triển hội nông dân Quảng Đông và các nơi khác, chuẩn bị để họ gia nhập Quốc tế Nông dân, liên hệ với Trung ương Quốc dân Đảng bàn việc triển khai các hoạt động trên.
Trong hai tháng 8 và 9-1925, Đoàn Chủ tịch Quốc tế Nông dân đã 11 lần gửi thư cho Nguyễn Ái Quốc và nhấn mạnh: "Chúng tôi trông đợi đồng chí sẽ gửi đều đặn và vào bất cứ lúc nào, những báo cáo tổng kết từng hai tháng một về phong trào nông dân và về công tác Đảng trong việc tổ chức giai cấp nông dân".
Nguyễn Ái Quốc gửi nhiều thư, báo cáo, tài liệu cho Quốc tế Cộng sản, Quốc tế Nông dân trình bày đầy đủ, chính xác tình hình nông dân Trung Quốc và nhiều nước Phương Đông.
- Hồ Chí Minh: Toà tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, t.2, tr.177-212.
- Viện Nghiên cứu chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Mmh: Hồ Chí Minh - Biên niên tiểu sử, Nxb.Thông tin lý luận, Hà Nội, 1992, t.1, tr.262-263.
- Học Viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Hồ Chí Minh: Nguyễn Ái Quốc ở Quảng Châu (1924- 1927), Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998, tr.122-131.
THÁNG 7
Các hội viên của Việt Nam cách mạng thanh niên về nước bàn việc đưa người sang Quảng Châu dự các lớp huấn luyện chính trị và xây dựng cơ sở
Đinh Chương Dương2 là một nhà nho có uy tín vì hoạt động yêu nước từ khi còn trẻ. Trong khoảng thời gian từ 1906-1915, tham gia Đông Kinh nghĩa thục, Duy Tân và phong trào chống thuế ở Thanh Hoá, ông đã bị kết án 3 năm tù và được ân xá vào dịp kỷ niệm Quốc khánh Pháp năm 1918. Suốt mấy năm 1919-1923, ông đi vận động và tập hợp thanh  niên yêu nước nhiều nơi (Nam Định, Thái Bình, Sài Gòn, Phnôm Pênh).
Trong quá trình hoạt động, Đinh Chương Dương thường hay lui tới ngôi nhà số 7 Bến Ngự, thành phố Nam Định vì nơi đây đã từng là trạm liên lạc của Việt Nam Quang phục Hội (nhà này vốn của bà Ấm Kiểm, con gái Nguyễn Hữu Cương một văn thân yêu nước tỉnh Thái Bình).
Tháng 7-1925, Lê Hồng Sơn từ Quảng Châu (Trung Quốc) tới nhà số 7 Bến Ngự gặp Đinh Chương Dương đặt vấn đề chọn lựa thanh niên đi dự các lớp huấn luyện chính trị tại Trung Quốc. Chỉ trong một thời gian ngắn, họ đã chọn được 20 người của Thái Bình, Nam Định, Thanh Hoá và chia làm hai đoàn lên đường xuất dương. Tuy nhiên, chỉ có Nguyễn Công Thu và Nguyễn Danh Đới qua được biên giới để dự lớp huấn luyện chính trị đầu tiên.
Trong năm 1925, Nguyễn Ái Quốc cử Hồ Tùng Mậu về Hải Phòng xây dựng cơ sở giao thông. Tại đây, ông còn lập Huệ Quần thư điếm,gây nhân mối trên các tàu thuỷ từ Hải Phòng đi Móng Cái, tuyến đường bộ đi Đông Hưng, Quảng Châu. Huệ Quần thư điếm đã trở thành trạm liên lạc đưa đón thanh niên yêu nước sang Quảng Châu dự các lớp huấn luyện chính trị.
- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, t.2, tr.140-142.
- Ban Chấp hành Đảng bộ Hải Phòng: Lịch sử Đảng bộ Hải Phòng, Nxb. Hải Phòng, 1991, t.1, tr.69.
- Nguyễn Văn Khoan: Hải Phòng cung cấp nhiều chiến sĩ cho hệ thống giao thông cách mạng, Tạp chí Lịch sử đảng, số 4 (32.1990), tr.55.
- Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Nam Định: Lịch sử Đảng bộ tỉnh Nam Định, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, tr.64, 65.
CUỐI THÁNG 7
Hồ Tùng Mậu với danh nghĩa Uỷ viên Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức viết Tuyên cáo, mở đầu phong trào đòi thả Phan Bội Châu
Bắt được Phan Bội Châu, thực dân Pháp bí mật đưa đến Hồng Công rồi từ đó đưa về Hải Phòng trên chiếc tàu Tonkin và giam tại Hoả Lò (Hà Nội). Chúng ráo riết chuẩn bị mọi hồ sơ, bằng chứng cần thiết để đưa Phan Bội Châu ra xét xử. Trước mắt, chúng tạm thời giữ bí mật và đặt cho Phan Bội Châu một tên giả là Trần Văn Đức.
Cuối tháng 7-1925, qua nhiều nguồn tin, Hồ Tùng Mậu biết được Phan Bội Châu bị sa vào tay giặc, lập tức viết Tuyên cáo ký tên Hồ Tùng Mậu uỷ viên Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức kêu gọi nhân dân trong nước đấu tranh đòi thả nhà chí sĩ Phan Bội Châu.
Bản Tuyên cáo của Hồ Tùng Mậu cùng với những tin tức được đăng trên các báo ở Trung Quốc đã mở đầu cho làn sóng dư luận mạnh mẽ buộc thực dân Pháp phải xét xử công khai Phan Bội Châu trước Hội đồng đề hình.
Ngày 23-11-1925, sau âm mưu hãm hại Phan Bội Châu không thành, chính quyền thực dân mở một phiên toà công khai xét xử. Tại phiên toàn, trước đông đảo quần chúng nhân dân tới dự, Phan Bội Châu bác bỏ mọi lời buộc tội của thực dân và khẳng định những hoạt động yêu nước chân chính của mình. Song toà án thực dân vẫn kết án Phan Bội Châu khổ sai chung thân.
Việc xét xử này của toà án đã khuấy động dư luận quần chúng khắp toàn quốc và gây tiếng vang sang cả nước Pháp. Một phong trào đấu tranh đòi thả Phan Bội Châu với nhiều hình thức khác nhau đã thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân, giới báo chí và cả bộ phận những người Pháp tiến bộ. Các tổ chức chống Pháp như Hội Phục Việt, Hội Việt Nam cách mạng thanh niên... cũng rải truyền đơn lên án thực dân. Ngày 5-12-1925, Toàn quyền Đông Dương Varen sang nhậm chức, tới Hà Nội giữa lúc phong trào đòi thả Phan Bội Châu đang lên cao và cuộc đón tiếp y đã trở thành dịp để các tầng lớp nhân dân Việt Nam bày tỏ thái độ đòi xem xét lại bản án. Hàng ngàn người, nhất là thanh niên, sinh viên, học sinh đã xuống đường biểu tình, giương cao biểu ngữ, phân phát truyền đơn yêu cầu nhà đương cục phải thả Phan Bội Châu. Các tờ báo ở cả Việt Nam và Pháp đều đưa tin khá đầy đủ về vụ án Phan Bội Châu. Có những tờ đơn kháng cáo còn được gửi đến tận Hội Quốc liên, Toà án quốc tế La Hay, Nghị viện Pháp, đòi huỷ bỏ bản án cho Phan Bội Châu.
Trước sức mạnh đấu tranh của quần chúng, cuối cùng, thực dân Pháp buộc phải ân xá cho cụ Phan và đưa cụ về an trí tại Huế dưới sự kiểm soát ngày đêm của bọn mật thám. Từ đó, Phan Bội Châu phải sống những năm tháng của người tù giam lỏng bị cách biệt với thực tiễn cách mạng bên ngoài cho đến khi trút hơi thở cuối cùng vào ngày 29-10-1940.
Phong trào đấu tranh đòi ân xá Phan Bội Châu có một tác động to lớn đối với các tầng lớp nhân dân Việt Nam, làm thức tỉnh những người yêu nước Việt Nam, nhất là tầng lớp thanh niên, trí thức, học sinh.
- Phan Bội Châu: Toàn tập, Nxb.Thuận Hoá, Huế, 1990, t.6, tr.289-290.
- Hoàng Thanh Đạm: Cái nợ non sông trót hẹn hò, Tạp chí Xưa và Nay, số 28, 6-1996, tr.9-10.
- Dương Trung Quốc: Việt Nam - những sự kiện lịch sử (1919-1945), Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 2000, tr. 96.
NGÀY 4-8
Cuộc đấu tranh của công nhân Ba Son
Ba Son là xưởng sủa chữa và đóng tàu thuỷ của Pháp lớn nhất Sài Gòn. Vào thời điểm này, Ba Son được lệnh phải sửa chữa chiếc tàu chiến Misơlê của Pháp chuẩn bị đưa sang đàn áp phong trào cách mạng Trung Quốc.
Để ủng hộ cuộc đấu tranh của công nhân và nhân dân Trung Quốc và “kìm chân" tàu chiến Misơlê của đế quốc Pháp, công hội Sài Gòn - Chợ Lớn lãnh đạo hơn 1.000 công nhân Xưởng Ba Son nhất loạt bãi công từ buổi sáng ngày 4-8-1925 với yêu sách là:
- Bỏ lệ làm bù ngày lĩnh lương hai kỳ trong tháng.
- Tăng lương cho tất cả công nhân lên 20%.
- Phải gọi các công nhân bị đuổi việc trong cuộc đình công tháng 7 trở về làm việc…
Bị bọn chủ hăm doạ, dụ dỗ, mua chuộc, nhưng với sự ủng hộ mạnh mẽ của công nhân các sở và xưởng ở Sài Gòn Chợ Lớn, công nhân Ba Son vẫn đoàn kết, nhất trí, kiên trì và dũng cảm bãi công. Đến ngày 12-8-1925, chủ xưởng phải nhượng bộ và chấp nhận tăng 10% lương cho công nhân toàn xưởng, bỏ lệnh cắt 15 phút làm bù ngày lĩnh lương. Cuộc bãi công thắng lợi. Nhưng sau đó, công nhân Ba Son còn tiếp tục đấu tranh bằng hình thức lãn công, kéo dài việc sửa chữa tàu Misơlê cho mãi đến ngày 28-11-1925 mới kết thúc, làm cho kế hoạch sử dụng chiến hạm Misơlê đàn áp phong trào cách mạng của nhân dân Trung Quốc không thực hiện được.
Cuộc bãi công của công nhân Ba Son đã giành được thắng lợi hoàn toàn sau gần bốn tháng đấu tranh bền bỉ, kiên quyết, khéo léo và sáng tạo. Đây là một cuộc đình công lớn đầu tiên của công nhân Nam Bộ và công nhân cả nước trong thời điểm đó.
Cuộc bãi công của công nhân Ba Son không chỉ có tiếng vang trong nước mà còn mang ý nghĩa quốc tế, thiết thực hỗ trợ cho cuộc đấu tranh của công nhân và thuỷ thủ Trung Quốc.
- Đảng uỷ Ban Giám đốc Xí nghiệp liên hợp Ba Son: Lịch sử Xí nghiệp liên hợp Ba Son (1863-1998), Nxb.Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1998, tr.101-105.
CUỐI NĂM
Lê Hữu Lập gây dựng cơ sở Việt Nam cách mạng thanh niên tại Thanh Hoá
Lê Hữu Lập3 sau khi học xong tiểu học, năm 1919 thoát ly hoạt động, đi khắp các tỉnh Nam Định, Hà Nội, Hải Phòng, Nghệ An, Hà Tĩnh. Năm 1924, Đinh Chương Dương giới thiệu Lê Hữu Lập sang Quảng Châu (Trung Quốc) để tìm nhân mối. Tại đây ông đã tham gia tổ chức Tâm tâm xã. Sau khi Đội Việt Nam cách mạng thanh niên thành lập, ông được dự lớp huấn luyện đầu tiên do Nguyễn Ái Quốc trực tiếp giảng dạy. Cuối năm 1925, ông được phái về nước, trở lại Thanh Hoá lựa chọn những thanh niên yêu nước để gửi đi dự các lớp huấn luyện, trực tiếp làm nhiệm vụ truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng cách mạng của Nguyễn Ái Quốc vào các tầng lớp thanh niên trong tỉnh.
Tháng 5-1926, Lê Hữu Lập tổ chức Hội Đọc sách báo cách mạng tại nhà số 26, phố Hàng Than (thị xã Thanh Hoá), mỗi tổ gồm 10 người gọi là Thập nhân chi bộ, thu hút nhiều thanh niên, học sinh, trí thức, viên chức tiến bộ. Ông còn phát triển được nhiều cơ sở ở Hậu Lộc, Thiệu Hoá, Nông Cống, Thọ Xuân để lựa chọn các phần tử tiên tiến gửi sang Quảng Châu như Nguyễn Văn Đắc, Nguyễn Văn Khang, Hoàng Trọng Phựu, Nguyễn Đạt.
Cuối năm 1926, ông kết nạp nhiều hội viên Hội Đọc sách báo cách mạng vào Hội Việt Nam cách mạng thanh niên.
- Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Thanh Hoá: Lịch sử Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá, Nxb.Thanh Hoá, 2000, t.1, tr.26-29.
- Những người cộng sản, Nxb. Thanh niên, Hà Nội, 1987, tr.18-28.
CUỐI NĂM
Tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp được xuất bản
Trải qua quá trình học tập, rèn luyện và đấu tranh trong phong trào công nhân quốc tế, với những điều mắt thấy tai nghe ở các nước thuộc địa và những tài liệu sưu tầm được ở Thư viện quốc gia Pháp, đồng chí Nguyễn Ái Quốc đã hoàn thành cuốn Bản án chế độ thực dân Pháp (Le Procès de la colonisation Francaise). Đây là tác phẩm dựa trên cơ sở một số bài viết của Người trong khoảng thời gian từ năm 1921 đến năm 1924. Tác phẩm này được một số đồng chí của Người xuất bản lần đầu tiên tại Thư quán lao động (Libraire du travail) ở Pari vào năm 1925.
Bản án chế độ thực dân Pháp gồm 12 chương, trong đó có một số bài đã đăng trên báo Le Paria. Nội dung của tác phẩm không chỉ tố cáo tội ác của chủ nghĩa đế quốc Pháp đối với dân tộc Việt Nam cũng như với các thuộc địa khác trên các mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội mà điều quan trọng là đã nêu lên những luận điểm cơ bản về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa.
Trước hết, Bản án chế độ thực dân Pháp làm rõ mối quan hệ mật thiết giữa cách mạng thuộc địa với cách mạng vô sản ở chính quốc, khẳng định cách mạng thuộc địa là một bộ phận không thể tách rời của cách mạng vô sản thế giới. Luận điểm ấy được diễn đạt rất sinh động: “Chủ nghĩa tư bản là một con đỉa có một cái vòi bám vào giai cấp vô sản ở chính quốc và một cái vòi khác bám vào giai cấp vô sản ở thuộc địa. Nếu muốn giết con vật ấy, người ta phải đồng thời cắt cả hai vòi. Nếu người ta chỉ cắt một vòi thôi, thì cái vòi còn lại kia vẫn tiếp tục hút máu của giai cấp vô sản, con vật vẫn tiếp tục sống và cái vòi bị cắt đứt lại sẽ mọc ra". Khối liên minh của các dân tộc thuộc địa phương Đông "sẽ là một trong những cái cánh của cách mạng vô sản".
Người không chỉ nêu rõ mối quan hệ biện chứng giữa cách mạng thuộc địa, cách mạng vô sản ở chính quốc, mà còn chỉ rõ nhiệm vụ của giai cấp vô sản ở chính quốc là phải đoàn kết, ủng hộ triệt để cuộc đấu tranh cách mạng của giai cấp vô sản và nhân dân các nước thuộc địa không phải chỉ bằng lời nói mà phải bằng hành động cách mạng cùng nhau tiêu diệt kẻ thù chung.
Bản án chế độ thực dân Pháp vạch rõ đối tượng cách mạng, lực lượng cách mạng và giai cấp lãnh đạo cách mạng giải phóng dân tộc; đặt rõ vấn đề giành độc lập dân tộc phải đi đôi với sự nghiệp thống nhất Tổ quốc, khẳng định sự nghiệp đánh đổ chủ nghĩa đế quốc, giải phóng dân tộc là sự nghiệp của quần chúng nhân dân ở các nước thuộc địa và phụ thuộc; cuộc cách mạng giải phóng dân tộc phải đi theo con đường của Cách mạng Tháng Mười Nga, đi theo đường lối của Quốc tế Cộng sản.
Cuối tác phẩm, Nguyễn Ái Quốc còn giới thiệu về Trường Đại học phương Đông và thư gửi thanh niên Việt Nam.
Tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp của Nguyễn Ái Quốc thể hiện tinh thần cách mạng tiến công, tư tưởng cách mạng triệt để. Tác phẩm đã làm sáng tỏ thêm quan điểm của Lênin về chủ nghĩa đế quốc, góp phần làm phong phú thêm chủ nghĩa Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa. Đó là đóng góp quý báu của Nguyễn Ái Quốc vào quá trình truyền bá chủ nghĩa Mác- Lênin vào các thuộc địa của đế quốc Pháp nói chung và là sự chuẩn bị về tư tưởng và chính trị cho việc thành lập một chính đảng cách mạng ở Việt Nam.
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, t.2, tr.21-135.
TRONG NĂM
Phong trào văn hoá tiến bộ phát triển mạnh mẽ
Trong phong trào đòi tự do, dân chủ, nhiều trí thức tiến bộ đã trở thành người khởi xướng, tổ chức lãnh đạo các cuộc đấu tranh yêu nước của nhân dân. Họ dùng báo chí làm công cụ đấu tranh, bày tỏ các quan điểm chính trị của mình. Từ những năm 20 thế kỷ XX, hoạt động báo chí, văn hoá diễn ra khá sôi nổi.
Ở Nam Kỳ, nhiều trí thức đứng ra xuất bản một số tờ báo bằng tiếng Pháp như La Tribune indigène (Diễn đàn bản xứ) của Nguyễn Phú Khai và Bùi Quang Chiêu; La Tribune Indochinoise (Diễn đàn Đông Dương) và tờ L’Echo Annamite (Tiếng vang An Nam) của Đảng Lập hiến. Ngoài các tờ mang tư tưởng quốc gia cải lương như trên là hai tờ báo tiếng Pháp La Clochê Fêlée (Chuông rè) của Nguyễn An Ninh vàL’Annam của Phan Văn Trường đả phá mạnh mẽ chế độ thực dân, giới thiệu chủ nghĩa cộng sản và cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại. Cùng trong khuynh hướng này còn có các tờ báo tiếng Pháp khác như Jeunne Annam (An Nam trẻ)Le Nha qué.
Bên cạnh đó, một số tờ báo tiếng Việt như Thực nghiệp dân báo, Hữu thanh của Tản Đà (ở Hà Nội), Tiếng dân của Huỳnh Thúc Kháng (ở Huế), Pháp Việt nhất gia của Trần Huy Liệu, Lê Thanh Lực (Sài Gòn).
Cùng với các hoạt động kể trên, một số trí thức trẻ còn thành lập các đại lý cơ sở xuất bản, mua bán các tài liệu, sách báo có tư tưởng yêu nước. Trần Hữu Độ cho xuất bản tập sách mang tên mình tại Nam Kỳ, chuyên dịch thuật hoặc phát huy tư tưởng của Lương Khải Siêu trong tập Ẩm Băng Thất thành Hồi trống tự do, Tiếng chuông truy hồi, Tờ cố (đơn kiện), mất quyền tự do. Phạm Tuấn Tài, Phạm Tuấn Lâm, tổ chức Nam Đồng thư xã ở Hà Nội xuất bản nhiều tập sách kích thích lòng tự tôn dân tộc như Con thuyền khứ quốc, Gương ái quốc, Gương thành bại, Dân tộc chủ nghĩa (dịch của Tôn Trung Sơn), Trưng Vương, Một bầu tâm sự. Trần Huy Liệu phỏng theo Cường học Hộicủa Lương Khải Siêu lập ra Cường học thư xã tại Sài Gòn xuất bản nhiều sách ái quốc như Anh hùng cứu quốc, Ngục trung ký sự, Khai quốc vĩ nhân, Ba người anh kiệt Ý Đại Lợi, Hiến thân cho nước, Thần cộng hoà, Tân quốc dân, Câu chuyện chung. Tô Chấn lập Quan Hải tùng thư tại Sài Gòn, chuyên xuất bản những sách của Phan Bội Châu biên soạn khi an trí ở Huế. Đào Duy Anh cũng lập ra Quan Hải tùng thư (Huế) chuyên biên dịch những sách khảo cứu thuộc loại xã hội.
Ngoài ra còn một số sách được xuất bản như Bút Quan hoài của Trần Tuấn Khải, Tiếng gọi đàn của Dương Bá Trạc, Tiếng Quốc kêu, Kèn gọi lính và áng văn gây sôi động là Chiêu hồi nước của Phạm Tất Đắc.
- Trần Huy Liệu (chủ biên): Tư liệu tham khảo lịch sử cách mạng cận đại Việt Nam, Nxb.Văn Sử Địa, Hà Nội, 1958, t.4, tr.104-110.
- Đinh Xuân Lâm (chủ biên): Đại cương lịch sử Việt Nam, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 1999, t.2, tr.259-260
TRONG NĂM
Nguyễn Ái Quốc dịch và phổ biến Quốc tế ca
Trong thời gian phụ trách tổ chức, lãnh đạo lớp huấn luyện chính trị ở Quảng Châu, ngoài giờ lên lớp, Nguyễn Ái Quốc còn đến dự các buổi thảo luận, những buổi trao đổi trên diễn đàn của học viên. Để trang bị thêm tính quốc tế vô sản, Người đã tranh thủ dịch và phổ biến Quốc tế ca từ tiếng Pháp sang tiếng Việt theo thể thơ lục bát rất đặc trưng của dân tộc:
"Hỡi ai nô lệ trên đời,
Hỡi ai cực khổ đồng thời đứng lên!
Bất bình này chịu sao yên,
Phá cho tan nát một phen cho rồi!
Bao nhiêu áp bức trên đời,
Sạch sành sanh phá cho rồi mới tha!
Cuộc đời này đã đổi ra,
Xưa kia con ở nay là chủ ông!
Điệp khúc:
Trận này là trận cuối cùng
Ầm ầm đoàn lực, đùng đùng đảng cơ,
Lanhtécnaxiônalơ
Ấy là nhân đạo, ấy là tự do".
- Nguyễn Thành: Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí Hội, Nxb.Thông tin lý luận, Hà Nội 1985, tr.100-101.
- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, t.2, tr.490.
____________
1. Từ năm 1930 trở đi còn có những sinh viên Việt Nam theo học tại Trường Đại học phương Đông là: Nguyễn Quốc Mạ, Nguyễn Văn Tự, Trần Văn Giàu, Nguyễn Văn Phong, Đặng Huy Hải, Nguyễn Văn Kính, Nguyễn Văn Dựt, Nguyễn Văn Tiến, Hoàng Tú Hưu, Nguyễn Thị Minh Khai, Nguyễn Hữu Căn, Ngô Văn Khích, Nguyễn Trí Thức, Nguyễn Hữu Dương, Trần Văn Minh, Trần Văn Bùi, Trần Ngọc Diêu, Phùng Chí Kiên…
2. Sinh năm 1889 ở Hậu Lộc, Thanh Hoá. Ông có con trai là Lý Văn Minh (Đinh Chương Long), là một trong 8 đội viên họ Lý được Nguyễn Ái Quốc giáo dục, huấn luyện ở Quảng Châu.
3. Sinh năm 1897 tại Hậu Lộc, Thanh Hoá.

http://www.dangcongsan.vn/tu-lieu-van-kien/tu-lieu-ve-dang/lich-su-dang/books-292820159024246/index-59282015901314617.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.