Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

04/03/2015

Minh Thệ ở Hải Phòng và năm 2002, bây giờ kêu "chỉ toàn dân thề, quan không thề"

Mình phải nói luôn là: bản thân việc truy cứu lại cái năm 2002 là năm phục dựng lại lễ Minh Thệ ở Hải Phòng (như từ tháng 3 năm 2012, VTV hay phát), thì, là do mình đưa ra. Bài báo phổ thông đầu tiên mình viết để khẳng định là in vào tháng 3 năm 2011. 

Sau đó, bài viết học thuật đầu tiên bằng tiếng Việt in đầu năm 2012 (tháng 1 năm 2012). Trong đó, nhiệm vụ bài ấy là nhấn mạnh thời điểm 2002.

Cái năm 2002 này vô cùng ý nghĩa.

Chứ trước đó, trong tất cả phát ngôn chính thức (tất cả các báo, các tạp chí phổ thông, các tạp chí học thuật, tất cả tài liệu do ban viết sử làng và lễ hội làng soạn và chế bản) thì đều cho Minh Thệ đã được phục dựng ngay sau năm 1986, tức ngay sau Đổi Mới. Đến nỗi, người làng, các cụ, cũng ừ luôn với truyền thông, và soạn văn để cánh trẻ phát loa luôn trong lễ hội từ năm 2011 về trước là: chúng tôi phục dựng từ sau 1986.

Lâu rồi, bận mải, nên chưa có dịp về Hòa Liễu xem Minh Thệ suốt từ năm 2012 đến nay. 

Dưới là bài của ANTĐ (tháng 2 năm 2014). Năm 2015, thì là vào ngày hôm nay (4/3/2015, Ất Mùi) - xem ở Bổ sung 4.

Tháng 3 năm 2015,
Giao Blog

---







Lễ hội Minh Thề: Chỉ có dân thề, quan không thề!

Trường Giang



ANTĐ - Sáng 13-2, tại đền, chùa Hòa Liễu, xã Thuận Thiên, huyện Kiến Thụy, Hải Phòng, diễn ra lễ hội Minh Thề (hay còn gọi là Minh Thệ). Đây là lễ hội dành cho những người làm quan thề “không vụ lợi, không tham ô, tham nhũng, không hách dịch nhân dân, làm việc chí công vô tư”, nếu ai làm trái với lời thề sẽ bị trời tru đất diệt.
Sau nhiều năm bị gián đoạn, lễ hội Minh Thề được phục dựng lại từ năm 2003. Minh Thề được tổ chức hết sức bài bản vào sáng 14 tháng Giêng. Người ta dựng một đài thề trước cửa đền, chiếc mũ cũ của Thành hoàng làng trước đây được đặt ở vị trí cao nhất trên đài thề. Xung quanh có hoa quả, bát hương, một con dao bầu (bọc vải điều), một bình rượu lớn (phủ vải điều) và một con gà sống phủ vải điều. 

Trước đài thề có một vòng tròn bằng vôi trắng đường kính khoảng 2m, ở giữa có một ô đất trống, gọi là vòng thiêng. Sau khi chủ tế và các vị bồi tế (là các vị có chức sắc trong làng, mặc áo lễ màu đen) đã yên vị, chủ tế vái lạy, là lúc con dao bầu được chuyển từ trên đài thề xuống. Chủ tế cắm mạnh con dao vào tử địa vòng thiêng, rồi rút nó lên, vẽ một vòng tròn theo hình vòng vôi trắng, rồi lại cắm xuống tử địa giữa vòng thiêng. Sau đó, chủ tế bắt đầu đọc Văn thề bằng âm Hán - Việt. 

Sau mỗi hồi đọc là tất cả các vị "quan giả”, đều là những nông dân hàng ngày vẫn chân lấm tay bùn, bám đồng, bám ruộng tăng gia sản xuất đứng nghiêm trang, đồng thanh hô vang lời thề năm xưa của các bậc tiền nhân làm quan: “Ai dùng của công xây dựng việc công xin thần linh ủng hộ; ai lấy của công làm của tư xin thần linh đả tử;…” 

Sau màn đọc văn thề chủ tế cầm dao bầu tiến đến đài thề cắt tiết gà với sự giúp đỡ của hai lính áo đỏ, nhỏ huyết vào bình rượu trên đài thề. Rượu được chuyển cho chủ tế và các vị bồi tế uống như thể ghi nhận lời thề đã tấu lên trước đó.
Theo tài liệu Hán Nôm còn lưu giữ và theo truyền khẩu của người dân địa phương, người có công xây dựng nên chùa và đền Hòa Liễu là một Thái hoàng Thái hậu nhà Mạc họ Vũ. Vào thập niên 1650, khi vương triều Mạc còn thịnh, bà đã kêu gọi các hoàng thân quốc thích khác cùng đóng góp, dựng nên ngôi chùa Thiên Phúc ở làng Hòa Liễu và mấy chục chùa khác ở các nơi. 

Riêng Hòa Liễu, bà xuất tiền mua 25 mẫu 8 sào ruộng cúng Tam bảo. Nhiều vị trong hoàng tộc hưởng ứng, sau số ruộng cúng chùa đạt tới 47 mẫu 3 sào. Từ số ruộng đó, làng cho nhà chùa 4 mẫu để cày cấy, còn lại làm ruộng công để đảm bảo người nào trong làng cũng có ruộng. Tương truyền, nhân đó, Thái hoàng Thái hậu đã đặt ra những lời thề đối với người được sử dụng đất, và bản văn Minh Thề "không lấy của công làm của tư" đã dần dần định hình.
Trao đổi với ông Nguyễn Trọng Khải- Chủ tịch UBND xã Thuận Thiên về ý nghĩa của lễ hội, ông Khải cho biết, Hội Minh thề có từ hơn 500 năm nay, được khôi phục từ năm 2003. Những lời thề có ý nghĩa giáo dục các vị chức sắc, người dân phải công tâm chính trực, chí công vô tư, đoàn kết xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa, chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương... 

Nhưng khi PV đề cập tới ý kiến của người dân thắc mắc: “Vì sao từ khi khôi phục lễ hội đến nay, không thấy quan thề mà chỉ thấy toàn dân thề?”. Ông Khải bối rối, cười trừ.
 Phải chăng một số vị chức sắc sợ lời thề có linh ứng hay vì theo tục lệ mà họ chỉ là những người đến dự, ngồi ghế dưới xem lễ (!?). Ước gì lễ hội Minh Thề không giới hạn chỉ đối với người dân thôn Hòa Liễu mà được mở rộng, nâng lên vài cấp.Một số hình ảnh diễn ra tại lễ hội Minh Thề:










http://www.anninhthudo.vn/phong-su/le-hoi-minh-the-chi-co-dan-the-quan-khong-the/536465.antd

---


Bổ sung 6 (05/3/2015): Vẫn theo chỉ dẫn của Mr. Khoằm, thấy một bài tháng 2 năm 2011 của báo CAHP. Và một video đã đưa lên từ tháng 5 năm 2012 (gốc của nó lại từ một video đã đưa lên mạng từ tháng 7 năm 2011).




Hoi Minh The.mpg

Khai hội minh thề đền chùa Hòa Liễu

Thứ Năm, 17/02/2011, 09:53 [GMT+7]
Sáng 16-2, tại xã Thuận Thiên (Kiến Thụy), đã diễn ra lễ minh thề và lễ hội đền chùa Hòa Liễu xuân 2011.

Đền Hòa Liễu là nơi tôn thờ Hoàng thái hậu Vũ Thị Ngọc Toàn, một nhân vật lịch sử thời nhà Mạc. Đền được kiến trúc kiểu chữ Nhị, gồm 3 tòa tiền đường, trung đường và hậu cung. Cùng nằm trên quần thể là chùa Hòa Liễu gồm 3 gian tiền đường và 3 gian hậu cung, kiến trúc kiểu chồng diêm hai tầng mái, được công nhận là di tích lịch sử văn hóa từ năm 1993. 

Lễ minh thề là tập tục truyền thống kết hợp giữa tín ngưỡng với giáo dục đạo lý nhân cách được khôi phục nhiều năm nay, đây là lễ nghi để người tham dự nguyện tuân theo lời thề minh bạch, phải sống có đức, không lấy của công làm việc riêng, không làm tôi bất trung, làm con bất hiếu… Lễ hội kéo dài trong 3 ngày 16, 17 và 18-2 (tức 14, 15 và 16 tháng Giêng).


MT

http://anhp.vn/van-hoa/201102/khai-hoi-minh-the-den-chua-hoa-lieu-459423/



Bổ sung 5 (05/3/2015): Một bài từ năm 2013, có nhắc đến vai trò của cụ Đới. Tư liệu do Mr. Khoằm chỉ dẫn. Của báo NNVN.


18/03/2013, 09:14 (GMT+7)
Tiếng thanh la, chũm chọe réo rắt. Hương khói tỏa lan. Vị chủ tế huơ con dao bầu sáng loáng thành một vòng tròn rồi cắm phập lưỡi dao xuống giữa sân đền..


Chuyện về những người khôi phục lời thề uống máu sinh tử. Chuyện về lễ cầu đảo đem cả thần thánh ra "bêu" nắng. Chuyện về cây gạo trên bảy trăm năm và hội vật mục đồng năm nào hầu như trời cũng trút nước. Tất cả được kể trong phóng sự này.
Người khôi phục lời thề sinh tử
Tiếng thanh la, chũm chọe réo rắt. Hương khói tỏa lan. Vị chủ tế huơ con dao bầu sáng loáng thành một vòng tròn rồi cắm phập lưỡi dao xuống giữa sân đền, hô lớn: “… Nhược bằng có lòng tham, nguyện cầu thần linh đả tử”.
Chủ tế cầm dao chỉ trời vạch đất
Lễ hội độc nhất vô nhị này diễn ra ở làng Hòa Liễu (Thuận Thiên, Kiến Thụy, Hải Phòng) đúng ngày 14 tháng Giêng âm lịch. Sách cổ chép rằng năm 1561, bà Thái hoàng Thái hậu nhà Mạc là Vũ Thị Ngọc Toản đứng ra vận động hoàng thân, quốc thích, quan lại cùng dân làng xây dựng ngôi chùa Thiên Phúc và hơn 25 mẫu đất cúng vào. Số ruộng này được phân vào việc công, không ai được phạm nên mới đặt ra lời thề minh ước.
Triều đình nhà Nguyễn từng sắc phong bốn chữ vàng “mỹ tục khả phong” cho lễ hội minh thề. Nền văn minh phương tây hồi thuộc Pháp cũng không xóa được ý nghĩa nhân văn của lễ minh thề mà còn đem dịch ra tiếng nước ngoài để nghiên cứu.
Sau năm 1954, phong trào chống mê tín dị đoan dần trở nên quá khích. Đình chùa, miếu mạo cái bị dỡ bỏ, cái thành chốn hoang tàn. Cả nửa thế kỷ, đền Hòa Liễu vắng hội minh thề. Ông Phạm Đăng Khoa, thành viên Ban quản lý di tích, là một trong bốn người góp sổ đỏ thế chấp vay 160 triệu đồng để tu bổ đền chùa Hòa Liễu hai chục năm trước. Đền chùa cũng chỉ như cái xác không hồn nếu không gắn liền những mỹ tục.
Qua thời loạn lạc lẫn lầm lạc, Hòa Liễu vẫn còn giữ được 100 bài văn tế cổ. Người làng có thể bỏ vàng, bỏ của lúc ly tán nhưng không thể bỏ rơi các bài văn tế đựng trong những cái ống tre. Họ coi đó như báu vật nhân văn tổ tiên truyền lại. Ông Khoa hì hụi dịch hịch minh thề từ chữ Hán sang quốc ngữ lại gặp các bậc lão làng hỏi nghi lễ xưa, chuẩn bị đội ngũ phục dựng hội. Khi mọi thứ đã sẵn sàng, vẫn cần cái gật đầu của huyện.
Lúc đó, ông Phạm Văn Đới đang là Chủ tịch UBND huyện Kiến Thụy. Nhận thấy tính giáo dục, giá trị nhân văn lấp lánh trong mỗi câu chữ của hịch văn, có ý nghĩa không chỉ người đương thời mà còn muôn thế hệ, ông Đới ủng hộ nhiệt tình, thúc giục các phòng ban đồng tình phục hội. Năm 2003, hội minh thề chính thức được tái hiện, tiếp cái lệ có truyền thống hơn ngót năm thế kỷ. Buổi lễ phục dựng, trước cửa đền, ông chủ tịch huyện cùng với dân chung một chén rượu huyết, chung một lời thề thiêng.

Đọc hịch minh thề
Ông Khoa kể rằng, lệ cổ hành lễ ở miếu thờ thành hoàng vào 24 tháng Chạp, tất cả chánh tổng, lý trưởng đều phải tham gia, các chức dịch, dân chúng đều phải có mặt. Hương án, mũ thành hoàng, nhang đèn hoa quả được bày ra. Trước hương án người ta vẽ một vòng tròn bằng vôi, ở giữa có tâm gọi là vòng thề. Các bậc kỳ lão (12 cụ ông thọ nhất làng gọi là kỳ lão) chức dịch tề tựu trước hương án, bên ngoài vòng thề.
Chủ lễ tiến vào vòng tròn, người phụ lễ nghiêm cẩn đưa cho một con dao bầu để chỉ trời, vạch đất. Ông tư văn dõng dạc đọc hịch văn: “…Theo tục lệ uống máu ăn thề, sắm sửa lễ nghi, kim ngân vàng bạc, phẩm vật hương hoa, kính cáo chư thần… Dân xã tổ chức hội thề với các điều sau: Một là bầu Nguyễn Văn A, làm cấp trưởng, trông coi việc chính sự, cùng các người tùy tùng của ông, mà lấy của công làm vào việc công thì được các thần linh ủng hộ. Nhược bằng nếu có lòng tham, lấy của ông về làm của tư, nguyện cầu các vị thần linh đả tử. Y như lời thề”.

Rước gà vào hiến tế
Hết chánh tổng, lý trưởng, trưởng, phó làng xã thề, đến phần dân chúng thề: “Trên từ cụ già, dưới đến tuổi 18 ở dân thôn, trong làng vườn tược buồng cau, trái chuối, ngoài đồng lúa mạ hoa màu. Mọi người đều công minh, chính trực, không tham lam, vơ vét. Người nào tà tâm trộm cắp của nhau, nguyện cầu thần linh đả tử! Y như lời thề…”.
Vượt trên những tù túng phong kiến là giá trị nhân văn: “Dù người có chức, có quyền ở trong làng, người dạy học hay người nông dân trong gia quyến phải được rõ ràng minh bạch, phải lấy lời hay lẽ phải mà dạy bảo con cháu làm điều tốt đẹp… Nếu mà chỉ dùng uy quyền gia đình làm những việc tàn ác, lấy của công đem về làm của tư. Nếu người nào mà chứa chấp của gian tà, bao che kẻ trộm cắp, thần linh sẽ điều tra xét hỏi”.
Lễ hội minh thề giờ vẫn còn giữ tục uống máu. Một con gà chân vàng, lông nâu, mào đỏ thắm được bê vào khu vực hiến tế. Sau nhát dao hóa kiếp, máu gà hòa trong hũ rượu. Vị chủ tế múc cho mỗi người một chén để đồng dạ, đồng lòng. Trước cột thông thiên, mọi người đồng thanh hô to “Y như lời thề”. Lời thề như dao vào chém đá, trời đất chứng kiến, thần linh ủng hộ.
Cột đá thông thiên và bàn đá thề
Cột đá thề Hòa Liễu là một di tích cổ hiếm có với chiều cao 3,7 m (cao hơn cả cột đá thề ở đền Hùng), tạo tác từ Hải Dương chuyển về Hải Phòng qua đường sông Bạch Đằng. Vết kéo cột đá hằn thành con lạch sâu từ cửa chùa Hòa Liễu đến bến làng Kỳ Sơn dài trên 10 dặm, tương truyền gọi là dải yếm của bà chúa Liễu.

Uống máu ăn thề
+ “Những người đứng trên đài thề của làng Hòa Liễu từ trước đến nay chưa ai dám vi phạm. Trong làng, ngoài xã hầu như chẳng bao giờ xảy ra một vụ trộm cắp nào đáng kể”, ông Phạm Đăng Khoa.
+ “Quan huyện còn có người dám thề chứ quan thành phố, quan trung ương nhiều vị đến dự mà chẳng một ai dám đứng vào vòng thề”, lời một người dân.
Ông Khoa bảo xưa những chức sắc vắng mặt không có lý do chính đáng như vờ ốm đau, vờ bận bịu để không đến thề thì năm sau không được dự hội, không được họp việc của làng. Thời Pháp thuộc có tri phủ Ngô Quốc Côn nổi tiếng gian ác khi về Hòa Liễu dự lễ minh thề, nghe hịch văn sang sảng bên tai mà sởn da gà, dựng tóc gáy, vội chạy vào miếu ngồi chứ không ra dự.
Còn ông Phạm Văn Đới thì cười khà khà bổ sung: “Thời các cụ, người hay nói dối trá hoặc tàn ác không bao giờ dám đứng vào vòng thề”. Tôi hỏi ông: “Vậy sao bác dám thề? Chẳng lẽ thời làm chủ tịch huyện của bác không có lộc lá gì chăng?”.
Không hề bị nao núng, ông thủng thẳng mà rằng: “Làm quan tất nhiên có lộc nhưng lộc phải chính đáng. Mình giúp người ta không mặc cả, người ta cảm ơn mình cũng không khen nhiều hay chê ít. Ăn hiếp người khác mà có lộc là lộc bất chính. Ăn bớt, ăn xén để vinh thân, phì gia là lộc bất chính, tôi không làm thế nên mới dám thề. Người ta có thể nói dối bất kỳ một ai nhưng không thể nói dối thần linh được vì hãi linh ứng, sợ chính dư luận ngay đằng sau gáy xì xào”.
Năm 2008, ông Đới hồi hưu để làm quen với chuyện bế cháu, chăm cây, học chữ Hán và khôi phục sới vật Hòa Liễu. Tôi hỏi xóc ông một câu: “Nhiều vị làm quan đến lúc hưu không dám về làng vì lo dư luận chửi lút mặt, còn bác?”. Ông ôn tồn: “Sống ở làng tôi thấy người cứ nhẹ bẫng. Làm quan mà không dám về làng là người không giữ được nguồn cội”.
DƯƠNG ĐÌNH TƯỜNG


http://nongnghiep.vn/nguoi-khoi-phuc-loi-the-sinh-tu-post107933.html




Bổ sung 4 (05/3/2015): Năm nay thì như sau, theo báo Dân Trí, VTC.


Lễ hội thề không tham nhũng: Chỉ có dân thề !


Thứ Tư, 04/03/2015 - 13:15

Dân trí “Dĩ công vi công, thần linh ủng hộ. Dĩ công vi tư thần linh đả tử. Y như lời thề”, lời tuyên thệ vang lên bên cạnh chén rượu hòa tiết đỏ uống giữa trời đất. Người dân khẳng khái thề, không thấy quan chức nào lên uống rượu thề.

Sáng nay 4/3, (tức ngày 14 tháng Giêng âm lịch), tại chùa, đình làng Thiên Phúc, làng Hòa Liễu, xã Thuận Thiên, huyện Kiến Thụy, TP Hải Phòng, đã diễn ra Lễ hội Minh Thề - thề không tham nhũng, không trộm cắp, không lấy của công làm của tư.
Tại Lễ hội Minh Thề, ban thờ được sắp đặt rất đơn giản, trang nghiêm, nổi bật là chiếc mũ quan - đại diện cho chức sắc trong địa phương - được đặt trang trọng lên chính diện ban thờ. Những người có chức sắc trong làng tương ứng với các chức Lý trưởng, Phó lý… thời xưa tham gia thề. Một con dao nhọn sắc, một con gà trống và một bình rượu được đặt ngay dưới ban thờ chuẩn bi cho nghi lễ thiêng.

Sử sách ghi lại, lễ hội Minh Thề (hay còn có cách gọi khác là Miêng Thệ) có từ năm 1561 khi Thái Hoàng, Thái Hậu Vũ Thị Ngọc Toản (vợ Thái thượng hoàng Mặc Đăng Dung) đến lập ấp Lan Niểu (nay là thôn Hòa Liễu), vận động dân làng mở rộng diện tích chùa, làm mới tượng Phật. Bà đã xuất tiền mua được 25 mẫu, 8 sào, 2 thước. Sau đó, những người dân trong làng thấy việc cung tiến ở chùa mang lại phúc đức nên cung tiến cả ruộng vườn vào chùa. Diện tích chùa và đất canh tác lên tới 47 mẫu, 8 sào, 2 thước.
Trong thời gian xây dựng, ngoài diện tích chùa, một phần diện tích ruộng vườn được Hoàng hậu Ngọc và những người có chức sắc trong làng chia cho những người trông chùa canh tác, diện tích còn lại được cho cấy khoán. Sản phẩm thu được chia cho người nghèo trong vùng.
Lương thực dư thừa được tích trữ hàng năm khoảng 3 tấn thóc, do người có chức sắc trong làng giữ. Để không xảy ra tình trạng tham nhũng của công, Thái Hoàng Thái Hậu cùng với dân làng đã lập ra Hịch văn Hội Minh Thề. Đối tượng cụ thể là những người đứng đầu trong làng (Lý trưởng, Phó lý, Chánh hội, Phó hội, Trương tuần). Người từ 18 tuổi trở lên trong làng đều tham gia cùng uống rượu tuyên thề. Trải qua thăng trầm của lịch sử, năm 2003, lễ hội Hịch văn Hội Minh Thề được chính quyền địa phương và người dân trong làng khôi phục và giữ nguyên được giá trị văn hóa thời xưa.
Sáng nay, trước sự chứng kiến của đông đảo nhân dân và du khách thập phương, các vị bô lão và nhiều người dân trong làng đã thề trước các vị thần linh nếu lấy của công phục vụ việc công thì được thần linh ghi nhận, nhược bằng tham công lấy của công làm của tư thì nguyện cầu bị trư thần linh trị tội. Đối với các cụ già đến trẻ phải dụng bảo con cháu không được tham nhũng, nếu không nguyện cầu bị trư thần linh trị tội. Những ai trong làng bao che tội phạm, chứa chấp của gian tà cũng sẽ bị thân linh trị tội.
Sau nghi lễ cắt tiết gà hòa rượu ăn thề, các bô lão trong làng tiếp tục dâng rượu thề lên các đại biểu, nhân dân đến tham dự. Tuy nhiên chỉ có các vị cao niên trong làng khấp khởi đón lấy rượu thiêng cùng lời thề không tham nhũng. Tuyệt nhiên sáng nay không thấy có quan chức nào đến dự lễ hội nâng chén rượu thề.
Đây là lễ hội “độc nhất vô nhị" góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, đạo đức, lối sống lành mạnh, trong sạch, nhấn mạnh triết lý làm quan là nô bộc của dân, liêm khiết, công tâm.
Nói về vấn đề này, ông Phạm Đăng Khoa, nguyên Phó Ban quản lý di tích đền chùa Hoa Liễu, nơi diễn ra lễ hội Minh Thề cho biết: "Nhờ lời thề mà làng tôi trăm năm qua bình yên, không cướp bóc, không trọng tội. Mong muốn của dân trong làng là lễ hội được nhân rộng lên cấp cao hơn nữa để chính quyền và nhân dân chung nhau quyết tâm “dĩ công vô tư”, không tham nhũng”.
Hình ảnh về lễ hội Minh Thề sáng nay:
Chiếc mũ quan được đặt ở vị trí cao nhất ban thờ
Chiếc mũ quan được đặt ở vị trí cao nhất ban thờ
Chiếc mũ quan được đặt ở vị trí cao nhất ban thờ
Chiếc mũ quan được đặt ở vị trí cao nhất ban thờ
Chiếc mũ quan được đặt ở vị trí cao nhất ban thờ
Con dao nhọn dâng trước ban thờ, cắm sâu xuống lòng đất cùng sức mạnh của quyết tâm không tham nhũng
Lời tuyên thệ không tham nhũng, dĩ công vô tư
Lời tuyên thệ không tham nhũng, dĩ công vô tư 
Gà là con vật thiêng được làng chọn dâng lê lấy máu hòa rượu tuyên thề
Gà là con vật thiêng được làng chọn dâng lê lấy máu hòa rượu tuyên thề
Kim Kê ( gà trống vàng) sau khi làm lễ được cắt tiết hòa rượu thề
Kim Kê (gà trống vàng) sau khi làm lễ được cắt tiết hòa rượu thề


Chén rượu thề được các vị bô lão trong làng uống cạn sau lời thề không tham nhũng
Chén rượu thề được các vị bô lão trong làng uống cạn sau lời thề không tham nhũng
Đội lễ dâng rượu thề mời đại biểu, người dân dự hội
Đội lễ dâng rượu thề mời đại biểu, người dân dự hội
Người dân dự hội cùng uống rượu thề
Người dân dự hội cùng uống rượu thề.
Thu Hằng
http://dantri.com.vn/xa-hoi/le-hoi-the-khong-tham-nhung-chi-co-dan-the-1040032.htm




Lễ hội thề không tham nhũng: Sao chỉ có dân thề, vắng bóng 'quan' thề?

(VTC News) -  Lễ hội độc đáo Minh Thề là nơi những quan lại, chức sắc, công bộc tuyên thề sẽ công tâm, không tư túi, tham nhũng của công nhưng đến nay chỉ còn dân và các trưởng thôn tham gia. 
Sáng nay (4/3 - tức ngày 14 tháng Giêng) đến hẹn lại lên, Lễ hội Minh Thề (Minh Thệ) thôn Hòa Liễu, xã Thuận Thiên (Kiến Thụy, Hải Phòng) lại chính thức khai hội - Lễ hội có một không hai ở Hải Phòng. 

Lễ hội diễn ra trong 3 ngày 14,15,16 tháng Giêng, đã thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân địa phương cũng như các 'quan chức làng, xã, huyện và thành phố Hải Phòng.

Dân mong ‘quan’ xã, quan huyện’ đến thề
Tuy mới được khôi phục, nhưng Hội Minh Thề lại có sức hút mạnh mẽ đối với người dân bởi đây là ngày hội để cho những người làm ‘quan’ tuyên thề. Đây là khu di tích lịch sử cấp Quốc gia đã được xếp hạng.

Ngoài ý nghĩa tâm linh, Lễ hội còn là dịp để giáo dục mọi người đạo lý, nhân cách, nơi mà các quan lại chức sắc làng, xã tuyên thề.
Lễ hội thề không tham nhũng: Sao chỉ có dân thề, vắng bóng 'quan' thề?
Cột đá thông thiên đặt trước đền, nơi vẫn diễn ra các dịp lễ Minh Thề 
Có từ hơn 500 năm nay, Lễ hội Minh Thề là nơi những quan lại, chức sắc, công bộc tuyên thề sẽ công tâm, không tư túi, tham nhũng của công; không dùng quyền uy để chèn ép bóc lột của dân, không bao che tội phạm… Người dân đến với lễ hội cũng không phải mong lấy chữ danh lợi, mà là để tự nguyện sẽ giữ lòng trung thực, ngay thẳng.

Truyền thống quan thề đầy khí phách, mang đậm bản sắc tín ngưỡng và giáo dục đạo đức, lối sống của những người làm quan đã ngày càng mai một khiến lễ hội mất dần đi giá trị đích thực của nó. Lời thề của những người làm quan theo đó đã bị thay đổi. Lời thề bỗng trở thành hiếm hoi. Người tham gia tuyên thề cũng chỉ còn dành cho dân, cho trưởng thôn trong vùng… 

Ông Phạm Phú Oanh - Trưởng làng Hòa Liễu, người suốt 12 năm qua được chọn làm chủ lễ trong lễ hội Minh thề trải lòng: “Ngày nay, lễ hội chỉ còn dành cho những người giữ chức sắc trong làng, các cụ bô lão sẽ uống rượu thề, còn người dân thì đến chứng kiến. 
Lễ hội thề không tham nhũng: Sao chỉ có dân thề, vắng bóng 'quan' thề?
Các bô lão có uy tín trong làng tham dự lễ hội - Minh Khang 
Về tâm linh, có thể nhiều người không dám thề khi tâm không trong sáng. Tôi mong lễ hội được mở rộng người tham gia thề như “quan” xã, “quan” huyện, thậm chí cấp thành phố và cao hơn – bởi một khu di tích lịch sử cấp Quốc gia, thì lễ hội truyền thống của di tích cũng nên mở rộng hơn cấp thôn làng. Làm được như vậy thì lễ hội sẽ có sức lan tỏa và ý nghĩa rộng lớn hơn”. 

Hiện tại, xã giao cho thôn tổ chức lễ hội, chứ xã cũng không đứng ra tổ chức. “Mà lẽ ra, xã phải là nơi tổ chức và các lãnh đạo xã cũng nên thề” - ông Oanh nêu quan điểm.
Lễ hội thề không tham nhũng: Sao chỉ có dân thề, vắng bóng 'quan' thề?
Các 'quan chức' trong thôn lần lượt uống chén rượu có pha tiết gà trước lễ đài thề  
Cụ Phạm Đăng Khoa, 81 tuổi, nguyên Phó Ban quản lý Khu di tích Đền chùa Hòa Liễu, người được mệnh danh là "pho sử sống" của làng – cho biết: Hịch văn Minh thề quy định lấy chí công làm trọng, không xâm phạm của công.  Người có công đứng ra tổ chức lễ hội Minh thề được diễn ra liên tục trong nhiều thế kỷ. 

Năm 1993, khu đền chùa Hòa Liễu được công nhận là di tích lịch sử cấp Quốc gia và khôi phục lễ hội truyền thống. Đến năm 2003, làng tổ chức lại lễ hội Minh thề. Tính đến nay, lễ hội đã tổ chức được 14 năm liên tiếp. Hiện tại, trong làng không xảy ra những vụ trọng án, người dân yêu làng xóm, sống đạo đức, đúng pháp luật.
“Tôi và bà con mong muốn các cán bộ xã, huyện và thành phố cùng tham gia lễ hội thề này vì đây là lễ hội rất có ý nghĩa” - Cụ Nguyễn Văn Nguyền (86 tuổi, thôn Hòa Lễ, xã Thuận Thiên) mong muốn.

Video Lễ hội Minh Thề ở Thuận Thiên (Kiến Thụy, Hải Phòng)


'Quan' xã nói gì?

Nhà sử học Ngô Đăng Lợi - Nguyên Chủ tịch Hội Sử học Hải Phòng cho biết, từ xa xưa, chuyện thề của người dân đã phổ biến trong dân gian, họ dùng thế lực siêu nhiên để chứng minh và một phần hỏa giải những bất đồng, mâu thuẫn trong đời sống xã hội nói chung. 

Đối với lễ hội Minh Thề (hội Minh Thệ) ở thôn Hòa Liễu, xã Thuận Thiên từ xưa những người có trách nhiệm lớn như chánh tổng, lý trưởng (Chủ tịch, Trưởng Công an xã bây giờ) làm lễ thề trước thần thánh, có sự chứng giám của người dân. 

Trong buổi lễ, những người tham gia thề có nhiều điều, trong đó nêu lên trách nhiệm của người làm quan, trách nhiệm của người dân và đạo hiếu của người làm con đối với ông bà, cha mẹ... Đặc biệt là những lời thề liên quan đến việc không được lấy của công làm của tư... Mọi việc làm trong lễ hội này đều thể hiện sự tôn kính, cận trọng trước thần linh. “Dối ai thì dối nhưng không dối được Thánh Thần” - Nhà sử học Ngô Đăng Lợi nêu ý kiến.

Cũng theo nhà sử học Ngô Đăng Lợi, đối với lễ hội Minh Thề, thì cho đến nay sử sách chưa thấy ghi chép lại những vụ việc các quan lại ngày xưa tham gia hội thề nhưng không thực hiện theo những lời mình đã thề nên bị thần linh ‘đả tử’. Bởi xưa kia, những quan lại địa phương vùng này thực hiện khá tốt chức trách, nhiệm vụ của mình.

Lễ hội thề không tham nhũng: Sao chỉ có dân thề, vắng bóng 'quan' thề?
Tuyên đọc Hịch Minh Thề
Lễ hội thề không tham nhũng: Sao chỉ có dân thề, vắng bóng 'quan' thề?
Theo quan điểm của nhà sử học Ngô Đăng Lợi, ngày nay, cấp xã, cấp huyện nên nhân rộng hoạt động của lễ hội này, để đội ngũ cán bộ có trọng trách lớn tham gia lễ hội, trước là răn mình, sau là mang lại niềm tin đối với quần chúng nhân dân, sẽ có ý nghĩa to lớn trong cuộc vận động toàn Đảng, toàn dân tích cực tham gia công tác phòng chống tham nhũng, cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

Trả lời phỏng vấn VTC News về việc người dân mong muốn các ‘quan xã, quan huyện’ cũng nên tham gia hội thề này như các ‘quan thôn’? ông Nguyễn Trọng Khải - Chủ tịch UBND xã Thuận Thiên cho biết, Lễ hội Minh Thề là một lễ hội có những nét đẹp văn hóa tâm linh của người dân địa phương, hàng năm đại diện chính quyền, các đoàn thể từ xã đến huyện cũng đều về tham dự lễ hội. Đối với cán bộ, công chức phải thực hiện theo các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước. 

Khi đảm nhiệm các nhiệm vụ được giao, bản thân các cán bộ, công chức cũng đã phải hứa trước cơ quan, đơn vị. Còn việc cùng làm lễ thề trước thần linh như “quan thôn” thì không đúng.
http://vtc.vn/le-hoi-the-khong-tham-nhung-sao-chi-co-dan-the-vang-bong-quan-the.2.543079.htm


Bổ sung 3 (05/3/2015): Nhờ Mr. Khoằm tìm giúp bài cũ trước năm 2010 trên mạng. Khoằm có báo lại là: cũ nhất là năm 2012. Mình tự tìm một chút, thì thấy luôn bài cũ năm 2011, mà là bài của mình (trên KTĐT năm đó, bây giờ thấy Báo Mới lưu).

Le hoi Minh The - Coi nguon cua tu tuong “chi cong vo tu”


Lễ hội Minh Thệ - Cội nguồn của tư tưởng “chí công vô tư”

KTĐT - 


KTĐT - Theo thống kê của của Cục Văn hóa Cơ sở, hiện nay, cả nước có khoảng 8.000 lễ hội, trong đó tới 88% là lễ hội dân gian. Tuy vậy, trong vòng mười năm trở lại đây, chúng ta đang chứng kiến nhiều bất cập đáng ngại trong nhiều lễ hội dân gian, thậm chí, nhiều người còn bi quan cho rằng: Hình như lễ hội ngày nay chỉ cổ vũ cho mê lầm.

Nhưng thực tế, bức tranh tổng thể về lễ hội dân gian đương đại không đến mức bi quan như vậy, vẫn còn không ít lễ hội đã và đang góp phần thiết thực đẩy lùi tiêu cực, quét sạch mê lầm. Tiêu biểu là lễ Minh Thệ vẫn được tổ chức vào hàng năm tại làng Hòa Liễu thuộc xã Thuận Thiên, huyện Kiến Thụy, Hải Phòng.
Cắt máu ăn thề "không lấy của công thành của tư"
Mặc dù chưa "đứng" vào danh mục thống kê nói trên của Cục Văn hóa cơ sở, nhưng lễ hội Minh Thệ đã có lịch sử hình thành và lưu truyền khoảng 500 năm, có thể xem là một nét tinh hoa của văn hóa vùng xứ Đông.
Trước năm 1945, lễ hội Minh Thệ làng Hòa Liễu được tổ chức vào hạ tuần tháng Chạp (chính hội là ngày 24 tháng Chạp) hàng năm, tại miếu và đình. Sau năm 1945, miếu và đình bị hạ giải, lễ hội Minh Thệ bị gián đoạn một thời gian dài. Đến năm 1993, khi cụm di tích đền - chùa Hòa Liễu được công nhận là Di tích Lịch sử văn hóa cấp Quốc gia, nhân dân địa phương bắt tay phục hồi các lễ hội truyền thống. Kết quả là từ năm 2002, lễ hội truyền thống làng Hòa Liễu đã được tổ chức hàng năm vào trung tuần tháng Giêng, tại cụm di tích đền - chùa Hòa Liễu với nhiều hoạt động kế tiếp nhau: tế cáo yết, lễ Minh Thệ, đấu vật, cờ người… Trong đó, Minh Thệ là hoạt động trung tâm, là linh hồn của lễ hội.
Minh Thệ được tổ chức hết sức bài bản vào sáng 14 tháng Giêng. Người ta dựng một đài thề trước cửa đền, chiếc mũ cũ của Thành hoàng làng trước đây được đặt ở vị trí cao nhất trên đài thề. Xung quanh có hoa quả, bát hương, một con dao bầu (bọc vải điều), một bình rượu lớn (phủ vải điều) và một con gà sống (nhốt trong bu gà phủ vải điều). Trước đài thề có một vòng tròn bằng vôi trắng đường kính khoảng 2m, ở giữa có một ô đất trống, gọi là vòng thiêng. Sau khi chủ tế và các vị bồi tế (là các vị có chức sắc trong làng, mặc áo lễ màu đen) đã yên vị, chủ tế vái lạy, là lúc con dao bầu được chuyển từ trên đài thề xuống. Chủ tế cắm mạnh con dao vào điểm giữa vòng thiêng, rồi rút nó lên, vẽ một vòng tròn theo hình vòng vôi trắng, rồi lại cắm xuống điểm giữa vòng thiêng. Sau đó, chủ tế bắt đầu đọc Văn thề bằng âm Hán - Việt, rồi cầm dao bầu tiến đến đài thề cắt tiết gà với sự giúp đỡ của hai lính áo đỏ, nhỏ huyết vào bình rượu trên đài thề. Rượu được chuyển cho chủ tế và các vị bồi tế uống như thể ghi nhận lời thề đã tấu lên trước đó. Rượu được chuyển ra ngoài cho các vị cao niên trong làng. Lời thề "…lấy của công làm việc công thì được các thần linh ủng hộ. Nhược bằng có lòng tham, lấy của công đem về làm của tư, thì nguyện cầu các vị thần linh hãy đả tử!..." là tâm điểm của văn thề.
Sức sống đương đại
Theo tài liệu Hán Nôm còn lưu giữ và theo truyền khẩu của người dân địa phương, người có công xây dựng nên chùa và đền Hòa Liễu là một Thái hoàng Thái hậu nhà Mạc họ Vũ. Vào thập niên 1650, khi vương triều Mạc còn thịnh, bà đã kêu gọi các hoàng thân quốc thích khác cùng đóng góp, dựng nên ngôi chùa Thiên Phúc ở làng Hòa Liễu và mấy chục chùa khác ở các nơi. Riêng Hòa Liễu, bà xuất tiền mua 25 mẫu 8 sào ruộng cúng Tam bảo. Nhiều vị trong hoàng tộc hưởng ứng, sau số ruộng cúng chùa đạt tới 47 mẫu 3 sào. Từ số ruộng đó, làng cho nhà chùa 4 mẫu để cày cấy, còn lại làm ruộng công để đảm bảo người nào trong làng cũng có ruộng. Tương truyền, nhân đó, Thái hoàng Thái hậu đã đặt ra những lời thề đối với người được sử dụng đất, và bản văn Minh Thệ "không lấy của công làm của tư" đã dần dần định hình.
Một điều đáng quý là lê hội Minh Thệ vẫn đang lưu truyền và phát triển trong cuộc sống đương đại, trở thành một giá trị tinh hoa của một vùng quê lúa ở xứ Đông. Mỗi năm, khi lễ hội Minh Thệ được tổ chức, người ta kéo đến chật sân đền - chùa, yên lặng và trật tự quan sát, để cùng nhau thụ cảm tư tưởng "chí công vô tư", ý thức trách nhiệm với cộng đồng "không lấy của công thành của tư" được truyền đến từ trong bề dày của truyền thống văn hóa.
Đặc biệt, đại diện một số dòng họ trong làng cho biết, mỗi khi có dịp hội tụ đông đủ hay tổ chức cúng giỗ thì đều tuyên đọc lời văn thề của dòng họ (được soạn dựa theo nội dung văn thề ở đền - chùa Hòa Liễu). Ở trường cấp 1, cấp 2 trong xã, có nhiều thầy cô giáo giảng giải nội dung lễ hội Minh Thệ cũng như khuyến khích học sinh tìm hiểu về lễ độc đáo này và chiều sâu triết lí của nó.
Chu Xuân Giao (Viện KHXH Việt Nam)
http://www.baomoi.com/Le-hoi-Minh-The--Coi-nguon-cua-tu-tuong-chi-cong-vo-tu/137/5850423.epi


Bổ sung 2 (05/3/2015): Bài trên Người đưa tin năm 2014.


Có nên sử dụng sức mạnh tâm linh để chống tham nhũng?

Từ xưa, cha ông ta đã có tục lệ lập hội thề trước sự chứng kiến của thần linh và mong thần linh giám sát cho tinh thần chí công vô tư, dĩ công vi thượng của những người giữ chức vụ quan trọng trong bộ máy chính quyền.

Lễ hội Minh thệ ở làng Hòa Liễu (xã Thuận Thiên, huyện Kiến Thuỵ, TP.Hải Phòng) hiện nay là một ví dụ điển hình cho truyền thống tốt đẹp đó. Nhiều nhà nghiên cứu văn hoá cho rằng, những lễ hội như thế, cần thiết được quảng bá sâu rộng.
Thậm chí, có người còn đặt ra vấn đề, cần có một lễ hội tầm quốc gia để quan chức cao cấp đến hành lễ. Bởi, xét trên khía cạnh truyền thống cũng như tính thời đại thì những lễ hội như thế sẽ tạo ra hiệu ứng tốt, góp phần chống lại tệ tham nhũng như hiện nay.
Độc đáo lễ hội "thề không tham nhũng"
Được biết, hiện nay, duy nhất có lễ hội Minh thệ ở thôn Hoà Liễu, xã Thuận Thiên, huyện Kiến Thuỵ, Hải Phòng tổ chức vào ngày 13 tháng Giêng (âm lịch) hàng năm còn giữ được phong tục các quan cấp xã phải thề trước thần về sự chí công vô tư của mình. Người dân vùng đất nơi có lễ hội độc đáo này rất tự hào về truyền thống tốt đẹp của mình, truyền thống đó được tồn tại nhiều đời và trong nhiều thời đại được vua chúa khen tặng là mỹ tục khả phong.
Có nên sử dụng sức mạnh tâm linh để chống tham nhũng? - Ảnh 1

Lễ hội Minh thệ - tôn vinh tinh thần chí công vô tư.

Được biết, xuất xứ của lễ hội này bắt đầu từ thế kỷ XVI, vợ của vua Mạc Thái Tổ - Mạc Đăng Dung là bà thái hậu Vũ Thị Ngọc Toản đã vận động hoàng thân, quốc thích góp tiền tu sửa chùa cổ, mua đất cúng Tam bảo được hơn 47 mẫu ruộng. Bản thân bà cũng bỏ tiền mua 25 mẫu đất cho dân đinh cày cấy hưởng lộc, giải quyết khó khăn cho những gia đình binh lính. Tránh việc quan chức lợi dụng chức vụ, chia không đều dẫn tới bất công, thái hậu cùng với dân làng bằng cách đọc Hịch văn Minh thệ, quy định lấy chí công làm trọng, không xâm phạm của công - lễ hội Minh thệ xuất phát từ đó.
Theo đó, vào ngày 13 tháng Giêng, làng lập Đài thề tại miếu thờ Thành hoàng (ngay khuôn viên khu quần thể đền chùa Hòa Liễu hiện nay). Những người phải thề gồm Chánh tổng, Lý trưởng, các chức sắc và người dân trong làng được cấp ruộng, hiện nay là các quan chức cấp làng, xã. Mở đầu, chủ lễ và các vị bồi lễ đọc chúc văn công đức của Thánh vương, làm lễ dâng rượu, nước rồi tập trung trước miếu.
Tại đây, chủ lễ cầm dao bầu làm động tác chỉ trời, vạch đất, vẽ một vòng tròn lớn đường kính 2m để làm đài thề. Ba vị đại diện hàng ngũ chức sắc trong làng, hội bô lão và tư văn được tuyển chọn từ trước bước lên Đài thề, thắp hương khấn vái trời đất.
Đại diện tư văn dõng dạc đọc Hịch văn Minh thệ: "Chúng tôi gồm những người làm việc công của làng, họp trước đền theo tục lệ uống máu ăn thề, xin thề các điều sau: Dân làng bầu ông Nguyễn Văn A. làm cấp trưởng, trông coi việc chính sự, cùng với tùy tùng của ông, mà lấy của công làm việc công thì được các thần linh ủng hộ.
Nhược bằng, có lòng tham, lấy của công làm của tư, nguyện cầu các chư vị thần linh đả tử! Y như lời thề...; Trên từ cụ già đến tuổi 18 ở dân thôn, trong làng vườn tược, buồng cau trái chuối, ngoài đồng lúa mạ hoa màu, mọi người đều công minh chính trực, không tham lam vơ vét. Người nào tà tâm trộm cắp của nhau, nguyện cầu thần linh đả tử. Y như lời thề...; Làm tôi bất trung, làm con bất hiếu, xin trời tru, đất diệt...".
Sau khi mọi người đều hô: Y như lời thề, vị chủ tế đã cầm dao cắm mạnh xuống giữa vòng tròn, biểu thị sự quyết tâm. Sau đó, chủ tế rút dao bầu lên, cắt cổ một con gà trống, cho tiết vào hũ rượu lớn để mọi người cùng uống máu, ăn thề, tượng trưng cho sự đoàn kết, nhất trí.
Có nên sử dụng sức mạnh tâm linh để chống tham nhũng? - Ảnh 2

Giáo sư Ngô Đức Thịnh

Có nên đưa lễ hội Minh thệ lên tầm quốc gia?
Buồn vì không thấy chức sắc xã, huyện đến hội thề!
Theo ông Trần Quốc Hoàn một người dân ở làng Hoà Liễu thì, suốt 12 năm tổ chức lễ hội Minh thệ, các quan chức cấp xã, huyện, tỉnh không tham gia uống máu ăn thề mà chỉ những chức sắc trong làng, các cụ bô lão. Dân làng vẫn đến chứng kiến việc này. Xét về tâm linh, có thể nhiều người không dám thề khi tâm không trong sáng, thực tế này khiến nhiều bô lão trong làng rất buồn.
Bàn về nét độc đáo của lễ hội này, nhiều nhà nghiên cứu văn hoá cho rằng, hiện nay, đây là lễ hội duy nhất tôn vinh tinh thần chí công vô tư. Người có chức sắc thề trước thần linh về sự trong sạch của mình và thần linh giám sát.
Bàn về tính nhân văn và giá trị thời đại của lễ hội này, giáo sư Trần Lâm Biền cho biết: "Việc thề không tham nhũng trong lễ hội Minh thệ thể hiện truyền thống tốt đẹp và đậm chất nhân văn.
Theo tôi, nên tuyên truyền giá trị truyền thống độc đáo này đến nhiều người dân để nhiều người biết tới và tham gia lễ hội. Trong bối cảnh hiện nay, tệ nạn tham nhũng đang là vấn đề nhức nhối thì những lễ hội như thế này cần được bảo tồn và phát triển.
Thông thường, loài người thiếu cái gì thì thờ cái đó. Việc thề để làm điều tốt lành ở nước ta hiện nay đang thiếu, nên tuyên truyền thật mạnh để người dân, quan chức nhận thức đúng vấn đề và khuyến khích người dân tham gia".
Cũng liên quan đến lễ hội này và giá trị nhân văn của nó, trao đổi với PV, giáo sư Ngô Đức Thịnh, nguyên viện trưởng viện Nghiên cứu Văn hoá Việt Nam cho rằng, đây là một lễ hội rất hay và đậm chất truyền thống. Bản thân hội thề nó có từ xưa rồi, như hội thề Thăng Long - đền Đồng Cổ trước đây cũng có nội dung tương tự. Việc nhân dân xã Thuận Thiên, Kiến Thuỵ, Hải Phòng còn giữ gìn được phong tục này là rất hay, rất độc đáo.
Việc sử dụng sức mạnh tâm linh trong việc chống tham nhũng xét về khía cạnh nào đó là rất tốt, cần khuyến khích. Tất nhiên, có những người họ chả sợ, cái đó có ý nghĩa tương đối. Theo vị giáo sư này, trong bối cảnh hiện nay, việc sử dụng sức mạnh tâm linh trong việc chống tham nhũng cần thiết, bởi thực tế có nhiều người bất chấp luật pháp để tham ô, tham nhũng của công. Do đó, việc phải đứng thề độc trước các vị thần linh khiến họ bớt đi lòng tham. Việc phải thề trước thần linh là một khía cạnh rất tốt để chống tham nhũng.
Nhiều cá nhân đặt ra có nên nâng tầm lễ hội này lên, bởi hiện nay, mặc dù giá trị độc đáo và tính lịch sử của lễ hội được thừa nhận nhưng quy mô chỉ dừng lại ở cấp làng. Tại sao chỉ có những người trong thôn Hoà Liễu, mà không mở rộng lên cấp xã, cấp huyện, thậm chí cấp thành phố và cao hơn.
Bởi một khu di tích lịch sử cấp quốc gia, thì lễ hội truyền thống của di tích cũng nên mở rộng hơn cấp thôn, làng như hiện nay. Bản thân dân làng cũng mong muốn được các chức sắc của xã, huyện và cao hơn cùng uống rượu thề, khi đó sức lan tỏa của lễ hội mới rộng khắp. Tuy nhiên, hiện tại, xã giao cho thôn tổ chức lễ hội, chứ xã cũng không đứng ra tổ chức. Mà lẽ ra, xã phải là nơi tổ chức và các lãnh đạo xã cũng phải thề - một người dân của làng Hoà Liễu chia sẻ.
Trao đổi ý kiến này với giáo sư Ngô Đức Thịnh, chúng tôi được biết, nguyện vọng của người dân làng Hoà Liễu nên được xem xét. Riêng ở tầm quốc gia, hiện chưa có lễ hội nào độc đáo và mang tính thời đại như lễ hội Minh thệ. Xét trong lịch sử đã từng có lễ hội mang tầm quốc gia đó là hội thề Thăng Long của đền Đồng Cổ (Thụy Khê, Hà Nội). Hàng năm, các vua chúa, quan lại triều đình phải ra ngôi đền này để thề: Làm con bất hiếu, làm tôi bất trung trời tru đất diệt. Đã từng có ý kiến khôi phục lại hội thề Thăng Long nhưng đến nay vẫn chưa được thông qua.
Cần thiết phải có hội thề tầm quốc gia
Theo giáo sư Ngô Đức Thịnh (ảnh trên), hiện nay ở tầm quốc gia đang thiếu một hội thề mà ở đó những người có địa vị, nắm giữ quyền lực phải thể hiện tinh thần cương quyết, nói không với tham nhũng để thần linh giám sát. Việc khôi phục lại hội thề Thăng Long là rất tốt, nó có nhân tố truyền thống và tính thời đại. Bản thân lễ hội Minh thệ có giá trị độc đáo và cần nâng lên tầm quốc gia.
Theo vị giáo sư này, cần thiết có thể sử dụng sức mạnh tâm linh vào công cuộc chống tham nhũng. Uống máu ăn thề trong lịch sử Việt Nam đã từng tồn tại, nó tạo niềm tin, sự quyết tâm. Do đó, trong đời sống hiện nay nên có hội thề như vậy. Điều này có tác động xã hội, nhất là quan chức và tác động tới niềm tin trong nhân dân.
Trinh Phúc
http://www.nguoiduatin.vn/co-nen-su-dung-suc-manh-tam-linh-de-chong-tham-nhung-a125088.html



Bổ sung 1 (04/3/2015): Bài trên VTC năm 2013.


Mãn nhãn 'Hội thề chống tham nhũng' có một không hai

(VTC News)- Các “quan chức” trong làng làm lễ cúng thần linh và “uống máu ăn thề” nguyện không tham nhũng nếu không Thần linh sẽ “đả tử”.


Đó là Lễ hội Minh Thề - Lễ hội thề chống tham nhũng, đã có từ xa xưa, nay được khôi phục lại từ năm 2003 tại Đình – Chùa thôn Hòa Liễu, xã Thuận Thiên (Kiến Thụy, Hải Phòng). Đây là khu di tích lịch sử cấp Quốc gia đã được xếp hạng.

Lễ hội diễn ra trong 3 ngày 14,15,16 tháng Giêng, đã thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân địa phương cũng như các quan chức làng xã trên địa bàn huyện.

Mãn nhãn 'Hội thề chống tham nhũng' có một không hai
Tuyên đọc Hịch văn Hội Minh Thề - Ảnh Minh Khang 

Có từ hơn 500 năm nay, Lễ hội Minh Thề là nơi những quan lại, chức sắc, công bộc tuyên thề sẽ công tâm, không tư túi, tham nhũng của công; không dùng quyền uy để chèn ép bóc lột của dân, không bao che tội phạm… Người dân đến với lễ hội cũng không phải mong lấy chữ danh lợi, mà là để tự nguyện sẽ giữ lòng trung thực, ngay thẳng.

Các nghi lễ được tiến hành trang trọng, chủ lễ và các vị bồi lễ đọc chúc văn lai lịch công đức của Thánh vương. Sau đó làm lễ dâng hương, dâng rượu, dâng nước trong tiếng nhạc bát âm truyền thống. Tế Thần xong, các bô lão, quan khách và dân làng, chức dịch, quần áo chỉnh tề tập trung quanh sân miếu theo thứ bậc.

Mãn nhãn 'Hội thề chống tham nhũng' có một không hai
Chủ tế dùng động tác “chỉ trời vạch đất” mô phỏng theo phép biến trong Kinh dịch rồi vẽ Đài thề - Ảnh Minh Khang 

Chủ tế dùng động tác “chỉ trời vạch đất” mô phỏng theo phép biến trong Kinh dịch rồi vẽ một vòng tròn lớn, đường kính khoảng 2m ở giữa sân miếu gọi là Đài thề. Trước Đài thề đặt một bàn thờ hướng về cửa miếu thâm nghiêm.

Mãn nhãn 'Hội thề chống tham nhũng' có một không hai

Ba vị đại diện cho hàng ngũ chức dịch, hội tư văn và bô lão trong làng do Ban Tổ chức lễ hội thề và hội đồng bô lão tuyển chọn bước lên Đài thề làm lễ thắp hương khấn vái trời đất bách thần. Đại diện tư văn dõng dạc đọc Minh Thề có Hịch văn.

Mọi người trong làng từ hương chức đến nhân dân, trên là bô lão, dưới từ 18 tuổi trở lên, ai dùng của công dùng vào việc công xin thần linh ủng hộ, ai lấy của công dùng vào việc tư, cầu thần linh đả tử… làm tôi bất trung, làm con bất hiếu, xin thần linh tru diệt. Sau khi mọi người cùng hô vang câu “y như lời thề” hoặc “y như miệng thề”, vị chủ tế cầm dao bầu cắm mạnh xuống trong vòng tròn Đài thề để biểu thị sự quyết tâm.

Mãn nhãn 'Hội thề chống tham nhũng' có một không hai
Lễ cắt tiết gà, hòa vào rượu cùng uống - Ảnh Minh Khang 

Tiếp đến là nghi lễ cắt tiết gà để "uống máu ăn thề" diễn ra rất cầu kì theo một quy định truyền thống từ ngàn đời. Tiết gà trống được hòa vào bình rượu lớn, mỗi người truyền tay nhau uống một ngụm khẳng định sự đoàn kết thực hiện đúng lời thề.

Sau lễ hội Minh Thề trang nghiêm, dân làng Hoà Liễu như được tiếp thêm sức mạnh, rũ bỏ mọi ưu phiền của một năm qua để tiếp tục bước vào năm mới, với niềm tin tưởng những điều tốt đẹp đang chờ ở phía trước.

Mãn nhãn 'Hội thề chống tham nhũng' có một không hai
Các "quan chức" trong làng "uống máu ăn thề" - Ảnh Minh Khang 

Lễ hội Minh Thề không chỉ lưu giữ giá trị văn hóa truyền thống và các phong tục tốt đẹp của địa phương, mà còn mang ý nghĩa tích cực, cao đẹp, giáo dục đạo đức, nhân cách con người.  

Tương truyền, chùa Hoà Liễu là một ngôi chùa cổ được xây dựng từ thế kỷ XIII, có tên là Thiên Phúc Tự. Giữa thế kỷ XVI, vợ của Thái Thượng hoàng Mạc Đăng Dung là Thái hoàng Thái hậu Vũ Thị Ngọc Toản đã đến ấp Lan Niểu (thôn Hoà Liễu ngày nay) tự bỏ tiền và vận động hoàng thân quốc thích, quan lại triều Mạc cả thảy 35 vị góp tiền của để tu tạo lại ngôi chùa cổ. Thái Hoàng Thái Hậu xuất tiền mua 25 mẫu 8 sào 2 thước cúng dâng Tam Bảo. 


Nhiều người theo gương bà cũng tậu ruộng cúng chùa tăng số diện tích lên đến 47 mẫu 5 sào. Số ruộng này làng gọi là Thánh điền, một phần diện tích dành cho nhà chùa cấy, một phần dùng vào việc tuần tiết lễ hội, còn lại để chia cho dân đinh cày cấy hưởng lộc và cho cấy đấu thầu lấy thóc lập quỹ nghĩa thương phòng khi đói khó cấp đỡ cho người nghèo, cố nhân, quả phụ… 


Cũng chính từ đây, Thái hoàng Thái hậu đã cùng với dân làng lập ra một Hịch văn hội Minh Thề, quy định lấy chí công làm trọng. Người nông dân không phân biệt giàu, nghèo, đẳng cấp xã hội, với khí phách kẻ sĩ giữ tiết tháo không vì cơ hàn mà xâm phạm của công. Từ đó, lễ hội Minh Thề đã ra đời, được nhân dân làng Hoà Liễu gìn giữ trong suốt nhiều thế kỷ qua.  

Minh Khang



Bài trên báo Hải Phòng năm 2013. Phóng viên của báo dùng chữ "Minh Thề".


Cập nhật lúc20:02, Thứ Bảy, 23/02/2013 (GMT+7)

(HPĐT)- Lễ hội Minh Thề (hay còn gọi là Lễ hội Minh Thệ) diễn ra trong ngày khai hội truyền thống đầu Xuân của cụm di tích đền chùa Hòa Liễu trên địa bàn xã Thuận Thiên (Kiến Thụy). Lễ hội được mở vào ngày 14 tháng Giêng hằng năm và kéo dài trong 3 ngày. Xuân Quý Tỵ này là năm thứ 21 lễ hội truyền thống của làng Hòa Liễu được khôi phục và là năm thứ 11 Lễ hội Minh Thề được tổ chức thu hút đông đảo nhân dân và du khách về dự hội.
Tương truyền, chùa Hoà Liễu là một ngôi chùa cổ được xây dựng từ thế kỷ 13, có tên là Thiên Phúc Tự. Giữa thế kỷ 14, vợ của Thái Thượng hoàng Mạc Đăng Dung là Thái hoàng Thái hậu Vũ Thị Ngọc Toản đến ấp Lan Niểu (tức thôn Hoà Liễu ngày nay), bà bỏ tiền và vận động hoàng thân quốc thích, quan lại triều Mạc cả thảy 35 vị góp tiền của để tu tạo lại ngôi chùa cổ. Thái Hoàng Thái Hậu xuất tiền mua 25 mẫu 8 sào 2 thước cúng dâng Tam Bảo. Nhiều người theo gương bà cũng tậu ruộng cúng chùa tăng số diện tích lên đến 47 mẫu 5 sào. Số ruộng này làng gọi là Thánh điền, một phần diện tích dành cho nhà chùa cấy, một phần dùng vào việc tuần tiết lễ hội, còn lại để chia cho dân đinh cày cấy hưởng lộc và cho cấy đấu thầu lấy thóc lập quỹ nghĩa thương phòng khi đói khó cấp đỡ cho người nghèo, cố nhân, quả phụ…
Cũng chính từ đây, Thái hoàng Thái hậu cùng với dân làng lập ra một Hịch văn hội Minh thề quy định lấy chí công làm trọng - người nông dân không phân biệt giàu - nghèo đẳng cấp xã hội, với khí phách kẻ sĩ giữ tiết tháo không vì cơ hàn mà xâm phạm của công. Từ đó, Lễ hội Minh thề ra đời, trở thành một di sản văn hóa phi vật thể độc đáo được nhân dân làng Hoà Liễu gìn giữ và phát huy nhiều thế kỷ qua.
Sau hồi trống khai hội của lãnh đạo xã Thuận Thiên, các bậc cao niên trong làng, lãnh đạo thôn, xã cùng đông đảo nhân dân hướng về đài thế cùng chứng kiến Hội Minh Thề. Khi tất cả đại diện  quan chức và nhân dân có mặt đông đủ trước đài thề, phụ lễ và chủ lễ dâng hương để bắt đầu tuyên thệ. Một con dao thiêng bọc vải hồng điều được trao cho chủ lễ. Chủ lễ dùng con dao này vẽ một vòng tròn tượng trưng trước đài thề và cắm dao vào chính giữa vòng tròn ấy. Sau đó, chủ lễ dùng con dao thiêng này cắt cổ gà. Tiết gà được pha với rượu chia đều cho mỗi người một chén nhỏ uống thể hiện sự quyết tâm sẽ cùng giữ lời thề.
Lễ hội Minh Thề là một trong những lễ hội độc đáo của huyện Kiến Thụy nói riêng và Hải Phòng nói chung, cũng là một lễ hội đặc sắc hưởng ứng Năm Du lịch quốc gia – Hải Phòng 2013 và tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 (khóa 8) về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc./.
Một số hình ảnh về Lễ hội
Đưa gà trống ra làm lễ tuyên thề
Đưa gà trống ra làm lễ tuyên thề

Đưa gà trống ra làm lễ tuyên thề
Đưa gà trống ra làm lễ tuyên thề

Đưa gà trống ra làm lễ tuyên thề
Đưa gà trống ra làm lễ tuyên thề

Chủ tế dùng dao
Chủ tế dùng dao "chỉ trời, vạch đất" trước đài thề

Chủ tế dùng dao
Chủ tế dùng dao "chỉ trời, vạch đất" trước đài thề

Chủ tế cắt tiết gà hòa vào bình rượu trước sự chứng kiến của dân làng
Chủ tế cắt tiết gà hòa vào bình rượu trước sự chứng kiến của dân làng

Rượu được truyền tay nhau, mỗi người uống một ngụm thể hiện sự đoàn kết, thực hiện đúng lời thề
Rượu được truyền tay nhau, mỗi người uống một ngụm thể hiện sự đoàn kết, thực hiện đúng lời thề

Đại diện tư văn dõng dạc đọc Hịch văn Minh Thề
Đại diện tư văn dõng dạc đọc Hịch văn Minh Thề

Mọi người hô vang
Mọi người hô vang "Y như lời thề" sau mỗi câu thề

Lễ dâng hương, dâng rượu trong tiếng nhạc bát âm réo rắt
Lễ dâng hương, dâng rượu trong tiếng nhạc bát âm réo rắt

Đông đảo người dân và du khách về dự hội đền chùa Hòa Liễu xã Thuận Thiên (huyện Kiến Thụy)
Đông đảo người dân và du khách về dự hội đền chùa Hòa Liễu xã Thuận Thiên (huyện Kiến Thụy)

http://www.baohaiphong.com.vn/channel/4905/201302/doc-dao-Le-hoi-Minh-The-2222720/

30 nhận xét:

  1. Những lễ hội ở Việt Nam thường là những truyền thống được để lại từ thời xa xưa mà giờ chúng ta đang kế thừa và phát huy. Ở mỗi địa phương có những sự tích và những lễ hội khác nhau. Hội tụ lại làm nên bản sắc riêng của người Việt

    Trả lờiXóa
  2. Hay Lễ hội Minh thề tưởng chỉ có trong truyền thuyết không ngờ nó có trong đời thực Nên chăng hãy nâng nó lên thành Quôc Lễ
    Cám ơn người dân xã Thuận Thiên Thái Thuỵ Hải Phòng đã duy trì được lễ hội này
    Cảm ơn bác Giao đã cho đọc bài viết này

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ý của bác Salam cũng hay đó. Nhưng nói thật, đã từng có dự định như vậy đấy, nhưng mình bảo lưu ý kiến của mình là: nên để lễ hội ấy ở cấp độ làng, hơn là lên cấp độ quốc gia. Cứ để bà con làng Hòa Liễu duy trì như vậy, theo cách của họ. Để bảo toàn vốn văn hóa quí báu của làng. Sợ nhất là cho nó thành luôn Quốc lễ, rồi là phá hỏng nó.

      Còn khi nghĩ ở tầm quốc lễ, thì cần nghĩ kĩ hơn, rộng hơn nữa.

      Xóa
  3. Bài cũ hơn http://thanhtra.gov.vn/ct/news/Lists/PhongChongThamNhung/View_Detail.aspx?ItemID=301

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nhờ Khoằm, chàng trai đất Phòng, một thể luôn là: tìm giúp mình những bài trước năm 2010 (hoặc 2010 cũng ok). Chỉ trong phạm vi trên mạng thôi.

      Xóa
    2. Trong thời gian xây dựng, ngoài diện tích chùa, một phần diện tích ruộng vườn được Hoàng hậu Ngọc và những người có chức sắc trong làng chia cho những người trông chùa canh tá, diện tích còn lại được cho cấy khoán. Sản phầm thu được chia cho người nghèo trong vùng.

      Lương thực dưa thừa, được tích trữ hàng năm khoảng 3 tấn thóc, do người có chức sắc trong làng giữ. Để không bị thụt tài sản công, Thái Hoàng, Thái Hậu cùng với dân làng đã lập ra Hịch văn Hội minh thề. Đối tượng cụ thể là những người đứng đầu trong làng (Lý trưởng, Phó lý, Chánh hội, Phó hội, Trương tuần.) và dân làng là tất cả những người tuổi từ 18 trở lên đều tham gia. Kể từ đó, phong tục vẫn được lưu giữ cho đến ngày nay.

      Những người tham gia Hịch Văn Hội minh thề phải thề trước các vị thần linh nếu lấy của công phục vụ việc công thì được thần linh ghi nhận, nhược bằng tham công lấy của công làm của tư thì nguyện cầu bị trư thần linh đả tử. Đối với các cụ già đến trẻ phải dụng bảo con cháu không được tham nhũng, nếu không nguyện cầu bị trư thần linh đả tử. Những ai trong làng bao che tội phạm, chứa chấp của gian tà cũng sẽ bị thân linh đả tử.

      http://mactrieu.vn/index.php?option=com_content&id=1349%3Ac-ao-l-hi-qquan-th-khong-tham-nhngq&Itemid=128

      Xóa
  4. 2012 là cũ nhất bác ạ, xem video 2013 http://youtu.be/iACwE2qkZaA

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bài cũ nhất năm 2011, hóa ra là bài của mình:
      http://www.baomoi.com/Le-hoi-Minh-The--Coi-nguon-cua-tu-tuong-chi-cong-vo-tu/137/5850423.epi

      Xóa
    2. Hóa ra baomoi thì ghi tên tác giả, còn Kinh Tế Đô Thị thì không.

      Xóa
    3. Hình như KTĐT đổi giao diện trang web hay sao đó, nên tên tác giả bị bay mất (bản ngày xưa có mà, nên mới được Báo Mới vớt về cả cục).

      May có Báo Mới lưu giúp Khoằm à.

      Như vậy là trước năm 2010, hình như bị xóa sạch ? Vì mình nhớ là hồi trước, tìm được cả những bài năm 2007, 2008, 2009.

      Xóa
    4. http://nongnghiep.vn/nguoi-khoi-phuc-loi-the-sinh-tu-post107933.html

      Xóa
    5. Mình đã vừa vào xem theo chỉ dẫn của Khoằm. Bài này có nhiều ý sâu sắc, hơn dàn đồng ca hiện nay.

      Bởi lẽ, nhìn ra được cụ Đới. Một ông quan (chủ tịch huyện) kì lạ. Có những nét hao hao với người anh hùng Khoán Hộ ở Vĩnh Phúc.

      Xóa
  5. Cảm ơn bác Giao đã trả lời commt của tôi. Tôi cũng biết rằng với cơ chế và xã hội Việt hiện tại đưa hội Minh Thề lên thành Quốc Lễ là một điều không tưởng Nhưng đó là niềm ước ao của bao người Việt

    Trả lờiXóa
  6. Tìm mãi chỉ ra được 2011 thôi bác ạ http://www.ktdt.vn/van-hoa/2011/03/81E0C679/le-hoi-minh-the-coi-nguon-cua-tu-tuong-chi-cong-vo-tu/

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. http://anhp.vn/van-hoa/201102/khai-hoi-minh-the-den-chua-hoa-lieu-459423/

      Xóa
    2. Cảm ơn Khoằm tìm được bài này, là tháng 2 năm 2011. Trong đó có chữ "nhiều năm nay":

      " Sáng 16-2, tại xã Thuận Thiên (Kiến Thụy), đã diễn ra lễ minh thề và lễ hội đền chùa Hòa Liễu xuân 2011.
      Đền Hòa Liễu là nơi tôn thờ Hoàng thái hậu Vũ Thị Ngọc Toàn, một nhân vật lịch sử thời nhà Mạc. Đền được kiến trúc kiểu chữ Nhị, gồm 3 tòa tiền đường, trung đường và hậu cung. Cùng nằm trên quần thể là chùa Hòa Liễu gồm 3 gian tiền đường và 3 gian hậu cung, kiến trúc kiểu chồng diêm hai tầng mái, được công nhận là di tích lịch sử văn hóa từ năm 1993.

      Lễ minh thề là tập tục truyền thống kết hợp giữa tín ngưỡng với giáo dục đạo lý nhân cách được khôi phục nhiều năm nay, đây là lễ nghi để người tham dự nguyện tuân theo lời thề minh bạch, phải sống có đức, không lấy của công làm việc riêng, không làm tôi bất trung, làm con bất hiếu… Lễ hội kéo dài trong 3 ngày 16, 17 và 18-2 (tức 14, 15 và 16 tháng Giêng).

      MT"

      Xóa
    3. Bài này chắc đáp ứng được yêu cầu của bác, không thấy đề ngày nhưng em đoán chắc là trong năm 2010 http://mactoc.com/newsdetail/2326/thai-hoang-thai-hau-ho-vu-va-hoi-lang-hoa-lieu.aspx

      Xóa
    4. Không phải đâu Khoằm. Bài này phải có sau năm 2011 (không thể trước 2010 được). Chắc chắn thế mà. Một chứng cớ rõ là ảnh chụp.

      Ảnh ở bài mà Khoằm vừa chỉ dẫn thì cho thấy khu vực cắm dao được trải một lớp vải nhựa (hay là bạt). Cách thức đó là từ năm 2012 trở đi mới có. Trước đó, không có cách đó.

      Xóa
    5. Vâng, em đọc lại thì thấy thời điểm 2010 là thời điểm mà tác giả đi, theo cách dùng chữ của bác là, điền dã ở đó, chứ không phải là viết bài.

      Tạp chí Hán - Nôm cũng dùng chữ "MINH THỆ" http://hannom.org.vn/web/tchn/data/9804v.htm bài của ĐINH CÔNG VĨ.

      Xóa
    6. Hic, tìm được bài của bác nè: https://dzjao.wordpress.com/2011/03/11/le-hoi-gop-phan-diet-me-lam-hoi-minh-the-o-hai-phong/

      Xóa
    7. Hì, ngày đó blog Yahoo bị đóng cửa, nghe lời hướng dẫn của Khoằm mình chuyển sang đó. Nhưng rồi bỏ mất (bỏ luôn từ đó mà). Nên cũng quên luôn !

      Mà Khoằm tìm ra bài của bác Đinh Công Vĩ ở trên, là năm 1998 đó. Cũng là dạng bài sớm viết về Minh Thệ.

      Xóa
    8. Tìm thấy Minh Thệ tại làng khác, có cả tục giao tranh giữa trai gái bằng đòn khênh kiệu http://www.bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/2164-508-633493152730156250/Thang-Gieng/Hoi-Lang-Nhoi.htm

      Xóa
    9. 1998, ui cha, vậy vượt tiêu chẩn của bác rồi ;)

      Xóa
    10. Hì hì, vượt tiêu chuẩn, nhưng bài ấy thuộc dạng mình xếp vào hàng "bị loại" mà Khoằm. Người bình thường như Khoằm mà đọc kĩ chút, cũng thấy ông tác giả bịa ở vài chỗ mà.

      Không tin, Khoằm cứ đọc thử (đọc từ từ một chút), là thấy ngay.

      Xóa
    11. Không biết phim “Hội Minh thệ” làm năm nào? http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-vn/61/43/van-hoa-the-thao-giai-tri/ban-nha-de-lam-phim-ve-bien-dao/252717.html

      Xóa
    12. Một luận văn thạc sỹ năm 2007 http://dlib.huc.edu.vn/handle/123456789/955

      Xóa
    13. Úi, Khoằm tìm ra một đống rồi. Cái này là của trường Đại học Văn hóa mà. Mình cũng đã xếp nó là hàng loại, như bài của năm 1998 ở trên.

      Xóa


    14. Ở làng nhỏ ven biển Hòa Liễu có một lễ hội thật độc đáo: uống máu ăn thề làm dân không trộm cắp, làm quan không nhũng nhiễu, ai sai xin trời tru đất diệt.

      http://youtu.be/fNQ0RBNYGVM

      Xóa
    15. Tư liệu video của nhóm này khá tốt đó Khoằm. Là cảnh trước năm 2010 đó. Lúc đó hình thức là như vậy.

      Xóa

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.