Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

12/05/2017

TRAN DAN TIEN (Trần Dân Tiên) đã viết cuốn sách vào năm 1947, và bằng tiếng Pháp

Vào tháng 8 năm 2014, từ tư liệu xác thực, đã nói đến điều sau: trong nghiên cứu văn bản, thì nên phân biệt rõ ràng hai người, là ông TRAN DAN TIEN (tiếng Việt nhưng không có dấu) và ông Trần Dân Tiên (tiếng Việt có dấu). Sẽ còn có những ông Trần khác. Đọc lại ở đây.

Trước đó nữa, vào tháng 10 năm 2013, chỉ từ nội dung của bản in năm 1949 thì đã tạm xác định: TRAN DAN TIEN đã hoàn thành cuốn sách trước tháng 1 năm 1948. Đọc lại ở đây.

Chuyện báo ứng - 1 : phá đền Chín Giếng ở Thanh Hóa

Chuyện cũ.

Quyền lực mềm và quyền lực cứng thời Đồ Nam Trump (bài Joseph S. Nye)

Ông Nye được xem là cha đẻ của thuật ngữ "quyền lực mềm".

11/05/2017

Hua Tát ở huyện mới Vân Hồ phát triển du lịch cộng đồng

Tên đúng là Hua Tạt.

Chúng tôi đã du lãng ở vùng Hua Tạt lúc vẫn còn là huyện Mộc Châu (xem lại ở đâyở đây). Hình như ảnh hưởng bởi Nguyễn Huy Thiệp, nên chúng tôi cứ quen gọi cho kêu là "Hua Tát" (trong Những ngọn gió Hua Tát).

Sau này, huyện Mộc Châu tách ra làm 2 phần: một phần vẫn là huyện Mộc Châu, một phần thì thành huyện Vân Hồ.

10/05/2017

Người vớt bèo : chính trị gia và truyền thông Đại Việt

Máy vớt bèo, với sự cố gắng chế tạo cơ khí của nông dân Đại Việt, thì xem ở đây. Đó là các thông tin trước năm 2015.

Năm 2016, thì không phải máy, mà là người vớt bèo.

Máy vớt bèo : nông dân ta tiếp tục sáng chế


Minh Thệ ở Hải Phòng 2017 : ​Hội thề không tham nhũng thành di sản quốc gia

Về hội cắt máu ăn thề này, mình công bố bài viết học thuật chính thức năm 2012 (khi tiện thì sẽ cho bản chụp lên blog này), trước đó thì có những mẩu ngắn trên báo chí phổ thông. Bản rút gọn bằng tiếng Nhật và tiếng Trung thì đã đăng ở cuốn sách sau (in năm 2014). Bài năm 2012 thì được phía tạp chí đề nghị đổi tên (tên do tạp chí đưa ra), còn bản tiếng Nhật và tiếng Trung thì giữ nguyên tên ban đầu.

Tư liệu liên quan đến Việt Nam ở Đức (sưu tầm Nguyễn Tiến Hữu)

Người Việt ở Đức về, thì gần đây, ở hội thảo quốc tế ngôn ngữ học vừa rồi, tại Hà Nội, mình có gặp và nói chuyện nhanh với cô Thái Kim Lan. Bà vội về lại Huế nên không trình bày được tham luận.

Phim hợp tác Nhật - Việt vào Chủ Nhật tuần này (14/5)


09/05/2017

Ngoại giao văn hóa Việt Nhật xung quanh "vị đại sứ đặc biệt" (trước khi nhà vua Nhật Bản tới Huế năm 2017)

Nhà vua Nhật Bản và hoàng hậu đã tới thăm Huế, thăm nhà cũ của Phan Bội Châu, là sự kiện quan hệ ngoại giao Việt - Nhật quan trọng của năm 2017 (đã đi ở đâyở đây).

Bài về vị đại sự đặc biệt ở dưới đây được công bố từ năm 2016. Tức là trước khi nhà vua Nhật Bản tới thăm chính thức Việt Nam (lần đầu tiên của hoàng gia Nhật Bản, và với nhà vua Bình Thành thì là lần đầu tiên và có lẽ cũng là lần cuối cùng).

07/05/2017

Đọc thêm tái bút của Huy Đức trong bài đã post từ tháng 10 năm 2016

Vào ngày 17 tháng 10 năm 2016, Huy Đức đã đưa bài lên cả Fb và blog, với tiêu đề Những vinashin của Đinh La Thăng.

Lúc đó, đã đưa về lưu ở blog này (xem lại ở đây, mục 90). Nhưng khi đưa về lưu lúc đó, thì chưa có tái bút P/S.

Một nhà ngoại cảm đạt thành tựu trong nghiên cứu khoa học

Đó là nhà ngoại cảm Lê Trung Tuấn (đọc lại ở đây hay ở đây). 

Được biết anh vốn là một con nghiện, sau đó, đã nỗ lực cai, và bây giờ trở thành một người nghiên cứu về cai nghiện.