Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

10/05/2017

Máy vớt bèo : nông dân ta tiếp tục sáng chế


Tin từ các nơi.

Năm 2014




---

.

4. Năm 2015

Chế tạo máy xử lý cỏ dại, lục bình trên sông, kênh rạch

Phạm Việt Hồng | Thứ Hai, 28/09/2015 14:41 GMT +7
Hội đồng nghiệm thu dự án khoa học và công nghệ tỉnh Tiền Giang vừa tổ chức họp nghiệm thu dự án sản xuất thử nghiệm “Thiết kế, chế tạo phương tiện thủy chuyên dụng để xử lý cỏ dại, lục bình (bèo tây) trên sông, kênh rạch trên địa bàn tỉnh Tiền Giang”, do TS Nguyễn Quang Sáng làm Chủ nhiệm, trường Đại học Tiền Giang là đơn vị chủ trì. Dự án được triển khai thực hiện từ tháng 05/2012 – 03/2015, tổng kinh phí thực hiện 2,1 tỉ đồng.
Phương tiện chuyên dụng trục vớt lục bình, cỏ dại
Phương tiện thủy chuyên dụng, xử lý lục bình, cỏ dại (phương tiện chuyên dụng - PTCD) có kích thước dài 10m, rộng 3m, cao 2m (1,6 m tính từ mặt nước), được truyền động bằng động cơ dầu 40 mã lực và vận hành bằng hệ thống thủy lực. Cấu tạo gồm có: thân phương tiện được thiết kế theo dạng ponton hở, 2 cụm dao cắt để phá mảng lớn lục bình cỏ dại (LBCD) với bề rộng làm việc 2m, băng tải trục vớt LBCD, băng tải chứa LBCD, máy cán để cán ép làm giảm thể tích và trọng lượng của LBCD, 2 bánh guồng di chuyển PTCD. Qua 4 lần thử nghiệm, được đóng góp ý kiến và chủ nhiệm dự án đã chỉnh sửa PTCD cơ bản hoàn thành mục tiêu dự án đề ra. Kết quả, trục vớt LBCD năng suất đạt bình quân 1.134 m2/giờ; trục vớt LBCD dày, có lẫn lộn nhiều vật cứng (trái dừa, tàu dừa, cây, nhánh cây) năng suất đạt bình quân 300 m2/giờ; vận tốc làm việc 0 ÷ 1,8 km/giờ; khối lượng không tải 9 tấn, khối lượng toàn tải 11 tấn. Giá ước tính của PTCD là 800 triệu đồng.
Hội đồng nghiệm thu đánh giá cao nghiên cứu sáng tạo của nhóm tác giả. Tính mới của dự án là thiết kế phương tiện thủy gọn, nhẹ phù hợp với đặc điểm kênh, rạch có cầu dân sinh trong tỉnh; 2 băng tải kết nối nhau đưa LBCD lên bờ (các PTCD khác có 3 băng tải); có máy cán làm giảm thể tích và trọng lượng LBCD nhằm tăng sức chứa của phương tiện; bánh guồng xoay quanh trục được 900 nên thiết kế giảm được chiều rộng phương tiện mà vẫn chuyển hướng tốt trong điều kiện kênh, rạch nhỏ hẹp. Nhiều ý kiến đóng góp cho PTCD hoàn thiện và đưa vào sử dụng phát huy hiệu quả như xây dựng quy trình vận hành, quy trình chăm sóc bảo dưỡng PTCD; phương tiện hoạt động dưới nước nên chú ý vật liệu làm băng tải là vật liệu không gỉ, thay thế ổ bi của băng tải trục vớt bằng ổ trượt để sử dụng được lâu bền; đặc biệt sông nước Đồng bằng sông Cửu Long LBCD có lẫn lộn vật cứng trôi nổi trên sông, kênh rạch nên tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện máy cán để không bị vướng vật cứng vào máy cán làm hệ thống không hoạt động được, ảnh hưởng đến năng suất hoạt động của PTCD. Sản phẩm chuyển giao cho Công ty TNHH Hồng Lộc, thị xã Cai Lậy quản lý, tiếp tục hoàn thiện PTCD và đưa vào sử dụng dịch vụ, góp phần giải quyết LBCD trên sông, kênh rạch đang lấn chiếm, làm khơi thông dòng chảy phục vụ tốt cho giao thông đường thủy và sản xuất nông nghiệp tỉnh nhà.  
Hội đồng xếp loại đạt yêu cầu và thống nhất nghiệm thu dự án./.
Nguồn: vusta.vn

http://vanhien.vn/news/Che-tao-may-xu-ly-co-dai-luc-binh-tren-song-kenh-rach-33694




3. Năm 2014a

Hai nhà phát minh... chân đất

20/04/2014 09:37 GMT+7
TT - Không bằng cấp, chưa được đào tạo qua trường lớp nào nhưng hai ông nông dân ở huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam đã có sáng chế khiến nhiều người kinh ngạc.
akg2hiq1.jpg
Ông Hồ Văn Luyện hi vọng trong tương lai sẽ có nơi đặt hàng để ông làm thêm những chiếc máy vớt lục bình, giải cứu kênh rạch Ảnh: P.H.
Sản phẩm của hai nông dân này không những đoạt giải cao ở Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Quảng Nam mà còn được ứng dụng trong cộng đồng.
Máy vớt lục bình của “kỹ sư lớp 8”
“Kỹ sư lớp 8” là cách người dân ở thôn Lam Phụng (xã Đại Đồng, huyện Đại Lộc) gọi ông Hồ Văn Luyện - người chế tạo chiếc máy vớt lục bình. Ông Luyện cho biết: “Hồi còn làm ở bến phà, tui được đi tham quan Tây Ninh, TP.HCM thấy lục bình trôi kín sông. Ông bạn tui là nông dân Tây Ninh, làm ra nông sản phải vận chuyển đi đường vòng vì “sông chết” bởi lục bình quá dày. Nghe bạn than quá trời nên trong đầu tui manh nha ý định làm một cái gì đó để trị lục bình”.
Ông Luyện trước đây là công nhân bến phà Hà Nha (xã Đại Đồng). Năm 2004 khi cây cầu Hà Nha được đưa vào sử dụng, bến phà Hà Nha bị giải thể. Vì không có bằng cấp nên ông Luyện thất nghiệp, ở nhà làm “thợ đụng”. Cũng thời gian này “cái gì đó” trong ông lớn dần vào mỗi mùa mưa bão khi nước từ sông Vu Gia mang đầy rác thải và lục bình vào ruộng lúa. Năm 2010 ông thiết kế chiếc máy vớt lục bình bằng mô hình rồi đi mua phế liệu về làm.
Lùng sục các kho phế liệu tại Đà Nẵng rồi ăn nằm luôn tại xưởng cơ khí, nhiều người bảo ông Luyện là “khùng”. “Thấy tiền đổ như nước bà nhà tui than trời. Nhiều lần bả dọa bỏ nhà đi vì tui không lo nuôi bốn đứa con đang tuổi ăn học mà lao đầu vào đống sắt vụn. Bà con ở đây thì ủng hộ nhưng cũng không tin lắm vì mình đâu có bằng cấp chi mà sáng với chế cái máy to đùng” - ông Luyện nhớ lại.
Gần hai năm trời ném tiền vào phế liệu, đến đầu năm 2013 chiếc máy vớt lục bình của ông Luyện dần thành hình. Máy được ông đặt tên Long Phụng, cao 2,5m, dài 6m, rộng 2,1m. Máy vận hành trên cơ sở băng chuyền, các xẻng múc được gắn ở băng chuyền sẽ gắp lục bình lên tháp và đổ vào máy cắt. Tại khoang cắt, lục bình bị băm thành mẩu nhỏ, sau đó các cánh dao quay quanh trục và đẩy lục bình về phía máy ép. Hệ thống cắt - ép được thiết kế hai lần khép kín, ép lục bình thành những mẩu vụn có thể đóng thành thùng để dễ vận chuyển làm phân xanh trong nông nghiệp.
Theo ông Luyện, công suất máy có thể vớt - ép 150 tấn lục bình/ngày và nổi ở mặt nước có độ sâu 60cm nên hoàn toàn có khả năng hoạt động tại các khu vực kênh rạch chằng chịt lục bình ở đồng bằng sông Cửu Long. Đầu năm 2014, chiếc máy này được ông bán lại cho một doanh nghiệp tại Hà Tĩnh với giá 800 triệu đồng. “Tui đang ấp ủ làm chiếc máy thứ hai với giá thành không quá 500 triệu đồng. Giờ tui đã có kinh nghiệm hoàn thiện nên làm rất nhanh, chi phí thấp” - ông Luyện nói.
P0yUAhhC.jpg
Nông dân Lương Văn Đồng với chiếc cày đa năng - Ảnh: Phong Vân
Nông dân chế xe cày đa năng
Mùa này, đi dọc các cánh đồng ven sông Vu Gia (huyện Đại Lộc) thỉnh thoảng lại bắt gặp người dân dùng chiếc cày đa năng để làm đồng thay vì dùng cuốc. Với sức đẩy bằng tay, người nông dân có thể dễ dàng dùng chiếc cày này vun luống, xén cỏ, gieo hạt... Người sáng chế ra chiếc cày đa năng là nông dân Lương Văn Đồng (thôn Ngọc Thạch, xã Đại Hồng).
Cặm cụi lắp ráp chiếc cày đa năng để kịp giao cho khách, ông Đồng kể: “Tui vốn vừa là thợ rèn, vừa làm nông nên ban đầu tự thiết kế ra chiếc cày để làm luống ruộng cho nhanh. Tui lấy mâm xe, ghiđông, phuộc... rồi làm như mô hình chiếc xe rùa nhưng có lắp thêm lưỡi cày phía dưới. Khi áp dụng tui thấy công lao động giảm hơn một nửa nên từ đó sáng chế thêm nhiều công dụng khác”. Từ những công dụng ban đầu như cày rắc hàng, xớt cỏ bệ và cào rác, ông Đồng đã “trình làng” công dụng thứ năm của chiếc cày này là hộp bỏ giống tự động.
Ý tưởng về chức năng này được ông ấp ủ nhiều năm liền, tiến hành thử nghiệm rồi nâng cấp, cải tiến loại cày này. “Chiếc hộp bỏ giống này được thiết kế theo nguyên lý trong lúc cày hàng thì hạt giống tự động rơi phía sau, khoảng cách giữa các hạt giống thì có thể tự điều chỉnh. Từ đó người nông dân không phải khòm lưng bỏ từng hạt giống như trước đây” - ông Đồng giải thích.
Ông Lương Ba (nông dân thôn Dục Tịnh, Đại Hồng) cho biết nhà ông có 6 sào đất màu, trước đây mỗi lần cày đất, gieo giống tốn cả chục công làm. Từ khi dùng chiếc cày của ông Đồng thì hai vợ chồng ông chỉ cần làm trong vòng hai ngày là vừa cày vừa gieo xong. “Cái cày này nhìn thấy đơn giản nhưng lại giúp tụi tui làm đất khỏe re. Giờ trong thôn nhà nào cũng có 1-2 chiếc cày đẩy do chú Đồng sáng chế”- ông Ba nói.
Hiện nay, trung bình mỗi tháng ông Đồng làm gần 20 chiếc cày với giá thành 300.000 đồng/chiếc để bán cho người có nhu cầu. Ông Đồng tâm sự: “Tui làm cái cày này trước là để phục vụ công việc làm nông cho mình nhưng thấy nông dân ưa chuộng nên rất mừng. Mười năm qua tui bán hơn 1.000 chiếc khắp Bắc, Trung, Nam”.
Chi phí thấp, hiệu quả cao
Thạc sĩ Nguyễn Văn Diệu, phó chủ tịch Liên hiệp Hội khoa học và kỹ thuật tỉnh Quảng Nam, cho biết cả hai sản phẩm của ông Hồ Văn Luyện và ông Lương Văn Đồng đều là sản phẩm đoạt giải tại Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Quảng Nam lần IV.
“Cả hai sáng chế của anh Luyện và anh Đồng đều rất thực tế vì các anh là nông dân, các anh làm ra những sản phẩm để đáp ứng thực tiễn. Các sản phẩm này có chung tiêu chí là chi phí thấp nhưng hiệu quả cao vì các anh tận dụng được nguyên liệu cũ. Chúng tôi đã hướng dẫn anh Luyện làm thủ tục đăng ký sáng chế và đang đề nghị Cục Sở hữu trí tuệ cấp bằng độc quyền sáng chế đối với mô hình máy vớt lục bình” - ông Diệu cho biết.
http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/20140420/hai-nha-phat-minh-chan-dat/603618.html





2. Năm 2014 b




Chợ công nghệ và thiết bị tháng 4/2014InE-mail
Bầu chọn của người dùng: / 0 
tẻ nhạtxuất sắc 
Không gian công nghệ

Hệ thống chưng cất đạm

Ngày nay phương pháp Kjeldahl là phương pháp chưng cất đạm được sử dụng nhiều nhất và phổ biến nhất với sự thuận lợi trong những ứng dụng tối ưu. Hệ thống chưng cất bằng hơi là bước tiến lớn trong quá trình phân tích lâu dài trong phòng thí nghiệm, mang đến sự khác biệt về kết quả, hiệu quả so với những phương pháp khác.

Hệ thống chưng cất gồm:
 
1) Máy phá hủy mẫu tự động
Hệ thống phá mẫu được sử dụng để biến đổi các hợp chất hữu cơ chứa nitơ thành nitơ vô cơ, để có thể thực hiện các phân tích trong phương pháp Kjeldahl.

Thiết bị có phần mềm cài đặt nhiệt độ và thời gian, hệ thống lưu trữ dữ liệu, màn hình hiển thị (LCD) cho phép theo dõi và lưu lại quá trình phá mẫu, các thông số hiển thị.

Thông số kỹ thuật:
• Nguồn điện: 220 - 240V, 50 Hz / 60 Hz.

 Năng lượng tiêu thụ: 2000W.
 
• Trọng lượng: 15,5 kg.
 

• Kích thước: 310 x 540 x 620 mm. (rộng x cao x sâu)
 
• Nhiệt độ: 50 - 580°C.
 
• Hệ thống máy chính gồm: 12 ống thủy tinh đựng mẫu (300ml), 2 giá đỡ có tay cầm, 2 bộ chụp hút khí và các dây nối cần thiết.
 
Ưu điểm của CN/TB:
 
- Thời gian đun nóng và làm nguội nhanh cho phép tiết kiệm thời gian.

- Điều khiển nhiệt độ chính xác.

- Gia nhiệt bằng hồng ngoại, nên nâng và hạ nhiệt độ nhanh chóng.
 
- Bề mặt gia nhiệt bằng gốm (ceramic), cung cấp nhiệt đều cho từng ống mẫu, đồng thời cách nhiệt với môi trường.
 
- Nâng nhiệt độ lên đến 580oC.
 
- Phần mềm dễ sử dụng, màn hình rộng, dễ thao tác.
 
- Quá trình phá mẫu được mô tả dạng đồ thị, bao gồm cả nhiệt độ cài đặt và nhiệt độ thực tế, có thể được lưu trữ trong máy với từng mẫu do người dùng đặt tên.

2) Bộ hút và trung hòa khí:
 
Máy phá mẫu đặt trong tủ hút để loại bỏ khí độc phát sinh, an toàn cho môi trường làm việc và người dùng, bộ hút và trung hòa khí được kết nối với thiết bị phá mẫu để trung hòa hơi acid và khí thoát ra từ quá trình phá mẫu. 

Thông số kỹ thuật:
 
• Nguồn điện: 230V, 50Hz.
 
• Tiêu hao năng lượng: 200W.
 
• Trọng lượng: 13kg.
 
• Kích thước: 260 x 450 x 480 mm. (rộng x cao x sâu)
 
• Thiết bị gồm: thân máy chính, bình trung hòa có thể tích 3 lít, bình hấp thu khí chứa than hoạt tính, bình ngưng tụ.
 
Ưu điểm của CN/TB:
 
• Bộ hút với bơm hút mạnh, 33 lít/ phút.
 
• Thể tích chứa dung dịch trung hòa hơi độc 3 lít.
 
• Trung hòa khí nhanh chóng với kiềm hoặc acid.
 
• Thiết kế nhỏ gọn và không chiếm nhiều diện tích nơi làm việc.
 
• Kết hợp với bình ngưng tụ, ngưng tụ được phần lớn lượng khí từ máy phá mẫu.
 
• Xử lý khí thải bằng hệ thống bơm hút, ngưng tụ và trung hòa.

3) Thiết bị chưng cất đạm:
• Xác định nitơ và protein theo phương pháp Kjeldahl.
 
• Xác định nitơ theo phương pháp Devarda.
 
• Xác định TKN (Total Kjeldahl Nitrogen) trong môi trường.
 
Thông số kỹ thuật:
 
• Nguồn điện chính: 230V, 50/60 Hz.
 
• Điện tiêu thụ: 2200W.

• Trọng lượng: 16,5 kg.
 
• Kích thước: 360 x 660 x 400 mm. (rộng x cao x sâu)
 
• Hiệu suất thu hồi: ≥ 99,5%
 
• Giới hạn xác định: ≥ 0,1 mg Nitrogen.
 
• Thời gian chưng cất: 2- 5 phút/ mẫu.
 
• Thiết bị bao gồm: hệ thống máy chính, ống thủy tinh đựng mẫu, bình nhựa chứa hóa chất, các dây nối cần thiết.
 
Ưu điểm của CN/TB:
 
• Cửa bảo vệ trong suốt, chống hóa chất bắn ra và dễ dàng quan sát quá trình làm việc của máy.
 
• Máy chỉ bắt đầu chưng cất khi ống mẫu đã gắn khớp và cửa đã đóng kín. Nếu ống mẫu không khớp hoặc cửa không đóng kín, máy sẽ báo lỗi trên màn hình.
 
• Trong quá trình chưng cất, ngay khi có lỗi, máy sẽ tự động báo lỗi bằng tiếng bíp và dừng lại.
 
• Vật liệu vỏ máy làm bằng thép không rỉ có phủ epoxy, chống các acid ăn mòn. 
 
• Máy có chế độ bảo vệ quá nhiệt, độ an toàn cao.
 
• Màn hình tinh thể lỏng, có đèn chiếu sáng.
 
• Cài đặt thời gian chưng cất từ 2 – 5 phút/ mẫu.

 
Máy vớt rác, cắt rong, lục bình

 

Máy cắt vớt rong, lục bình là một thiết bị tự hành có hai bánh xe nước (paddle wheel) lắp hai bên. Hai bánh xe nước được truyền động bằng hai động cơ thủy lực và có thể điểu chỉnh số vòng quay độc lập với nhau cũng như có khả năng đổi được chiều quay dễ dàng thông qua điều khiển bằng thủy lực trên buồng lái. 
 
Sử dụng máy để cắt vớt rong có các lợi ích như: tiết kiệm nhân lực, mang lại hiệu quả kinh tế do việc cắt giảm chi phí trực tiếp từ 30 -70% so với dùng lao động thủ công theo từng phương án đầu tư.

Sơ đồ tổng thể:
 
1. Bộ phận cắt rong
2. Băng chuyền thứ nhất
3. Băng chuyền thứ hai
4. Băng chuyền thứ ba
 5. Cơ cấu nâng hạ thủy lực
6. Cơ cấu chuyển động (paddle wheel)
7. Xà lan
8. Cơ cấu nâng hạ thủy lực.

Nguyên lý hoạt động:

Rong, cỏ, lục bình được cắt bằng một hệ dao cắt hình chữ U bố trí ngay đầu của thiết bị bảo đảm cắt sạch rong, cỏ, lục bình trên toàn bộ diện tích phía trước của máy khi máy di chuyển tới. Khi cắt bộ phận cắt sẽ được hạ xuống sát đáy mương hay đáy kênh để cắt sát gốc rong, cỏ, lục bình.

Rong, cỏ, lục bình sau khi cắt được chuyển lên băng tải 1. Băng tải 1 chuyển rong, cỏ, lục bình đã cắt lên và chuyển sang băng tải thứ 2, khi đạt chiều cao đống tối đa (theo thiết kế) thì người lái sẽ điều khiền hệ thống thủy lực dịch chuyển đống rong, cỏ, lục bình dần vào trong. Quá trình này cứ diễn ra liên tục, khi toàn bộ thiết bị vận chuyển số 2 chứa đầy thì người lái dần di chuyển khối này từ băng tải 2 chuyển qua băng tải 3. 
 
Băng tải 3 lắp ở phía sau cùng của máy chính, khi băng chuyền 3 đã đầy tải thì quá trình cắt vớt chấm dứt, người lái điều khiển máy đi vào bờ và điều khiển nâng băng tải thứ 3 đến vị trí thoát tải chuyển rong, cỏ lên bờ.
 
Mọi chuyển động của các cụm máy đều được hoạt động và điều khiển bằng hệ thống thủy lực.
 

Thông số kỹ thuật:
 
• Năng suất: 0,2 – 0,22 ha/giờ.
 
• Công suất động cơ: ≈ 60 HP.
 
• Kích thước tổng thể: 13 m x 4,5m x 3,5m. (dài x rộng x cao)
 
• Chiều rộng cắt, vớt rong, bèo lục bình: 2,36 m.
 
• Chiều sâu cắt, vớt rong, bèo lục bình: 0 – 1,5m.
 
• Thể tích chứa: 6 – 8 m3.
 
• Tải trọng chuyên chở: 1.450 kg.
 
• Chiều cao tải tính từ mặt nước: 0 - 1,7 m.
 
• Tốc độ khi cắt, vớt rong, bèo lục bình: 1 – 2 km/giờ.
 
• Tốc độ di chuyển không cắt vớt: 1-5km/giờ.
 
• Trọng lượng máy: 8.500kg.
 
• Tiêu thụ nhiên liệu diesel: 7 -8 lít /giờ.
 
• Vận hành, điều khiển: thủy lực.
 
• Số người vận hành: 01 lái chính và 01 phụ lái.
 
• Hệ thống thủy lực được làm mát cho phép máy hoạt động liên tục.
 
• Khi cắt vớt đầy tải, sản phẩm thoát tải lên bờ bằng hệ thống thủy lực.
 

http://www.cesti.gov.vn/techmart-cho-cong-nghe/cho-cong-nghe-va-thiet-bi-thang-4-2014/content/view/7776/286/246/1.html


1. Năm 2013


15:33, 30/09/2013

(Chinhphu.vn) - Trung tâm nghiên cứu và phát triển Công nghệ Máy công nghiệp, Trường Đại học Công nghiệp TPHCM, đã chế tạo, đưa vào thử nghiệm máy vớt lục bình, rong rêu, cỏ dại làm sạch mặt sông. Năng suất dọn rác tăng rất cao.
Từ ngày có máy, việc cắt, vớt lục bình, rong, cỏ được cơ giới hóa, năng suất cao
Lục bình (bèo), rong, rác, cỏ mọc tự nhiên nổi lềnh bềnh, chen chật mặt nước nhiều năm. Chúng làm cản trở giao thông, cỏ rác còn cuốn chặt vào chân vịt tàu, thuyền… gây hỏng phương tiện thủy.Việc vớt rác thải nổi trên mặt sông, mặt kênh từ lâu đều phải làm bằng thủ công, năng suất, chất lượng thấp (chỉ làm vệ sinh được các đoạn xung yếu). Vừa dọn xong chỗ này thì vài tháng sau rong cỏ lại tiếp tục phát triển trở lại, như “ném đá ao bèo”. Hệ thống máy cắt, vớt của Trung tâm vừa có tính năng cắt rác kết dày, còn vớt rác mảng rời, rác thải nổi trên sông được cơ giới hoá và đồng bộ cao. Hệ thống gồm có 1 máy chính và 2 thiết bị phụ.
Máy chính là một thiết bị tự hành có hai bánh xe nước (paddle wheel) lắp hai bên, nó  truyền động bằng hai mô tơ thủy lực, có thể điểu chỉnh số vòng quay độc lập, đổi chiều để quay trở dễ dàng.
Rong, cỏ được cắt bằng một hệ dao cắt ngang và hai cụm dao cắt đứng, điều chỉnh theo chiều cao của cây cỏ dại, độ sâu từ 0-1,5 m, bề rộng 2,36 m.
Ba cụm dao tạo thành một hình chữ U ở phía trước, bảo đảm tiến tới đâu, cắt vụn tới đó. Máy còn có tay vớt biên độ 4,2m chuyên gom cây cỏ nổi.
Rong, cỏ sau khi cắt lần lượt được chuyển lên 3 loại băng tải. Khi đầy, máy tiến vào bờ trút rác, sau đó lại tiếp tục chu trình…
Mọi chuyển động của các cụm máy đều hoạt động và điều khiển bằng hệ thống thuỷ lực nhằm đảm bảo cho máy hoạt động tốt trong điều kiện khắc nghiệt như mưa, ướt, hôi thối do cỏ rác kết dày.
Máy tự hành với tốc độ di chuyển từ 1,5 đến  2 km/giờ, thay thế cho hàng trăm người vớt dọn trên diện tích 1ha.
Tại kênh Tây hồ Dầu Tiếng, Tây Ninh, cứ 3 tháng 1 lần, phải mất 160 công lao động nặng nhọc để cắt 1ha rong, cỏ dại. Trong khi đó, máy này có thể dọn sạch 1 ha chỉ trong 8 giờ, tiêu 48 lít dầu, chỉ cần một người vận hành, nhanh chóng mở đường cho các phương tiện tàu thuyền đi lại  thuận lợi.
           Trần Minh (theo: techmartvietnam)
http://baochinhphu.vn/Khoa-hoc-Cong-nghe/May-vot-luc-binh-lam-sach-mat-song/181862.vgp
.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.