Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

24/03/2014

Đức Phật Bà đã xuất hiện

Có khi người ta gọi bà Phật Mẫu. Nhưng nghiêm cẩn mà xưng danh trong đạo thì đó là: "Cao Đài đại đạo nữ phối sư Madame Nguyễn Ngọc Thơ" (Cửu thiên huyền nữ giáng sanh).
Trích từ cuốn sách in năm 1929, tại Sài Gòn
Bà là "bà/madame Nguyễn Ngọc Thơ", tức phu nhân của ông Nguyễn Ngọc Thơ. Chúng đệ tử xưng danh tôn kính theo tên của người chồng.

23/03/2014

Vụ hối lộ quan chức Việt Nam của JTC Nhật Bản : Thông tin bước đầu, tổng lại quả chiếm 1/60 số vốn được nhận

Công ty JTC đã hối lộ (lại quả, lót tay) cho quan chức 3 nước để nhận được các gói thầu từ ODA Nhật Bản. Việt Nam nổi lên ở khoản lại quả cao hơn cả. Hai nước còn lại là Indonexia và Uzbekistan.

Đại khái, trong khoảng 7 năm (tính đến tháng 12 năm 2012), JTC trúng thầu 6 tỉ Yên (tức 60 ức Yên), khoảng 1200 tỉ VNĐ. Họ đã lại quả cho quan chức các nước sở tại khoảng 100 triệu Yên (tức 1 ức Yên). Khoảng 20 tỉ VNĐ.

Vậy, tỉ số giữa tiền hối lộ và tiền trúng thầu là: 1/60. Tỉ số này tỉ lệ thuận với số vốn ODA rót vào các nước, cho nên, có thể thấy: ODA Nhật Bản vào Việt Nam trong 7 năm qua qua JTC cao hơn so với hai nước liên quan còn lại. Riêng số tiền lót tay cho quan chức Việt Nam là khoảng 16 tỉ (trong tổng số 20 tỉ). 

20 tỉ là số tiền không nhỏ. 1200 tỉ lại càng không nhỏ. Nhưng so với khoảng 4000 tỉ mà Huyền Như đã lấy được từ hệ thống ngân hàng Việt Nam, thì quả thấy Huyền Như cực cao thủ. Đủ biết hệ thống ngân hàng Việt Nam tồi tệ đến mức nào !

Phỏng vấn Hồ Chủ tịch năm 1966 (tư liệu của đài NDN - Nhật Bản)

Về đài NDN, có thể đọc lại ở đây.

Phóng viên của đài NDN đặt câu hỏi bằng tiếng Nhật (các câu hỏi có lẽ đã được gửi trước và câu trả lời cũng soạn trước theo đó). Hồ Chủ tịch thì trả lời bằng tiếng Việt và theo văn bản soạn sẵn trên giấy.

Câu cuối cùng của Hồ Chủ tịch là "Cảm ơn" nói bằng tiếng Nhật.

Hiện trên mạng, có hai bản (tiếng Việt và tiếng Nhật). Có một số chỗ khác nhau giữa hai bản này.

Bản tiếng Nhật (mở đầu, Hồ Chủ tịch chia thuốc lá cho phóng viên Nhật, rồi châm lửa, hai người cùng hút):


22/03/2014

Khu tưởng niệm vương triều Mạc ở Vĩnh Phúc vừa được khởi công

Tin vừa nhận được trên đường du lãng. Lẽ ra, đã có mặt ở đó, nếu không vướng việc bây giờ.

Đại khái, bắt đầu từ kết quả ở đây (ở đây, 2011-2012), và bây giờ là (tháng 3 năm 2014):


Ảnh: Mạc Văn Trang

Một trung thần An Nam hộ tống vua Lê Chiêu Thống sang Bắc quốc : Lê Quýnh (1750-1805) qua khảo cứu của Nguyễn Duy Chính

Lời dẫn: Sử liệu hiện còn của thời Tây Sơn và thời Nguyễn đều tỏ thái độ có thể nói là khinh bỉ đối với ông vua Lê Chiêu Thống. Những trung thần đi theo hầu, nói chữ là "hộ giá sang Bắc quốc", cũng vì thế, bị ghẻ lạnh.

Nghiên cứu của học giả Nguyễn Duy Chính, bằng việc khai thác những nguồn sử liệu mới (chính sử và sử thư tư nhân của Trung Quốc, ghi chép dạng nhật kí của chính Lê Quýnh, ghi chép khác của phía Việt Nam,...) giúp chúng ta có cái nhìn khách quan hơn về các ông vua đã vũng vẫy ở Nam quốc thời đó (Lê Chiêu Thống, Nguyễn Văn Huệ) cũng như những bề tôi của họ (Lê Quýnh, Hoàng Ích Hiểu,... về phía Chiêu Thống; Nguyễn Quang Hiến về phía Văn Huệ - người này là em đi thay anh sang triều kiến cũng như dâng biểu xin hàng tới vua Thanh).

Về một nhân vật khác cũng đi hộ giá Lê Chiêu Thống, mà sau này, bị chuyển tới tận miền biên viễn Tân Cương để khai hoang, là Hoàng Ích Hiểu, thì có thể xem bài "Đồn thú ở Tân Cương thời Thanh và người Việt Nam" trong cuốn sách đã in năm 2013 (Nhà Mạc và hậu duệ trên đất Vĩnh Phúc, trang 38 - 88; nguyên tác tiếng Trung của Dương Liễm, bản dịch và chú giải của Giao).

21/03/2014

Thảm sát ở biên giới năm 1979 : "Phải trả thù, Đức Chính - Cao Bằng"

Đó là dòng chữ được viết trực tiếp lên mặt một bức ảnh, của chính phóng viên ảnh, chụp vào ngày lực lượng quân sự Việt Nam tới trại chăn nuôi Đức Chính (huyện Hòa An tỉnh Cao Bằng) để khâm liệm và chôn cất hơn 40 nạn nhân đã bị lính Trung Quốc thảm sát. Mùi xú uế bốc lên, cán bộ dịch tễ phải tới phun thuốc.

"Phải trả thù, Đức Chính - Cao Bằng".

Ở góc một bức ảnh khác, người phóng viên viết: "Nợ máu quân Trung Quốc (....)".


Tháng 3 năm 1979.

Trên đường du lãng, chúng tôi không hỏi thăm, ngẫu nhiên chạm vào ngôi nhà của ông Trại trưởng Trại Chăn nuôi Đức Chính lúc đó. Nhưng chỉ gặp được một người nhà. Ông đã đi về thế giới bên kia vài năm trước. Cảnh nhà tồi tàn, xơ xác, làm chúng tôi không khỏi bùi ngùi (về hưu được ít năm, ông bị tai biến, nhập viện được một thời gian thì đi).

Ông chính là người đang vừa khóc vừa trả lời phỏng vấn của báo chí trong tấm hình trên. Vợ và cả bốn người con của ông đã bị quân xâm lược sát hại vào đêm hôm ấy, khi ông không ở trại vì đang họp ở nơi khác. 

Một trong những nhân chứng có mặt ở đó là người Nhật - phóng viên của tờ Cờ đỏ (cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Nhật Bản).

Sự thực là như vậy. Chiến tranh là như vậy. Nơi đây, chiến tranh đã diễn ra liên miên. Chúng tôi đi ngược bờ sông Hiến, bâng khuâng nghĩ về chiến tranh và hòa bình. Không quên chiến tranh, nhưng hòa bình mới là lẽ sống của muôn vật muôn loài.

Mai lại trở về với Lũng Sâu và Nà Đỏng.

19/03/2014

Chuyện vãn trên đường du lãng : Thành phố Mục Mã vẫn hừng nắng

Chúng tôi đang lấm lem bùn đất ở miền ngược Đông Bắc. Mưa tầm mưa tã cả mấy tuần nay suốt một dải Trùng Khánh - Hạ Lang - Phục Hòa - Quảng Uyên - Hòa An - Trà Lĩnh - Bảo Lạc.

Duy chỉ có kinh đô Mục Mã của vương triều Mạc thuở trước, bây giờ là thành phố Cao Bằng (mới nâng cấp từ thị xã lên được vài năm), là còn nhìn thấy mặt trời, đường đi lối lại còn thấy khô. 


Ảnh chụp tháng 3 năm 2014
(lúc khác, sẽ đưa ảnh chụp vào các năm 1996, 1997, 1998,
và đều ở cùng một địa điểm với năm 2014)

12/03/2014

Tác giả thuyết TÂM VŨ TRỤ loan tin về chiếc máy bay xấu số của hàng không Mã Lai, và khoản tiền 100 triệu VND

Không biết là thông tin thực được phát đi từ chính bác Đỗ Xuân Thọ, hay là một màn đùa nghịch đây ?

Nhưng rõ ràng, thông tin sau đã được đưa lên mạng:

Hùng Vương của Đại Việt trên đất Mỹ : Kings Hung Temple (tại San Jose)

Tại San Jose, cộng đồng người Mỹ gốc Việt đã xây cất một ngôi đền thờ Hùng Vương với tên gọi là Quốc tổ vọng từ (khánh thành năm 2003).




Địa chỉ đầy đủ là: Quốc Tổ Vọng Từ 780 South First Street, San Jose, CA 95113   Phone: (408) 280-7480 Cell: 510-717-7089.

Xem video : Thầy đồng Mã Lai với thuật "thiên lí nhãn" tại sân bay

Video đã được đưa lên mạng (xem ở dưới). 



Tôi chú ý đến hai thứ.

Hai thứ gồm: 1). Ống nhòm bằng hai đoạn tre hay "thiên lí nhãn"; 2. Mũ đội đầu của thầy. Mũ đội đầu của thầy làm gợi nhớ đến ông bạn Ruminto.

11/03/2014

Vệ sĩ của Đức Thầy trả lời về việc bị công kích là ăn trộm vào năm 1928

Mặc dù Đức Thầy giáng ý bảo "đừng trả lời", nhưng muộn lại một thời gian, một số vệ sĩ đã chính thức lên tiếng.

Mặc dù một đệ tử của Đức Thầy đã an ủi:"Dầu họ cho mình ngu ngốc đi nửa, cũng không hại, vì ngu ngốc mà cứ lo việc tu hành, còn quí hơn những người khôn khéo, thông minh trí hóa cao kỳ, mà mưu phương này bày thế nọ giựt của người", nhưng một số đệ tử khác thấy cần trả lời chính thức.

Giới tâm linh ngoại cảm Mã Lai đã ra tay cứu đời, đi tìm chiếc máy bay xấu số

Một pháp sư người Mã Lai đã vào cuộc trong bối cảnh cuộc tìm kiếm theo các phương pháp cơ học đang bế tắc. Tựa như pháp sư được chính quyền chính thức mời đến, chứ không phải là tự tiện.

Hiện chưa thấy giới tâm linh xứ Đại Việt lên tiếng gì. 

Chuyện gì đang xảy ra tại đền thờ Mẫu Liễu Hạnh Công Chúa ở Quảng Bình ?

Chuyện gì đang xảy ra tại đền thờ Mẫu Liễu Hạnh Công Chúa?



Có thể nói luôn: chẳng có chuyện gì cả. Phóng viên đặt một cái tít có mang tính giật gân. Còn thực trạng như thấy ở Quảng Bình, hiện nay, nhìn đâu cũng thấy. 

Bài mới đăng trên trang Một thế giới (từ đây trở xuống là chép nguyên xi).

07/03/2014

Người bảo vệ Đức Thầy trả lời: hãy cứ nên tin và cứ tôn thờ Đức Thầy, dù người ta có bảo mình là quái gở hay ngu, thì cũng cứ mặc

Người bảo vệ Đức Thầy ở đây, là tờ T.L.B đã viết ở entry trước. Tựa như là một hộ vệ hay một vệ sĩ trên mặt trận báo chí của Đức Thầy.

Về chi tiết thì như sau:




Chú ý: cần đọc kĩ trả lời của Trung Lập Báo. 

Trước nghi án đạo hình ảnh và bị công kích vào năm 1928, Đức Thầy của Cao Đài đã trả lời như thế nào

Thời đó, trước đấng Cao Đài, tức Đức Thầy, và nhóm môn đệ là người trần mắt thịt của Đức Thầy trong Đại đạo Tam kì phổ độ, đã chia làm 2 phe trên mặt trận báo chí. Tờ Đông Pháp thì chủ công kích (trong đó, đã đăng vụ ăn trộm bìa sách). Còn tờ Trung Lập Báo thì chủ bảo vệ, như là người vệ sĩ của Đức Thầy.

Cũng tựa như mặt trận báo chính thống, cộng thêm với mặt trận blog hiện nay. Sau khoảng 100 năm. Đại khái cục diện vẫn bày ra như vậy, cho dù phương tiện kĩ thuật thì khác nhau một trời một vực. Để in được một mẩu trên tờ Trung Lập Báo hay tờ Đông Pháp thì rất rích rắc, lâu công; còn bây giờ, chỉ vài phút là đã lên thẳng lưới trời lồng lộng để bốn phương có thể cùng trông vào.

05/03/2014

Vào năm 1928, những người khai sáng đạo Cao Đài từng bị đả kích là bọn ăn trộm đã ngang nhiên đạo hình ảnh

Cao Đài là một tôn giáo được sinh ra ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX, được chính quyền công nhận, được bảo hộ bằng pháp luật. Bởi vậy, những tư liệu đưa lên đây chỉ có ý nghĩa là: nhìn lại thời kì đầu tiên của một tôn giáo, lúc mới thành lập, chịu dư luận của thế cuộc đương thời. Tất cả chỉ là tư liệu lịch sử, vốn đã có như vậy. Tôi hoàn toàn trung lập, tức không ở phe bài bác, cũng không ở phe ngợi ca/bảo vệ.

Cẩn thận ghi chú mấy dòng ở đầu, để tránh bị hiểu nhầm.

Nhiều doanh nhân đang thành đạt của Việt Nam đã khởi nghiệp từ Ukraina

Mẹ ruột của một trong các doanh nhân đang thành đạt này kể trực tiếp với tôi trong một chuyến cùng đi dài ngày (năm 2004), đại khái: con trai bà bắt bà phải tiêu vặt một ngày 100 đô-la Mĩ. Như vậy, một tháng, bà phải rất vất vả để tiêu cho hết ba ngàn đô-la Mĩ ở khoản tiêu vặt. 

Đối với người vốn rất tiết kiệm như bà, một ngày phải tiêu một trăm đô, là hết sức vất vả, không khác nào một người nông dân Việt Nam ở cùng thời điểm đó phải chật vật với cuộc sống chỉ có thu nhập khoảng một trăm ngàn một tháng.

Tỷ-phú, Phạm-Nhật-Vượng, Nguyễn-Đăng-Quang, Hồ-Hùng-Anh, Đặng-Khắc-Vỹ, Trịnh-Thanh-Huy, Lê-Viết-Lam, Nguyễn-Cảnh-Sơn, Vingroup, Masan, VIB, Sungroup, Eurowindow, Đông-Âu, khởi-nghiệp

04/03/2014

Những trận đánh ngược vào Khâm Châu (Trung Quốc) của người Việt

Ôn lại lịch sử, một cách nghiêm túc, thì thấy:

Để đánh thẳng vào Bắc Kinh, thôn tính toàn bộ Trung Quốc vào thế kỉ XX, thì người Nhật Bản ở ngoài khơi xa (mà người Trung Quốc vẫn chỉ coi là bọn mọi rợ ở phía đông) đã phải bỏ ra khoảng 300 năm đầu tư. Từ ý tưởng, đến thử, thử tiếp, thử tiếp, đến chiếm một phần, cuối cùng là toàn bộ.

Người Việt Nam thì chủ yếu chỉ giữ nước. Mà chủ yếu là giữ trước sự xâm lăng của người Trung Quốc. Hầu như chưa bao giờ xuất hiện ý tưởng thôn tính cả lãnh thổ Trung Quốc. Ngay cả đến ý tưởng (chợt nghĩ ở trong đầu) cũng không, chứ nói gì nữa. Có chăng chỉ là giỏi bắt nạt kẻ yếu hơn mình, như Chăm-pa, Chân Lạp, Ai Lao,...

02/03/2014

Vua xứ Tây Bắc thời Lê Trịnh Hoàng Công Chất và các nhà ngoại cảm - 3 (qua phóng sứ dài kì của Hoàng Anh Sướng, 2008)

Bây giờ, bắt đầu xuất hiện tên của nhà ngoại cảm. Lại trở lại với phóng sự của Hoàng Anh Sướng - một nhà báo rất được một nhà thơ là Trần Đăng Khoa khen ngợi (xem lại các comment ở entry sau).

Chỉ tạm đối sánh với 2 tư liệu trung gian đã dẫn trước (kì 12 của loạt bài này), cũng có thể thấy ra được những điểm cốt yếu.

Với riêng chi tiết ghi số di động của anh Hoàng Văn Khánh (xem trong bài), cũng đã cho thấy ngay trình của nhà báo.

Vua xứ Tây Bắc thời Lê Trịnh Hoàng Công Chất và các nhà ngoại cảm - 2 (hậu duệ Hoàng Văn Khánh ở thời điểm 2002)


Tin đã đăng chính thức trên tờ Lao Động, từ năm 2002. Sau hơn 10 năm, đồng tiền Việt Nam đã mất giá rất nhiều lần (bởi vậy, số tiền vài trăm triệu thời 2002 có thể qui đổi ra tiền hàng tỉ ở thời điểm hiện tại; còn tiền tỉ ở thời điểm 2002 thì quả thực không nhỏ).

Vua xứ Tây Bắc thời Lê Trịnh Hoàng Công Chất và các nhà ngoại cảm - 1 (thành Bản Phủ và hậu duệ Hoàng Văn Khánh)

Sẽ dần dần xuất hiện gương mặt của các nhà ngoại cảm, mà nổi bật nhất là Phan Thị Bích Hằng. Trong bài giới thiệu đầu tiên này (mang tính quan phương của Sở Văn hóa Điện Biên), mới thầy xuất hiện tên của một hậu duệ cụ Hoàng Công Chất.

01/03/2014

Phủ Dầy hay Phủ Giầy : "Giỏi như sư cũng chịu, chưa bao giờ sư tự thắc mắc phủ đấy là Giầy hay Dầy" (2008 - 2012, Bep)

Cứ độ vài chục năm, tựa như hết việc, các nhà đủ loại (ngôn ngữ học, lịch sử học, văn hóa dân gian, tôn giáo,...) bây giờ lại chuẩn bị tranh luận là Giầy hay Dầy. Đó là phía học thuật. Mà hệt như mấy chục năm trước. Mấy chục năm trước lại giống hệt mấy chục năm trước nữa.

Nhưng xem ra, phía bình dân cũng có tranh luận tương tự chứ không phải chơi. Đọc giải thích của họ thấy có phần thú vị.

28/02/2014

NHÂN QUẢ của tướng Nguyễn Chu Phác (2013)

Tướng Nguyễn Chu Phác cho 4 dòng dưới đây, tạm gọi là thơ/ca/vè, là thuộc về dân gian (của dân gian làm ra):


Ai ơi chớ vội khoe tài,


Hôm nay võng lọng ngày mai bộ hành.

Ngày kia bị, gậy, chiếu manh.

Ngày kìa đui cụt, lê quanh chân giường !”.

27/02/2014

Thử tìm lại cỗi nguồn của NGOẠI CẢM : Tướng Nguyễn Chu Phác chính thực là một ông đồng, tướng Nguyễn Nam Khánh và ông Nguyễn Thiện Nhân

Phải lùi lại khoảng 14 năm, tính từ thời điểm năm Giáp Ngọ 2014. Để thấy rất rõ: bản thân ông tướng Nguyễn Chu Phác đã trực tiếp chỉ đạo tìm mộ qua điện thoại. Chứ không phải ai khác.

Quân đội và quân nhân đương chức, tức người của Bộ Quốc phòng, đã trực tiếp trở thành nhà ngoại cảm. Chứ không còn phải là nhờ, hay huy động nhà ngoại cảm nữa.

25/02/2014

Rớt kiếm : Chiêu thức cho năm Giáp Ngọ 2014 và những năm tiếp theo

Chỉ là ghép những bức hình đã có lại với nhau, để thành một câu chuyện. Tất cả đều trong phạm vi hài. Mua vui cũng được chừng nửa trống canh. Ý tưởng và một phần giáo trình là của thầy Thiên Lý (cần xem trước bên thầy Thiên Lý rồi đọc tiếp bên đây).


Đi đến bước đường cùng, cạn kiệt tất cả, người ta chỉ còn biết trông và cậy vào ông Bao Công hiện hình trên tường:

1330597057-chuyen-la-1.jpg

Ukraina xuất hiện, từ tháng 2 năm 2014

Tin tức về Ukraina (chẳng hạn hay ví dụ thêm) đang bùng lên trong báo giới khắp nơi, không chỉ Việt ngữ.

Với riêng blog của tôi, thì một hiện tượng mới liên quan đến Ukraina. Đó là gần đây, có nhiều bạn đọc từ đất nước ấy truy cập vào hàng ngày. Đại khái như sau (xếp hạng tự động của máy đối với ngày hôm nay 25/2/2014):

Sử Việt thời thổ tả - Hùng Vương và UNESCO (Tạ Chí Đại Trường)

Bài mới trong loạt bài Sử Việt thời thổ tả của cụ Tạ Chí Đại Trường.

24/02/2014

Phát hiện của Bùi Thảo (từ tháng 8/2013) : Hình như, vào năm 2009, Phan Thị Bích Hằng đã đạo thơ của Bùi Văn Bồng ?

Mãi đến tháng 11 năm 2013, lần đầu tiên, tôi mới biết đến bài thơ "Lời ru ngọn cỏ" của một người ghi tên là Phan Thị Bích Hằng trên tờ Quân đội Nhân dân (xem lại entry đã đi ở đây).



Tìm được bài ấy là hoàn toàn vô tình. Hiện chưa biết tác giả đích thực là ai, nên cứ dùng đúng tên đã ghi trên bài thơ là "Phan Thị Bích Hằng".

23/02/2014

Đường sắt trên cao, vượt lên trên cả những mái chùa cong cong

Đại ý đường sắt ở trên cao, loại một đường ray, mà chúng tôi quen dùng là như sau:


Loại một đường ray thì ở Tokyo chỉ có một tuyến duy nhất. Đó là đoạn nối thành phố với sân bay quốc tế Narita. Chúng tôi thường rất ít sử dụng loại này, bởi vừa đắt, vừa không khoái.

Nhưng xuống Osaka thì lại rất thường xuyên. Tôi có sở thích là đứng ở khoang ngay sau buồng lái, để ngắm nhìn người lái tàu làm việc !

Đá làng Nhồi và hòn vọng phu (tờ Năng lượng Mới 2012)

Có một hòn vọng phu ở làng Nhồi (Thanh Hóa). Thật may, vẫn còn đó, sừng sững giữa trời (hay người ta chưa kịp đưa vào lò nung vôi). 

Tên chữ của làng là "Nhuệ thôn" (thôn Nhuệ).


Ảnh trong bài

Tìm mộ liệt sĩ: Nhà thơ Đỗ Trọng Khơi tự kể chuyện nhà mình (2010), và kể hộ chuyện nhà người (2014)

Nhà thơ Đỗ Trọng Khơi ở Thái Bình (nguồn)

Anh là người có nghị lực phi thường. Phải đi lại bằng xe lăn. Luôn sống vui vẻ và sáng tác rất khỏe (cả văn, cả thơ, và nhạc nữa).

22/02/2014

Phóng viên Đình Phong (Soha) đã chuyển giúp thỉnh nguyện đến ông đồng Nguyễn Phúc Giác Hải

Hôm 11/2/2014 vừa rồi, tôi đã đưa một lời thỉnh cầu mở trên không gian mạng, rằng: "Các Phật Bà hay các Thánh Nữ hãy ra tay chứng minh khả năng siêu phàm của mình". 

Hôm nay, 22/2/2014, qua bài vừa xuất hiện trên Soha, thì biết: phóng viên Đình Phong đã mang thỉnh nguyện đó đến cuộc trò chuyện với ông Nguyễn Phúc Giác Hải. Dẫn dắt của Đình Phong như sau:

"
Có nhiều "nhà ngoại cảm" tìm đến gặp gia đình, mong muốn "nói chuyện" với linh hồn chị Huyền tại bờ sông Hồng. Tuy nhiên, kết quả tìm được vẫn bằng không. Cũng trong thời gian đó, hàng loạt sự kiện “vạch mặt” những người giả ngoại cảm lừa đảo thân nhân liệt sĩ gây “bão” trong dư luận. Không ít người đặt câu hỏi: “Tại sao các nhà ngoại cảm chân chính không đứng ra giúp đỡ tìm thi thể nạn nhân xấu số trong vụ Cát Tường để chứng minh khả năng?

Đi tìm lời giải đáp cho câu hỏi này, chúng tôi có cuộc trao đổi với Nhà nghiên cứu Nguyễn Phúc Giác Hải- Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu và ứng dụng tiềm năng con người.
"

Cuộc chiến thông tin về cầu Long Biên : Tạm gọi là giữa chiếc đinh và con thiên nga

Một bên chủ kiến phá bỏ, còn bên kia là chủ kiến lưu giữ. Cùng cây cầu Long Biên, thì một bên coi như rác thải, một bên thì xem như di sản độc nhất vô nhị của Đại Việt thế kỉ XX.

phoi-canh-1531-1392880358.jpg
Nguyên chú: Đồ họa mô phỏng phương án di dời 9 nhịp cầu Long Biên cũ ra bãi sông Hồng phục vụ thăm quan du lịch (Ảnh: ĐL)

21/02/2014

Bài thơ của thần linh ban cho ông Nguyễn Văn Hưởng

Đây là một bài giáng bút. Thần truyền ý qua bút, và mở đầu bằng lời gọi rất trìu mến : "Nguyễn Văn Hưởng, Nguyễn Văn Hưởng !".

Cái tên được gọi trìu mến ấy nằm trong khung màu đỏ dưới đây (chỉ có cái khung đó là tôi thêm vào, còn toàn bộ là nguyên ý của thần linh):



Ở trên cái khung màu đỏ, thần đã ghi rất rõ mấy chữ quan trọng là: Tứ Nguyễn sinh Văn Hưởng. Dịch ra là: "Ban cho cậu Văn Hưởng họ Nguyễn".

Làng Nhồi ở xứ Thanh và nghề chạm khắc đá : Đang đối diện nguy cơ bị lãng quên, do sự lấn lướt của hàng Trung Quốc (2013)

Công trình đá của người dân làng Nhồi hiện đang thấy ở khắp mọi nơi. Trong lịch sử, cái tên Nhồi gắn liền với những địa danh như núi Yên Hoạch (cũng là An Hoạch), chùa Hinh Sơn, địa phương Quảng Nạp,...

Thời Bắc thuộc, các triều đại Trung Hoa đã biết tiếng đến chất lượng của đá làng Nhồi và bàn tay khéo của người thợ làng đó. 

Thời Pháp thuộc, nghề đá làng Nhồi phát triển cao độ.

Núi Nhồi (núi Yên Hoạch) và thợ làm đá làng Nhồi cùng khách hàng đến từ Huế năm 1936

20/02/2014

Chơi chữ : "Trạng chết thì chúa cũng băng hà" (Giáp-Ngọ-A-Rê-Tê chết thì chúa cũng băng hà)

Trạng chết chúa cũng băng hà

Trạng chết chúa cũng băng hà
Dưa gang đỏ đít thì cà đỏ trôn


Câu ấy là nằm trong truyện dân gian, do dân gian làm ra và thuộc về dân gian. Cả câu chuyện đã được ông Landes (một người Pháp sống ở Chợ Lớn) sưu tầm và dịch ra tiếng Pháp từ thập niên 1880. Đó là một trong những bản kể trên giấy trắng mực đen sớm nhất. 

19/02/2014

Ý tưởng biến cầu Long Biên (tức cầu Paul Doumer trước đây) thành bảo tàng treo trên sông Hồng

Ý tưởng đó của Kiến trúc sư Nguyễn Nga - một Việt kiều Pháp hiện sinh sống tại Hà Nội - đã có từ nhiều năm trước. Tôi trực tiếp nghe từ khoảng giữa năm 2009. Sau đó, đã trực tiếp giúp chị ở một phần việc trong năm 2010 (Festival Cầu Long Biên 2010 “Cầu rồng kể chuyện nghìn năm” ). 

Bẵng cái, đã 4 năm trôi qua. Từ đó, Festival cầu Long Biên chưa được tổ chức mới (đến nay, mới có hai lần, vào năm 2009 và năm 2010).

Đại khái ý tưởng của chị Nguyễn Nga như sau (trích tư liệu cá nhân, bản quyền thuộc Nguyễn Nga):

18/02/2014

Trước ống kính của Thu Uyên, người nhà liệt sĩ vừa bày tỏ "căm phẫn" với Phan Thị Bích Hằng

Trở về từ ký ức số 26 mới phát. Người nhà liệt sĩ kể về 2 năm chầu chực ở trước nhà Phan Thị Bích Hằng, rồi nhận được lời phán hoàn toàn sai.

Thu Uyên sử dụng từ "tội ác".

Màu sắc chiến tranh hiện rõ trong gương mặt và giọng nói. Từ góc nhìn người quan sát, có cảm giác hơi kịch trường.

17/02/2014

Ngẫu nhiên trùng hợp ngày 17/2/1979 : Sáng quân Tàu tấn công biên giới, tối đám cưới con trai Tổng Bí thư Lê Duẩn

Một sự trùng hợp tựa như ngẫu nhiên, mà bây giờ, ông Lê Kiên Thành mới tiết lộ. Bài viết của chính nhân vật, vừa lên TNO ngày hôm nay.

"Nhất sinh nhất phẩm" : Đứng dậy sau 10 năm buồn thảm (một trong những phim đáng xem nhất của điện ảnh Nhật Bản)

Tôi cũng xem lại sau đúng 10 năm.

Nhan đề chính thức của bộ phim là Asuka - tên nhân vật chính, là nữ, một người thợ làm bánh. Đồng thời, Asuka là tên của một ngôi làng ở Nara, nơi nhân vật chính chào đời. Cuối cùng, cũng là tên của một món bánh giúp đại gia đình Asuka đứng dậy dựng lại cơ nghiệp sau 10 năm thất bại và luân lạc.

Hiệu bánh của ông bà ngoại Asuka ở giữa chốn đô hội Kyoto. Đó là một hiệu bánh nổi tiếng, có gần ba trăm năm lịch sử. Tiểu thư Asuka đã tình nguyện nối nghiệp nhà, trở thành đệ tử của chính cha mình để học nghề làm bánh gia truyền. Trong hiệu bánh, có một bức thư pháp cổ phong:

Nhất sinh nhất phẩm (một đời để lại một tác phẩm)

16/02/2014

Tiếp đến, những từ "chệc", "chệch", "chệt", trong tiếng Việt, có nghĩa gì ?

Hôm qua, đã bàn đến những từ "khựa" và "Tàu khựa".

Bây giờ, sang loạt 3 từ khác, như đã viết trong tiêu đề entry này. 

Để đảm bảo rằng, những từ ấy đã có trước năm 1900 (cũng tức là trước 1911, trước 1930, trước 1945, và trước 1979), tôi sẽ dẫn đoạn tư liệu đã xuất bản năm 1880. Cụ thể như sau:

Bệnh viện huyện Trùng Khánh : Bị phá hoại vào tháng 2 năm 1979

Có thể đọc trước bài trên blog của anh Cóc : Ngã rẽ cuộc đời.

Đi dọc biên giới Việt Trung, từng có lúc chúng tôi đã ở lại Bệnh viện Đa khoa huyện Trùng Khánh trong 2 ngày. Thi thoảng ghé thăm, gần đây, thì không còn được gặp cô hộ lí lớn tuổi đã làm rơi chiếc khăn vào chậu nước, ở buổi sáng đầu tiên đó (người ta cho biết: cô đã nghỉ hưu, lại trở về sống trong bản).

Thật ra, đó là chiếc mũ đội đầu trong ngành y. Rơi vào chậu nước, có lẽ bởi có chút bất ngờ trước những người khách ở nơi xa đến (không nói tiếng Tày như vốn dĩ trong vùng).

Hình ảnh của bệnh viện trong chiến tranh biên giới tháng 2 năm 1979. Quân Tàu đã tàn phá toàn cơ sở y tế này:

15/02/2014

Từ "khựa" và "tàu khựa" trong tiếng Việt có gốc gác từ đâu, và nghĩa gì ?

Bây giờ, thấy người ta rất hay dùng chữ "khựa". Trống không thế thôi. Chứ hồi bọn tôi còn nhỏ (những năm 1980s), thấy đám anh chị hay nói những thứ như "Tàu khựa" hay "mết in Chi-na Tàu khựa", tức là có chữ "Tàu" đi kèm, như thói quen. 

Biết từ đó, nhưng hầu như, tôi chưa sử dụng chữ "khựa" bao giờ, chỉ dùng "Tàu" (quân Tàu, người Tàu, hàng Tàu,...).

Cứ cảm thấy chữ "khựa" là chữ gì đó không thuần, không sạch, nên không muốn dùng. Chỉ thế thôi.

Lớn lên, vào đại học, dần dần hiểu từ "khựa" không phải không thuần, không phải không sạch, nó cũng như những từ bình thường khác. Có điều, cần phải hiểu gốc nó từ đâu ra. Gốc của nó, chắc là từ mại võ mà ra. Không tin, hãy thử ngắm bức ảnh này sẽ dần hiểu.

Mại võ (ảnh chụp trước năm 1900)

Bức ảnh được chụp vào đầu những năm 1890, tại Việt Nam.