Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

24/02/2014

Phát hiện của Bùi Thảo (từ tháng 8/2013) : Hình như, vào năm 2009, Phan Thị Bích Hằng đã đạo thơ của Bùi Văn Bồng ?

Mãi đến tháng 11 năm 2013, lần đầu tiên, tôi mới biết đến bài thơ "Lời ru ngọn cỏ" của một người ghi tên là Phan Thị Bích Hằng trên tờ Quân đội Nhân dân (xem lại entry đã đi ở đây).



Tìm được bài ấy là hoàn toàn vô tình. Hiện chưa biết tác giả đích thực là ai, nên cứ dùng đúng tên đã ghi trên bài thơ là "Phan Thị Bích Hằng".





Bây giờ, cũng lại hoàn toàn vô tình, vào thăm trang của anh Bùi Thảo (một Việt kiều hiện sinh sống tại Mĩ, tôi đã từng gặp gỡ ở ngoài đời thực), thì thấy một entry đã đi từ tháng 8 năm 2013. Tức là trước khi tôi biết đến bài thơ ấy đến cả mấy tháng.

1. Toàn entry trên trang Bùi Thảo như sau (tôi chép nguyên xi).

"

Nhà ngoại cảm cũng đạo thơ 

(Trang sưu tầm)


Posted: Tháng Tám 7, 2013 in Sưu Tầm

Tình cờ qua trang blog của Đại tá, nhà thơ Bùi Văn Bồng mình bắt gặp lời còm của Xuân Lê đăng ngày 05 tháng 7 năm 2013 về vụ nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng đạo nguyên bài thơ của nhà thơ Bùi Văn Bồng đăng ở báo Quân Đội Nhân Dân:

Lời ru ngọn cỏ
QĐND – Chủ Nhật, 20/12/2009, 1:16 (GMT+7)

Cỏ xanh bên mộ khẽ ru

À ơi rừng đã vào thu lá vàng

Người ơi dù có muộn màng

Dẫu chưa về được nghĩa trang quê nhà

Nơi đây nhiều cỏ, ít hoa

Hãy say giấc ngủ như là tuổi xanh

Mặc ai xây mộng viễn hành

Mặc ai ngắt lá, bẻ cành, rung hoa

Đất này dù đất miền xa

Thân thương như đất quê nhà người ơi!

Lá vàng lại lá vàng rơi

Lẻ loi lại vắng xa nơi đất rừng

Ru người giữa chốn mông lung

Giọt sương cũng muốn đọng ngưng nỗi niềm

Dấu chân đã trải trăm miền

Về đây ấm với Tây Nguyên nghĩa tình

Người hi sinh, đất hồi sinh

Máu người hóa ngọc lung linh giữa đời

Thương đau ru đến muôn đời

Và xanh xanh mãi những lời ru êm

À ơi! Ai nhớ ai quên

Thì đây cỏ biếc vẫn bên mộ người

PHAN THỊ BÍCH HẰNG

http://qdnd.vn/qdndsite/vi-VN/61/43/125/125/125/98096/Default.aspx

và một đọc giả tên là Đoàn Tuấn cũng khám phá ra là nhà ngoại cảm PTBH cũng có bài Lời ru ngọn cỏ ở trang web:

http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php?topic=1944.15;wap2

Lời ru ngọn cỏ của nhà thơ Bùi Văn Bồng chính chủ được Lê Xuân bình thơ trên trang web:

http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-VN/91/68/74/74/74/98512/Default.aspx

Lời ru ngọn cỏ của Bùi Văn Bồng đã đăng vào ngày 20 tháng 11 năm 2009 trên trang:

http://yume.vn/buivanbong/article/loi-ru-ngon-co.35CBEFEE.html

"

2. Đại ý, anh Bùi Thảo đặt nghi vấn là nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng đã đạo thơ của đại tá - nhà thơ Bùi Văn Bồng.

3. Ý kiến của tôi: với những thông tin như trên, ta cứ phải bình tình đã. Phải tìm được tư liệu gốc thì mới ra được vấn đề. Mà biết đâu là ngược lại cũng nên, tức là không phải PTBH đạo thơ của BVB, mà là: chính BVB mới là người mượn thơ người khác (???).

Hoặc, rồi, lại hóa ra rằng: chẳng ai đạo ai cả. Không phải là ở dạng các tư tưởng lớn thường gặp nhau, thì có thể là người ta có khả năng thấu thị siêu phàm !!! Có một thơ nhân của Đại Việt đã chép được ý tứ của tiền nhân qua "thần giao cách cảm" với một tập văn xuôi nữa mà.

Bình tình là số một. Và bây giờ thì thử xem kĩ thêm một chút nữa.

---


Bổ sung 1 (24/2/2014): Theo tra cứu của Mr. Khoằm, entry của đại tá - nhà thơ Bùi Văn Bồng ở đây (21/7/2013, "Cỏ xanh - Hồn các anh xanh" của Lê Xuân). Tôi tự tìm thì thấy có một entry nữa (5/7/2013, "Có gọi hồn được hay không" của Bùi Văn Bồng).

Bổ sung 2 (24/2/2014): Bác Thiên Lý và tôi tìm hiểu tiếp, thì thấy, tựa như bài của tác giả Lê Xuân (bài bình thơ Bùi Văn Bồng) đã đăng trên báo Thanh Niên số 139 năm 2000 (nguồn), sau đó, đăng lại trên báo mạng Quân đội Nhân dân vào tháng 7 năm 2009 (nguồn).




Những entry liên quan đã đi trên blog này:








TRƯỜNG VONG trong Lí Thuyết Dây của Vật lí học hiện đại

"Phùng Chí Kiên còn đây" (đền thờ liệt sĩ huyện Diễn Châu, và bài văn của Võ Văn Trực)







- Triển hộ vệ đưa tư liệu cũ của cuộc tìm kiếm tại Bắc Cạn năm 2008
- Tài liệu UIA và BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ (2011): Tìm mộ liệt sỹ, nhà ngoại cảm đúng tới 70 - 80%


- Báo của Bộ Quốc phòng (2006): Muốn biết danh tính của nhà ngoại cảm từ Hà Nội vào Con Cuông năm đó



19 nhận xét:

  1. LỜI RU NGỌN CỎ

    Thơ: Bùi Văn Bồng
    Phổ nhạc: Nguyễn Việt Bình
    Ca sĩ: Lê Anh Dũng

    http://youtu.be/iIcHTSjy1Es

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. http://bongbvt.blogspot.com/2013/07/co-xanh-hon-cac-anh-xanh.html

      Xóa
    2. http://www.creations.vn/news/7/960/026-xac-dinh-mo-liet-si-vo-danh-phan-2.html?l=vn

      Xóa
    3. Khoằm chỉ ra chính bài của đại tá BVB, thì mình mới biết có chi tiết sau được nêu trong comment của entry ấy:
      "Một bài viết bình thơ hay nhân 27-7. Tôi được biết bài thơ này nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng thấy khoái, đọc nhiều nơi, xưng là "thơ của mình" cảm động viết khi đi tìm mộ liệt sĩ...nhưng vì 'yêu thơ' quá nên Bích Hằng đã 'đạo' bài này đăng báo QĐND dịp 22-12-2009. Nhưng bác Bồng đừng buồn, thơ hay người ta mới ăn cắp! "

      http://bongbvt.blogspot.com/2013/07/co-xanh-hon-cac-anh-xanh.html

      Xóa
  2. Bài thơ Lời ru ngọn cỏ, theo tôi, được đăng sớm nhất, trên mạng, là vào ngày 01/07/2008, như vậy, trước các bài đăng trên QĐND đến gần 2 năm, trên blog của nhà báo Hoàng Anh Sướng.

    Ông Hoàng Anh Sướng còn ghi rõ ngày tác giả PTBH đọc bài thơ này:

    K’Bang ngày 2 tháng 4 năm 2002

    Phan Thị Bích Hằng

    Tạm thời có thể chưa tin ông Hoàng Anh Sướng ghi chép thời điểm PTBH đọc trước đó 6 năm, tức là 02/4/2002, hơn nữa, bà Hằng có thể đọc thơ ông Bồng mà ông nhà báo hiểu nhầm thành thơ do bà tự ứng tác, tại hiện trường Knac - Tây Nguyên.

    Vì vậy, nếu đây thật sự là thơ của ông Bồng, mà bà Hằng đạo lại, thì chí ít, ông Bồng phải đăng ở đâu đó trước khi ông Sướng nghe (hoặc đọc) được, tức là trước thời điểm 01/7/2008.

    Còn không, thì ngược lại, ông Bồng đọc ông Sướng và đưa vào tập thơ của mình.

    Ngoài ra, nếu hai người tình cờ làm thơ giống nhau, thì ông Bồng phải công nhận bà Hằng có tài ....tiên tri!

    (Đọc Hoàng Anh Sướng ở đây: http://hasuong.wordpress.com/2008/07/01/nh%E1%BB%AFng-chuy%E1%BB%87n-k%E1%BB%B3-bi-v%E1%BB%81-th%E1%BA%BF-gi%E1%BB%9Bi-tam-linh-k%E1%BB%B3-3/)

    Chờ bác Giao và ông thần Gúc tìm ra bài đăng cũ hơn!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hoàng Anh Sướng là Đỗ Doãn Hoàng http://my.opera.com/dodoanhoang/archive/monthly/?day=20140206

      Xóa
    2. Thông tin quan trọng của Mr. Khoằm là đã xác nhận: Đỗ Doàn Hoàng chính là Hoàng Anh Sướng. Chi tiết này có giá trị phá án đây !

      Bài của Hoàng Anh Sướng (tức Đỗ Doãn Hoàng) có thể đọc ở nơi khác (nếu Hoàng Anh Sướng chủ động xóa bài):

      - http://chuabuuminh.vn/PrintView.aspx?Language=vi&ID=565459

      - http://ihp.org.vn/tim-nhung-linh-hon-o-knak/
      (BBT:Chúng tôi có hỏi chị Hằng về xuất xứ của bài thơ, chị trả lời: Thực tình chị cũng không biết, chỉ biết rằng lúc việc tìm các LS đang gặp khó khăn, đoàn làm lễ truy điệu, trong vòng 5 phút, chị đã đọc bài thơ này, sau khi đọc xong, LS Tiểu đoàn trưởng Ngô Trọng Đãi đã nói cho chị biết các anh nằm dưới lòng suối Đak Lôp, 8LS, sắp thành 2 hàng, với thứ tự tên họ. Vậy tác giả bài thơ gây xúc động tới tâm linh mạnh mẽ như vậy là ai? LS nào đã mượn chị đế đọc, bởi vì gần như là…” Xuất thần”, chị Hằng nói vậy, chị đã nhờ người tìm tác giả, cho đến nay vẫn chưa có câu trả lời…)

      - http://beat.vn/forum/showthread.php?593904-Box-Tam-Linh-CHUYEN-VE-CAC-NHA-NGOAI-CAM-VIET-NAM-PHAN-II-Da-Post-Xong-

      Vân vân và vân vân.

      Xóa
  3. Đỗ Doãn Hoàng báo Lao Động, còn Hoàng Anh Sướng ở VOV mà bác Khoằm?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nhà thơ Trần Đăng Khoa (quan lớn ở VOV) cũng cho biết Đỗ Doãn Hoàng và Hoàng Anh Sướng là hai người, không phải một:

      "Những năm gần đây, với sự phát triển khá phong phú đa dạng của văn học, chúng ta có không ít tác giả, tác phẩm đặc sắc ở cả những thể loại nghiêng về báo chí. Nếu ở ký, chúng ta có những tác giả lớn, như Nguyễn Tuân, Hoàng Phủ Ngọc Tường, và gần đây nhất là Đỗ Chu, thì ở phóng sự, chúng ta có nhiều cây bút sung sức, mà tiêu biểu là Đỗ Doãn Hoàng và Hoàng Anh Sướng… "

      (http://nhavantphcm.com.vn/the-gioi-sach/cafe-va-quan-vang-cua-anh-thu.html)

      Xóa
    2. Vẫn theo Trần Đăng Khoa:

      " Làm báo phải lao vào biển đời để viết
      Được biết, anh không có một ngày nào học lớp báo chí?
      Đúng vậy. Học hết lớp 10 rồi vào quân đội, sau đó sang Liên xô học lớp sáng tác chứ không hề được học lớp báo chí nào nhưng tôi thích báo từ thuở lớp 4 khi làm tờ báo tường “Chim họa mi”. Còn để viết báo được, tôi đều tự học bằng việc đọc và “học mót” những cây bút nổi tiếng như: Ngô Tất Tố, Phan Khôi, Phạm Quỳnh, Hoài Thanh, Huỳnh Dũng Nhân, Xuân Ba, Nguyễn Khải... thậm chí những cây bút trẻ như: Nguyễn Trần Bạt, Đỗ Doãn Hoàng, Hoàng Anh Sướng... cũng là những phong cách rất đáng học tập."

      http://nghebao.org/pages/News_details.aspx?id=2070&cat=55

      Xóa
    3. À vâng, em hơi vội, thiếu dấu hỏi chấm (?)

      Còn theo trí nhớ em thì hồi còn ở Y!360 từng đọc thấy Đỗ Doãn Hoàng từng dùng bút danh Hoàng Anh Sướng các bác ạ.

      Xóa
  4. Nếu đúng là bà Hằng đọc tại lễ truy điệu tại hiện trường như BBT nói, thì bài thơ phải có trước 02/04/2002. Ông Bồng chưa in trên mạng, trên giấy, sao bà Hằng đọc được nhỉ? Không lẽ lại là "thơ thần" truyền khẩu???

    Hình như (hình như thôi nhá) báo Thanh Niên số 135 năm 2000 có in bài thơ này. Nhưng làm sao tìm được?

    Bài của HAS còn lưu trên http://hasuong.wordpress.com/2008/07/01/ bác Giao cứ mở theo địa chỉ này là có, việc gì đã vội đặt giả thiết "nếu Hoàng Anh Sướng chủ động xóa bài"???

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bác Lý à, tôi nói hơi ngược, thực ra muốn nói: bài đó của Hoàng Anh Sướng đã phổ biến khắp nơi rồi, dù tác giả có rút hay xóa bài trên blog cá nhân, thì vẫn tìm được ở nhiều nơi khác.


      Thanh Niên số 135 của năm 2000. Như vậy là trước năm 2002 rồi. Tìm ra nó không khó đâu bác. Nhưng mà bác dựa theo thông tin nào để ra số báo đó vậy ?

      Xóa
    2. Có lẽ bác Lý gõ nhầm từ số 139 sang 135. Vì có bài sau:

      (Lê Xuân- đăng trên báo Thanh Niến số 139/2000)

      http://vuhuu.edu.vn/null/Ebook/Phe_Binh/bai3_7.htm

      Xóa
    3. Chưa tìm vào báo in giấy. Nhưng trên mạng thì tờ QĐND đã đăng bài viết của Lê Xuân vào tháng 7 năm 2009:

      " Cỏ xanh hồn các anh xanh
      QĐND - Thứ Sáu, 31/07/2009, 19:49 (GMT+7)
      Giữa những ngày tháng Bảy sâu nặng nghĩa tình, tôi thật xúc động khi đọc bài thơ: “Lời ru ngọn cỏ” của anh Bùi Văn Bồng, Báo Quân đội nhân dân:

      Cỏ xanh bên mộ khẽ ru

      À ơi! Rừng đã vào thu lá vàng

      Dấu chân quy tập muộn màng

      Mộ còn nằm với cỏ hoang rừng già"

      http://119.15.167.94/qdndsubsite/vi-vn/91/68/74/74/74/84905/Default.aspx

      Vậy thì có thể bài viết của cùng một tác giả đã đăng hai lần: lần năm 2000 thì trên Thanh Niên, đến 2009 thì trên QĐND.

      Xóa
  5. Lâu quá không liên lạc bạn hiền nay được biết bạn hiền mở trang web này.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Xin chào anh Bùi Thảo ! Em cũng bị lạc mất bác từ ngày Yahoo giải thể hệ thống blog, và đến gần đây mới tìm ra blog mới của anh.

      Xóa
  6. Tôi nhầm, số 139 mới đúng, như bác Giao đã dẫn link trên.

    Tuy nhiên, tôi vẫn nghi rằng nếu tìm ra số báo 139 ấy thì vẫn không có bài phê bình của Lê Xuân. Vì nếu bài phê bình có từ năm 2000, thì ông Lê Xuân phải làm ầm lên rồi.

    "Một bài viết bình thơ hay nhân 27-7. Tôi được biết bài thơ này nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng thấy khoái, đọc nhiều nơi, xưng là "thơ của mình" cảm động viết khi đi tìm mộ liệt sĩ...nhưng vì 'yêu thơ' quá nên Bích Hằng đã 'đạo' bài này đăng báo QĐND dịp 22-12-2009. Nhưng bác Bồng đừng buồn, thơ hay người ta mới ăn cắp! "

    Không có tài liệu nào cho thấy bà Hằng nhận bài thơ này là của mình, ngoại trừ số báo QĐND ngày 20/12/2009 và cũng nên xem xét bà Hằng có tự gửi bài thơ này đến báo QĐND hay không? Điều này chắc ông Bồng đã được tòa soạn QĐND làm rõ.

    Tóm lại, trục trặc từ báo QĐND mà ra: 07/2009 đã giới thiệu đây là thơ ông Bồng, tháng 12/2009 thì bảo thơ bà Hằng.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đúng thế bác Lý à, người làm ầm ĩ lên chính là ông Lê Xuân (ở Cần Thơ), chứ không phải tác giả Bùi Văn Bồng. Tựa như ông Bồng thì kín tiếng một cách thực sự đàn anh và nhân ái, còn ông Xuân thì muốn làm ầm lên. Bác xem các comment ở một entry bên blog của ông Bồng nhé: http://bongbvt.blogspot.com/2013/07/co-goi-uoc-hon-hay-khong.html .

      Đây là comment của ông Lê Xuân (một trong nhiều cái giống như thế này): "

      Xuân Lê 08:34 Ngày 05 tháng 07 năm 2013
      He...he..Bài này có dịp để lật tẩy "nhà ngoại cảm". Còn cái này là lật tẩy "nhà ngoại cảm" Phan Thị Bích Hằng đã ăn cắp thơ của Đại tá nhà thơ quân đội Bùi Văn Bồng, bài 'Lời ru ngọn cỏ' - Sau khi đăng, phòng Biên tập Văn hóa của Báo QĐND do sơ suất đã xin lỗi nhà thơ Bùi Văn Bồng. Ban biên tập trao đổi thẳng thắn với Phan Thị Bích Hằng, bà Hằng đã phải xin lỗi Tòa soan, nhưng (nghe nói) không thấy xin lỗi tác giả:
      Mời mọi người xem LINK chứng (không phải linh ứng):
      http://qdnd.vn/qdndsite/vi-VN/61/43/125/125/125/98096/Default.aspx".

      Trục trặc đúng là một phần từ báo QĐND bác ạ. Muốn hiểu rõ hơn là vì sao lại trục trặc như vậy, thì có lẽ chỉ người trực tiếp nhận, rồi cho đăng bài thơ đó mới nắm được.

      Xóa

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.