Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn du-lịch. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn du-lịch. Hiển thị tất cả bài đăng

16/06/2017

Non nước Cao Bằng và phát triển du lịch bền vững (chùm bài nhiều kì)

Hôm nay, nhận điện thoại của các cụ phụ lão ở chùa Đà Quận (thành phố Cao Bằng). Từ đầu năm 2017, các cụ đã thành lập ban thường trực tại chùa. Trước đây thì chưa.

Chùa Đà Quận hay chùa Viên Minh, một điểm du lịch quan trọng của Cao Bằng, thì có những bài đi trước đây, ví dụ ở đây hay ở đây.

01/06/2017

Đầu hè 2017, tới viếng đền thầy Chu ở Chí Linh

Thầy Chu, tức Chu tiên sinh, Chu Văn Trinh. Thầy được hậu thế quen gọi là Chu Văn An. Một nhà giáo được đưa vào phối thờ trong Văn Miếu.

Chí Linh là vùng địa linh nhân kiệt, có rất nhiều danh nhân và di tích liên quan. Khu vực có ngôi đền thờ thầy Chu, còn có đền thờ nữ tiến sĩ thời Mạc ở Cao Bằng là Nguyễn Thị Duệ, tức bà chúa Sao Sa. Địa danh hành chính hiện thời là xã Văn An huyện Chí Linh tỉnh Hải Dương.

Lần này, chúng tôi tới Chí Linh vào cuối tháng 5 năm 2017. Ngó lại một chút, thì đúng vào cuối tháng 5 năm 2012, tôi cũng đã ghé nơi đây, vậy là đã 5 năm trôi qua. Dĩ nhiên, từ tháng 5 năm 2012 đến tháng 5 năm 2017, thì đã đi và về giữa Hà Nội - Chí Linh/Sao Đỏ không biết bao nhiêu lần.

19/05/2017

Một lần du lãng ở con phố Xtê-phen Tốt-ten-ham (London), nơi mà 100 năm trước Nguyễn Tất Thành đã gửi bưu thiếp cho Phan Châu Trinh

Xtê-phen Tốt-ten-ham là cách phiên âm của tờ báo Nhân Dân dùng trong một bài báo của cụ Hồng Hà năm 1975. 

Bài báo đăng trên số ra ngày 13/5/1975. Lúc đó, cụ Hồng Hà có lẽ đang chỉnh lí tư liệu liên quan đến thời kì Nguyễn Tất Thành ở London. Mà một địa chỉ cụ thể là nhà số 8 trong con phố Xtê-phen Tốt-ten-ham. Đó là nơi ở của Nguyễn Tất Thành từ năm 1913 đến năm 1917.

11/05/2017

Hua Tát ở huyện mới Vân Hồ phát triển du lịch cộng đồng

Tên đúng là Hua Tạt.

Chúng tôi đã du lãng ở vùng Hua Tạt lúc vẫn còn là huyện Mộc Châu (xem lại ở đâyở đây). Hình như ảnh hưởng bởi Nguyễn Huy Thiệp, nên chúng tôi cứ quen gọi cho kêu là "Hua Tát" (trong Những ngọn gió Hua Tát).

Sau này, huyện Mộc Châu tách ra làm 2 phần: một phần vẫn là huyện Mộc Châu, một phần thì thành huyện Vân Hồ.

26/04/2017

Cụ anh đào Ngọa Long hơn ngàn tuổi ở tỉnh Gifu đang mãn khai

Một cây sakura đã được chính phủ Nhật chỉ định là Cây di sản quốc gia (dịch theo cách gọi của Việt Nam, ví dụ cây di sản ở quận Tây Hồ thì xem lại ở đây). Dịch từng từ thì là Cây kỉ niệm thiên nhiên quốc gia.

Ngọa Long có nghĩa là "rồng nằm" hay "rồng ngủ". 

Được xem là đã hơn 1000 (một ngàn) tuổi, nên có thể gọi là "cụ sakura". 

10/04/2017

Mùa móng tay ở miền Tây, dịp tháng 4 hàng năm

Khí trời đang nóng dần lên của tháng 4, lại làm nhớ, về những mùa móng tay ở miền Tây nước Nhật. Nhớ về những lần đi "săn" móng tay.

Sau này, mình có cả kỉ niệm đi xem săn móng tay ở vùng Quảng Ngãi. Ở các làng ven biển tỉnh Quảng Ngãi, móng tay được gọi là don. Một đặc sản đã đi vào ca dao xứ Quảng:"Cô gái lòng son, không bằng tô don Vạn Tượng"

Móng tay là một đặc sản của miền Tây, trong đó có tỉnh Fukuoka. Trong tiếng Nhật, móng tay là Mate-gai (マテ貝).

21/03/2017

Sakura ở đền thiêng Sakurai chưa nở (21/3)

Vẫn tiếp mạch thông tin về hoa anh đào, hay hoa sakura, năm 2017, đã bắt đầu mấy hôm trước (ở đây).

Nói đến sakura ở quê, thì là nhớ đến rất nhiều nơi, mà một địa điểm không thể không nhắc đến là ngôi đền lớn trong vùng: đền sakurai.

19/03/2017

Du lãng trên quê hương, cùng ông và cháu nhà cụ Yubi - 0 (mở đầu)

Cụ Yubi sinh năm Đại Chính 9. 

Tức là về tuổi, thì cụ được ra đời sau một chút, so với thời gian nhóm chí sĩ Phan Bội Châu dựng bia tưởng niệm bác sĩ Asaba ở thị trấn Asaba (về sự kiện và bản thân tấm bia dựng năm 1918 ấy, thì xem ở đây, hoặc ở đây).

04/02/2017

Lễ cưới theo nghi thức Phật giáo và đội Nhã Nhạc ở thôn quê

Ngôi chùa làng.

Đội Nhã Nhạc cũng của làng. Ở những bước tiến hành của lễ cưới đều có Nhã Nhạc được cử lên.

Đội Nhã Nhạc này lúc mình còn ở làng mới bắt đầu hình thành.

20/01/2017

Gái lấy chồng xa hồi 1620s : nơi ấy, đã có biển ghi tiếng Việt

Khoảng mười năm trước (năm 2008), chỗ đó, mới chỉ có tiếng Nhật và một chút tiếng Anh. Chưa hề có tiếng Việt.

Chi tiết thì đọc lại ở đây (bài của bác Trương Văn Tân 2008), hoặc ở đây (nhân triển lãm Đại Việt Nam 2013). Còn đại khái, qua ảnh, thì thế này:

18/01/2017

du lãng Nepal, bắt đầu từ visa

Nepal không có Đại sứ quán hay Lãnh sự quán tại Việt Nam. Khi vào Nepal vẫn cần visa, và việc này thực hiện ngay tại sân bay (trước khi nhập cảnh).

"Nepal: Nằm giữa Ấn Độ và Trung Quốc, đến với quốc gia nhỏ bé Nepal bạn chỉ cần chuẩn bị tiền USD để đóng lệ phí visa (20 USD cho visa 15 ngày), 2 ảnh thẻ cỡ giống trên hộ chiếu và có một trang trống là có thể xin visa ở ngay sân bay Kathmandu."

22/11/2016

Chùa làng và lời gửi gắm của học giả chân đất

Đó là Miyamoto, nhà văn hóa dân gian xuất sắc của Nhật Bản. Một người đi bộ hầu như khắp nước Nhật để ghi chép về phong tục tập quán của nhân dân, trong khoảng nửa cuối thế thế kỉ 20.

Ông cứ đi hết làng này sang làng khác, hết thị trấn này sang thị trấn kia. Người ta gọi ông là học giả đi bộ hay học giả chân đất.

19/11/2016

Văn nghệ Thứ Bảy : di vật lấy lên từ các con thuyền gặp nạn ngoài khơi

Có rất nhiều cổ vật được vớt lên. Có những cái là đồ vật của thế kỉ 12-13.

Chúng được đưa vào lưu giữ trong nhà bảo tàng ở Hàn Quốc. Bảo tàng có từ năm 1994 (khởi động từ 1975).

28/10/2016

Ga con đỉa, khu phố ở mỏ than ngay trước

Nhà ga ấy tên là nhà ga Con Đỉa (cách dịch vui ngày trước của tôi).

Một nhà ga gắn bó với bao nhiêu kỉ niệm, mà mỗi lần lâu ngày có dịp trở lại thăm, tôi đều đi bốn xung quanh để ngắm. 

Cuộc hẹn hôm trước, cũng không có gì thay đổi, là ở sảnh chờ nhà ga Con Đỉa. 

20/10/2016

Tới khu vực bến tàu ở miền Tây nước Nhật nơi mà cụ Cường Để xuất phát để vào Thượng Hải

Đọc tư liêu gốc thì thấy nhắc đến các địa danh MoriShimo-ga-seki (hay Shimo-no-seki). Đó là tên của các bến tàu biển ngày trước, hồi đầu thế kỉ XX, cụ Cường Để đã bí mật tới, rồi khai là người Quảng Đông để từ đó mà về được Thượng Hải. Đi trốn mật thám.

Đại khái các cụ Đông Du hay khai mình là người Quảng Đông hay Quảng Tây. Nhiều khi được chính phủ Trung Hoa cấp học bổng cho học ở các trường hồi đó. Nhiều cụ sau khi Đông Du tan rã thì về Trung Hoa đại lục làm việc, ở đó luôn.

12/10/2016

Sờ tay trực tiếp vào hiện vật của cuộc cách mạng công nghiệp làm thay đổi nước Nhật (1850-1910)

Trong vòng chỉ khoảng 50 năm (1850-1910), từ một nước nông nghiệp và đóng cửa, nước Nhật đã nhanh chóng chuyển mình, thành một nước công nghiệp tiên tiến, đuổi kịp phương Tây.

Kì tích đó, vào năm ngoái (2015), đã được UNESCO công nhận. 

Vùng cách mạng công nghiệp Minh Trị trải rộng qua nhiều tỉnh (gồm toàn bộ các tỉnh ở vùng Cửu Châu, và cộng thêm một vài tỉnh liên quan) với 23 điểm đã được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới.

12/08/2016

Quán trọ trên đỉnh núi Phúc Phú Sĩ, nơi dừng chân khoảng 20 năm trước

Nhẩm tỉnh thời gian, giật mình, bởi đã tới hơn 15 năm, và gần 20 năm.

Khi ấy tuổi trẻ đầu xanh, hăm hở đi du lãng các làng bản khu vực núi Nhật Quang (Nikko) vùng miền núi phía Bắc xứ Dâu.