Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn nguyễn-thị-duệ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn nguyễn-thị-duệ. Hiển thị tất cả bài đăng

09/12/2020

Du lãng xứ Đông, thăm đình làng và nhà cha mẹ của hai anh em Trần Nhuận Minh - Trần Đăng Khoa

Trời miền Bắc trở lạnh. Sáng và tối phải mặc áo rất ấm thì mới yên tâm, nhưng tầm trưa thì có lúc nhiệt độ cao do nắng mạnh nên sẽ phải tháo áo tháo khăn quàng.

Tôi với trải nghiệm du lãng nhiều xứ nhiều nơi, đã làm mẫu cho nhóm học sinh việc mặc áo ấm nhiều lớp, để khi nóng lên thì tháo dần ra và vắt vào túi xách hay quấn quanh đâu đó, còn khi lạnh dần lúc về chiều thì lại khoác dần từng lớp trở lại !

13/01/2020

Nữ tiến sĩ Tây học đầu tiên của Việt Nam : Hoàng Thị Nga làng Đông Ngạc

Về truyền thống hiếu học và khoa bảng Nho học của làng Đông Ngạc (Hà Nội) thì, trên Giao Blog có thể đọc lại ở đây.

Nữ tiến sĩ Nho học duy nhất của Việt Nam, là bà Nguyễn Thị Duệ ở Kiệt Đặc (Chí Linh, Hải Dương), thì có thể đọc ở đây.

Bây giờ thì là câu chuyện về nữ tiến sĩ Tây học đầu tiên của Việt Nam: cô Hoàng Thị Nga người làng Đông Ngạc, đã lấy bằng Tiến sĩ Vật lí ở Pháp năm 1935.

Câu chuyện về cô Hoàng Thị Nga thì mới được phát hiện.

Gom về từ các nơi.

27/11/2019

Năm 2019 nhìn lại giáo dục và khoa cử Nho giáo Việt Nam từ Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội)

Khoa thi đầu tiên của lịch sử khoa cử Việt Nam được tính là khoa Tam Giáo (Nho, Phật, Đạo) mở năm Ất Mão niên hiệu Thái Ninh thứ 4 của nhà Lý, tức năm 1075.

Tính từ đó, đến năm 1919 (năm khoa cử Nho giáo chấm dứt tại Việt Nam), thì là tới gần 900 năm. Có nhiều nơi tổ chức hội thảo khoa học nhân sự kiện 100 năm kết thúc khoa cử Nho giáo vào năm nay. Cuộc hôm qua, ngày 26/11, tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) là một trong số đó. Hồi mùa hè thì đã có một cuộc ở Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam (hai cơ quan đồng tổ chức là Viện Nc Hán Nôm và Viện Sử học), xem lại ở đây.

Hôm qua, mình chủ yếu nói về niên đại 1650s.

Thập niên 1650 mang nhiều ý nghĩa với lịch sử trung đại Việt Nam. Khi đó, lãnh thổ Việt Nam ngày nay có ba đàng, là Đàng Trên, Đàng Ngoài, Đàng Trong. Gọi là thế chân vạc (hay đỉnh lập cục diện, hay three kingdoms). Mình nói về Đàng Trên là chính, trong so sánh với hai đàng còn lại. Các trang 118-161 trong kỉ yếu (toàn kỉ yếu gồm 540 trang).

13/06/2019

Giữa biển lửa nắng nóng, gặp anh em họ Trần (Nhuận Minh - Đăng Khoa) và cặp đôi

Hai anh em nhà bác Trần Đăng Khoa thì đã tạm đi nhanh ở đây, trong liên đới với quê hương Điền Trì phủ huyện Nam Sách (nay là xã Quốc Tuấn huyện Nam Sách). Và từ lâu, cũng đã hình thành cặp đôi Trần Đăng Khoa - Hoàng Anh Sướng (ví dụ đọc ở đây).

Hôm nay, giữa cái nóng như phát cháy của Hà Nội, như dự kiến từ lúc đầu, đã gặp cặp anh em và cặp đôi nói trên.

17/05/2019

Văn miếu Mao Điền (Cẩm Giàng, Hải Dương) : nơi hiện phối thờ nữ tiến sĩ Nguyễn Thị Duệ

Nhân vật chúng tôi quan tâm từ lâu là bà Nguyễn Thị Duệ - tương truyền là nữ tiến sĩ duy nhất thời quân chủ, được cả nhà Mạc (thời kì Cao Bằng) và nhà Lê Trịnh coi trọng.

Hiện bà được phối thờ trong văn miếu Mao Điền (từ năm 2002).

13/12/2018

Nhà văn Đặng Văn Sinh lên tiếng : thêm một sản phẩm hư cấu của ông Tăng Bá Hoành ?

Cụ Tăng Bá Hoành hình như đã khá có tiếng trong học giới Đại Việt. Bởi chỗ: cụ có nhiều nghi án "hư cấu" sử liệu và nhân vật lịch sử.

Một dịp, chúng ta đã quan sát sự kiện bà Bùi Thị Hí của gốm Chu Đậu. Người đầu tiên lên tiếng vào quãng năm 2008-2009 là anh Đoan Hùng - một người bạn của Giao Blog (tin tức và bàn luận lúc đó là trên hệ thống blog của Yahoo trước năm 2013). Khi có thời gian, sẽ đưa lại bản lưu cũ về Giao Blog hiện nay.

Bây giờ là trở lại với nhân vật nữ tiến sĩ duy nhất trong lịch sử khoa cử Việt Nam. Đầu tiên, cứ đưa nguyên lên tiếng của nhà văn Đặng Văn Sinh về đây đã.

01/06/2017

Đầu hè 2017, tới viếng đền thầy Chu ở Chí Linh

Thầy Chu, tức Chu tiên sinh, Chu Văn Trinh. Thầy được hậu thế quen gọi là Chu Văn An. Một nhà giáo được đưa vào phối thờ trong Văn Miếu.

Chí Linh là vùng địa linh nhân kiệt, có rất nhiều danh nhân và di tích liên quan. Khu vực có ngôi đền thờ thầy Chu, còn có đền thờ nữ tiến sĩ thời Mạc ở Cao Bằng là Nguyễn Thị Duệ, tức bà chúa Sao Sa. Địa danh hành chính hiện thời là xã Văn An huyện Chí Linh tỉnh Hải Dương.

Lần này, chúng tôi tới Chí Linh vào cuối tháng 5 năm 2017. Ngó lại một chút, thì đúng vào cuối tháng 5 năm 2012, tôi cũng đã ghé nơi đây, vậy là đã 5 năm trôi qua. Dĩ nhiên, từ tháng 5 năm 2012 đến tháng 5 năm 2017, thì đã đi và về giữa Hà Nội - Chí Linh/Sao Đỏ không biết bao nhiêu lần.