Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

30/04/2020

Chống ngoại xâm ở mạn biển Đông Bắc : Đức Ông vùng mỏ là Trần Quốc Tảng hay Hoàng Cần

Xem lại một số bài viết đã công bố của nhà văn Trần Nhuận Minh (hậu duệ của một dòng họ khoa bảng tại làng Điền Trì, Hải Dương, xem thêm ở đây), thì mới biết chi tiết thú vị sau (dẫn nguyên văn):

"Tập đoàn Than và Khoáng sản VN (TKV) dựng tượng đài Hưng Nhượng Đại vương Trần Quốc Tảng tại Cửa Ông, đã nhờ tôi soạn văn bia, khắc và đặt trước tượng đài Ngài (người trực tiếp liên hệ và nhận văn bản do tôi soạn là Giám đốc Cảng than Cửa Ông Hoàng Lâm Chính); Dương Trung Quốc soạn và viết phần chữ Hán."

Tức là đã có một văn bia mới được dựng trước tượng đài Trần Quốc Tảng ở Cửa Ông. Mà lời văn tiếng Việt là do Trần Nhuận Minh viết, còn phần chữ Hán là do Dương Trung Quốc soạn và viết.

Tôi chưa trực tiếp thấy tấm bia ở trước tượng đài Trần Quốc Tảng, nhưng đã thấy nhiều tấm bia dạng Việt - Hán khá kì khôi như vậy ở các nơi khác (khu vực Đền Hùng ở Phú Thọ, khu vực từ đường Nguyễn Công Trứ ở Hà Tĩnh,...). 

29/04/2020

Định kiến với người thiểu số ở Việt Nam, và với người châu Á

Người châu Á thường bị phía phương Tây kì thị. Mà trong tiếng Việt đúc kết thành cái gọi là "châu Á đầu đen". Đầu đen ấy là chỉ chung màu tóc đen của người Trung Quốc, người Việt Nam, người Nhật Bản, người Triều Tiên, người Đài Loan, người Thái Lan,...

Dĩ nhiên, bây giờ, châu Á không chỉ còn là đầu đen, bởi các loại tóc màu nước chè, màu đỏ, màu xanh, màu đủ thứ,... đã thấy ở khắp nơi, cả nơi thị thành cả vùng xa xôi hẻo lánh.

Còn về người dân tộc thiểu số ở Việt Nam, từ lâu, có một cách nói lái mang tính miệt thị là "tông dật". Một ông bạn của mình bây giờ đã là người quản lí một tờ báo ngành, nhưng nhiều năm về trước, hồi còn là sinh viên sống trong kí túc xá Mễ Trì, một sáng thức dậy mà dám dùng từ "tông dật" để nói chuyện với một người bạn là người Dao mạn Bắc Giang. Thế là, người nói chữ "tông dật" ấy suýt nữa bị một trận nhừ tử, nếu không có sự can ngăn kịp thời. Chuyện của thập niên 1990, và tôi thì là người chứng kiến từ đầu đến cuối.

25/04/2020

Những tín đồ Cao Đài danh tiếng : nữ đầu sư Lâm Hương Thanh

Du lãng các cơ sở thờ tự của đạo Cao Đài phái Tây Ninh, đôi khi được nghe những câu chuyện thú vị về bà Lâm Hương Thanh. 

Người kể về độ giàu có của gia đình bà Lâm, bao nhiêu của nả, bao nhiêu gia sản. Người thì kể về việc bà dâng đất lớn cho Cao Đài. Người kể về việc bà đã đứng ra trợ quyên cho hộ pháp Phạm Công Tắc với tâm ý sẵn sàng dâng hiến hầu hết gia sản.

Sáng tạo Việt : Bphone 3 của nhóm BKAV - Nguyễn Tử Quảng

Bphone của nhóm BKAV - Nguyễn Tử Quang đã làm xôn xao dư luận cộng đồng mạng từ nhiều năm trước (xem lại ở đây, tháng 5 năm 2015).

Qua các đời phát triển, đã có Bphone 3, rồi hiện tại là đến Bphone 4 (do đại dịch Cô Vy mà lùi ngày ra mắt từ tháng 4 xuống tháng 5).

Tôi là một trong những người ủng hộ cho tinh thần tự lập của Bphone, bằng hành động thiết thực, tức không chỉ nhìn và nói, mà đã liền mua và sử dụng Bphone.

Đại khái, bây giờ đã bắt đầu có thể ghi nhận được về Bphone, mà thực cảm nhất là Bphone 3. Có lẽ sẽ cần trải nghiệm với Vsmart của nhóm Vin - Phạm Nhật Vượng để định rõ hơn nữa về sáng tạo Việt.

24/04/2020

Tình cảnh nhân loại trước đại dịch bệnh : những con Cô Vy đặc chủng Đại Việt ăn rỗng đất nước

Vẫn trong thời gian giãn cách xã hội để chống dịch Cô Vy (từ ngày 23/4 thì đã có chỉ thị nới lỏng), chúng ta thấy ông Nguyễn Bắc Sơn ra hầu tòa ở vụ đại án AVG với bộ diện đeo khẩu trang (xem ở đây).

1. Ông Nguyễn Bắc Son, rồi người kế nhiệm ông là ông Trương Minh Tuấn, đều là các đảng viên. Họ từng tự xem mình là ở tuyến đầu chống tham nhũng, chống diễn biến hòa bình (xem sách chuyên luận của ông Trương về chống diễn biến hòa bình ở đây). Nhưng trên thực tế, các ông đảng viên này lại chính là những tay tham nhũng khủng.

Ông Son nhận một vụ hối lộ với số tiền lên tới 3 triệu USD, tiền tươi thóc thật của một vụ, thế mà còn đang bai bải kêu quá nặng với án chung thân. 

22/04/2020

Đọc lại Lê-nin và về Lê-nin, trong đại dịch Cô Vy

2020, hạ tuần tháng 4, nhiều nơi đang có những hoạt động kỉ niệm dành cho lãnh tụ Lê-nin. Bản thân mình, thì đầu năm 2020, có một bài in trong sách chung mới ra, mà trong đó, mình bàn đến khái niệm "dân tộc tự quyết" do Lê-nin đưa ra (đã điểm tin ở đây).

Bây giờ thì đọc một ít tư liêu liên quan, mà bài đầu tiên là của Phan Khôi viết năm 1930 (đăng trên tờ Trung Lập thời đó).

21/04/2020

Điện ảnh Việt thời kì đầu : nhà Hương Ký, phim Kim Vân Kiều

Mốc khởi đầu của điện ảnh Việt là thập niên 1920. Thú vị là, lớp diễn viên đầu tiên lại có cả cụ Phan Bội Châu. Cụ được nhà đương cục mời làm diễn viên cho chính phim về cuộc đời cụ, đã kể ở đây (năm 2013).

Hồi đầu tiên đó, là gắn với hãng phim Đông Dương, hãng phim Á Châu và nhà Hương Ký (đã đi một ít ở đây), là gắn với những bộ phim truyện đầu tay mà một trong số đó là Kim Vân Kiều (đã đi ở đây). Ảnh về phim Kim Vân Kiều ấy đại khái như dưới đây.

20/04/2020

Thư pháp Hán Nôm của người Việt (xung quanh cuốn sách của Nguyễn Hữu Sử)

Cuốn Thư pháp Việt Nam của Nguyễn Hữu Sử, sau khi ra đời, bên cạnh một số lời khen, thì liền có một nghi vấn đạo văn nặng nề. Xem cụ thể loạt bài của Lê Quốc Việt viết về việc Sử đã biển thủ tư liệu các loại như thế nào, ở đây (lên bài từ tháng 8 năm 2017).

Ở đây, đưa ba bài điểm sách với âm hưởng chủ đạo là khen, xuất hiện trước khi và sau khi sách ra. Hai bài trên báo chính thống của Việt Nam (Nhân DânTia Sáng), một bài trên mạng tiếng Trung.

19/04/2020

Tôn giáo và nghệ thuật Ấn Độ, qua bộ "The Best Indian Sculptures" của Sabya

Sabya Sachi Ghosh, gọi tắt đã Sabya, đang thực hiện một bộ sưu tập lớn với tựa đề The Best Indian Sculptures. Thú vị là anh cho trực tuyến luôn, để chúng ta có thể truy cập và thưởng thức một cách dễ dàng nhất.

Sabya chỉ viết một cách đơn giản như sau, coi như là lời dẫn:

"
The Best Indian Sculptures
This album contains the best ancient Indian sculptures I have come across. I have omitted the sculptures of Delwara, Mount Abu, Rajasthan as the Delwara Jain Temple does not allow photography, and I am yet to visit Tripura and Nagaland and capture it's sculptural treasures...
"

Quan trọng nhất là chi tiết "I have come across".

18/04/2020

Văn nghệ Thứ Bảy : cảm giác Cầu Giấy xa lắc xa lơ của người Hà Nội thời chống Mỹ

Nhà văn Nguyễn Bảo Sinh mới đưa lên một đoạn kí ức của ông về ô Cầu Giấy ở Hà Nội thời chiến tranh chống Mĩ. 

Hồi ấy, Cầu Giấy tựa như một vùng quê mùa ở rất xa, nhà văn viết:
"Từ Ô Cầu Giấy vào thăm thủ đô, phải chờ tầu điện ở gần Voi Phục. Tàu điện từ Bờ Hồ tới đây là hết đường. Cuối đường tàu có barierre chắn lại. Barierre làm bằng tà vẹt Tầu. Kỷ niệm khó quên của sinh viên trường Đại học Sư phạm là đoạn đường từ trường tới bến tầu dài đến gần 2km, sinh viên phải cuốc bộ. Voi Phục thời 1950 đối với người Hà Nội coi như xa lắc. Học sinh Hà Nội đi cắm trại ở Voi Phục có cảm tưởng như ngày nay ta lên tận Sapa."
(tôi có mạo muội chỉnh mấy con chữ cho đúng chuẩn chính tả hiện nay)

17/04/2020

Tình cảnh nhân loại trước đại dịch bệnh : thuyết đại âm mưu đang trở lại

Sau một thời gian có vẻ đã có sự nỗ lực chung cùng sự thấu hiểu lẫn nhau, thì bây giờ, mấy ngày nay, thuyết đại âm mưu xung quanh đại dịch Cô Vy lại đang bùng lên từ các nơi.

Thuyết thì qui nguồn là sự chuẩn bị cho vũ khí sinh học của phía Trung Quốc.

Thuyết thì lại qui cho phía quân đội Mĩ.

Và những thuyết khác nữa.

Văn hóa Chăm với văn hóa Việt, và dấu ấn ngôn ngữ (bài Lý Tùng Hiếu)

Bài đăng trên Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ, năm 2014.

16/04/2020

Viếng mộ chí sĩ Trần Đông Phong ở Tokyo (bài Nguyễn Thị Oanh)

Bài đã lên trang của Văn hóa Nghệ An.

Theo bản đưa lên Fb của tác giả, thì bài cũng đã in trong tạp chí Đông Nam Á.

Bác Oanh có cho biết lần viếng mộ cụ Trần Đông Phong vào tháng 10 năm 2018 là lần thứ hai trong đời. Còn trước đó thì năm 1993, bác đã theo học giả Takeuchi (một học giả nghiên cứu về Việt Nam và Trung Quốc) tới viếng lần đầu tiên.

Tuy nhiên, chắc do nhầm, nên qua mấy lần in rồi, vẫn đều ghi khoảng cách từ 1993 đến 2018 là 35 năm. Vì bác Oanh có viết mấy câu như sau:

14/04/2020

Một thực trạng ở địa phương Việt Nam hiện nay: đầu gấu làng và xã hội đen phố (trường hợp Thái Bình)

Về nạn đấu gấu ở làng thì, trên Giao Blog, đã có những ghi chép trải nghiệm thực tế từ nhiều năm nay. Ví dụ đọc lại ở đây (2016) hay ở đây (2018).

Có những khi cảm thấy làng xã được quản lí ngầm bởi các băng đảng đầu gấu. Hễ chuẩn bị khởi sự gì đó (xây cất nhà cửa, gặt lúa,...), là đầu gấu sẽ đến làm luật.

Bây giờ, thì nhìn thêm một hiện thực nữa: xã hội đen phố. Có nghĩa là, ở làng thì là đầu gấu làng, còn ở phố thì là xã hội đen phố.

xã hội đen phố thì trường hợp cận cảnh là cặp anh chị Đường Nhuệ (Nguyễn Thị Dương và Nguyễn Xuân Đường) ở thành phố Thái Bình. Theo điều tra, nhóm xã hội đen này có một cơ sở làm ăn là Hiệp hội tang lễ Thái Bình.

Cụ thể là (xem chi tiết ở dưới):