Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn cờ-đen-lvp. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn cờ-đen-lvp. Hiển thị tất cả bài đăng

11/05/2020

Sử liệu quanh ta : mộ đá của Quan Năm bị Cờ Đen hạ ngày 19/5/1883

Đó là trận chiến Cầu Giấy danh tiếng. 

Cầu Giấy ngày nay thì sấm uất, nhưng mấy chục năm về trước thì quê mùa và hoang vắng lắm. Nhắc đến Cầu Giấy là nghĩ ngay ra cảnh làng xóm nhà quê với đống rạ, con trâu, ruộng lúa. Hồi ngày xưa, trường học ở Hà Nội cho học sinh đi cắm trại ở công viên Thủ Lệ, tức là cửa ngõ vào Cầu Giầy, mà đã tưởng là đi xa lắc xa lơ tận Sapa (xem lại kí ức của người Hà Nội đã sống những năm tháng ấy, ở đây).

Đúng cái địa bàn Cầu Giấy ấy. Đúng ngày 19/5 năm 1883, Quan Năm (Henri Laurent RIVIÈRE) của Pháp đã bị quân mai phục của tướng cờ đen Lưu Vĩnh Phúc bắn hạ tại Cầu Giấy. 

Người Pháp sau này đã xây mộ Quan Năm ở chính khu vực Cầu Giấy.

Đến ngày 11/5 năm nay, tức năm 2020, ngôi mộ ấy vẫn còn. 

18/04/2020

Văn nghệ Thứ Bảy : cảm giác Cầu Giấy xa lắc xa lơ của người Hà Nội thời chống Mỹ

Nhà văn Nguyễn Bảo Sinh mới đưa lên một đoạn kí ức của ông về ô Cầu Giấy ở Hà Nội thời chiến tranh chống Mĩ. 

Hồi ấy, Cầu Giấy tựa như một vùng quê mùa ở rất xa, nhà văn viết:
"Từ Ô Cầu Giấy vào thăm thủ đô, phải chờ tầu điện ở gần Voi Phục. Tàu điện từ Bờ Hồ tới đây là hết đường. Cuối đường tàu có barierre chắn lại. Barierre làm bằng tà vẹt Tầu. Kỷ niệm khó quên của sinh viên trường Đại học Sư phạm là đoạn đường từ trường tới bến tầu dài đến gần 2km, sinh viên phải cuốc bộ. Voi Phục thời 1950 đối với người Hà Nội coi như xa lắc. Học sinh Hà Nội đi cắm trại ở Voi Phục có cảm tưởng như ngày nay ta lên tận Sapa."
(tôi có mạo muội chỉnh mấy con chữ cho đúng chuẩn chính tả hiện nay)