Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn tang-chế-Việt. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn tang-chế-Việt. Hiển thị tất cả bài đăng

28/11/2023

Lặng lẽ quan sát từ xa : người thứ hai sẽ được rải tro cốt xuống sông biển Nam Bộ

Người đầu tiên, tôi quan sát lặng lẽ từ xa, là học giả Tạ Chí Đại Trường. Tro cốt của ông được gia đình và bè bạn rải xuống sông Soài Rạp. Xem lại trên Giao Blog ở đây (tháng 3 và tháng 5 năm 2016).

Một chút kỉ niệm về nhà sử học họ Tạ (1935-2016), ở thời gian gần cuối cùng của ông trên thế gian này, được điểm vắn tắt ở đây (tháng 8 năm 2015). Thật ra, tôi chưa từng hàn huyên với Tạ Chí Đại Trường trực tiếp lần nào. Một lần ông về Hà Nội, thì tôi bận mải đi vùng sương mù Vân Hồ nên không có được điều kiện hàn huyên, chỉ gặp mặt được chốc lát.

Năm 2023, tháng 11, người thứ hai tôi quan sát từ xa lặng lẽ, là học giả tu sĩ Tuệ Sỹ (1943-2023). Trên Giao Blog, tôi đã chú ý đến phần việc quan trọng của Tuệ Sỹ là chương trình dịch Đại Tang kinh (xem lại ở đây).

17/10/2023

Việt Nam phong tục : Cư tang và đạo hiếu

Đợt vừa rồi, có cho học sinh đọc tài liệu đông tây về phong tục Việt Nam truyền thống trong bối cảnh Đông Á. Ở phần chuyên khảo về bài vị thì có nhiều ý tưởng và sáng tạo mới (có luôn sản phẩm) của học sinh, làm mình bất ngờ đến thích thú !.

Về cư tang, trong đó nội dung "cư tang và đạo hiếu ở vùng Đông Á" (các nước chịu ảnh hưởng Nho giáo), thì mình có sử dụng nhanh bản viết ngắn gần đây của chính mình (chưa công bố). 

19/10/2022

Chính trị gia, học giả Phạm Như Cương đã từ trần (1928-2022)

Giáo sư Phạm Như Cương đã từ trần vào trung tuần tháng 10 năm 2022. Tang lễ của ông được cử hành vào buổi sáng Thứ Hai ngày 17 tháng 10, tại Nhà tang lễ quốc gia.

Mở đầu là cáo phó của gia đình và cáo phó đăng trên báo Nhân Dân.

22/10/2021

Nghi lễ Phật giáo : tang lễ hòa thượng Thích Phổ Tuệ theo nghi thức Phật giáo cao nhất

Đại lão hòa thượng Thích Phổ Tuệ vừa tạ thế, hưởng thọ 105 tuổi (1917-2021).

Theo cáo phó vừa phát đi của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, tang lễ của hòa thượng sẽ được cử hành theo nghi thức Phật giáo cao nhất.

19/06/2021

Văn nghệ Thứ Bảy : lời ai điếu xúc động và mực thước về Nguyễn Văn Vĩnh của Phan Khôi năm 1936

Nhà báo học giả Nguyễn Văn Vĩnh mất tháng 5 năm 1936 tại Lào trên đường đi khai thác vàng (cùng đi có một người bạn Pháp, một số người theo hầu, một lái xe). Cụ mất trên thuyền.

Linh cữu Nguyễn Văn Vĩnh được đưa về Hà Nội, quàn tại trụ sở của Hội Tam điểm lúc đó. Có tới  3 vạn người từ khắp Bắc Trung Nam tới viếng. Nhân sĩ trí thức cả nước, ví như cụ Phan Bội Châu, cụ Bùi Kỉ, cụ Huỳnh Thúc Kháng, đều gửi lời điếu.

Đám tang của Nguyễn Văn Vĩnh có tới gần 2 vạn người tham dự, đoàn đưa tang kéo dài hàng cây số.

Trong các lời điếu lúc đó, đáng chú ý là bài của Phan Khôi. Cụ Phan rất xúc động, nhưng cũng rất mực thước. Cụ nói rõ ngay lúc đó, rằng: Nguyễn Văn Vĩnh có nhiều công lao nhưng không đáng phải dựng tượng đồng mà tôn thờ mãi mãi, đồng thời, cũng có nhiều việc nhà Nho khắt khe với Nguyễn Văn Vĩnh cũng không làm sao hóa giải được. Phan Khôi không cho Nguyễn Văn Vĩnh là "văn hào" hay "đại văn hào". Lí do chính được đưa ra là: trước sau, Nguyễn Văn Vĩnh chỉ là một dịch giả lớn, mà hầu như không có trước thuật gì đáng nói tới.

25/03/2021

Sau tang lễ nhà văn Nguyễn Huy Thiệp (sau ngày 24/3/2021)

Tang lễ nhà văn đã được tổ chức long trọng vào buổi sáng ngày 24 tháng 3 năm 2021, tại Nhà tang lễ quốc gia (Hà Nội) bởi Hội Nhà văn Việt Nam và gia đình (xem ở đây).

Từ đây trở xuống là những luận bàn từ sau tang lễ.

23/02/2021

Tang ma ở Đại Việt đầu thế kỉ XXI : trường hợp Tang lễ cấp Nhà nước

Có tang lễ của người bình dân.

Có tang lễ của những người có danh vọng trong xã hội, ví dụ xem ở đây.

Có tang lễ các cấp theo qui định của chính phủ và chính đảng (cấp cao, nhà nước, quốc tang).

Mỗi loại như vậy nên có cách trần thuật riêng.

13/07/2020

Nhớ lại 10 năm và hơn 50 năm : khai quật và hoàn táng thi hài vua Lê Dụ Tông (1958, 2010)

Vua Lê Dụ Tông (1679-1731) ở vương quốc Đàng Ngoài dù không liên quan trực tiếp tới các vua Mạc ở Đàng Trên (vương triều Mạc thời kì Cao Bằng 1593-1685, đọc ở đây), nhưng là một vị vua thú vị, nên trong quan hệ giữa Đàng Ngoài với Đàng Trên, ở chỗ này chỗ kia, tôi đã đề cập.

Ông vua Lê Dụ Tông có hai niên hiệu quan trọng: Vĩnh Thịnh và Bảo Thái. Thời Bảo Thái thì gắn với danh nhân Nguyễn Tông Quai (1693-1767, thầy của Lê Quý Đôn) - là một chủ đề nghiên cứu lâu năm của tôi (ví dụ đọc ở đây và ở đây).

Bây giờ là nhớ lại chuyện của 10 năm trước. Đó là đầu năm 2010, chính phủ Việt Nam đã tổ chức lễ hoàn táng thi hài của vua Lê Dụ Tông trở lại xứ Thanh, sau gần 50 năm khai quật (người ta tìm thấy mộ của ông vào năm 1958; đến năm 1964 thì đưa về Hà Nội, mở ra trước sự chứng kiến của Thủ tướng Phạm Văn Đồng). Đáng chú ý là, lễ hoàn táng năm 2010 có Trưởng Ban Tổ chức Lễ hoàn táng (coi như ngang với Trưởng Ban tang lễ) là ông Trần Chiến Thắng - lúc đó là quan chức ngành văn hóa nước nhà. Nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu có tham dự (xem lại một ít tin cụ Phiêu trong liên quan tới giới các nhà ngoại cảm, ở đây).

Quan tài của nhà vua làm bằng gỗ Ngọc Am (tức gỗ pơmu). Chắc là ngang ngang với gỗ Nam (nanmu) mà các vua Mạc Kính Diệu và Mạc Nguyên Thanh đã cung tiến để Thượng Khả Hỉ xây cất chùa Đại Phật ở Quảng Châu, ngày nay loạt cột gỗ Nam ấy vẫn còn ở Quảng Châu (xem lại ở đây và ở đây)

04/06/2020

Bia miệng và bia mạng ngàn năm : ba người ấy chỉ là một người

Dân gian nói "bia miệng" hay "bia miệng ngàn năm" (đảo lại thành "ngàn năm bia miệng"). Bây giờ, Giao Blog đặt thêm từ mới là "bia mạng", mà mạng ở đây là mạng internet, mạng lưới liên thông toàn cầu.

1. Từ bia mạng ngàn năm cùng với cụm "bia miệng và bia mạng ngàn năm" được sử dụng bắt đầu từ hôm nay, 4/6/2020.

2. Ba người ấy chỉ là một người, có nghĩa là:

- Người hát trong Hội nghị Trung ương,
- Người đọc thơ trước Quốc hội,
- Người đọc điếu văn trong tang lễ tướng quân năm nào

đều là một người.

Tướng quân thì là cụ Trần Độ (có thể đọc trên Giao Blog ở đây hay ở đây).

Còn một người ấy là cựu cán bộ đoàn Vũ Mão. Ông vừa từ trần (1939-2020).

14/04/2020

Một thực trạng ở địa phương Việt Nam hiện nay: đầu gấu làng và xã hội đen phố (trường hợp Thái Bình)

Về nạn đấu gấu ở làng thì, trên Giao Blog, đã có những ghi chép trải nghiệm thực tế từ nhiều năm nay. Ví dụ đọc lại ở đây (2016) hay ở đây (2018).

Có những khi cảm thấy làng xã được quản lí ngầm bởi các băng đảng đầu gấu. Hễ chuẩn bị khởi sự gì đó (xây cất nhà cửa, gặt lúa,...), là đầu gấu sẽ đến làm luật.

Bây giờ, thì nhìn thêm một hiện thực nữa: xã hội đen phố. Có nghĩa là, ở làng thì là đầu gấu làng, còn ở phố thì là xã hội đen phố.

xã hội đen phố thì trường hợp cận cảnh là cặp anh chị Đường Nhuệ (Nguyễn Thị Dương và Nguyễn Xuân Đường) ở thành phố Thái Bình. Theo điều tra, nhóm xã hội đen này có một cơ sở làm ăn là Hiệp hội tang lễ Thái Bình.

Cụ thể là (xem chi tiết ở dưới):

27/08/2019

Phong trào "quốc tang" nhưng "gia táng" : bây giờ, chính phủ mới bắt đầu để ý

Tháng 9 năm 2018, tức khoảng một năm trước, đã viết một bài ngắn với tiêu đề Sáng tạo mới sau 30 năm Đổi Mới : "quốc tang" nhưng "gia táng" (làm ma thì quốc gia, chôn thì mộ nhà). Xem lại ở đây.

10/03/2019

Họp tổ dân phố đầu năm 2019 : ghi chép nhanh

Hơn mười năm nay, trên Giao Blog (tính từ thời hệ thống Yahoo), tiện dịp thì vẫn thi thoảng nhắc đến bác tổ trưởng tổ dân phố độc đáo ở chỗ mình. Bác là một hậu duệ của cụ thổ ti tổng đốc lừng tiếng ngày xưa, ví dụ đã kể ở đây (năm 2014) hay ở đây.

Mấy năm nay, chỗ bác tổ trưởng cho kẻ dòng chữ đúng y như báo Nhân Dân chỉ dẫn, đã được thay bằng loạt hoa do đoàn thanh niên phụ trách rồi. Tức là độ ba năm nay, mỗi dịp Tết đến xuân về không còn dòng chữ ấy nữa. Thế cho nên, có lẽ chỉ còn thấy được hình ảnh cũ trong ảnh chụp của mình.

07/10/2018

Hỏa táng của người Khơ-me : văn minh phương Nam nơi quê chồng của Huyền Trân công chúa

Công chúa Huyền Trân của Đại Việt được gả cho vua Chăm. Vua Đại Việt phải đưa con gái yêu của mình đi "biệt xứ" để mong giữ yên thành trì đất Bắc, và, còn được nhận quà cưới của con rể là hai châu ở phía Nam.

Lúc vua Chăm qua đời. Lẽ ra, Huyền Trân cũng phải lên giàn hỏa thiêu để đi theo hầu nhà vua ở thế giới bên kia, theo đúng luật vương quốc Champa.

07/03/2015

Tranh nhau quệt máu ngài lấy phúc, uống nước chảy ra để chữa bệnh

“Mọi người chen đến đông lắm, ai cũng đòi quệt máu của ngài nhưng cha sứ không cho. Chỉ đến khi cha hứa là sẽ lấy bông thấm máu rồi chia cho mọi người thì mọi người mới chịu, chứ chen lấn, xô đẩy kinh lắm