Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn phú-trạm-inrasara. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn phú-trạm-inrasara. Hiển thị tất cả bài đăng

18/01/2025

Văn nghệ Thứ Bảy : Thơ Việt mở đầu năm Rắn 2025 - Nữ sĩ họ Vi và bài thơ bay lên

Về thơ Vi Thùy Linh, trên Giao Blog, có thể đọc lại ở đây (năm 2010) hay ở đây (năm 2015).

Có một lần, lâu lắm rồi, nhà thơ Inrasara (tức Phú Trạm) có nói với tôi về chất Vi Thùy Linh trong thơ Việt đương đại, anh gọi là "mùi Linh".

"Mùi Linh", hóa ra là một từ mà Phú Trạm mượn dùng lại từ nhà phê bình Nguyễn Hưng Quốc (hiện đang cư trú ở Úc). Đại khái, NHQ thẩm thơ và tìm ra cái gọi là "mùi Linh" - một vị riêng không lẫn được vào đâu.

Đầu năm, ta cùng thẩm lại "mùi Linh", mở đầu là một bài mà nữ sĩ họ Vi vừa cho đăng trên báo Hưng Yên.

16/04/2016

Người Chăm hành hương về xứ Chăm (bài Phú Trạm)

Nơi ấy xem là một thánh địa của người Chăm. Gắn với thần sóng biển Po Riyak. Ông Tạ Chí Đại Trường đã từng có ý gắn Tứ Vị Thánh Nương (ở đền Cờn, Nghệ An) với Po Riyak. Thật ra, ngay bản thân Po Riyak cũng là truyền thuyết ngoại nhập, vốn không phải của Chăm.

Nơi mà thần Po Riyak của người Chăm ngự, thì nay, đang dần dần cuốn vào khu vực nhà máy điện hạt nhân.

25/10/2015

02/06/2015

Thế nào là làm giàu bằng văn hóa dân tộc (bài Phú Trạm)

Trích: "Về hiện tương 3 KHÔNG trong xã hội Cham: không đĩ điếm, không ăn xin, không mù chữ, thuở sinh thời, nhạc sĩ Tantu và tôi thảo luận rất kĩ, và cho rằng đó là ba cái ưu việt của chế độ mẫu hệ Cham. Năm 2004, tôi có viết về “3 không” này đăng trên Chamyouth.com với những câu chuyện và dẫn chứng khá thú vị. Dĩ nhiên chúng tôi cũng bàn qua về những “cá biệt” không tránh khỏi.
Tôi sẽ trở lại chủ đề này một ngày gần đây" (toàn văn xem ở dưới).

Bài của anh Phú Trạm, tức Inrasara. Một thi sĩ gốc Chăm, đồng thời là nhà biên khảo về văn học - văn hóa Chăm.