Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn trần-trọng-dương. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn trần-trọng-dương. Hiển thị tất cả bài đăng

25/11/2020

Về tiếng Việt, chữ Việt, người Việt trong tranh luận trên mạng cuối năm 2020

Liếc thấy có tranh luận của nhóm các bác cao niên Nguyễn Hải Hoành, Trần Xuân Hoài và các anh em nhóm trẻ tuổi, ở trên không gian mạng, một ít ngày gần đây.

Mình với tư cách người quan sát, sẽ đưa dần các bài về đây.

Thật ra, với cụ Hoành, mình đã có một ghi chép nhanh hồi tháng 8 năm 2020, ở đây. Bận mải nên còn chưa có dịp quay trở lại với các ghi chép nhanh ấy.

20/05/2020

938 hay năm nào nên xem là thực sự kết thúc ngàn năm Bắc thuộc, mở ra kỉ nguyên độc lập

Tôi đã tạm nêu quan điểm của tôi rồi (xem ở đây). Sắp tới thì cho công bố. Mà thế nào, quan điểm của tôi lại ngẫu nhiên trùng với học giả tận thập niên thứ hai của thế kỉ XX (tức 1910s) ! Chạy một vòng, thì lại về đầu thế kỉ XX ! Đến đầu thế kỉ XXI (tức 2000s và 2010s) mới thấy được cơ sở vật chất cho ý tưởng có hơn 100 năm trước ! Sự tồn tại đích thực của vật chất đã mang tính quyết định cho nhận thức.

Hồi 1910s, người ta dùng chữ là "thuộc Trung Nguyên". Sau này, từ 1920s với nhóm Trần Trọng Kim, mới dùng cho gọn lại thành "Bắc thuộc".

Dưới đây là quan điểm các học giả gần đây.

20/04/2020

Thư pháp Hán Nôm của người Việt (xung quanh cuốn sách của Nguyễn Hữu Sử)

Cuốn Thư pháp Việt Nam của Nguyễn Hữu Sử, sau khi ra đời, bên cạnh một số lời khen, thì liền có một nghi vấn đạo văn nặng nề. Xem cụ thể loạt bài của Lê Quốc Việt viết về việc Sử đã biển thủ tư liệu các loại như thế nào, ở đây (lên bài từ tháng 8 năm 2017).

Ở đây, đưa ba bài điểm sách với âm hưởng chủ đạo là khen, xuất hiện trước khi và sau khi sách ra. Hai bài trên báo chính thống của Việt Nam (Nhân DânTia Sáng), một bài trên mạng tiếng Trung.

20/01/2020

Cuối năm xem lại văn bia cổ nhất (năm 618 thời thuộc Tùy) trong liên quan với Tam Giới

Bây giờ, đang xem lại văn bia khắc chữ Hán cổ nhất hiện còn ở Việt Nam, là bia dựng năm Đại Nghiệp 14 thời nhà Tùy (tức năm 618).

Suy nghĩ về mối quan hệ của nó với Tam Giới (vừa là Phật giáo, vừa là Đạo giáo).

Đi một ít bài liên quan.

19/10/2019

Lại về chữ Nôm và vấn đề văn bản học của sử liệu Đại Việt: ở Mĩ có Brain Wu vừa lên tiếng tiếp

Đầu tiên cần nói rõ là, mình rất coi trọng chữ Nôm, bởi một mảng nghiên cứu của mình thì gắn bó sâu sắc với chữ Nôm. Nhưng song song với đó, thì vẫn đang tiếp tục phê phán chữ Nôm từ góc nhìn về tư duy Việt Nam.

Chữ Nôm và tư duy Việt Nam thì mình đã trình bày tương đối tổng quan ở đây. Về cơ bản, quan điểm của mình, thì chữ Nôm là dạng "người thế nào bó rào thế vậy" hay "của làm sao chiêm bao làm vậy" (cách nói dân dã), phản ánh một sự hời hợt trong tư duy và không dám làm cách mạng toàn diện (về học thuật và tư tưởng) của người Việt trong suốt cả ngàn năm.

06/08/2019

Nguồn gốc người Việt: Một lược sử tư tưởng (bài Trần Trọng Dương)

Bài đã đi được 1 kì trên Tia Sáng. Vẫn đang lên tiếp.

Hôm nay, đưa về kì 1 trước. Bổ sung cập nhật theo bản lên bên Tia Sáng.

Thật ra chữ "Hán nhân" và "Hán dân", cần nhìn rộng ra nữa, chứ chỉ bó hẹp vào Đại Việt là khá nguy. Về cơ bản tác giả thiếu kiến thức về dân tộc học, nên những đoạn thế này là sai toét:

27/12/2018

Lại câu chuyện liêm chính học thuật ở Đại Việt - dịp cuối năm 2018

Đã nghe trực tiếp câu chuyện này từ sớm một cách ngẫu nhiên, từ hồi tháng 11 năm 2018. Nhưng cuối năm thì ai cũng bận mải, nên chỉ biết vậy, không ngó ngàng được gì.

Bây giờ thì đã lên mặt báo chính thống. Vẫn là đang tiếp tục câu chuyện ở đây (từ hồi tháng 7 năm 2018).

08/08/2016

Quốc hiệu "Đại Cồ Việt" với nghĩa "Nước Việt lớn theo Cồ Đàm" : thêm một luận giải ủng hộ

Luận giải này ủng hộ cho thuyết "Cồ" trong "Đại Cồ Việt" có nghĩa là "Cồ Đàm", tức chỉ tên của Đức Phật Thích Ca. 

Ông vua Đinh Tiên Hoàng đã đặt tên nước mình theo chủ nghĩa Phật giáo của Cồ Đàm, và là một nước lớn (tuy lúc đó, lãnh thổ của ông còn khá chật chội). Quốc hiệu của Đại Cồ Việt bây giờ là "Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam". Về cơ bản là giống nhau ở chỗ theo một chủ nghĩa nào đó. 

Thuyết "Cồ = Cồ Đàm = Phật" đã được một số học giả đưa ra trước đây (Nguyễn Khắc Kham, An Chi,...).