Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn Cầu-Giấy. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Cầu-Giấy. Hiển thị tất cả bài đăng

28/06/2023

Hệ thống thư viện cấp quận của Hà Nội hiện nay - ghi chép nhanh tháng 6 năm 2023

Bước vào nghỉ hè, bọn trẻ muốn đến đọc thử ở thư viên gần nhà. Tôi gợi ý về "thư viện quận", rồi vào tìm hiểu ngay.

Chiều 27/6, tôi tới thư viện quận Cầu Giấy trên đường Nguyễn Phong Sắc, lúc đó đã hơn 4 h chiều, thấy cổng dạng tự động được đóng kĩ, gọi người thì không thấy. Phòng bảo vệ cũng không có ai trực. Nhìn vào thì thấy có một tốp thợ đang làm gì đó ở bên trong tầng 1. Nhìn lên tầng 2 thì thấy hình như có biển cấm vào.

Vẫn tạm thời xem như mình đến muộn (dù mới hơn 4 h chiều), nên lặng lẽ ra về. 

14/06/2022

Hà Lội 2022 - trung tuần tháng 6

Trận mưa lớn đêm 13 rạng sáng ngày 14 tháng 6 năm 2022 lại biến Hà Nội thành Hà Lội. Từ trong đêm, đã thấy người dân đưa hình ảnh cùng lời kêu cứu trong các nhóm zalo.

Dĩ nhiên, Hà Nội đã có truyền thống Hà Lội từ xa xưa rồi. Trong du kí của các nhà du lịch hay nhà buôn phương Tây thời thế kỉ 17-19, đã thấy có những đoạn miêu tả mưa làm cả kinh thành lội bì bõm. 

70 năm trước, vào mùa hè năm 1952, cũng Hà Lội dĩ nhiên rồi. Xem lại ở đây.

18/05/2021

Đền Quán Đôi bên bờ sông Tô Lịch, và câu chuyện trấn yểm Cao Biền

Đền Quán Đôi thuộc phường Nghĩa Đô quận Cầu Giấy ngày nay. Đền nằm ngay bên cạnh dòng sông Tô Lịch, nhìn ra khu vực được xem là có trấn yểm của Cao Biền ngày trước.

Có nhiều câu chuyện thú vị xung quanh ngôi đền và khu vực xung quanh.

07/12/2020

Làng hóa phố ở Hà Nội : về làng Giàn (Trung Kính), qua ghi chép của người làng Trần Minh Hải

Gần đây, trên Fb xuất hiện loạt ghi chép rất thú vị của bác Trần Minh Hải về chính ngôi làng của bác - đó là làng Giàn (Trung Kính) ở bên cạnh dòng sông Tô Lịch, nay thuộc quận Cầu Giấy thành phố Hà Nội.

Bác viết theo lối tự truyện, chỉ cần kể những chuyện cũ chuyện mới về chính ngôi làng của mình, gia đình mình, họ tộc mình, bạn bè mình,...là thành một chuỗi ghi chép rất thú vị.

20/08/2020

Dòng sông Tô Lịch trước nguy cơ tận diệt bằng "cống hóa" ("sử học" vs "cống hóa học")

Cống hóa sông Tô Lịch - cụ thể là biến sông Tô Lịch hiện nay thành ra một cái cống dài - thì lần đầu tôi nghe, quãng khoảng 10 năm trước, lúc Hà Nội tổ chức kỉ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.

Mà thú vị là nghe từ một chú tắc-xi chuyên nghiệp. Chú ấy chở mình tới một địa điểm nào đó, và có đi dọc theo Tô Lịch một đoạn, rồi đưa ra ý tưởng vậy. Tức là muốn biến "sông Tô Lịch" thành ra "cống Tô Lịch".

Đó là ý tưởng của cánh lái xe muốn có được đường bộ trong nội thành rộng hơn một chút ! Một lái xe trung niên của hãng tắc-xi Ba sao (hồi ấy, mình hay gọi Ba sao, mà chưa có ứng dụng gọi Grab như sau này).

Nhưng gần đây, thấy các quan chức Hà Nội đưa ý tưởng tương tự (đọc lại ở đây).

11/05/2020

Sử liệu quanh ta : mộ đá của Quan Năm bị Cờ Đen hạ ngày 19/5/1883

Đó là trận chiến Cầu Giấy danh tiếng. 

Cầu Giấy ngày nay thì sấm uất, nhưng mấy chục năm về trước thì quê mùa và hoang vắng lắm. Nhắc đến Cầu Giấy là nghĩ ngay ra cảnh làng xóm nhà quê với đống rạ, con trâu, ruộng lúa. Hồi ngày xưa, trường học ở Hà Nội cho học sinh đi cắm trại ở công viên Thủ Lệ, tức là cửa ngõ vào Cầu Giầy, mà đã tưởng là đi xa lắc xa lơ tận Sapa (xem lại kí ức của người Hà Nội đã sống những năm tháng ấy, ở đây).

Đúng cái địa bàn Cầu Giấy ấy. Đúng ngày 19/5 năm 1883, Quan Năm (Henri Laurent RIVIÈRE) của Pháp đã bị quân mai phục của tướng cờ đen Lưu Vĩnh Phúc bắn hạ tại Cầu Giấy. 

Người Pháp sau này đã xây mộ Quan Năm ở chính khu vực Cầu Giấy.

Đến ngày 11/5 năm nay, tức năm 2020, ngôi mộ ấy vẫn còn. 

18/04/2020

Văn nghệ Thứ Bảy : cảm giác Cầu Giấy xa lắc xa lơ của người Hà Nội thời chống Mỹ

Nhà văn Nguyễn Bảo Sinh mới đưa lên một đoạn kí ức của ông về ô Cầu Giấy ở Hà Nội thời chiến tranh chống Mĩ. 

Hồi ấy, Cầu Giấy tựa như một vùng quê mùa ở rất xa, nhà văn viết:
"Từ Ô Cầu Giấy vào thăm thủ đô, phải chờ tầu điện ở gần Voi Phục. Tàu điện từ Bờ Hồ tới đây là hết đường. Cuối đường tàu có barierre chắn lại. Barierre làm bằng tà vẹt Tầu. Kỷ niệm khó quên của sinh viên trường Đại học Sư phạm là đoạn đường từ trường tới bến tầu dài đến gần 2km, sinh viên phải cuốc bộ. Voi Phục thời 1950 đối với người Hà Nội coi như xa lắc. Học sinh Hà Nội đi cắm trại ở Voi Phục có cảm tưởng như ngày nay ta lên tận Sapa."
(tôi có mạo muội chỉnh mấy con chữ cho đúng chuẩn chính tả hiện nay)