Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn nguyễn-bảo-sinh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn nguyễn-bảo-sinh. Hiển thị tất cả bài đăng

25/06/2022

Đọc nhanh : Peter Pho trong gia đình Phó Đức Phương, cập nhật từ Fb

Gần đây, chủ nhân Giao Blog thấy có một cây viết khá thú vị xuất hiện trên Fb - đó là Peter Pho (tên Việt là Phó Đức An). Có thể bác Peter đã xuất hiện từ lâu trên mạng rồi, nhưng gần đây chủ nhân Giao Blog mới thấy.

Peter có những bài viết khá thú vị. Bởi vậy, Giao Blog sẽ sưu tầm dần những bài viết của bác ấy về đây, hệt như đang sưu tầm các bài viết của nhiều cây viết thú vị khác trên không gian mạng, chẳng hạn của trụ trì chùa Tề Đồng Vật Ngã (nhà thơ dân gian Nguyễn Bảo Sinh).

25/03/2021

Sau tang lễ nhà văn Nguyễn Huy Thiệp (sau ngày 24/3/2021)

Tang lễ nhà văn đã được tổ chức long trọng vào buổi sáng ngày 24 tháng 3 năm 2021, tại Nhà tang lễ quốc gia (Hà Nội) bởi Hội Nhà văn Việt Nam và gia đình (xem ở đây).

Từ đây trở xuống là những luận bàn từ sau tang lễ.

21/03/2021

Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp (1950-2021) qua đời khi chưa kịp nhận giải thưởng nhà nước

Ít tháng gần đây, trên báo chí và mạng xã hội đưa tin nhà văn Nguyễn Huy Thiệp đang được xét giải thưởng nhà nước.

Trước đó, khoảng tháng 3 năm 2020, thì có tin về việc nhà văn đã bị tai biến và hầu như rơi vào trạng thái lửng lơ "vô tri" (chữ dùng của một người hâm mộ nào đó đến thăm và viết nhanh trên Fb). Bởi vậy, nếu được trao tặng giải thưởng nhà nước sắp tới, giả như còn tại thế thì có khi nhà văn cũng không hay biết gì.

Thế rồi, ông đã buông xuôi tay vào cuối tuần vừa rồi. Bỏ mặc tất cả. Người đầu tiên đưa tin lên mạng xã hội có lẽ là người bạn tri kỉ lâu năm - sư cụ chùa Tề Đồng Vật Ngã là nhà thơ Nguyễn Bảo Sinh (đọc ở đây).

Trên Giao Blog, tôi đã đọc lại văn phẩm thời kì đầu tiên của Nguyễn Huy Thiệp ở đây (năm 2013) và ở đây (năm 2015).

Tôi cũng đã kể chuyện mấy ngày ở trong viện cùng chỗ với Nguyễn Huy Thiệp nhiều năm về trước - tôi đi chăm sóc người nhà, còn nhà văn thì vào cấp cứu - đọc lại ở đây và ở đây (đó là hồi năm 2008, tức cách nay tới 13 năm rồi).

04/03/2021

Chuyện kể lai rai và thơ chưng cất của sư cụ chùa Tề Đồng Vật Ngã

Đó là cụ Bảo Sinh, mà Giao Blog từng đề cập nhiều lần, ví dụ ở đây hay ở đây. Một cây viết hiện đã U90 rồi, nhưng còn khá sung sức.

Ngôi chùa của cụ là ngôi chùa tư nhân dành cho vong hồn chó mèo. Gọi là chùa Tề Đồng Vật Ngã (tạm dịch là "người với vật xem như ngang bằng nhau").

Cụ tự thành sư cụ của ngôi chùa do chính cụ lập ra ở thủ đô Hà Nội. An nhiên tự tại.

Cụ làm bạn với Nguyễn Huy Thiệp, hình như khá thân, nên cụ lai rai kể về Thiệp. Cụ cũng lại la cà với nhà văn kiêm tổ trưởng dân phố Tô Hoài, nên cụ lại kể chút một về cụ Hoài.

20/01/2021

Những cây viết trên mạng tuổi U90 ở Đại Việt hiện nay

Có hai vị tiêu biểu, là cụ Nguyễn Hải Hoành (thuộc nhóm văn bút truyền gia làng Đông Tác danh tiếng ở Hà Nội) và cụ Thế Phong (tức dịch giả Đường Bá Bổn, hiện ở Nam Bộ).

Cụ Nguyễn Hải Hoành vẫn lên bài đều đều hàng ngày trên Fb cá nhân. Thời điểm tháng 1 năm 2021 này, cụ vẫn say sưa viết và dịch từ nhiều ngoại ngữ (tiếng Nga, tiếng Trung, tiếng Anh). Ví dụ đọc ở đây. Hai người em trai ruột của cụ, tức học giả Nguyễn Đại Đồng và Nguyễn Chí Công cũng bền bỉ vừa đi vừa viết (ví dụ đọc nhanh ở đây). Nhìn sức làm việc của hai anh em họ Nguyễn làng Đông Tác mà khâm phục.

18/04/2020

Văn nghệ Thứ Bảy : cảm giác Cầu Giấy xa lắc xa lơ của người Hà Nội thời chống Mỹ

Nhà văn Nguyễn Bảo Sinh mới đưa lên một đoạn kí ức của ông về ô Cầu Giấy ở Hà Nội thời chiến tranh chống Mĩ. 

Hồi ấy, Cầu Giấy tựa như một vùng quê mùa ở rất xa, nhà văn viết:
"Từ Ô Cầu Giấy vào thăm thủ đô, phải chờ tầu điện ở gần Voi Phục. Tàu điện từ Bờ Hồ tới đây là hết đường. Cuối đường tàu có barierre chắn lại. Barierre làm bằng tà vẹt Tầu. Kỷ niệm khó quên của sinh viên trường Đại học Sư phạm là đoạn đường từ trường tới bến tầu dài đến gần 2km, sinh viên phải cuốc bộ. Voi Phục thời 1950 đối với người Hà Nội coi như xa lắc. Học sinh Hà Nội đi cắm trại ở Voi Phục có cảm tưởng như ngày nay ta lên tận Sapa."
(tôi có mạo muội chỉnh mấy con chữ cho đúng chuẩn chính tả hiện nay)