Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn chó-thịt. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn chó-thịt. Hiển thị tất cả bài đăng

18/09/2021

Văn nghệ Thứ Bảy : truyền thống săn giết cá voi và cá heo của dân đảo Faroe (Đan Mạch)

Dân ở quần đảo tự trị Faroe thuộc Đan Mạch đang tiếp tục truyền thống săn và giết cá voi, cá heo có từ khoảng 6-7 thế kỉ nay.

Truyền thống này có thể được xem là tương ứng với truyền thống giết chó và ăn thịt chó ở nhiều nước châu Á (mà tiêu biểu nhất là Trung Quốc, Hàn Quốc, Việt Nam). Về lễ hội thịt chó nổi tiếng vùng Đông Á, thì Giao Blog đã đề cập nhiều lần, ở đây hay ở đây. Truyền thống văn hóa thịt chó đã có hàng ngàn năm nay ở Đông Á và hiện cũng đang bị bủa vây từ nhiều phía - nhiều tổ chức, như AA, kêu gọi không giết và ăn thịt chó nữa (đọc thêm ở đây và ở đây). Nhưng ở Bắc Triều Tiên thì lãnh đạo cao nhất đất nước vẫn khuyến khích quốc dân sử dụng thịt chó như một nguồn dinh dưỡng quan trọng (xem ở đây).

Truyền thống của quần đảo Faroe cũng có thể được xem tương ứng với truyền thống săn giết cá voi của người Nhật Bản có hàng ngàn năm nay (trên Giao Blog, xem lại ở đây).

Bây giờ, dư luận thế giới đang dậy sóng với sự kiện dân đảo Faroe bắt và giết tới hơn 1400 con cá heo chỉ trong một ngày (xem các tin ở dưới).

15/09/2021

Dân tộc chí trên không gian mạng : người Nùng Lòi ở biên giới Cao Bằng - Quảng Tây (bài Bùi Xuân Đính)

Gần đây, trên không gian mạng Việt Nam, xuất hiện nhiều ghi chép dân tộc học (tức dân tộc chí) khá thú vị, của các nhà dân tộc học Việt Nam, ví dụ Bùi Xuân Đính, Nguyễn Văn Chính, Vương Xuân Tình,...

Tôi sẽ cập nhật đưa các dân tộc chí đó về Giao Blog. Mở đầu là một ghi chép vừa đưa lên hôm nay trên Fb của bác Bùi Xuân Đính.

Về những làng người Nùng ở biên giới Việt - Trung này, trên Giao Blog, cũng đã có những ghi chép nhanh của tôi, ví dụ đọc ở đây (tháng 9 năm 2013). Tôi đã trở đi trở lại vùng này nhiều lần.

18/04/2020

Văn nghệ Thứ Bảy : cảm giác Cầu Giấy xa lắc xa lơ của người Hà Nội thời chống Mỹ

Nhà văn Nguyễn Bảo Sinh mới đưa lên một đoạn kí ức của ông về ô Cầu Giấy ở Hà Nội thời chiến tranh chống Mĩ. 

Hồi ấy, Cầu Giấy tựa như một vùng quê mùa ở rất xa, nhà văn viết:
"Từ Ô Cầu Giấy vào thăm thủ đô, phải chờ tầu điện ở gần Voi Phục. Tàu điện từ Bờ Hồ tới đây là hết đường. Cuối đường tàu có barierre chắn lại. Barierre làm bằng tà vẹt Tầu. Kỷ niệm khó quên của sinh viên trường Đại học Sư phạm là đoạn đường từ trường tới bến tầu dài đến gần 2km, sinh viên phải cuốc bộ. Voi Phục thời 1950 đối với người Hà Nội coi như xa lắc. Học sinh Hà Nội đi cắm trại ở Voi Phục có cảm tưởng như ngày nay ta lên tận Sapa."
(tôi có mạo muội chỉnh mấy con chữ cho đúng chuẩn chính tả hiện nay)

12/10/2019

Với "quốc hồn quốc túy" thì phải ngoan cố mới được : thịt cá voi với người Nhật, như thịt chó với người Việt người Triều Tiên

Thịt chó, rõ là món quốc hồn quốc túy, của dân tộc Triều Tiên rồi. Ví dụ, gia đình cụ Kim Nhật Thành thì đọc ở đây, hay ở đây.

Với người Việt Nam, thì không cần nói, thịt chó cũng là một thứ quốc hồn quốc túy. Nhưng mà nhiều nơi đang đề xuất loại bỏ thịt chó khỏi đời sống, cầy tơ 7 món đang bị o bế bao vây khắp nơi, ví dụ đọc lại ở đây hay ở đây.

Với người Trung Quốc, thì xem lại ở đây hay ở đây.

06/05/2019

Quốc hồn quốc túy "bốn vạn đồng một cân" : cầy tơ 7 món đang bị bao vây tứ bề

Món thịt chó quốc hồn quốc túy của Đại Việt ta (cũng như thấy ở Đại Triều Tiên hay Đại Trung Hoa,...) đang bị dư luận "lên án" và "bao vây". Báo chí ta thì cũng đã khá rôm rả rồi, ví dụ ở đây.

Đã kể về "cầy tơ 7 món" ở chỗ này chỗ kia, ví dụ ở đây hay ở đây.

Hôm nay, câu chuyện "bao vây" món cầy tơ ở Hà Nội được đưa lên tờ Asahi ở Nhật Bản. Đại khái như ở dưới. Thời giá là một kg cầy tơ khoảng 40.000đ (tính sang tiền Nhật là khoảng 190 Yên).

26/02/2019

Đồng chí Kim Nhật Thành - người được lãnh tụ Stalin lựa chọn

Có một số nhân vật (sau trở thành lãnh tụ ở các quốc gia cùng hệ thống) vốn không được Stalin lựa chọn.

Có một số lãnh tụ ở các quốc gia cùng hệ thống thì vốn được Stalin lựa chọn từ đầu. Trong số đó, có đồng chí Kim Nhật Thành của Triều Tiên.

Về từ "đồng chí" thì có thể đọc ở đây (năm 2017).

Tư liệu do bác Phan Việt Hùng vừa đưa lên, ngày hôm nay - 26/2/2019, cháu nội của đồng chí Kim Nhật Thành vừa đặt chân lần đầu tiên tới Việt Nam.

26/12/2018

Không thấy rõ từng món trên bàn tiệc chiêu đãi cụ Kim Nhật Thành 60 năm trước

Vì là ảnh đen trắng của 60 năm về trước (1958-2018). Hồi cụ Kim Nhật Thành sang thăm Việt Nam.

Có thể trên bàn tiệc chiêu đãi bạn hiền của Hồ Chủ tịch sẽ thấy món quốc hồn quốc túy của người Triều Tiên. Người cấp dưỡng của Hồ Chủ tịch đã nói với tôi vài lần về việc này. Ví dụ đọc lại ở đây.

Ảnh của phía Triều Tiên, mới đưa ra trưng bày để kỉ niệm 60 năm. Lấy về từ Fb của nhóm cựu lưu học sinh Việt Nam tại Triều Tiên (một nhóm trong đó thì đi học tiếng Nhật tại Triều Tiên --- sau trở thành lớp người Việt xã hội chủ nghĩa đầu tiên biết nói tiếng Nhật).

18/09/2018

Cấm "rượu thịt chó", chợt nhớ về "thần chó" và "thần thích thịt chó"

Rượu thịt chó được viết thành mã quốc tế là RTC. Đọc là "e-Rờ Tê Sê", mà không đọc là "Rờ Tờ Cờ". Luật từ đâu qui định thế, mà chắc là từ mấy ông "rượu thịt chó" từ thời thuộc Tây. Không phải mấy ông "công nghệ giáo dục" thời nay.

03/11/2017

Các "đồng chí" (tоварищи) và món "mộc tồn", chuyện hậu trường kỉ niệm Cách mạng Tháng Mười

Cách mạng Tháng Mười (1917-2017) tròn 100 năm. Thật ra, theo lịch Tây thì là Cách mạng Tháng Mười Một mới đúng (lịch của Nga lúc đó lệch một chút)

Đồng chí Ngô Thế Long ở Viện Thông tin Khoa học Xã hội sẽ kể một chuyện hậu trường về mối quan hệ giữa "đồng chí" (có đồng chí Ivan) và "mộc tồn".

17/08/2016

08/06/2016

Thịt chó và tiếng Việt (phương ngữ Ngọc Lâm với âm đọc Hán Việt)

Ngọc Lâm là địa danh nổi tiếng ở Trung Quốc. 

Ngọc Lâm là một thành phố thuộc tỉnh Quảng Tây, gần với Việt Nam. Mỗi mùa hè, tại Ngọc Lâm, người ta tổ chức TẾT THỊT CHÓ.

Phương ngữ Hán ở Ngọc Lâm từng được xem là phát nguồn của âm đọc Hán - Việt (từ Hán - Việt là bộ phận chiếm tới 70% trong từ vựng tiếng Việt).

21/12/2015

Dân Tàu ngang cơ với dân Việt trong xử lí trộm chó

Về món thịt chó ở vùng Lưỡng Quảng, có thể đọc ở đây ở đây.

Còn dưới là tin về việc người dân xử lí những tay trộm chó. Về độ dã man, thì có lẽ ngang cơ với dân Việt: đánh đập, xát muối vào vết thương cho đến chết,...

07/06/2014

Hè đến rồi, là đến tết thịt chó ở Ngọc Lâm (Quảng Tây, Trung Quốc)

Dân Quảng Đông nghiền thịt chó. Mộc tồn trở thành món mang hồn cốt dân tộc, được dùng để chiêu đãi khách quí, và còn được xem như một loại thuốc (có thể xem lại ở đây, và ở đây). 

Ở bên cạnh Quảng Đông, dân Quảng Tây cũng nghiền thịt chó không kém. Mỗi mùa hè, tại Ngọc Lâm, người ta tổ chức TẾT THỊT CHÓ.

Người Ngọc Lâm đại khái sẽ thuyết minh rằng: trai ăn thịt chó thành vua, nữ ăn thịt chó khỏi cần đến mĩ viện. Đây cũng là vùng đặc sản của vải. Người ta uống rượu vải khi tham gia tết thịt chó.

Tạm xem một ít hình ảnh sau (và một video nói tiếng Quảng Đông - đi ăn thịt chó mà nghe tiếng Quảng Đông mới thú).

Tháng 6 năm 2014,
Giao Blog

11/04/2013

Hồ Chủ tịch chuyên được thết tiệc thịt chó ở Quảng Châu (năm 1963)

Lời dẫn: Entry dưới đây đã đi trên blog cũ (Yahoo) vào ngày 18/5/2012, tức gần một năm trước. Bây giờ, cho đi lại nhân thấy khắp nơi râm ran bàn về thịt chó và quốc hồn quốc túy.


Từ đây trở xuống là entry cũ.



---

Hồ Chủ tịch với Đặng Tiểu Bình, Lưu Thiếu Kì, Chu Đức, vào tháng 6 năm 1958


Hôm trước, khi đang còn ở Quảng Châu, tôi đã kể chuyện tướng Trần Độ ăn thịt chó ở đây.