Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn trần-quốc-tảng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn trần-quốc-tảng. Hiển thị tất cả bài đăng

15/08/2020

Văn nghệ Thứ Bảy : thi sĩ Trần Nhuận Minh chắc về sử, như là truyền thống dòng Trần tộc Điền Trì

Hôm qua, đăng một hồi kí của nhà văn Duyên Anh (1935-1997, tên thật Vũ Mộng Long, người Thái Bình), trong đó có đoạn nói về việc Trần Đăng Khoa bắt giò thơ của Tố Hữu. Đại khái "đường ta rộng thênh thang 8 thước" là lỗi của ông Lành nhìn gần quá, để cháu Khoa chữa cho thành "đường ta rộng thênh thang ta bước". Hồi kí của Duyên Anh, đọc trên Giao Blog ở đây.

Câu chuyện ấy, rồi đầu thập niên 1980, lúc còn học trường làng đầu thời tiểu học, tôi đã nghe nhiều lần do nhiều người kể ! Tức là giai thoại khá nổi tiếng. Bởi vậy nhà văn Duyên Anh vốn là trưởng thành trong văn học Miền Nam - Sài Gòn, nhưng vẫn nghe được (hiện chưa rõ là nghe trước 1975 hay là sau đó), để rồi, cuối thập niên 1980, lúc ở Mĩ quốc xa xôi mà viết hồi kí, ông đã thuật lại giai thoại. 

Duyên Anh thì chê Trần Đăng Khoa đại khái xuất thân nông dân một cục, không phải là dòng dõi cầm bút !

30/04/2020

Chống ngoại xâm ở mạn biển Đông Bắc : Đức Ông vùng mỏ là Trần Quốc Tảng hay Hoàng Cần

Xem lại một số bài viết đã công bố của nhà văn Trần Nhuận Minh (hậu duệ của một dòng họ khoa bảng tại làng Điền Trì, Hải Dương, xem thêm ở đây), thì mới biết chi tiết thú vị sau (dẫn nguyên văn):

"Tập đoàn Than và Khoáng sản VN (TKV) dựng tượng đài Hưng Nhượng Đại vương Trần Quốc Tảng tại Cửa Ông, đã nhờ tôi soạn văn bia, khắc và đặt trước tượng đài Ngài (người trực tiếp liên hệ và nhận văn bản do tôi soạn là Giám đốc Cảng than Cửa Ông Hoàng Lâm Chính); Dương Trung Quốc soạn và viết phần chữ Hán."

Tức là đã có một văn bia mới được dựng trước tượng đài Trần Quốc Tảng ở Cửa Ông. Mà lời văn tiếng Việt là do Trần Nhuận Minh viết, còn phần chữ Hán là do Dương Trung Quốc soạn và viết.

Tôi chưa trực tiếp thấy tấm bia ở trước tượng đài Trần Quốc Tảng, nhưng đã thấy nhiều tấm bia dạng Việt - Hán khá kì khôi như vậy ở các nơi khác (khu vực Đền Hùng ở Phú Thọ, khu vực từ đường Nguyễn Công Trứ ở Hà Tĩnh,...). 

26/02/2020

"Sử thổ phỉ" dưới góc nhìn Trần Nhuận Minh

Ông Tạ Chí Đại Trường thì dùng chữ "sử học thời thổ tả". Loạt bài ấy, của ông, có thể xem ở trên Giao Blog, ở đây (từ năm 2013).

Còn bác Trần Nhuận Minh từ vùng quê mở rộng Quảng Ninh - Hải Phòng - Hải Dương (thực chất vẫn là vùng xứ Đông ngày trước) thì phát hiện dần ra cái gọi là "sử thổ phỉ".

Một đằng là thổ tả, tức bệnh dịch. Dạng như Cô Vy 19 - 20 đang uy hiếp nhân loại toàn cầu. Có liên quan đến phương Tây, vì tác giả thuật ngữ ấy lúc đó đang ở trời Tây.

Một đằng thổ phỉ, tức một loại người mang tính nghề nghiệp. Có liên quan với từ đồng loại ở ngoài vùng mỏ Quảng Ninh là "than thổ phỉ". Có than thổ phỉ, nên cũng có sử thổ phỉ là vì vậy.