Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn người-Việt-ở-Nhật. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn người-Việt-ở-Nhật. Hiển thị tất cả bài đăng

29/04/2024

Vấn đề hôm nay : Vì sao chính phủ Nhật Bản vẫn cố chấp vào chính sách "lao động nô lệ" đối với lao động nước ngoài

Một bài phân tích dựa trên tư liệu điều tra cập nhật đến tháng 4 năm 2024.

Đây là vấn đề thời sự đối với lực lượng lao động nước ngoài đang làm việc tại Nhật Bản. 

Tính đến năm 2022, có 320.000 lao động nước ngoài làm việc tại Nhật Bản dưới danh nghĩa "thực tập sinh kĩ năng" (gần đây được đổi tên thành "kĩ năng đặc định"). Trong đó, lao động đến từ Việt Nam đông nhất, chiếm quá một nửa (hơn 160.000 người) ! Tiếp theo là người Indonisia, người Philipine.

Tạm thời để nguyên tiếng Nhật.

25/01/2024

Cập nhật tình hình mộ phần chí sĩ Trần Đông Phong ở Tokyo - hạ tuần tháng 1 năm 2024

Lần cập nhật gần đây nhất là hồi tháng 7 năm 2023, trên Giao Blog thì xem lại ở đây. Bây giờ là cập nhật tình hình ngày 24/1/2024.

Văn và ảnh của bạn Nguyễn Thanh Bình - một cây viết trên FB. Hiện bạn Bình đang trong kì công tác ngắn hạn tại Nhật Bản. Sáng sớm ngày 24 tháng 1, bạn đã tìm tới công viên nghĩa trang Zoshigaya có mộ phần của chí sĩ Trần Đồng Phong, chắc là bằng tuyến Toden - một tuyến đường sắt loại cổ còn được giữ lại ở Tokyo kết nối khu Đại học Waseda với khu Minowa.

01/09/2023

Hát chầu văn năm 2023 trong không gian ngôi chùa ở Nhật Bản

Hiện nay, có khoảng nửa triệu người Việt Nam đang ở Nhật. Trong cộng đồng người Việt Nam tại Nhật, có hơn 10 ngôi chùa Phật giáo.

Trong một bài học thuật sắp công bố có liên quan đến người Việt Nam tại Nhật Bản và Phật giáo Việt Nam tại Nhật Bản hiện nay, tôi đã nêu các ý chính sau đây.

04/07/2023

16/11/2022

Phật giáo Việt Nam tại Nhật Bản thời kì đại dịch covid-19 qua trình bày của sư cô Thích Tâm Trí

Về sư cô Thích Tâm Trí - Hội trưởng Hội Phật tử Việt Nam tại Nhật Bản - thì trên Giao Blog có thể đọc ở đây hay ở đây.

Bây giờ, trước thềm Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ IX (nhiệm kì 2022-2027), hãy nghe các trình bày của sư cô về tình hình Phật giáo Việt Nam tại Nhật Bản hiện nay, đặc biệt là trong tình hình đại dịch covid-19.

05/11/2022

14/10/2022

Ghi chép nhanh ở Thái Nguyên : hội thảo Phật giáo, những cuộc gặp gỡ nhân duyên

Vừa rồi, du lãng mạn Thái Nguyên với nhiệm vụ chính là tham gia hội thảo Phật giáo Thái Nguyên (bài của chủ nhân Giao Blog là về vùng đất Thái Nguyên và các ngôi chùa Thái Nguyên trong thời kì vương quốc Cao Bằng của nhà Mạc 1593-1683, đọc toàn văn ở đây), thì thật kì lạ, được gặp những con người mà tưởng chừng không thể gặp được bao giờ ở bối cảnh Thái Nguyên.

Đại khái, hội thảo ở Thái Nguyên về Phật giáo Thái Nguyên thì xem nhanh ở hai video dưới đây.

04/02/2022

Ngày xuân bàn về BÁNH CHƯNG quốc hồn quốc túy (nhân một bài viết của Phạm Thị Hoài)

Đang những ngày Tết Việt, ở trên quê hương Đại Việt và ở tất cả những nơi có người Việt sinh sống toàn cầu.

Ngày xưa rồi, cách nay tới hơn 20 năm, hồi ở Tokyo, chúng tôi phải đến quán Mê Kông của ông Đỗ Thông Minh để mua bánh chưng gói bằng giấy bạc. Mấy bạn bên IT được tôi đưa đến đó cùng thì mua các đĩa nhạc, một ít sách vở và vài tấm bánh chưng như vậy. Hồi ấy, các CD của Như Quỳnh đang được nghe rộng rãi trong nhóm anh em bè bạn ở Tokyo.

Chúng tôi vẫn lưu giữ những tấm ảnh quí giá ngày đó ở Tokyo. Cảnh tiệm sách lẫn đồ ăn, cảnh nhà ga, cảnh những chiếc bánh chưng gói giấy bạc, cảnh áp-phích có hình Như Quỳnh,...

Tết năm nay, Tết Nhâm Dần 2022, ở Hà Nội, nhà tôi không hì hụi gói bánh chưng như thường niên, mà đặt mua và người ta mang đến trước ngày 29 Tết.

Rồi hôm qua, ngày mùng 3 Tết, bác Phạm Thị Hoài đã đưa một bài về bánh chưng của Lang Lèo lên lưới trời. Chắc bác đưa lên từ nước Đức xa xôi. Vẫn riêng chất văn từ thời Mê Lộ. Hồi Mê Lộ, thì Phạm Thị Hoài còn trẻ (xem ảnh tạm ở đây). Còn bây giờ, trước mùa xuân Nhâm Dần, bà đã tự họa mình ở tuổi lên lão (xem lại ở đây). Mà hình như lâu lắm rồi, bác Hoài không được về Việt Nam ăn Tết thì phải.

21/11/2021

Học giả - Nhà hoạt động xã hội Huỳnh Trí Chánh (1941-2021) vừa ra đi

Ông đã trút hơi thở cuối cùng vào tối ngày 7 tháng 11 năm 2021 tại đất Phù Tang - nơi ông đã tới du học trước năm 1975, ở lại và xây dựng gia đình cùng một cô gái Nhật Bản. Sinh thời, ông hoạt động trong nhiều lĩnh vực (giáo dục, phong trào thanh niên, thương mại, ngoại giao,...).

Thông tin ông qua đời được truyền đi vào ngày hôm kia - ngày 19 tháng 11 năm 2021 - trong nhóm "Lưu học sinh vùng Tokyo 1990s-2000s". Một bạn thân thiết với gia đình chú Huỳnh Trí Chánh loan tin kèm theo e-mail bằng tiếng Nhật của gia đình.

Cáo phó của trang Exryu thì cho biết, ông đã rời cõi tạm vào lúc 21h23 ngày 7 tháng 11 năm 2021 (Giao Blog cập nhật tin này vào tối ngày 21/11/2021). Bạn cùng thời với chú Chánh (các chú các bác Vĩnh Sĩnh, Đào Hữu Dũng,...) tự định danh thế hệ của mình là lứa "Chiêu Hòa 40/Showa 40" (lứa đến Nhật vào năm Chiêu Hòa thứ 40, tức năm 1965).

21/12/2020

Khổ cảnh của người Việt ở Nhật bây giờ : sư cô đã thấy đứt hơi

Đó là nhà sư Thích Tâm Trí ở Nhật Bản, đã giới thiệu trên Giao Blog đợt trước, ở đây (tháng 9 năm 2018) hay ở đây (tháng 3 năm 2019). 

Suốt cả năm 2020, sau nhiều ngày phục vụ với tinh thần tận hiến cho người Việt ở Nhật Bản đang lỡ vận lỡ bước do Covid, nhất là từ sau đợt sóng thứ 3, thì bây giờ, sư cô đã chính thức lên tiếng: mệt quá rồi, đứt hơi mất rồi, đã đến giới hạn cuối cùng rồi ! Cứu với ! Cứu với !

Bây giờ, bản thân sư cô cũng trở thành đối tượng phải cứu.

16/04/2020

Viếng mộ chí sĩ Trần Đông Phong ở Tokyo (bài Nguyễn Thị Oanh)

Bài đã lên trang của Văn hóa Nghệ An.

Theo bản đưa lên Fb của tác giả, thì bài cũng đã in trong tạp chí Đông Nam Á.

Bác Oanh có cho biết lần viếng mộ cụ Trần Đông Phong vào tháng 10 năm 2018 là lần thứ hai trong đời. Còn trước đó thì năm 1993, bác đã theo học giả Takeuchi (một học giả nghiên cứu về Việt Nam và Trung Quốc) tới viếng lần đầu tiên.

Tuy nhiên, chắc do nhầm, nên qua mấy lần in rồi, vẫn đều ghi khoảng cách từ 1993 đến 2018 là 35 năm. Vì bác Oanh có viết mấy câu như sau:

22/02/2020

Lâu rồi có thêm một tin vui : học sinh Việt Nam ở Đại học Nam Cửu Châu được cảnh sát thành phố cảm ơn

Lần trước, cũng đã có nam học sinh Việt Nam được cảnh sát Nhật Bản gửi giấy cảm ơn vì hành động dũng cảm. Xem lại ở đây (tháng 5 năm 2019).

Lần này là lưu học sinh Phong (33 tuổi, ở Đại học Nam Cửu Châu). Phong đã giúp cho hai vợ chồng người Nhật Bản tránh được một cú lừa tiền qua điện thoại (một hình thức lừa đảo khá thịnh hành ở Nhật khoảng 20 năm nay, mà đối tượng bị lừa phần nhiều là người già).

Lúc đó, Phong đang trong ca làm thêm ở cửa hàng tiện ích gần nơi em học. Việc làm thêm này, ngày xưa, lớp của chúng tôi cũng đã trải nghiệm, ví dụ đã kể ở đây (tháng 5 năm 2016). Lứa của chúng tôi là ngay đầu thế kỉ XXI, lứa của Phong thì đang là thập niên thứ hai.

Những người có tên Phong. Ngẫu nhiên, làm mình tưởng nhớ đến cụ lưu học sinh Việt Nam lớp đầu tiên, là Trần Đông Phong (đọc lại ở đây). Đó là lứa đầu thế kỉ XX.

Cũng tên Huỳnh Thanh Phong, cũng ở Hậu Giang, thì có cậu ấm này.

21/02/2020

Nông cụ hàng bãi và công nghiệp hóa nông nghiệp Việt Nam (góc nhìn người Nhật)

Quả thật là khoảng gần 20 năm về trước, có một đàn anh rủ mình đưa nông cụ hàng bãi Nhật Bản về Việt Nam. Gọi là đánh hàng về để kiếm lợi nhuận. Một ý tưởng thực sự tiên phong ! Sau đó, anh thực sự vào cuộc.

Bây giờ, đàn anh đã bỏ cả gia đình ở Nhật mà về Việt Nam rồi (lần trước tới thăm, thì không còn gặp anh nữa, đọc nhanh ở đây - từ mùa hè năm 2016).

Bây giờ là một bức tranh về nông cụ hàng bãi Nhật Bản và công nghiệp hóa nông nghiệp Việt Nam.

26/01/2020

Đầu năm mới Canh Tý 2020, đọc tâm sự của người Việt ở hải ngoại

Mở đầu là một ghi chép vào đúng ngày mùng 2 Tết (nhằm ngày 26/1/2020) của một thanh niên mới tới Nhật Bản và dự định sẽ lập nghiệp tại đất nước này (cùng nhân vật, có thể đọc các tâm sự khác ở đây - viết trong năm 2019).

16/12/2019

Người Việt bốn phương : một công viên ở Nhật Bản tạm thời hạn chế người Việt Nam

Đó là công viên thể thao Iwase của thành phố Toyama (tỉnh Toyama).

Lí do được phía quản lí công viên đưa ra là: do người Việt Nam trong hoạt động mượn sân để thi đấu thể thao gần đây, với qui mô khoảng 300 người, đã không có ý thức tốt về xử lí rác thải (vứt rác lại, vứt đồ mang tới công viên,...).

Biện pháp hạn chế sử dụng trong một thời gian đối với người Việt Nam đã được chính thức đưa ra. Cho thấy là người Việt Nam ở Nhật Bản qua hành động cụ thể đã làm ảnh hưởng đến khu dân cư ở xung quanh công viên, nên ban quản lí công viên phải đưa ra mức phạt đó !

26/10/2019

"Quốc dân" đang vượt biên : ngang nhiên dùng "quốc cơ", hay đổi "quốc tịch" lậu mà trốn trong thùng xe đông lạnh

Quốc hội thì chỉ hé lộ thông tin các công dân bám càng quốc cơ sang Hàn Quốc rồi bỏ trốn ở lại xứ Kim Chi, muộn lại cả 1 năm. Nếu báo chí chính thống của Hàn Quốc không đưa tin, thì cả quốc hội Đại Việt sẽ câm như hến. 

Sau nhiều lần trao đổi, quốc hội Đại Việt vẫn vòng vo tam quốc. Vẫn đóng dấu bí mật quốc gia về các tội phạm bám càng quốc cơ trốn ra nước ngoài. Vẻ như quốc hội đang bảo vệ các tội phạm. Là tội phạm vượt biên bằng quốc cơ, mà ngay danh tính cũng vẫn đang được quốc hội bảo vệ. Đó là chuyện của năm 2018 và 2019 (đọc lại ở đây).

Còn nhiều năm trước, lúc du lãng ở Nhật Bản, nhà văn Vương Trí Nhàn đã trực tiếp thấy cảnh du khách Việt Nam bỏ trốn khỏi đoàn mà đào tẩu trong nội địa nước Nhật (đọc lại ở đây, chuyện năm 2013). Dạng bỏ trốn như thế này thì rất đa dạng và rất nhiều. Bản thân chúng tôi cũng đã từng chứng kiện tận mắt.

10/07/2019

Đúng một năm trước: ngày 10/7/2018, tin Hà Minh Thành đã chết được ông Phạm Viết Đào loan

Tin này đã được lưu về đây từ năm ngoái. Tất cả được chép và giữ nguyên xi ở đây (entry lên trang ngày 27/7/2018, xem mục 2 thuộc phần bổ sung).

Một năm đã qua, tin loan trên blog Phạm Viết Đào vẫn để nguyên trên lưới trời.

Quả thực bóng ma Hà Minh Thành vẫn lẩn quất chỗ ông Đào nhiều năm nay (theo văn bản có chữ kí của ông Hữu Thỉnh thì có thể chính thức tính từ năm 2008). Đã, đang, và sẽ. Nhất là vào dịp tháng 7 hàng năm.

18/05/2019

Lâu rồi mới có tin vui : được sở cảnh sát khen tặng về phòng gian

Nhiều tin không vui về người Việt ở Nhật Bản (ví dụ tin ăn trộm máy cày để phá nhỏ ra và gửi về nước, tin trồng cần sa để buôn bán, tin trộm vặt nhưng có giá trị hàng hóa rất lớn, bắt dê để có món dê, bắt vịt để có cháo vịt,...).

Hôm nay, Thứ Bảy ngày 18/5/2019, là một tin mừng: có hai thanh niên được sở cảnh sát cảm ơn vì đã có công lao phòng gian phòng cướp giật. Hai thanh niên ấy làm việc trong các cửa hàng tiện ích (nơi mà những học sinh thường phải thành thạo tiếng và kĩ năng mới có thể làm được, đã kể ở đây). Sự kiện xảy ra ở quận Sentagaya - thủ đô Tokyo. 

Một em là Lê Văn Phương, năm nay 25 tuổi (đọc từ bản tin tiếng Nhật). Lần trước, cũng có các em được nhận giấy khen của cảnh sát (ở đây).