Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn tư-duy-Việt. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn tư-duy-Việt. Hiển thị tất cả bài đăng

21/11/2021

Các ứng dụng số về covid-19 vẫn đang loạn và lởm khởm ("PC - Covid" cũng không hơn)

Trung tuần tháng 9 năm 2021, Giao Blog đã đưa bài "Tư duy chữ Nôm" đang phát tác trong 2 năm chống đại dịch covid-19 (xem toàn văn ở đây).

Đại khái, lúc đó đã viết: "Hệ thống phần mềm chống dịch ở cuối thập niên thứ hai và chớm sang thập niên thứ ba của thế kỉ XXI (2020-2021-...?). Sự bấn loạn của nào Ncovi, nào Bluzone, nào SSKĐT,...đang diễn ra. Đó là phát tác của tư duy chữ Nôm trong 2 năm nay".

11/09/2021

"Tư duy chữ Nôm" đang phát tác trong 2 năm chống đại dịch covid-19

Chữ Nôm là một hệ thống văn tự đã giúp Nguyễn Du viết nên Truyện Kiều. Trước đó thì có thơ chữ Nôm điêu luyện của Nguyễn Tông Quai, và ngược về quá khứ nữa thì có thơ Nôm trân quí của Nguyễn Trãi và Nguyễn Bỉnh Khiêm (chỉ nêu các tác giả tiêu biểu nhất của gia tài văn học Nôm).

28/02/2021

"Tối tạo" của người Việt là có truyền thống (trì trệ của tư duy chữ Nôm)

Vẫn phải nói rõ hai điều sau về chữ Nôm, dù tôi đã viết cả hai điều này thành các bài học thuật và cho công bố từ lâu rồi (đọc toàn văn bài học thuật ở đây, đọc thêm ở đây và ở đây), đó là:

- Bản thân tôi rất trân quí chữ Nôm, bởi nhờ nó mà đã ghi được một khối lượng thơ văn không nhỏ của người Việt từ khoảng thế kỉ 12 tới đầu thế kỉ 20. Tức trong khoảng 800 năm. Một công việc đã và đang làm của tôi là đọc chữ Nôm, mà một trong đó là đọc các sáng tác bằng chữ Nôm của nhà thơ sứ giả Nguyễn Tông Quai (1693-1767). Đây là nhà thơ độc đáo, đã viết thơ bằng chữ Nôm trên đường đi sứ Trung Quốc hồi thập niên 1740, có tập thơ danh tiếng Sứ trình tân truyện (câu chuyện mới về dường đi sứ). Trong tập truyện bằng chữ Nôm trường thiên ấy, còn có nhiều bài thơ chữ Nôm rời viết rất điêu luyện - từ lâu được xem là những viên ngọc quí trong gia tài văn chương tiếng mẹ đẻ của người Việt --- ra đời trước Truyện Kiều của Nguyễn Du khá lâu.

- Đồng thời với lòng trân quí đối với chữ Nôm, tôi cũng đã và đang phê phán tư duy sáng tạo chữ Nôm. Cả một ngàn năm mũ áo khoa cử chỉ làm ra được một sản phẩm ghi âm rất phồn tạp là chữ Nôm. Đặt trong bối cảnh là khu vực Đông Á, thì đây là sản phẩm văn tự ghi âm kém nhất. Kém nhất là vì dậm chân tại chỗ, chỉ có một loại chữ ghi âm phiên phiến thế thôi, mà nhắm mắt bằng lòng cả làng cả tổng cả nước với nhau tới những ngàn năm, mà không có sáng tạo bứt phá tạo ra được bảng chữ cái.

26/01/2021

Thời đại mạng và kinh tế tri thức : đột phá của tuổi trẻ Việt Nam

Tôi nhìn từ góc "sáng tạo Việt", thì ghi nhận là có nhiều đột phá.

Đột phá này, mới là "đột phá khẩu", tức là một cái cửa trổ ra mang tính đột phá. Hết sức quan trọng. Các đột phá khẩu mang tính cách mạng. Nhưng quan trọng hơn nữa, lại là vấn đề nền tảng. Có nhiều đột phá khẩu cùng lúc, có liên kết với nhau, tạo thành một nền tảng mới mang tính đột phá.

Lực cản của tư duy mảnh lẻ kiểu "tư duy chữ Nôm" là rất lớn.

Phải vượt qua được lực cản tới cả ngàn năm thâm căn cố đế của tư duy chữ Nôm. Đầu tiên, phải là bằng các đột phá khẩu. Bây giờ, đã có những đột phá khẩu như vậy. Quan trọng là có tính liên kết để tạo ra được một nền tảng mới mang tính đột phá.

Bản thân tôi, đã phê phán mạnh về sáng tạo Việt nhìn từ chữ Nôm, từ nhiều năm trước, ví dụ ở đây.

02/09/2020

Công bố quốc tế và "nạn ngoại xâm khoa học" ở Việt Nam hiện nay

Về vấn nạn "công bố quốc tế" hiện nay của khoa học Việt Nam, trên Giao Blog, đã có những quan sát từ lâu, ví dụ ở đây hay ở đây.

Bây giờ, một nhóm các học giả Việt Nam đã đứng lên dưới danh nghĩa "chống nạn ngoại xâm khoa học".

25/04/2020

Sáng tạo Việt : Bphone 3 của nhóm BKAV - Nguyễn Tử Quảng

Bphone của nhóm BKAV - Nguyễn Tử Quang đã làm xôn xao dư luận cộng đồng mạng từ nhiều năm trước (xem lại ở đây, tháng 5 năm 2015).

Qua các đời phát triển, đã có Bphone 3, rồi hiện tại là đến Bphone 4 (do đại dịch Cô Vy mà lùi ngày ra mắt từ tháng 4 xuống tháng 5).

Tôi là một trong những người ủng hộ cho tinh thần tự lập của Bphone, bằng hành động thiết thực, tức không chỉ nhìn và nói, mà đã liền mua và sử dụng Bphone.

Đại khái, bây giờ đã bắt đầu có thể ghi nhận được về Bphone, mà thực cảm nhất là Bphone 3. Có lẽ sẽ cần trải nghiệm với Vsmart của nhóm Vin - Phạm Nhật Vượng để định rõ hơn nữa về sáng tạo Việt.

10/12/2019

Vấn đề "văn hóa làm khoa học" ở Việt Nam hiện nay (cập nhật 2019)

Cuối năm 2019, nổi lên một vấn đề của học giới Việt Nam. Là "văn hóa khoa học" hay "văn hóa làm khoa học". Câu chuyện lại bắt đầu từ phía doanh nhân, với Vingroup.

Cuối năm cần nhắc lại, bởi vì từ đầu năm 2019 này, chủ tịch của Vingroup đã nói rằng Thế giới phải biết Việt Nam trí tuệ, đẳng cấp (xem lại ở đây). Trí tuệ đẳng cấp, có thể xem tổng quan thì chính là "văn hóa làm khoa học".

Nhưng, đi vào cụ thể, thì thế nào là "văn hóa làm khoa học" ?

19/10/2019

Lại về chữ Nôm và vấn đề văn bản học của sử liệu Đại Việt: ở Mĩ có Brain Wu vừa lên tiếng tiếp

Đầu tiên cần nói rõ là, mình rất coi trọng chữ Nôm, bởi một mảng nghiên cứu của mình thì gắn bó sâu sắc với chữ Nôm. Nhưng song song với đó, thì vẫn đang tiếp tục phê phán chữ Nôm từ góc nhìn về tư duy Việt Nam.

Chữ Nôm và tư duy Việt Nam thì mình đã trình bày tương đối tổng quan ở đây. Về cơ bản, quan điểm của mình, thì chữ Nôm là dạng "người thế nào bó rào thế vậy" hay "của làm sao chiêm bao làm vậy" (cách nói dân dã), phản ánh một sự hời hợt trong tư duy và không dám làm cách mạng toàn diện (về học thuật và tư tưởng) của người Việt trong suốt cả ngàn năm.

20/02/2019

Bên dưới tượng đài là chỗ thắp hương : phải chăng là sáng tạo Việt Nam ?

Bạn nào là dân mĩ thuật và kiến trúc (xây dựng), có thể trả lời một thắc mắc này của tôi được không ?

Bản thân tôi, thì sẽ làm một sưu tập từ các nơi.

Để xem, đó có phải là một sáng tạo độc đáo của người Việt Nam hiện đại hay không ?

Sáng tạo này có nên đưa thành biểu tượng đặc trưng Việt Nam "dưới tượng đài là chỗ thắp hương" hay không, thì cũng cần có câu trả lời.

02/12/2018

Nguyễn Hoàng Đức : Truyện Kiều là thứ hàng nhái, và đám nhà quê bâu xâu

Bác Đức đã nói rất rõ rằng: "Thơ và Truyện Kiều là phát sinh trong đám mù chữ và ít học". Bác cũng đã nói: "Truyện Kiều là chiếc cọc tre để đám ốc vặn lạc hậu bu vào hát hợp ca. Nhưng tiếc thay làm gì biết hòa âm mà hát bè?!".

02/11/2018

Bài mới vừa ra : "Tư duy sáng tạo văn tự của người Việt nhìn từ văn hóa khu vực: Di sản chữ Nôm trong so sánh đương đại"

Tôi cũng chưa nhận tạp chí. Mới chỉ biết là vừa ra lò.

Đăng trên số 3 năm 2018 của Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển.

Khi nào nhận được bản in chính thức, sẽ bổ sung.

Lẽ ra đã in trong số 2 năm 2018, nhưng do lỗi liên lạc giữa hai bên, nên bị muộn lại (lỗi xảy ra bất ngờ đến khó tin, nhưng đã thành ra một kỉ niệm thú vị và đáng nhớ). 

06/02/2018

Tư duy sáng tạo của người Việt: đến cụ Hà Văn Thùy cũng phải thốt lên "sáng tạo hay tối tạo"

Xưa nay, cụ Thùy vốn rất tự tôn người Việt. Cụ xem đó là một tộc người hàng thượng đẳng, hay một giống người tinh hoa, ví dụ xem lại ở đây (đầu năm 2014) hay ở đây

Sang xuân 2018, trong bài khai bút đầu năm, cụ đã làm một bước ngoặt đáng chú ý trong suy tưởng về Việt tộc. Lời thốt lên "sáng tạo hay tối tạo" của cụ dành cho sản phẩm tinh hoa của giống người tinh hoa ấy, là chữ Nôm, hẳn là một sự khác thường đến kì lạ so với trước nay.