Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

16/04/2020

Viếng mộ chí sĩ Trần Đông Phong ở Tokyo (bài Nguyễn Thị Oanh)

Bài đã lên trang của Văn hóa Nghệ An.

Theo bản đưa lên Fb của tác giả, thì bài cũng đã in trong tạp chí Đông Nam Á.

Bác Oanh có cho biết lần viếng mộ cụ Trần Đông Phong vào tháng 10 năm 2018 là lần thứ hai trong đời. Còn trước đó thì năm 1993, bác đã theo học giả Takeuchi (một học giả nghiên cứu về Việt Nam và Trung Quốc) tới viếng lần đầu tiên.

Tuy nhiên, chắc do nhầm, nên qua mấy lần in rồi, vẫn đều ghi khoảng cách từ 1993 đến 2018 là 35 năm. Vì bác Oanh có viết mấy câu như sau:

"Thực ra, tôi được GS.Takeuchi đưa đến thăm mộ cụ từ năm 1993, năm đầu tiên tôi đặt chân tới Tokyo, từ đó tới nay cũng đã 35 năm nên lần này đến nghĩa trang GS.Takeuchi đã dùng định vị vệ tinh để tìm đến mộ nhưng loay hoay đến 15 phút cũng không sao tìm thấy. Còn tôi, cũng lâu quá rồi không tới thăm nên chỉ còn mang máng nhớ bia mộ nằm ở đâu đó"

Thật ra, chỉ là 25 năm. Nhầm lẫn một chút thôi. Đôi khi, chúng ta vẫn nhầm lẫn một cách vô thức như vậy. Nhưng thú vị là ngay ở bản dịch sang tiếng Nhật của phu nhân học giả Takeuchi cũng nhầm thành 35 năm.

Dưới là tạm đưa về Giao Blog lưu từ các nguồn.

Đầu tiên là bản trên Văn hóa Nghệ An, sau đó thì bổ sung các tư liệu khác ở dưới như mọi khi.

Tháng 4 năm 2020,
Giao Blog









Đọc toàn văn ở đây





Đọc toàn văn ở đây


---


Bản trên Văn hóa Nghệ An



  •   NGUYỄN THỊ OANH
  • Thứ sáu, 21 Tháng 2 2020 13:59
  • font size  giảm kích thước chữ  tăng kích thước chữ
  • Print
  • Email
Vợ chồng người bạn nhân chuyến công tác ở Tokyo ngỏ lời mời tôi cùng đi viếng mộ hai cụ Gaspardone và Trần Đông Phong. Tôi bảo: "Tôi đi thăm mộ cụ Trần rồi nên chỉ đi thăm mộ cụ Gaspardone thôi". Anh bạn tôi bảo:  "Vậy chị đi cùng chúng tôi đến viếng mộ cụ Gaspardone trước, sau đó chúng tôi sẽ tới mộ cụ Trần". Anh chị ấy hẹn tôi ở ga Machida vào lúc 10 giờ sáng ngày 23 tháng 7. Tôi theo lịch hẹn nhưng lại tới ga Tamachi vì cho rằng anh ấy  đã nhầm chữ Hán của ga này. Tôi chờ ở Tamachi tới 11 giờ không thấy vợ chồng anh ấy tới, lại không có cách nào liên lạc vì anh chị ấy không có điện thoại ở Nhật nên đành trở về. Tới nhà, xem lại thư của anh chị ấy mới biết tôi đã nhầm tên ga. Lúc đó thầm nghĩ, hay hôm qua mình bảo mình không đến viếng mộ cụ nên cụ làm cho "nhầm lẫn"? Tôi liền nhắn tin để anh chị khỏi lo lắng, mấy hôm sau gặp lại nghe anh kể rằng đúng lúc đang ở bên mộ cụ thì nhận được tin nhắn của tôi, mở ra đọc vài dòng liền vội đóng máy lại vì nghĩ cụ thiêng quá. Tôi hơi ân hận vì hôm đó mình đã không cùng anh chị đi thăm viếng mộ cụ. Tôi nghĩ ngay đến chuyến công tác sắp tới của hai người bạn vào đầu tháng 10 tại Tokyo nên đã đặt kế hoạch cùng hai người tới đó viếng mộ cụ. Tôi liền liên hệ với GS.Takeuchi Fusaji (Đại học Hoàng gia Gakushuin) là người bạn lâu năm của vợ chồng chúng tôi nên hôm nay mặc dù rất bận nhưng GS.Takeuchi đã nhiệt tình đưa chúng tôi đến thăm Trường, sau bữa trưa, chúng tôi đi tắc xi tới nghĩa trang Zoshigayareien. Thực ra, tôi được GS.Takeuchi đưa đến thăm mộ cụ từ năm 1993, năm đầu tiên tôi đặt chân tới Tokyo, từ đó tới nay cũng đã 35 năm nên lần này đến nghĩa trang GS.Takeuchi đã dùng định vị vệ tinh để tìm đến mộ nhưng loay hoay đến 15 phút cũng không sao tìm thấy. Còn tôi, cũng lâu quá rồi không tới thăm nên chỉ còn mang máng nhớ bia mộ nằm ở đâu đó. Trong lúc GS.Takeuchi vẫn mải miết tìm kiếm với chiếc điện thoại trên tay, tôi, hai anh Hải và Cường tỏa đi xung quanh để tìm,  15 phút sau, vẫn không sao tìm ra mộ cụ. Tôi nhìn đồng hồ đã gần 2 giờ chiều, sắp đến lúc GS.Takeuchi phải trở lại trường vì buổi chiều có giờ dạy, tôi nóng ruột vừa tìm vừa thầm khấn cụ khôn thiêng cho tìm thấy vì đã tới đây rồi, không thể không thắp nén nhang dâng lên người được. Chúng tôi vòng đi vòng lại mấy lần, khi anh Hải đang đi cùng tôi vượt lên trước tới chỗ GS. Takeuchi chỉ còn mình tôi đi sau nhìn kỹ từng tấm bia một, chợt thảng thốt, "cụ đây rồi", tôi gọi mọi người mà giọng lạc hẳn đi. Mọi người liền chạy bổ về phía tôi đang đứng trước bia mộ cụ, ai nấy bùi ngùi xúc động. Bọn tôi bỏ hương, hoa đã chuẩn bị sẵn, mấy anh em cắm hoa, thắp hương, khấn cụ rồi chụp mấy bức ảnh bên mộ người. Nhìn xung quanh có mấy người Nhật đang thay nước, thay hoa, nhổ cỏ bên phần mộ của tổ tiên gia đình, tôi chạnh lòng vì cụ nằm đây một mình, nơi đất khách quê người ít người thăm viếng mà hai mắt cay xè. Hôm nay đưa được mấy vị khách quý đến thăm, chắc cụ vui lắm. Xin người hãy thanh thản yên nghỉ trong lòng đất Nhật vì từ nay sẽ có chúng tôi và những thế hệ kế tiếp sẽ tới thăm cụ, hy vọng nơi đây sẽ thành địa chỉ để những người Việt Nam sang Nhật tìm đến.   
Vài nét về tiểu sử Trần Đông Phong
 Trần Đông Phong là một trong 9 học sinh Việt Nam đi du học đầu tiên sang Nhật trong Phong trào Đông Du (1905-1908). Vốn là con nhà giàu có, ông từng quyên nhiều tiền ủng hộ Đông Du. Khi sang Nhật, vì mong tin nhà gửi tiền sang cho Đông Du mà không thấy tới, ông đã tự tử để tỏ lòng hổ thẹn với đồng chí của mình và thể hiện ý chí quyết tâm với Đông Du, hưởng dương 25 tuổi. Cảm kích trước nghĩa khí của Trần Đông Phong, Kỳ ngoại hầu Cường Để đã đích thân xây mộ phần cho Trần Đông Phong tại nghĩa trang Zoshigaya, Tokyo và sau này chính Kỳ ngoại hầu cũng được chôn cất tại mộ phần này (Theo Wikipedia).
Nay ngôi mộ thuộc nghĩa trang Zoshigaya , khu 1, dãy 4a, hàng 5, số 1-26  ngay cạnh ga tàu điện Toden-Zoshigaya . Trên bia mộ đề: "Đồng bào chí sĩ Trần Đông Phong chi mộ.
Sinh dĩ Giáp Thân niên. Mậu Thân niên ngũ nguyệt sơ nhị nhật tử" (Mộ đồng bào chí sĩ  Trần Đông Phong. Sinh năm Giáp Thân - 1884. Mất ngày mồng 2 tháng 5 năm Mậu Thân - 1908)
Hiện nay, Thư viện Gakushuin còn lưu trữ cuốn Trần chí sĩ truyện do Lưu học sinh ở Tokyo biên soạn vào năm Mậu Thân 1908. Phần sau có bài Võ sĩ hồn ca tịnh tự (Bài ca hồn võ sĩ) do Nishimura Seijiro  村西清次郎chấp bút, Nxb. Egawa ấn hành năm 1908.

---







BỔ SUNG


1. Từ Fb NTO


"
今年7月23日、助教のグエン・ナム博士夫妻が東京出張の際に、ガスパルドン氏と陳東風氏の墓を一緒に訪れようと誘ってくださった。私は「私は既に陳東風氏の墓は訪れたのでガスパルドン氏の墓だけ訪れたい」とお答えした。するとナムさん夫妻は、「ならば、まず、私達はあなたと一緒にガスパルドン氏の墓を訪れ、その後、私達は陳東風氏の墓を訪ねることにする」とのお返事だった。夫のナムさんと妻のリエンさんは、7月23日午前10時、町田駅で待ち合わせした。私は約束通りに行ったが、行ったのは、田町駅だった。なぜなら、ナムさんがこの駅の名前の漢字を間違えたと思ったからだ。私は田町駅で11時まで待ったが、ナムさん夫妻は現れない。しかも、ご夫妻は、日本では携帯電話を持っていなかったため、連絡をとる方法がなかったので、帰らざるを得なかった。帰宅し、ナムさんリエンさんご夫妻の手紙を見返してみて、ようやく、私が駅の名前を間違えていたことに気がついた。その時、秘かに、もしくは、昨日私が陳東風氏の墓は訪れないと言ってしまったから、陳東風氏が私を”間違えさせた”のだろうか?と思った。私は直ぐにナムさんとリエンさんご夫妻にメッセージを送った。彼らが心配しないようにするためだった。数日後、彼に会い、話を聞いた。すると、陳東風氏の墓のそばにいる、まさにその時に私のメッセージを受け取ったとのことだった。携帯を開き数行読んだらすぐに閉じたという。陳東風氏がとても神聖だと思ったからだ。私は、その日、ご夫妻とともに陳東風氏の墓を訪れなかったことを少し後悔した。そして、史学院のディン・クアン・ハイ院長と漢喃院院長のグエン・トゥアン・クアン博士の10月初旬の東京出張について考え、このお2人をそこへご案内しようと計画した。私はすぐに学習院大学の武内房司教授に連絡した。彼は、私達夫婦の長年の友人のため、大変お忙しい日だったにもかかわらず、我々を温かく迎え、学習院大学を案内し、昼食の後は、タクシーで、雑司ヶ谷霊園まで連れて行ってくださった。実は、武内教授には、1993年に陳東風氏の墓につれて行っていただいた。私が初めて東京を訪れた年だ。あれから35年経っていたため、霊園に到着してから、武内教授は携帯端末を使用しながら陳東風氏の墓を探して15分くらい歩き回った。しかし、なぜか見つからなかった。一方で私も、かなりしばらく訪れていなかったのでどこかにある墓石をおぼろげに覚えているだけだった。ハイさんとトゥアン・クオンさんもあちこち周辺を探した。15分経ってもなぜかまだ墓を探し出せなかった。時計を見ると、午後2時近くになっていた。まもなく武内教授が大学に戻らなければならない時刻になる。午後の講義があるからだ。私は焦った。探しながら、小声で霊験あらたかな陳東風氏に”見つかりますように”と祈った。せっかくここまで来たのに、陳東風氏に線香を手向けない、ということはできなかったからだ。私達は、辺りを何度も歩き回った。ハイさんが私と一緒に武内教授の前を通り過ぎる時、私が、後ろから歩きながら墓石の一つ一つを注意深く見ていると、不意にびくっとした。陳東風氏はここだった。私は、皆を呼んだ。驚きのあまり声の調子が外れた。すぐに皆が、陳東風氏の墓の前にいる私のところに走ってきた。皆、胸がつまり、感動している様子だった。私達は、準備してきた線香や花を供えた。先生方は線香を手向け、祈りを捧げた。そして墓のそばで写真を数枚撮影した。まわりを見ると、数人の日本人が、家の祖先の墓の水や花を交換したり、草むしりをしたりしていた。私は心が痛んだ。陳東風氏がたった一人でここに眠っているからだ。今日、貴重な訪問者数名をお連れすることができ、おそらく陳東風氏も嬉しいことだろう。どうか、日本の大地でどうか安心してお眠りください。これからは、私達や次の世代の人々があなたを訪れますから。この地が、日本に来たベトナム人が訪れる場所になることを期待しております。
2018年10月4日
グエン・ティ・オアイン (Nguyễn Thị Oanh)

日本語訳:武内浩子
"

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.