Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn quân-đội-Việt. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn quân-đội-Việt. Hiển thị tất cả bài đăng

18/04/2020

Văn nghệ Thứ Bảy : cảm giác Cầu Giấy xa lắc xa lơ của người Hà Nội thời chống Mỹ

Nhà văn Nguyễn Bảo Sinh mới đưa lên một đoạn kí ức của ông về ô Cầu Giấy ở Hà Nội thời chiến tranh chống Mĩ. 

Hồi ấy, Cầu Giấy tựa như một vùng quê mùa ở rất xa, nhà văn viết:
"Từ Ô Cầu Giấy vào thăm thủ đô, phải chờ tầu điện ở gần Voi Phục. Tàu điện từ Bờ Hồ tới đây là hết đường. Cuối đường tàu có barierre chắn lại. Barierre làm bằng tà vẹt Tầu. Kỷ niệm khó quên của sinh viên trường Đại học Sư phạm là đoạn đường từ trường tới bến tầu dài đến gần 2km, sinh viên phải cuốc bộ. Voi Phục thời 1950 đối với người Hà Nội coi như xa lắc. Học sinh Hà Nội đi cắm trại ở Voi Phục có cảm tưởng như ngày nay ta lên tận Sapa."
(tôi có mạo muội chỉnh mấy con chữ cho đúng chuẩn chính tả hiện nay)

05/05/2017

Đọc lại về PVN và ngành dầu khí - một trong hai chân trụ sau Đổi Mới

Gần đây, đã đọc thử lại về loạt chữ P. (như PVN, PVC, PVV,..) ở đâyở đây (tháng 9 năm 2016, tư liệu hồi cố về tới năm 2012).

Năm 2012, hồi tháng 8, lúc du lãng cùng một bác bên thanh tra cục thuế, cũng được bác này cho một tổng quan về ngành dầu khí Việt Nam. Đề cập cụ thể ở một dịp khác.

Bây giờ, lùi về 2015, với loạt bài 4 kì đăng trên tờ Quân đội Nhân dân.

21/09/2015

Một trong 34 chiến sĩ đầu tiên của quân đội cách mạng : Mai Trung Lâm

Đó là 34 chiến sĩ thuộc Đội Tuyên truyền Giải phóng quân (1944).

Thế nào đó, rồi cuối cùng, tìm ra cái kết của câu chuyện thời đầu Đổi Mới về Mai Trung Lâm - một nhân vật nổi tiếng trước đây của Khu tự trị Việt Bắc.

04/06/2015

Bộ trưởng quốc phòng Mỹ không mặc quân phục

VnEx vừa đi bài "Vì sao bộ trưởng quốc phòng Mỹ không mặc quân phục" (ngày 3/6/2015). Toàn văn đưa vào mục 2 ở dưới.

Nhưng từ trước đó, chuyện này đã được dân mạng bàn luận. VnEx chỉ tựa như tổng hợp lại mà thôi.

Và đáng nói là, có một thanh niên là Linh Nguyễn đã phê phán sự "bọ xít" của một thanh niên khác. Cụ thể xem ở mục 1.