Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn nhà-Mạc. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn nhà-Mạc. Hiển thị tất cả bài đăng

15/08/2021

Một gia đình ở Hà Nội qua những tâm sự tự viết : câu chuyện của học giả Mạc Văn Trang

Sáng sớm nay, thấy chú Trang viết bài mới trên Fb để kỉ niệm 8 năm ngày mất của cô Thuận - người vợ đầu đã quá cố của chú. 

Cô Thuận thì mình mới chỉ gặp một lần duy nhất, trong căn nhà mới của cô chú ở một ngõ nhỏ trong quận Cầu Giấy, lúc ấy là dịp tân gia nên mọi người đến chúc mừng, hay là một hội nghị mở rộng gì đó của ban chấp hành Mạc tộc Việt Nam, hoặc là cả hai cùng kết hợp. Hôm đó, hai cha con mình đến sớm, cô xuống từ trên gác, và hỏi luôn một câu mà đến bây giờ, mình vẫn nhớ như in: "Cháu Giao đúng không ?".

Rồi lần sau, vẫn gặp ở nhà cô chú, thì là đúng vào dịp giỗ đầu của cô Thuận. Hai cha con mình lại sang nhà cô chú, để thắp hương cho cô, xem những tư liệu của Thuận. Buổi trưa thì có dự một bữa cơm thân mật chỉ có mấy người, ở dưới tầng một.

Bẵng đi, mà đã 8 năm qua rồi. 

15/06/2021

Lại bị trộm cổ vật : phá két lấy trọn 40 đạo sắc phong ở Dị Nậu (Tam Nông, Phú Thọ)

Nhiều năm nay, vùng Vĩnh Phúc và Phú Thọ rất hay bị trộm cổ vật. Chẳng hạn vụ lớn lần trước thì xem lại ở đây.

Tháng 6 năm 2021 là vụ trộm toàn bộ sắc phong của một ngôi đền cổ tại Dị Nậu. Kẻ trộm đã phá két sắt vào khoảng thời gian cả nước đi bầu cử "3 trong 1".

16/05/2021

Trùng lặp lịch sử : tranh công ngày 30/4 (làm nhớ chuyện Đàng Trên - 2)

Sự kiện này đã được Giao Blog quan sát từ tháng 5 năm 2020, cập nhật dần tư liệu của các bên ở đây.

Entry đó đã đầy. Nên bây giờ mở entry thứ 2.

Mở đầu bằng bộ phim tư liệu vừa phát chính thức đêm qua trên hệ thống truyền thông chính qui. Đại khái là bộ phim như sau:


25/02/2021

Chuyện cũ về ngôi chùa cổ ở Thái Bình có chuông lớn thời Mạc (nhà sư trụ trì tự thiêu năm 2012)

Đó là ngôi chùa danh tiếng ở Thái Bình, về giá trị lịch sử thì có thể sánh với chùa Keo. Về vị trí địa lí thì ngôi chùa này rất gần với nơi có bộ tượng đá tuyệt tác thời Mạc (đọc ở đây và ở đây), cũng tức là ở gần với ngôi đền thờ Liễu Hạnh công chúa (đọc ở đây). Đều là thuộc huyện Quỳnh Phụ tỉnh Thái Bình.

Đến nay, sau rất nhiều dâu bể, may mắn là ngôi chùa ấy vẫn giữ được nhiều cổ vật quan trọng. Từ nhiều năm nay, chúng tôi đặc biệt chú ý đến quả chuông đúc thời Mạc - niên đại là Quảng Hòa 4 (tức năm 1545). Học giả Đinh Khắc Thuân đã giới thiệu và đưa bản dịch từ đầu thập niên 1990 trên tạp chí học thuật rồi, nên không còn xa lạ với học giới.

04/02/2021

Một vụ đạo văn đã bị quên lãng (nhóm Bùi Đăng Sinh ở Vĩnh Phúc)

Hồi chúng tôi du lãng nhiều ở Vĩnh Phúc để chuẩn bị cho hội thảo về nhà Mạc và hậu duệ tại đây (xem nhanh hội thảo đó ở đây), thì có nghe vụ này. Cũng có được tư liệu để ngắm nghía, nhưng mà mải việc khác, nên quên béng !

Bây giờ, nhân có việc liên quan đến Vĩnh Phúc, mới sực nhớ lại.

Cũng mới nhớ ra hồi xửa xưa tôi đã có lần tới tận nhà bác Nguyễn Khắc Xương ở trên đó. Hồi ấy, chúng tôi đi đến làng cười Văn Lang, rồi tới Đại học Hùng Vương. Cụ bà Nguyễn Khắc Xương còn cẩn thận đưa cụ ra tận xe đón, dặn dò gì đó, rồi mới an tâm chào tạm biệt.

23/10/2020

"Thụ hàng thành" (thành nhận sự đầu hàng của đối phương) có từ thời Đường, chứ đâu phải mãi hồi nhà Mạc

Đang vội, nên chỉ ghi nhanh vậy.

Vì hôm nay, lúc đi đường, có người hỏi mình về cái gọi là "thụ hàng thành".

Mình trả lời nhanh: sẽ viết thành bài học thuật sau, nhưng đại khái đó là khái niệm đã có từ thời nhà Đường ở Trung Quốc (tạm tính thế kỉ IX), mà không phải xuất hiện ở thời Minh chinh phục nhà Mạc bên ta (thế kỉ XVI).

Thụ hàng thành xuất hiện nhiều trong thơ Đường thơ Tống.

Lâu nay, nữ học giả Trần Thị Băng Thanh nhiều lần mang cái gọi là "thành nhận đầu hàng" ra để nói rằng, cái thành ấy là gắn với việc Mạc Đăng Dung sang đầu hàng nhà Minh, và đại khái là thành nỗi giận của trí thức Đại Việt các đời về sau !

Sai bét ! Sẽ chỉ ra từng điểm một rõ ràng sau. 

Đọc lại việc cô Băng Thanh phản đối việc Hà Nội đặt tên đường Mạc Thái Tổ và Mạc Thái Tông, nhiều năm về trước, ở đây

Cũng đọc lại việc cô Băng Thanh vội vàng tin theo tư liệu nghiên cứu giả mạo của ông Trần Đại Sĩ (hoàn toàn bịa đặt) để viết bài học thuật, đăng trên các tạp chí học thuật như Tạp chí Hán Nôm hay một số tạp chí khác thuộc hệ thống Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, cũng mấy năm trước rồi, ở đây.

Ông Trần Đại Sĩ là một chuyên gia làm hàng giả, nhưng rất lạ, mới đây lại được tôn vinh ở Đại Việt, có được ông Dương Trung Quốc trao bằng ở đây.

03/10/2020

Văn nghệ Thứ Bảy : "nước non Cao Bằng" xưa đang lồng trong "non nước Cao Bằng" nay

Những ngày cuối tuần, chúng tôi có du lãng vùng Cao Bình - kinh đô của của vương triều Mạc thời kì Cao Bằng (1593-1685). Về thời kì hơn 80 năm đó của nhà Mạc ở vùng biên viễn, thì trên Giao Blog có thể đọc nhanh ở đây (năm 2015) hay ở đây (năm 2017).

Quãng đường từ Hà Nội lên Cao Bằng lần này, chúng tôi đi một mạch từ sáng sớm, đi qua Thái Nguyên - Bắc Cạn mà lên thẳng mỏ thiếc Tĩnh Túc. Rút gọn thành Hà Nội - Tĩnh Túc (thị trấn Tĩnh Túc, huyện Nguyên Bình, Cao Bằng). Tức là không đi theo lối quen đi là phải qua thành phố Cao Bằng trước, rồi sau đó mới đi các tuyến địa phương huyện.

Trên xe, tôi theo thói quen, đọc lời ca dao cổ:

"Con cò lặn lội bờ sông,

Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non,

Nàng về nuôi cái cùng con,

Để anh đi trẩy nước non Cao Bằng".

29/07/2020

Ngôi điện Sùng Đức của nhà Mạc, do chính Mạc Thái Tổ dựng năm 1527

Sử cũ chép rằng, năm 1527, Mạc Đăng Dung đã nhận chiếu nhường ngôi của vua Thống Nguyên (tức Cung hoàng đế) nhà Lê mà lên ngôi hoàng đế, mở ra vương triều Mạc trong lịch sử Việt Nam.

Cùng năm ấy, vua Mạc đã lấy Hải Dương làm Dương Kinh, lập cung điện ở Cổ Trai (nằm trong Dương Kinh), truy tôn ông tổ 7 đời là Mạc Đĩnh Chi làm Kiến thủy Khâm minh Văn hoàng đế. Vua cũng xây dựng trên nền nhà cũ của Mạc Đĩnh Chi (tại xã Lũng Động/Long Động) một tòa điện gọi là "điện Sùng Đức". Điện nằm ở gần bờ sông. Lại cho đắp một gò cao ở gần đó để các quan trong triều tới lễ điện Sùng Đức (T2-p.81).

Ngôi điện Sùng Đức ấy hiện nay, vào năm 2020 này, đang được con cháu họ Mạc phục dựng.

13/07/2020

Nhớ lại 10 năm và hơn 50 năm : khai quật và hoàn táng thi hài vua Lê Dụ Tông (1958, 2010)

Vua Lê Dụ Tông (1679-1731) ở vương quốc Đàng Ngoài dù không liên quan trực tiếp tới các vua Mạc ở Đàng Trên (vương triều Mạc thời kì Cao Bằng 1593-1685, đọc ở đây), nhưng là một vị vua thú vị, nên trong quan hệ giữa Đàng Ngoài với Đàng Trên, ở chỗ này chỗ kia, tôi đã đề cập.

Ông vua Lê Dụ Tông có hai niên hiệu quan trọng: Vĩnh Thịnh và Bảo Thái. Thời Bảo Thái thì gắn với danh nhân Nguyễn Tông Quai (1693-1767, thầy của Lê Quý Đôn) - là một chủ đề nghiên cứu lâu năm của tôi (ví dụ đọc ở đây và ở đây).

Bây giờ là nhớ lại chuyện của 10 năm trước. Đó là đầu năm 2010, chính phủ Việt Nam đã tổ chức lễ hoàn táng thi hài của vua Lê Dụ Tông trở lại xứ Thanh, sau gần 50 năm khai quật (người ta tìm thấy mộ của ông vào năm 1958; đến năm 1964 thì đưa về Hà Nội, mở ra trước sự chứng kiến của Thủ tướng Phạm Văn Đồng). Đáng chú ý là, lễ hoàn táng năm 2010 có Trưởng Ban Tổ chức Lễ hoàn táng (coi như ngang với Trưởng Ban tang lễ) là ông Trần Chiến Thắng - lúc đó là quan chức ngành văn hóa nước nhà. Nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu có tham dự (xem lại một ít tin cụ Phiêu trong liên quan tới giới các nhà ngoại cảm, ở đây).

Quan tài của nhà vua làm bằng gỗ Ngọc Am (tức gỗ pơmu). Chắc là ngang ngang với gỗ Nam (nanmu) mà các vua Mạc Kính Diệu và Mạc Nguyên Thanh đã cung tiến để Thượng Khả Hỉ xây cất chùa Đại Phật ở Quảng Châu, ngày nay loạt cột gỗ Nam ấy vẫn còn ở Quảng Châu (xem lại ở đây và ở đây)

22/06/2020

Tin buồn : Học giả Phan Đăng Nhật vừa ra đi (1931 - 2020)

Gia đình vô cùng thương tiếc báo tin: do tuổi cao sức yếu, học giả Phan Đăng Nhật vừa từ trần hồi 10h 50 sáng Thứ Hai ngày 22 tháng 6 năm 2020 (nhằm ngày 2 tháng 5 năm Canh Tý). Hưởng thọ 90 tuổi.

Học giả Phan Đăng Nhật được biết đến rộng rãi là GS. TSKH. Phan Đăng Nhật nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Văn hóa Dân gian, nguyên Chủ tịch Hội đồng Mạc tộc Việt Nam, Chủ tịch Danh dự Hội đồng Mạc tộc Việt Nam, Giám đốc Trung tâm Bảo trợ Văn hóa và Kĩ thuật truyền thống.

Tang lễ được tổ chức vào Thứ Tư ngày 24 tháng 6 năm 2020 (nhằm ngày 4 tháng 5 năm Canh Tý), tại Nhà tang lễ Cầu Giấy (đường Trần Vỹ - Mai Dịch - Cầu Giấy - Hà Nội; gần Nghĩa trang Mai Dịch).

- Lễ viếng từ 7 : 30 ~ 8 : 45.

- Lễ truy điệu bắt đầu từ 8 : 45.

- Hỏa táng tại đài hóa thân hoàn vũ Văn Điển.

- An táng chiều cùng ngày tại Công viên Nghĩa trang Lạc Hồng Viên (xã Dân Hòa, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình).

10/05/2020

Tình yêu và hạnh phúc gia đình ở tuổi 80 (chú Mạc Văn Trang chính thức công bố)

Vào dịp đầu tháng 5, chú Trang vội vã ra Hà Nội, rồi lại vội về lại Sài Gòn. Chú nhắn đại khái là phải vào lại Sài Gòn với bà hai, nên không có nhiều thời gian. Thế là theo hẹn, gặp chú chớp nhoáng tại nhà riêng của chú ở góc làng. Câu chuyện chính trong cuộc gặp là một tập tài liệu mà chú mang từ Sài Gòn ra --- là tập tài liệu về một cuộc khảo cứu các tấm bia liên quan đến mộ phần của các vua Mạc (sẽ nói dần dần sau).

Lúc đến nhà chú ở góc làng rồi, buổi tối hôm ấy, mới biết "bà hai" mà chú nhắn tin cho ấy, không ai khác chính là nghệ sĩ Kim Chi. Trước khi đến, thì đã tạm đoán vậy rồi, chứ không bất ngờ nhiều.

Chú Trang kể vắn tắt về việc riêng, nhưng đại khái cặp đôi 80s và 70s này được se lại với nhau là từ nhân duyên chung với cụ Nguyễn Trọng Vĩnh (đọc về cụ Vĩnh ở đây).

Đại khái thế. Còn bây giờ là thông báo chính thức của tân lang Mạc Văn Trang ở tuổi 80s và tân nương Kim Chi ở tuổi 70s.

26/10/2019

Văn nghệ Thứ Bảy : chuyện đồng chí "ông Ké" chê thơ Đường và thân sinh nhà biên khảo Hoàng Triều Ân

Nhiều năm về trước rồi, là năm 2013, đã nhắc đến việc đồng chí "ông Ké" chê thơ Đường. Đọc lại ở đây. Cụ chê thơ Đường là rườm rà và thừa chữ !

Thú vị người ghi lại câu chuyện ấy, không ai khác, chính là nhà biên khảo lão thành ở vùng đất Cao Bằng - cụ Hoàng Triều Ân - vừa từ trần. Ngày mai, 27/10/2019, gia đình cử hành tang lễ nhà biên khảo (1931-2019).

Mà thú vị hơn nữa, hôm nay, cần nhắc đến, là: người kể cho Hoàng Triều Ân nghe và ghi ra giấy câu chuyện ấy, lại không ai khác, chính là ông cụ thân sinh.

24/10/2019

Nhà biên khảo lão thành Hoàng Triều Ân (Cao Bằng, 1931-2019)

Gia đình họ Hoàng người Tày ở Hòa An (Cao Bằng) ngày nay vốn là người Kinh. Các cụ tổ đã từ đồng bằng lên Cao Bằng, nghe đâu là theo chân một ông tướng nhà Lê lên đánh nhà Mạc. Hãy xem Hoàng Triều Ân tự viết về nguồn cội của mình, ở đây (tháng 11 năm 2015).

Các bản khai của cụ về "dân tộc", thì thường ghi là "Tày". Một ví dụ rõ cho hiện tượng khá phổ biến ở vùng miền núi phía Bắc là Kinh già hóa Thổ (Tày).

05/10/2019

Văn nghệ Thứ Bảy : 520 năm đất Cao Bằng và môn độc "lày cỏ"

Cuối tuần này, Cao Bằng đang trong dịp các lễ lạt và hoạt động vui chơi kỉ niệm 520 năm thành lập tỉnh/trấn (1499-2019) và 50 năm thực hiện di chúc Hồ Chí Minh (1969-2019).

Mình thì chú ý đến môn thi "lày cỏ" - một môn thi đấu xuất phát từ trò chơi dân gian mang tính đặc trưng của Cao Bằng, mà phổ biến nhất là ở vùng người Tày Nùng.

Những ngày đầu tháng 10, rút cục thì do lịch cơ bản bị đổi bất ngờ, nên giờ này, mình không có mặt ở Cao Bằng được. Đành chỉ nhìn từ xa với sông Bằng cầu Hiến núi Vài.

08/06/2019

Văn nghệ Thứ Bảy : Chu Thiên Hoàng Minh Giám với tiểu thuyết "Thoát cung vua Mạc" (1942)

Có hai ông Hoàng Minh Giám khác nhau. 

Một ông là Hoàng Minh Giám chính trị gia, người của Việt Minh, sau giữ nhiều chức vụ cao trong chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. 1904-1995. Hậu duệ hiện nay là ông Hoàng Vĩnh Giang của ngành thể thao Việt Nam.

Một ông là Hoàng Minh Giám có bút hiệu Chu Thiên, là một nhà văn - nhà khảo cứu, tên tuổi gắn với các bộ tiểu thuyết lịch sử như Bút nghiên, Nhà NhoBóng nước Hồ Gươm. 1913-1991.

Chu Thiên có một tiểu thuyết lịch sử có tên Thoát cung vua Mạc đăng dài kì trên Tạp chí Tri Tân (năm 1942). Đây là một tiểu thuyết về nhà Mạc thời kì Thăng Long.