Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn trần-đại-sỹ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn trần-đại-sỹ. Hiển thị tất cả bài đăng

23/10/2020

"Thụ hàng thành" (thành nhận sự đầu hàng của đối phương) có từ thời Đường, chứ đâu phải mãi hồi nhà Mạc

Đang vội, nên chỉ ghi nhanh vậy.

Vì hôm nay, lúc đi đường, có người hỏi mình về cái gọi là "thụ hàng thành".

Mình trả lời nhanh: sẽ viết thành bài học thuật sau, nhưng đại khái đó là khái niệm đã có từ thời nhà Đường ở Trung Quốc (tạm tính thế kỉ IX), mà không phải xuất hiện ở thời Minh chinh phục nhà Mạc bên ta (thế kỉ XVI).

Thụ hàng thành xuất hiện nhiều trong thơ Đường thơ Tống.

Lâu nay, nữ học giả Trần Thị Băng Thanh nhiều lần mang cái gọi là "thành nhận đầu hàng" ra để nói rằng, cái thành ấy là gắn với việc Mạc Đăng Dung sang đầu hàng nhà Minh, và đại khái là thành nỗi giận của trí thức Đại Việt các đời về sau !

Sai bét ! Sẽ chỉ ra từng điểm một rõ ràng sau. 

Đọc lại việc cô Băng Thanh phản đối việc Hà Nội đặt tên đường Mạc Thái Tổ và Mạc Thái Tông, nhiều năm về trước, ở đây

Cũng đọc lại việc cô Băng Thanh vội vàng tin theo tư liệu nghiên cứu giả mạo của ông Trần Đại Sĩ (hoàn toàn bịa đặt) để viết bài học thuật, đăng trên các tạp chí học thuật như Tạp chí Hán Nôm hay một số tạp chí khác thuộc hệ thống Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, cũng mấy năm trước rồi, ở đây.

Ông Trần Đại Sĩ là một chuyên gia làm hàng giả, nhưng rất lạ, mới đây lại được tôn vinh ở Đại Việt, có được ông Dương Trung Quốc trao bằng ở đây.

30/10/2019

Công việc chẩn trị Đông Y của nhà biên khảo Trần Đại Sỹ

Nhà biên khảo Trần Đại Sỹ gần đây được vinh danh tại Việt Nam (xem cụ thể ở đây, tin của năm 2015). Các công bố có tính cuốn hút của ông về Đại Việt hay Hai Bà Trưng, vân vân, thì đã có thảo luận từ lâu, đọc lại ở đâyở đây (năm 2013).

Về công việc chẩn trị Đông Y của ông hiện nay ở Pháp, thì có thể đưa về đây một đoạn ngắn do madam Nguyễn Nga vừa đưa lên.

10/08/2014

Cây Thanh Thảo (Qinghao, artemisisa annua) và công dụng trị bệnh

Hồi lâu lâu, trên blog này, có nhắc đến ông Trần Đại Sỹ (Việt kiều đang ở Pháp) với cây Hảo Liên/Hao Ling. Câu chuyện của ông Trần về Hảo Liên, theo tôi, một phần thực và chín phần đáng nghi vấn. Nhất là ông nói về cổ sử Việt Nam nữa, thì thôi, ta coi như đang đọc tiểu thuyết viễn tưởng. Thế đi, cho nó nhẹ nhàng.

Còn chặt chẽ, thì ông Bàn Tân Định đã trao đổi từ năm 2002 rồi. Một cách thẳng thắn và đàng hoàng, ông Bàn đã đi đến kết luận: ông Trần chưa từng nghiên cứu khoa học, hoặc chỉ là "ngụy khoa học".

Đáng nói là thuyết của Trần Đại Sỹ lại được không ít người tán thưởng ở Việt Nam, chẳng hạn thấy rõ trong bài của ông Nguyễn Văn Vịnh hay bà Trần Thị Băng Thanh.

24/08/2013

Trần Đại Sỹ và tác phẩm : 6 - Học thuyết biên giới (với Nguyễn Bá Mão và Đào Tam Tỉnh)

Tôi chưa có bài của tác giả Nguyễn Bá Mão đã đăng trên tạp chí Văn hóa Nghệ An, tựa như là vào năm 2007-2008 gì đó. Theo giới thiệu của Đào Tam Tỉnh ở dưới đây, thì bài đó của Nguyễn Bá Mão thực hiện việc tóm tắt tư liệu mà ông Trần Đại Sỹ cung cấp. Đào Tam Tỉnh không cho biết số tạp chí đã đăng bài của Nguyễn Bá Mão (số mấy, tháng mấy năm nào). 


Trần Đại Sỹ và tác phẩm : 5 - Học thuyết biên giới đã đến được với giới khoa học Việt Nam (bà Băng Thanh ở Viện Văn học)

Cuối bài (trên Kiến thức, và các nơi khác), thấy có ghi tên tác giả là "Băng Thanh". Cộng thêm cách viết, có thể đoán là bài của cô Trần Thị Băng Thanh - nhà nghiên cứu chuyên mảng văn học cổ vốn thuộc Viện Văn học, và là phu nhân của Sái phu Nguyễn Khắc Mai (Giám đốc Trung tâm Minh Triết Việt Nam). 

21/08/2013

Trần Đại Sỹ và tác phẩm : 3 - Học thuyết biên giới đã đến được với giới khoa học Việt Nam (Nguyễn Văn Vịnh)

Phát hiện đáng kinh ngạc của bác sĩ Trần Đại Sỹ xem ra có sức hấp dẫn với giới khoa học đất Việt, chứ không phải chơi đâu. Chẳng hạn, có một vị là Nguyễn Văn Vịnh có bài trên báo VTC, từ năm 2012, nhắc đến tên của bác sĩ Trần và Viện Pháp Á của ông với những kết luận khoa học liên quan đến ADN.




20/08/2013

Bàn Tân Định vs Trần Đại Sỹ (2002)

Tôi không để ý, nên tưởng chuyện vừa xảy ra mới đây, nhưng theo chỉ dẫn xác thực của Mr. Khoằm, mới biết là hơn 10 năm rồi. Quãng những năm 2002-2003, đã xuất hiện bài phản luận của bác Bàn Tân Định cho "học thuyết biên giới" của bác Trần Đại Sỹ

Đại khái, trang Giao điểm đã lên bài của Bàn Tân Định từ 2002:


Bàn Tân Định, hiện chúng tôi không rõ là ai, có thể là bút danh. Nhưng thấy bác tranh luận cùng bác sĩ Trần Văn Tích (Việt kiều ở Đức), là thấy vui rồi. Lâu nay, bác sĩ Tích không còn xuất hiện nữa, nếu ông có góp ý/nhận định về học thuyết của bác sĩ Sỹ, thì hay biết mấy. Cùng là bác sĩ Đông - Tây y kết hợp, biết đâu, ông có cái nhìn đồng cảm với bác Trần Đại Sỹ, hay là có kiến giải hoàn toàn khác người không phải bác sĩ.

19/08/2013

Bạn đọc phản luận về phát hiện của bác sĩ Trần Đại Sỹ (vấn đề biên giới thời cổ)

Lời dẫn: Bây giờ, không tìm lại được đường link đầu tiên dẫn đến bài trích dưới đây (chỉ trích một đoạn trong bài có tên "Giữa sự thật và tin đồn : Vấn đề lũng đoạn thông tin", trong liên quan đến ông Trần). Có vẻ bài đã xuất hiện trên mạng từ năm 2009.

Phát hiện đáng kinh ngạc về biên giới cổ Việt Nam của bác sĩ Trần Đại Sỹ

Lời dẫn: Bài ở dưới đây của Trần Đại Sỹ, "tương truyền" trên mạng là được chấp bút bằng tiếng Pháp. Rồi sau đó, ông Tăng Hồng Minh (một vị tự giới thiệu là người gốc Hoa) dịch ra tiếng Việt.

Trần Đại Sỹ và tác phẩm : 2 - Hảo Liên/Hao Ling gắn với tên tuổi ông Trần trong giới thiệu của công ty Pháp

Trong trang giới thiệu sản phẩm của một công ty chuyên kinh doanh trà của Pháp, có phần dành cho Hảo Liên/Hao Ling

Trong đó, ông Trần (tức Trần Đại Sỹ) được ghi nhận là Giám đốc của ARMA (một hội nghiên cứu y dược phương Đông, chắc nên gọi tắt là Hội Á y), đã lãnh đạo một nhóm y bác sĩ tiến hành điều tra công dụng của trà Hảo Liên trong phạm vi người sử dụng châu Âu.

Loại trà Hảo Liên/Hao Ling phải đun sôi 90 phút