Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

25/02/2021

Chuyện cũ về ngôi chùa cổ ở Thái Bình có chuông lớn thời Mạc (nhà sư trụ trì tự thiêu năm 2012)

Đó là ngôi chùa danh tiếng ở Thái Bình, về giá trị lịch sử thì có thể sánh với chùa Keo. Về vị trí địa lí thì ngôi chùa này rất gần với nơi có bộ tượng đá tuyệt tác thời Mạc (đọc ở đây và ở đây), cũng tức là ở gần với ngôi đền thờ Liễu Hạnh công chúa (đọc ở đây). Đều là thuộc huyện Quỳnh Phụ tỉnh Thái Bình.

Đến nay, sau rất nhiều dâu bể, may mắn là ngôi chùa ấy vẫn giữ được nhiều cổ vật quan trọng. Từ nhiều năm nay, chúng tôi đặc biệt chú ý đến quả chuông đúc thời Mạc - niên đại là Quảng Hòa 4 (tức năm 1545). Học giả Đinh Khắc Thuân đã giới thiệu và đưa bản dịch từ đầu thập niên 1990 trên tạp chí học thuật rồi, nên không còn xa lạ với học giới.

1. Đó là Tư Phúc tự (tên thường gọi là chùa Sơn hay chùa Sơn Đồng) ở thôn Sơn Đồng, xã Quỳnh Giao, huyện Quỳnh Phụ ngày nay.

2. Liên quan đến thời Mạc, trong chùa có một chuông lớn nói trên, và một tấm bia đá mang niên đại Diên Thành 7 (1584).

3. Vào cuối năm 2012 có sự kiện thương tâm: nhà sư trụ trì tự thiêu (tự sát bằng hình thức đốt thân mình). 

Sau đó, chùa được tái thiết, rồi khánh thành vào năm 2016.

Đi một ít tư liệu mang tính hồi cố.

Bổ sung dần dần theo dòng tư liệu cập nhật.

Tháng 2 năm 2021,

Giao Blog



Ảnh đầu năm 2012 



Quả chuông thời Mạc (ảnh sưu tầm từ mạng Fb 2021 T2)


---



5.


  


Quang lâm và chứng minh Đại lễ có sự hiện diện của TT. Thích Thanh Giác – Phó trưởng ban Hoằng pháp TW GHPGVN, phó trưởng Ban thường trực BTS GHPGVN thành phố Hải Phòng; TT. Thích Thanh Nghĩa – Ủy viên TT Ban trị sự GHPGVN tỉnh Thái Bình, Đại đức Thích Thanh Mẫn – Trưởng BTS GHPGVN huyện Quỳnh Phụ; Đại đức Thích Minh Phúc – trụ trì chùa Tư Phúc ( Sơn Đồng) cùng đông đảo chư tôn thiền đức Tăng Ni trong và ngoài tỉnh Thái Bình.

Về phía chính quyền địa phương có sự hiện diện của ông: Nguyễn Đình Thiệu –  Bí thư BCH Đảng bộ, Chủ tịch HĐND xã Quỳnh Giao; ông: Nguyễn Viết Đạt – Chủ tịch UBND xã Quỳnh Phụ; ông: Hoàng Mỹ Tuyên – Chủ tịch UBMMTQ VN xã Quỳnh Giao cùng các ông bà thuộc Đảng ủy, thường trực HĐND, UBND, UB MTTQVN xã Quỳnh Giao, các ban ngành đoàn thể, các ông bà diện cho các khối doanh nghiệp, các sở, ban ngành trên địa bàn xã Quỳnh Giao cùng đông đảo các Phật tử, các thiện nam, tín nữ gần xa và nhân dân địa phương.

Chùa Tư Phúc là một công trình kiến trúc Phật giáo tọa lạc trên địa bàn thôn Sơn Đồng, xã Quỳnh Giao, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình. Chùa được hình thành cách đây trên 800 năm, chùa đã từng là nơi sinh hoạt tín ngưỡng văn hóa tâm linh nổi tiếng với 11 đời sư Tổ trụ trì. Thời đó chùa được xây dựng theo kiến trúc hình chữ Đinh bao gồm 7 gian tiền đường, 3 gian hậu cung, hồi văn 5 đấu, chồng cuốn hoa sen, theo kiến trúc chùa truyền thồng của vùng đồng bằng bắc bộ.

Trong những năm đầu thế kỷ XX, chùa Tư Phúc còn là hạ trường an cư của đông đảo chư tôn đức Tăng Ni huyện Quỳnh Côi và huyện Phụ Dực tỉnh Thái Bình và huyện Nịnh Giang, tỉnh Hải Dương. Trải qua biến cố thăng trầm của thời gian và lịch sử, chùa đã bị xuống cấp trầm trọng, làm ảnh hưởng tới việc thờ cúng và sinh hoạt tín ngưỡng văn hóa tâm linh của đồng bào Phật tử, nhân dân địa phương. Trước tình hình đó, được sự quan tâm của các cấp trong Giáo hội cũng như được sự đồng ý của chính quyền địa phương, thể theo nguyện vọng của của tín đồ Phật tử, nhân dân địa phương, con em xa quê và quý khách thập phương, ngày 18 tháng 1 năm 2015, Chư tôn đức Tăng chùa Tư Phúc đã cùng Phật tử, nhân dân địa phương khởi công trùng tu lại ngôi Đại Hùng Bảo Điện chùa Tư Phúc.

Sau hơn 1 năm thi công, đến nay công trình đã cơ bản hoàn thành và được đưa vào sử dụng để bà con Phật tử và nhân dân địa phương có nơi tu học, sinh hoạt tín ngưỡng văn hóa, tâm linh với tổng kinh phí xây dựng là hơn 2 tỷ đồng bằng nguồn vốn huy động xã hội hóa. Đây là một nỗ lực rất lớn của Chư tôn đức trong chốn trụ xứ cũng như sự đóng góp quý báu của các nhà hảo tâm, các mạnh thường quân để ngôi Đại Hùng Bảo Điện được khang trang, tố hảo như ngày hôm nay.

Tại buổi lễ, TT. Thích Thanh Giác – Phó trưởng Ban hoằng pháp TƯ GHPGVN đã ban đạo từ giúp các Phật tử ôn lại công trạng của chư Tổ đã dày công vun đắp lên ngôi già lam Tư Phúc ( Chùa Sơn Đồng) hàng trăm năm nay với 11 đời Tổ. Đồng thời thượng tọa cũng nói lên ý nghĩa của việc xây chùa và tán thán công đức của Chư tăng chùa Tư Phúc, các nhà hảo tâm, các mạnh thường quân đã đóng góp tịnh tài, tịnh vật cho việc trùng tu, sửa chữa lại ngôi Đại hùng bảo điện chùa Tư Phúc.

Trước khi kết thúc buổi lễ, Chư tôn đức đã cùng chính quyền địa phương cử hành nghi lễ niêm hương, bạch Phật và cắt băng khánh thành ngôi Đại hùng bảo điện chùa Tư Phúc trong niềm hân hoan, phấn khởi của đồng bào Phật tử và nhân dân địa phương.

Sau đây là một số hình ảnh ghi nhận:


































































http://www.phattuvietnam.net/thai-binh-le-cat-bang-khanh-thanh-chua-tu-phuc-son-dong/


Phó Thư ký Thường trực Ban Biên tập SĐT: 0914.839.485 hoặc 0983.376.774 Email: thanhtrungnguyendhp@gmail.com

4.

TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN QUỲNH PHỤ, TỈNH THÁI BÌNH

BẢN ÁN 87/2019/HS-ST NGÀY 08/11/2019 VỀ TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN

Ngày 08 tháng 11 năm 2019 tại trụ sở Tòa án nhân dân huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình xét xử sơ thẩm công khai vụ án hình sự sơ thẩm thụ lý số: 82/2019/ TLST-HS ngày 11 tháng 10 năm 2019 theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử số: 85/2019/QĐXXST-HS ngày 28 tháng 10 năm 2019 đối với bị cáo:

Nguyễn Văn C, sinh ngày 12 tháng 12 năm 1989 tại thôn Lại X, xã Thanh T, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương.

Nơi cư trú: Thôn Lại X, xã Thanh T, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương; nghề nghiệp: Lao động tự do; trình độ học vấn: 2/12; dân tộc Kinh; tôn giáo: Không; quốc tịch: Việt N; con ông Nguyễn Văn Bốn, sinh năm 1951 và bà Lê Thị Lan, sinh năm 1952 đều cư trú: Thôn Lại X, xã Thanh T, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương (ông Nguyễn Văn Bốn được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt N tặng thưởng Huy chương kháng cH hạng nhất); có vợ Giàng Thị Hồng, sinh năm 1998 và có 01 con sinh năm 2019. Tiền án, tiền sự: Không.

Nhân thân: Quyết định số 486 ngày 06/11/2003 của Uỷ ban nhân dân huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương về việc áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục trong thời hạn 12 tháng. Ngày 25/9/2004 chấp hành xong; Quyết định số 2252 ngày 20/6/2007 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hải Dương về việc áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục trong thời hạn 24 tháng. Ngày 15/4/2009 chấp hành xong.

Bị cáo C đang bị tạm giam (tạm giam kể từ ngày 18/7/2019) tại Nhà tạm giữ Công an huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình “có mặt”.

Bị hại:

1. Chùa Tư Phúc, thuộc thôn S Đồng, xã Quỳnh Giao, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình. Người đại diện theo pháp luật ông Bùi Huy T (Thích Minh Phúc), sinh năm 1984 hiện là trụ trì chùa Tư Phúc “vắng mặt”.

2. Chùa Vân Linh, thuộc thôn Thái Thuần, xã An Thái, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình. Người đại diện theo pháp luật ông Nguyễn Đức H (Thích Thông Đạt), sinh năm 1989, hiện là trụ trì chùa Vân Linh “vắng mặt”.

3. Chùa Lương Phúc và Chùa Thiên Trúc thuộc xã An Quý, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình. Người đại diện theo pháp luật bà Vũ Thị Bích (Thích Đàm Bích), sinh năm 1958, hiện là trụ trì các chùa Lương Phúc và chùa Thiên Trúc “vắng mặt”.

4. Chùa Phúc An, thuộc thôn An Ký Tây, xã Quỳnh Minh, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình. Người đại diện theo pháp luật ông Nguyễn Đình H (Thích Đồng Thanh), sinh năm 1980 hiện là trụ trì chùa Phúc An “vắng mặt”.

Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến vụ án:

1. Anh Nguyễn Văn N, sinh năm 1986 “có mặt”.

2. Chị Nguyễn Thị Vân Anh, sinh năm 1983 “vắng mặt”.

Nơi cư trú: Thôn Lại X, xã Thanh T, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương.

3. Bà Phạm Thị T, sinh năm 1966 “vắng mặt”.

Nơi cư trú: Thôn Cổ Chẩm 1, xã Việt Hồng, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương.

4. Anh Trần Đức Kiên, sinh năm 1972 “vắng mặt”.

Nơi cư trú: Thôn Tráng Liệt, xã Thanh S, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương.

Người làm chứng:

1. Bà Trần Thị S, sinh năm 1948 “vắng mặt”.

Nơi cư trú: Thôn S Đồng, xã Quỳnh Giao, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình.

2. Bà Nguyễn Thị Lan, sinh năm 1968 “vắng mặt”.

Nơi cư trú: Thôn An Quý, xã An Khê, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình.

3. Bà Trần Thị Kim H, sinh năm 1974 “vắng mặt”.

Nơi cư trú: Thôn An Ký Trung, xã Quỳnh Minh, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình.

4. Ông Nguyễn Bá Ích, sinh năm 1951 “vắng mặt”.

Nơi cư trú: Thôn An Ký Tây, xã Quỳnh Minh, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình.

NỘI DUNG VỤ ÁN

Theo các tài liệu có trong hồ sơ vụ án và diễn biến tại phiên tòa, nội dung vụ án được tóm tắt như sau:

Năm 2018 anh Nguyễn Văn N, sinh năm 1986, cư trú thôn Lại X, xã Thanh T, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đã tự nguyện cho Nguyễn Văn C (là em trai) mượn chiếc xe ô tô nhãn hiệu CHEVROLET AVEO màu ghi, biển kiểm soát 34A- 268.35 để làm phương tiện chở khách thuê. Do không có nhiều khách thuê xe nên C đã nảy sinh ý định sử dụng chiếc xe ô tô này đi đến các đền, chùa trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình để trộm cắp tài sản. C sử dụng 01 chiếc điện thoại di động nhãn hiệu Iphone 6s Plus màu vàng đồng, lắp số thuê bao 0359.887.465, có kết nối Internet 4G để định vị đường đi và tìm kiếm các đền chùa trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình. C cũng chuẩn bị sẵn những công cụ, gồm: 01thanh kim loại màu xám đen hình trụ tròn, dài 32,5cm, đường kính 1,5cm, một đầu tày, một đầu đánh bẹt (xà cầy); 01 chiếc mỏ lết bằng kim loại màu trắng dài 37,5cm, một mặt ghi 15”-375mm, một mặt ghi chữ FORGED STEEL; 01 tua vít bằng kim loại dài 29,7cm có tay cầm bọc nhựa màu đỏ đen; 01 đôi găng tay len màu tím than. Tất cả những công cụ này C đựng trong một chiếc Ctap bằng kim loại, màu bạc, nhãn hiệu SHURE, kích thước (50x30x10)cm. Trong các ngày 03/7/2019, 08/7/2019 và ngày 15/7/2019 bị cáo C đã thực hiện 03 vụ trộm cắp tài sản, cụ thể như sau:

Vụ thứ nhất: Khong 01 giờ sáng ngày 03/7/2019, C điều khiển xe ô tô đi qua Cầu Hiệp để sang huyện Quỳnh Phụ sau đó dùng điện thoại để định vị tìm kiếm và đi đến chùa Tư Phúc. C điều khiển xe ô tô dừng đỗ ở mé đường cạnh cổng chào thôn S Đồng, cách cổng chùa Tư Phúc khoảng 20 mét. C xuống xe, mở cốp lấy trong Ctap 01 chiếc găng tay len đeo vào tay phải và cầm theo 01 chiếc mỏ lết, 01 chiếc xà cầy, 01 tua vít rồi đi bộ đến khu vực tường bao phía bên trái theo hướng nhìn từ cổng chùa vào. Quan sát xung quanh không có người, C trèo qua tường bao vào trong chùa, đi vòng quanh quan sát và đi đến cửa ngách bên trái gian hậu cung thấy cửa khóa. C dùng hai tay cầm xà cầy tra vào giữa hai tay nắm cửa rồi vặn mạnh làm tay nắm cửa bung ra sau đó dùng mỏ lết vặn ốc khuy khóa và mở được cửa. C đi vào bên trong chùa, quan sát thấy trên cột gỗ ở gian hậu cung có 01 mắt Cmera thì trèo lên bàn thờ, tay trái bám vào thanh xà gỗ ngang, tay phải cụp mắt Cmera quay xuống nền nhà để tránh bị ghi lại hình ảnh. C quan sát xung quanh thấy trên kệ gỗ cạnh cửa ngách bên trái gian hậu cung có 01 chiếc đầu thu micro nhãn hiệu QUALITY MIX màu đen được đặt trên chiếc âm ly nhãn hiệu JAGWAR PA-203A màu đen. C tháo dây nguồn cắm điện rồi bê âm ly, đầu thu micro cầm theo công cụ ra ngoài, đặt lên mặt tường bao rồi trèo qua tường bao ra ngoài đường. C bê âm ly, đầu thu micro vừa trộm cắp được và các công cụ đặt vào trong cốp xe ô tô sau đó điều khiển xe về quán sửa chữa âm thanh điện tử hiện C đang thuê của bà Phạm Thị T để cất giấu. Đến khoảng 09 giờ ngày 03/7/2019, C đã bán chiếc đầu thu micro trộm cắp được tại chùa Tư Phúc cho một người đàn ông khoảng 40 tuổi, không biết tên, địa chỉ đi thu mua đồ điện tử cũ được 150.000 đồng.

Ngày 24/7/2019, Hi đồng định giá tài sản trong tố tụng huyện Quỳnh Phụ đã kết luận giá trị tài sản: Chiếc âm ly nhãn hiệu JAGWAR PA-203A trị giá 2.000.000 đồng; Chiếc đầu thu micro nhãn hiệu Quality Mix, số RQ-1204FX trị giá 1.000.000 đồng. Tổng giá trị tài sản C đã trộm cắp tại chùa Tư Phúc là 3.000.000 đồng.

Vụ thứ hai: Cũng với phương thức và thủ đoạn như trên, khoảng 20 giờ 30 phút ngày 08/7/2019, C đi đến chùa Vân Linh. C dùng xà cầy cậy bung khóa cửa và đi vào gian thờ Tam Bảo thấy có 03 quả chuông bát bằng đồng gồm 01 quả chuông có trọng lượng 05kg, Co 16cm, đường kính 21cm; 01 quả chuông có trọng lượng 3,5kg, Co 12cm, đường kính 21cm; 01 quả chuông có trọng lượng 2,5kg, Co 12cm, đường kính 22cm được đặt theo thứ tự trên mặt bàn, sập, chiếu phía bên trái theo hướng nhìn từ cửa chính vào trong chùa. C quan sát thấy cửa đại bên trái theo hướng nhìn từ trong chùa ra ngoài được chốt bằng một thanh gỗ ngang thì dùng tay nhấc thanh gỗ đặt xuống nền nhà rồi mở chốt cửa. C chồng 03 quả chuông lên nhau, để các công cụ vào trong lòng chuông rồi bê đi theo lối cũ ra vị trí xe ô tô cất vào trong cốp xe rồi tiếp tục điều khiển xe ô tô đi đến chùa Lương Phúc. C dừng xe ở mé đường cách Ủy ban nhân dân xã An Quý khoảng 200 mét rồi mở cốp xe lấy 01 chiếc găng tay len đeo vào tay phải và cầm theo tua vít, xà cầy, mỏ lết đi vào đường bê tông phía sau chùa. C trèo qua tường bao vào bên trong đi đến vị trí cửa ngách bên phải theo hướng nhìn từ sân vào trong chùa. Thấy cửa khóa ngoài, C dùng mỏ lết kẹp vào khuy khóa, lắc, vặn làm bung mối hàn và mở cửa vào bên trong, quan sát thấy có 01 quả chuông bát bằng đồng có trọng lượng 3kg, Co 20cm, đường kính 30cm để dưới chiếu trải dưới nền nhà bên trái ngay chân ban thờ Tam Bảo theo hướng nhìn từ sân và bên trong chùa thì bê quả chuông này ra ngoài sân. Sau đó C tiến lại cửa đại bên phải của gian thờ mẫu theo hướng từ sân nhìn vào, dùng xà cầy cậy bung khuy khóa cửa bên ngoài rồi đi vào bên trong thấy có 01 chiếc xe đạp, loại xe Thống Nhất màu xám đen. C dong chiếc xe đạp ra sân để cạnh quả chuông vừa trộm cắp rồi cầm công cụ đi đến gian thờ Tổ. Thấy cửa đại bên phải khóa ngoài, C dùng xà cầy cậy bung khuy khóa cửa vào được bên trong thì quan sát thấy trên tường, bên trái theo hướng nhìn từ ngoài vào trong có 01 chiếc tivi nhãn hiệu ASANO màn hình phẳng, màu đen, loại 40 inch và 01 chiếc điều khiển tivi cùng nhãn hiệu để trên giá treo trên tường. C rút dây phích cắm nguồn điện tivi, cầm chiếc điều khiển cho vào túi quần rồi dùng hai tay bám vào hai cạnh tivi nhấc ra khỏi giá treo bê ra sân để cạnh chiếc chuông đồng vừa trộm cắp. C đi ra cổng chùa thấy cổng khóa nên dùng xà cầy, mỏ lết bẻ khuy khóa mở cổng phụ bên phải theo hướng nhìn từ trong chùa ra ngoài sau đó bê quả chuông cùng công cụ để vào trong giỏ xe đạp Thống Nhất, bê chiếc tivi ASANO đặt lên gác ba ga phía sau xe đạp rồi ngồi lên yên xe một tay giữ tivi, một tay điều khiển xe đạp chở số tài sản vừa trộm cắp đi qua cổng ra vị trí xe ô tô để cất chiếc tivi, điều khiển và quả chuông bát bằng đồng vào trong cốp sau xe.

Sau đó C đến chùa Lương Phúc và dùng mỏ lết vặn bung khuy khóa cổng bên phải theo hướng nhìn từ trong chùa ra ngoài đường. C đi đến gian chính diện chùa thấy cửa đại bên phải theo hướng nhìn từ sân vào trong khóa ngoài thì dùng xà cầy cậy bung khuy khóa, mở cửa đi vào bên trong, quan sát thấy 02 chiếc loa tH nhãn hiệu Clifornia màu đen cùng có kích thước (45x25x24)cm được đặt trên giá ở hai bên tường phía trước ban thờ Tam Bảo. C rút dây điện nguồn ra khỏi ổ cắm rồi lần lượt nhấc 02 chiếc loa ra khỏi giá để xuống nền nhà rồi bê ra để ở khu vực cổng chùa. Sau đó C tiếp tục đi vào bên trong chùa quan sát thấy có 01 quả chuông bát bằng đồng có trọng lượng 10kg, Co 23cm, đường kính 30cm để ở bên trái phía trước ban thờ Tam Bảo theo hướng nhìn từ ngoài vào trong. C lấy quả chuông, cho công cụ vào trong lòng chuông rồi bê ra để cạnh 2 chiếc loa vừa trộm cắp được. C tiếp tục cầm theo công cụ đi đến gian nhà ở phía bên phải theo hướng nhìn từ cổng vào trong chùa, thấy cửa khóa ngoài thì dùng xà cầy cậy bung khuy cửa đi vào bên trong, thấy có 01 chiếc tivi nhãn hiệu ASANZO màu đen, màn hình phẳng, có kích thước 43 inch treo trên tường đối diện cửa ra vào. C dùng tua vít tháo ốc hãm cố định ti vi với giá treo tường, tháo dây cắm nguồn điện rồi dùng 2 tay nhấc tivi ra khỏi giá treo bê ra ngoài để cạnh những tài sản vừa trộm cắp được. C tiếp tục mang theo công cụ đi đến gian thờ Mẫu ở bên trái theo hướng nhìn từ cổng vào trong chùa, dùng xà cầy, mỏ lết cậy bung tay nắm cửa đại chính giữa, mở cửa đi vào bên trong thấy có 01 chiếc xe đạp mini màu hồng, có giỏ, dựng ở góc nhà bên phải theo hướng nhìn từ sân vào trong. C dong chiếc xe đạp ra ngoài đường chỗ để những tài sản vừa trộm cắp, để công cụ vào trong giỏ xe, 02 chiếc loa tH đặt chồng lên nhau để ở gác ba ga sau xe rồi điều khiển xe đạp chở số tài sản trên đến vị trí xe ô tô để cất 02 chiếc loa tH, công cụ vào trong cốp xe, chiếc xe đạp mini để vào hàng ghế sau xe ô tô. Sau đó C điều khiển xe ô tô đi đến cổng chùa Thiên Trúc để cất chiếc tivi nhãn hiệu ASANZO và quả chuông đã trộm cắp được cho vào cốp sau xe ô tô và điều khiển xe ô tô chở số tài sản đã trộm cắp được theo lối cũ về quán C thuê của bà Phạm Thị T cất giấu.

Ny 25/7/2019, Hội đồng định giá tài sản trong tố tụng huyện Quỳnh Phụ đã kết luận: 01 quả chuông bát bằng kim loại màu xám đen, trọng lượng 05kg, chiều Co 16cm, đường kính 21cm trị giá 2.000.000 đồng; 01 quả chuông bát bằng kim loại màu vàng đồng, trọng lượng 3,5kg, chiều Co 12cm, đường kính 21cm trị giá 1.400.000 đồng; 01 quả chuông bát bằng kim loại màu vàng, trọng lượng 2,5kg, chiều Co 12cm, đường kính 22cm trị giá 1.000.000 đồng; 01 quả chuông bát bằng kim loại màu xám, trọng lượng 03kg, chiều Co 20cm, đường kính 27cm trị giá 1.200.000 đồng; 01 chiếc xe đạp Thống Nhất, màu xám trị giá 150.000 đồng; 01 chiếc tivi nhãn hiệu ASANO, màn hình phẳng, màu đen, kích thước 40 inch và 01 chiếc điều khiển tivi cùng nhãn hiệu trị giá 4.000.000 đồng; 02 chiếc loa nhãn hiệu Clifornia màu đen, có kích thước tương tự nhau (45x25x24)cm trị giá 900.000 đồng; 01 quả chuông bát bằng kim loại màu vàng đồng, trọng lượng 10kg, chiều Co 23cm, đường kính 30cm trị giá 4.000.000 đồng; 01 chiếc tivi nhãn hiệu ASANZO, màn hình phẳng, màu đen, kích thước 43 inch trị giá 4.000.000 đồng; 01 chiếc xe đạp trẻ em, màu hồng trị giá 600.000 đồng. Tổng giá trị tài sản C đã trộm cắp tại các chùa Vân Linh, chùa Lương Phúc, chùa Thiên Trúc vào ngày 08/7/2019 là 19.250.000 đồng.

Vụ thứ ba: Cũng với phương thức và thủ đoạn như hai vụ nêu trên, khoảng 02 giờ sáng ngày 15/7/2019, C đi đến chùa Phúc An. C đi đến vị trí cửa sổ bên phải nhà giảng đường dùng tua vít, mỏ lết, xà cầy cậy bung cửa sổ. C đi ra cửa ngách phòng giảng đường, thấy cửa khóa ngoài thì dùng tua vít, mỏ lết, xà cầy cậy bung khóa cửa, mở được cửa đi vào bên trong. C thấy trên bục giảng đường phía bên phải có 01 chiếc tivi nhãn hiệu SAMSUNG UA78KU6500 KXXV, màu đen, màn hình cong, có chân đế, loại 78 inch và trên mặt bàn cạnh cửa có để chiếc điều khiển cùng nhãn hiệu. C đặt các công cụ xuống nền nhà, lấy điều khiển tivi cất vào túi quần rồi rút dây nguồn tivi khỏi ổ cắm điện và bê chiếc tivi trên ra phía cổng chùa. Thấy cổng khóa, C đặt tivi xuống sân chùa, quay lại giảng đường lấy công cụ và dùng xà cầy cậy làm bung tay nắm cổng chính của chùa. C cầm theo công cụ đi bộ ra vị trí để xe ô tô cất vào trong Ctap sau đó điều khiển xe ô tô đi qua cổng chính vào sân chùa. C bê chiếc tivi đặt úp lên nóc xe ô tô sao cho một đầu của chân đế ti vi tì vào giữa phần đệm Co su tiếp giáp giữa nóc xe và thân xe ô tô, phần chân đế ti vi còn lại tì vào phần cốp xe đoạn tiếp giáp với thân xe ô tô và dùng một túi nilon bên trong đựng giấy ăn, kích thước khoảng (30x20)cm kê đệm vào giữa phần màn hình ti vi với phần kính sau của xe ô tô để cố định chiếc ti vi không bị dịch chuyển. C điều khiển xe ô tô đi chậm, chở chiếc ti vi vừa trộm cắp được đi về quán của C cất giấu.

Đến khoảng 15 giờ ngày 15/07/2019, C đã bán chiếc ti vi này cho anh Trần Đức Kiên sinh năm 1972, trú tại thôn Tráng Liệt, xã Thanh S, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương với giá 15.000.000 đồng. Tuy nhiên do chưa có tiền trả nên anh Kiên và C thỏa thuận sẽ thanh toán sau. Khoảng 01 giờ 30 phút ngày 16/7/2019, tổ tuần tra Công an huyện Quỳnh Phụ phát hiện chiếc xe ô tô do C đang quản lý có biểu hiện nghi vấn nên đã tiến hành kiểm tra hành chính, yêu cầu C về trụ sở Công an huyện Quỳnh Phụ để làm việc. Tại cơ quan Công an, C khai nhận đã thực hiện hành vi trộm cắp chiếc ti vi SAMSUNG UA78KU6500 KXXV, màu đen, màn hình cong, có chân đế, loại 78 inch vào rạng sáng ngày 15/7/2019 tại chùa Phúc An thuộc địa phận thôn An Ký Tây, xã Quỳnh Minh, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình như nội dung trên. Cơ quan điều tra đã quản lý của C chiếc xe ô tô nhãn hiệu CHEVROLET AVEO, màu ghi, biển kiểm soát 34A- 268.35; 01 chiếc xe đạp mini màu hồng và 01 chiếc Ctap màu bạc, bên trong có các công cụ C sử dụng làm phương tiện, công cụ trộm cắp tài sản.

Ngày 16/7/2019, Hội đồng định giá tài sản trong tố tụng huyện Quỳnh Phụ kết luận: 01 chiếc ti vi nhãn hiệu SamSung, màn hình cong, màu đen, có mã sản phẩm UA78KU6500 KXXV và 01 chiếc điều khiển cùng nhãn hiệu mà Nguyễn Văn C đã trộm cắp được của chùa Phúc An vào rạng sáng ngày 15/7/2019 có trị giá là 52.890.000 đồng.

Kết quả khám xét tại chỗ ở của C tại thôn Lại X, xã Thanh T, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương không thu giữ, quản lý đồ vật, tài sản gì. Kết quả khám xét tại quán kinh doanh của C thuê của bà Phạm Thị T tại thôn Cổ Chẩm 1, xã Việt Hồng, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương, Cơ quan điều tra đã quản lý những tài sản mà C đã trộm cắp được tại các chùa Tư Phúc, chùa Vân Linh, chùa Lương Phúc và chùa Thiên Trúc vào các ngày 03/7/2019 và 08/7/2019.

Bản Cáo trạng số 88/KSĐT ngày 10 tháng 10 năm 2019 của Viện kiểm sát nhân dân huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình truy tố Nguyễn Văn C về tội "Trộm cắp tài sản" theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 173 của Bộ luật Hình sự.

Ti phiên toà, vị đại diện Viện kiểm sát giữ quyền công tố tại phiên tòa vẫn giữ nguyên quan điểm truy tố đối với bị cáo Nguyễn Văn C như tội danh và điều luật được viện dẫn trong bản cáo trạng. Đề nghị Hội đồng xét xử: Tuyên bố bị cáo Nguyễn Văn C phạm tội “Trộm cắp tài sản”;

Áp dụng điểm c khoản 2 Điều 173; điểm s khoản 1 và khoản 2 Điều 51; điểm g khoản 1 Điều 52 và Điều 38, Điều 50 Bộ luật Hình sự, xử phạt bị cáo Nguyễn Văn C từ 02 năm 09 tháng tù đến 03 năm 03 tháng tù. Thời hạn tù tính từ ngày bắt tạm giam (ngày 18 tháng 7 năm 2019).

Về hình phạt bổ sung: Đề nghị không áp dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền.

Về xử lý vật chứng: Đề nghị Áp dụng Điều 47 Bộ luật Hình sự; Điều 106 Bộ luật Tố tụng hình sự để giải quyết. Chiếc micro nhãn hiệu Quality Mix, số RQ-1204FX bị cáo đã trộm cắp tại chùa Tư Phúc và bán cho một người đàn ông khoảng 40 tuổi với giá 150.000 đồng đề nghị truy thu để nộp vào ngân sách nhà nước.

Về trách nhiệm dân sự: Bị hại đã nhận lại các tài sản bị trộm cắp và không có ý kiến gì đề nghị không xem xét.

Tại phiên tòa: Bị cáo Nguyễn Văn C khai nhận, vào các ngày 03/7/2019, 08/7/2019 và 15/7/2019, bị cáo đã thực hiện hành vi trộm cắp tài sản tại các chùa Tư Phúc, Vân Linh, Lương Phúc và Thiên Trúc, Phúc An và bị cáo không có ý kiến hay khiếu nại gì về kết luận của Hội đồng định giá tài sản đối với các tài sản nêu trên.

Anh Nguyễn Văn N trình bày: Anh và bị cáo C có quan hệ là anh em, cuối năm 2018 anh cùng vợ là chị Nguyễn Thị Vân Anh cùng thống nhất và tự nguyện cho C mượn xe ô tô để làm dịch vụ chở khách thuê để C kiếm tiền nuôi gia đình. Việc bị cáo C dùng chiếc xe đó làm phương tiện để đến các Chùa và trộm cắp tài sản là ngoài ý muốn của anh và anh không hề biết việc C dùng xe để đi trộm cắp tài sản sản. Anh Nguyễn Văn N đề nghị Hội đồng xét xử trả lại chiếc xe đó cho vợ chồng anh (chiếc xe ô tô này là tài sản chung của vợ chồng, anh N chỉ là người đứng tên đăng ký xe). Vợ chồng anh thống nhất không yêu cầu bị cáo C phải bồi thường bất cứ khoản chi phí nào khác.

Li nói sau cùng bị cáo C đề nghị Hội đồng xét xử xem xét cho bị cáo được hưởng mức án thấp nhất.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

Tn cơ sở nội dung vụ án, căn cứ vào các tài liệu trong hồ sơ vụ án đã được tranh tụng tại phiên tòa, Hội đồng xét xử nhận định như sau:

[1] Về tính hợp pháp của các hành vi, quyết định tố tụng trong điều tra, truy tố: Về hành vi, quyết định tố tụng của Cơ quan điều tra Công an huyện Quỳnh Phụ, Điều tra viên; Viện kiểm sát nhân dân huyện Quỳnh Phụ, Kiểm sát viên trong quá trình điều tra, truy tố đã thực hiện đúng về thẩm quyền, trình tự, thủ tục quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự; bị cáo không có khiếu nại gì. Do đó, các hành vi, quyết định tố tụng của Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng thực hiện đều hợp pháp.

[2] Về chứng cứ xác định có tội:

Đơn trình báo và lời khai của ông Bùi Huy T (Thế danh Thích Minh Phúc); ông Nguyễn Đức H (Thích Thông Đạt); bà Vũ Thị Bích (Thích Đàm Bích); ông Nguyễn Đình H (Thích Đồng Thanh. Biên bản ghi lời khai của người làm chứng là bà Trần Thị S, bà Nguyễn Thị Lan, chị Trần Thị Kim H, ông Nguyễn Bá Ích. Biên bản khám xét nơi ở và địa điểm kinh doanh Nguyễn Văn C thuê. Biên bản tạm giữ đồ vật, tài liệu; Biên bản niêm phong đồ vật, tài liệu bị tạm giữ do Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình lập ngày 16/7/2019 và ngày 20/7/2019. Biên bản khám nghiệm hiện trường do Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình lập hồi 08 giờ ngày 15/7/2019; 07 giờ 30 phút ngày 23/7/2019; 07 giờ và 07 giờ 50 phút ngày 24/7/2019; 09 giờ 30 phút ngày 25/7/2019 tại các chùa Phúc An, Tư Phúc, Vân Linh, Lương Phúc và Thiên Trúc. Sơ đồ hiện trường do Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Quỳnh Phụ lập và do bị cáo tự vẽ ngày 15/7/2019, ngày 23/7/2019. Bản ảnh trích xuất từ Cmera an ninh tại chùa Tư Phúc. Biên bản thực nghiệm điều tra và các bản ảnh thực nghiệm điều tra do Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Quỳnh Phụ lập ngày 29/8/2019 tại chùa Phúc An.

Bản kết luận định giá tài sản các ngày 16/7/2019; 24/7/2019 và 25/7/2019 của Hội đồng định giá tài sản trong tố tụng hình sự huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình Biên bản ghi lời khai của bà Phạm Thị T; bà Lê Thị Lan; anh Trần Đức Kiên; anh Nguyễn Văn N, chị Nguyễn Thị Vân Anh.

Như vậy có đủ cơ sở kết luận: Trong các ngày 03/7/2019, 08/7/2019 và 15/7/2019, tại các chùa Tư Phúc, chùa Vân Linh, chùa Lương Phúc và chùa Thiên Trúc, chùa Phúc An, bị cáo Nguyễn Văn C đã có hành vi lén lút lấy các tài sản:

01 chiếc âm ly nhãn hiệu JAGWAR PA-203A và 01 chiếc đầu thu micro nhãn hiệu Quality Mix, số RQ-1204FX của chùa Tư Phúc. Hội đồng định giá tài sản trong tố tụng hình sự huyện Quỳnh Phụ kết luận trị giá 3.000.000 đồng;

01 quả chuông bát bằng kim loại màu xám đen, trọng lượng 05kg, chiều Co 16cm, đường kính 21cm; 01 quả chuông bát bằng kim loại màu vàng đồng, trọng lượng 3,5kg, chiều Co 12cm, đường kính 21cm; 01 quả chuông bát bằng kim loại màu vàng, trọng lượng 2,5kg, chiều Co 12cm, đường kính 22cm của chùa Vân Linh. Hội đồng định giá tài sản trong tố tụng hình sự huyện Quỳnh Phụ kết luận trị giá 4.400.000 đồng;

01 quả chuông bát bằng kim loại màu xám, trọng lượng 03kg, chiều Co 20cm, đường kính 27cm; 01 chiếc xe đạp Thống Nhất, màu xám; 01 chiếc tivi nhãn hiệu ASANO, màn hình phẳng, màu đen, kích thước 40 inch và 01 chiếc điều khiển tivi cùng nhãn hiệu; 02 chiếc loa nhãn hiệu Clifornia màu đen, có kích thước tương tự nhau (45x25x24)cm; 01 quả chuông bát bằng kim loại màu vàng đồng, trọng lượng 10kg, chiều Co 23cm, đường kính 30cm; 01chiếc tivi nhãn hiệu ASANZO, màn hình phẳng, màu đen, kích thước 43 inch; 01 chiếc xe đạp trẻ em, màu hồng của chùa Lương Phúc và chùa Thiên Trúc. Hội đồng định giá tài sản trong tố tụng hình sự huyện Quỳnh Phụ kết luận trị giá 14.850.000 đồng; 01 chiếc ti vi nhãn hiệu SamSung, màn hình cong, màu đen, có mã sản phẩm UA78KU6500 KXXV và 01 chiếc điều khiển cùng nhãn hiệu của chùa Phúc An. Hội đồng định giá tài sản trong tố tụng hình sự huyện Quỳnh Phụ kết luận trị giá 52.890.000 đồng.

Tng trị giá tài sản Nguyễn Văn C trộm cắp là 75.140.000đ (Bẩy mươi lăm triệu một trăm bốn mươi nghìn đồng).

Hành vi lén lút lấy tài sản tại các chùa của bị cáo Nguyễn Văn C đã phạm tội “Trộm cắp tài sản”, tội phạm và hình phạt quy định tại điểm c khoản 2 Điều 173 Bộ luật Hình sự.

Điều 173. Tội trộm cắp tài sản

1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

[3] Về tính chất, mức độ nghiêm trọng của hành vi trộm cắp tài sản mà bị cáo C thực hiện đã xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của chùa Tư Phúc, chùa Vân Linh, chùa Lương Phúc và chùa Thiên Trúc, chùa Phúc An được pháp luật bảo vệ, gây ảnh hưởng đến trật tự trị an khu vực xảy ra tội phạm. Vì vậy cần áp dụng hình phạt tù có thời hạn để bị cáo có ý thức tuân theo pháp luật và ngăn ngừa đấu tranh phòng chống tội phạm.

[4] Về tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự: Bị cáo đã 03 lần trộm cắp tài sản, giá trị tài sản mỗi lần đều trên 2.000.000 đồng. Do vậy bị cáo C phải chịu 01 tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự là “phạm tội 02 lần trở lên” quy định tại điểm g khoản 1 Điều 52 Bộ luật Hình sự.

[5] Về tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự: Quá trình điều tra, truy tố bị cáo C thành khẩn khai báo nên được áp dụng tình tiết giảm nhẹ là "người phạm tội thành khẩn khai báo", quy định tại điểm s khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự. Bị hại có đơn xin miễn giảm trách nhiệm hình sự cho bị cáo và bố đẻ bị cáo là ông Nguyễn Văn Bốn được Chủ tịch nước tặng Huy chương kháng cH hạng Nhất. Do đó bị cáo C được hưởng tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 2 Điều 51 Bộ luật Hình sự. Bị cáo C có nhân thân xấu đã 02 lần bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính.

[6] Về hình phạt bổ sung: Theo quy định tại khoản 5 Điều 173 Bộ luật Hình sự quy định: “Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng”. Theo các tài liệu, chứng cứ và lời khai của bị cáo C tại phiên tòa bị cáo không có thu nhập và vợ chồng bị cáo đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi, Hội đồng xét xử không áp dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền đối với bị cáo C.

[7] 01chiếc ti vi nhãn hiệu SAMSUNG UA78KU6500KXXV, màn hình cong, màu đen, kích thước 78 inch; 01 quả chuông bát bằng kim loại màu xám đen, trọng lượng 05kg, chiều Co 16cm, đường kính 21cm; 01 quả chuông bát bằng kim loại màu vàng đồng, trọng lượng 3,5kg, chiều Co 12cm, đường kính 21cm; 01 quả chuông bát bằng kim loại màu vàng, trọng lượng 2,5kg, chiều Co 12cm, đường kính 22cm; 01 chiếc âm ly nhãn hiệu JAGWAR PA-203A, màu đen kích thước (42x33x13)cm; 02 chiếc loa nhãn hiệu Clifornia màu đen, có kích thước tương tự nhau (45x25x24)cm; 01 chiếc tivi nhãn hiệu ASANZO, màn hình phẳng, màu đen, kích thước 43 inch; 01 chiếc tivi nhãn hiệu ASANOmàn hình phẳng, màu đen, kích thước 40 inch; 01 chiếc điều khiển tivi, nhãn hiệu ASANO01 quả chuông bát bằng kim loại màu xám, trọng lượng 03kg, chiều Co 20cm, đường kính 27cm; 01 quả chuông bát bằng kim loại màu vàng đồng, trọng lượng 10kg, chiều Co 23cm, đường kính 30cm; 01 chiếc xe đạp trẻ em, màu hồng; 01 chiếc xe đạp thống nhất đã qua sử dụng. Ngày 26/7/2019 người đại diện theo pháp luật là các ông Nguyễn Đình H, ông Bùi Huy T, ông Nguyễn Đức H, bà Vũ Thị Bích đã nhận lại tài sản và đối với những tài sản bị hư hại do bị cáo bẻ khóa, phá cửa để đột nhập trộm cắp tài sản cũng không có yêu cầu bị cáo phải bồi thường gì khác nên không xem xét.

[8] Vật chứng là chiếc micro nhãn hiệu Quality Mix, số RQ-1204FX bị cáo đã trộm cắp tại chùa Tư Phúc C bán cho một người đàn ông khoảng 40 tuổi, không biết tên, địa chỉ đi thu mua đồ điện tử cũ với giá 150.000 đồng. Đại diện chùa Tư Phúc ông Nguyễn Thanh T không yêu cầu bị cáo C phải bồi thường là hoàn toàn tự nguyện, không bị ép buộc, bị lừa dối và phù hợp với các quy định tại các Điều 189, 190, 191 Bộ luật Dân sự. Do đó không tịch thu số tiền 150.000 đồng bị cáo C hưởng lợi.

[9] Anh Nguyễn Văn N, sinh năm 1986, trú tại thôn Lại X, xã Thanh T, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương là chủ sở hữu hợp pháp của chiếc xe ô tô nhãn hiệu CHEVROLET AVEO, màu ghi, biển kiểm soát 34A-268.35. Hội đồng xét xử xác định chiếc xe trên anh N cho bị cáo C mượn để phục vụ hoạt động kinh doanh chở khách thuê. Việc bị cáo tự ý sử dụng chiếc xe trên để làm phương tiện trộm cắp tài sản anh N không biết. Do đó không có căn cứ để xem xét anh N là đồng phạm với bị cáo trong vụ án. Cần trả lại anh Nguyễn Văn N chiếc xe xe ô tô nhãn hiệu CHEVROLET AVEO, màu ghi, biển kiểm soát 34A-268.35.

[10] Đối với giao dịch giữa bị cáo C với anh Trần Đức Kiên, là người đã mua chiếc ti vi nhãn hiệu SAMSUNG UA78KU6500 KXXV của bị cáo C. Khi mua bán anh Kiên không biết chiếc ti vi trên là tài sản do bị cáo trộm cắp mà có. Do đó không có căn cứ để xử lý anh Kiên về hành vi đồng phạm với bị cáo hoặc hành vi tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có.

[11] Bà Phạm Thị T, sinh năm 1966, trú tại thôn Cổ Chẩm 1, xã Việt Hồng, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương là người cho bị cáo C thuê địa điểm để mở quán mua bán, sửa chữa thiết bị điện tử. Qua điều tra xác định bà T không biết việc bị cáo sử dụng địa điểm trên để cất giấu những tài sản trộm cắp. Do đó không có căn cứ để xử lý bà T về hành vi đồng phạm với bị cáo hoặc hành vi chứa chấp tài sản do người khác phạm tội mà có.

[12] Về trách nhiệm dân sự: Bị hại đã nhận lại tài sản và không có yêu cầu gì khác nên không xem xét.

[13] Về xử lý vật chứng: Áp dụng Điều 47 Bộ luật Hình sự, Điều 106 Bộ luật Tố tụng Hình sự:

Trả lại anh Nguyễn Văn N: 01 chiếc xe ô tô nhãn hiệu CHEVROLET AVEO, MÀU GHI, bin kiểm soát 34A-268.35, xe đã qua sử dụng; 01 giấy chứng nhận đăng ký xe ô tô mang tên Nguyễn Văn N; 01 chìa khóa xe ô tô nhãn hiệu CHEVROLET số 0678, Model PK950EUT; 02 tấm chắn nắng trong xe ô tô.

Tch thu hóa giá để nộp vào ngân sách nhà nước: 01 chiếc điện thoại Iphone 6S Plus màu vàng đồng đã cũ và không khởi động được, số IMEI 353285070414602, (Mật khẩu: 000000)01 chiếc C táp bằng kim loại, màu bạc nhãn hiệu SHURE kích thước (50x30x10)cm đã cũ hỏng; 01 thanh kim loại màu xám đen hình trụ tròn đường kính 1,5cm, chiều dài 32,5cm, một đầu tầy, một đầu bẹt; 01 chiếc mỏ lết bằng kim loại màu trắng, chiều dài 37,5cm, một mặt ghi 15’’ -375mm, một mặt ghi FORGED STELL; 01 chiếc tua vít bằng kim loại dài 29,7 cm có tay cầm bằng nhựa màu đỏ - đen dài 10,2cm.

Tch thu tiêu hủy 01 đôi găng tay len màu tím than đã qua sử dụng; 01 xác sim có số IMEI 89840480006417205 (Vt chứng trên đang lưu tại Chi cục Thi hành án dân sự huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình).

[14] Về án phí: Áp dụng Điều 136 Bộ luật Tố tụng hình sự; Điều 23 Nghị quyết số: 326/2016/UBTVQH14 ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án. Bị cáo C phải chịu án phí hình sự sơ thẩm theo quy định của pháp luật.

[15] Về quyền kháng cáo: Bị cáo C, bị hại; người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đến vụ án có quyền kháng cáo theo quy định pháp luật.

[Vì các lẽ trên;

QUYẾT ĐỊNH

1. Tuyên bố bị cáo Nguyễn Văn C phạm tội "Trộm cắp tài sản".

2. Áp dụng điểm c khoản 2 Điều 173; điểm s khoản 1 và khoản 2 Điều 51; điểm g khoản 1 Điều 52 và Điều 38; Điều 50 Bộ luật Hình sự.

3. Xử phạt bị cáo Nguyễn Văn C 03 (ba) năm 03 (ba) tháng tù, thời hạn chấp hành hình phạt tù tính, từ ngày bắt tạm giam (ngày 18 tháng 7 năm 2019).

4. Về xử lý vật chứng: Áp dụng Điều 47 Bộ luật Hình sự, Điều 106 Bộ luật Tố tụng Hình sự:

Trả lại anh Nguyễn Văn N: 01 chiếc xe ô tô nhãn hiệu CHEVROLET AVEO, MÀU GHI, bin kiểm soát 34A-268.35, xe đã qua sử dụng; 01 giấy chứng nhận đăng ký xe ô tô mang tên Nguyễn Văn N; 01 chìa khóa xe ô tô nhãn hiệu CHEVROLET số 0678, Model PK950EUT; 02 tấm chắn nắng trong xe ô tô.

Tch thu hóa giá để nộp vào ngân sách nhà nước: 01 chiếc điện thoại Iphone 6S Plus màu vàng đồng đã cũ và không khởi động được, số IMEI 353285070414602 (Mật khẩu: 000000)01 chiếc C táp bằng kim loại, màu bạc nhãn hiệu SHURE kích thước (50x30x10)cm đã cũ hỏng; 01 thanh kim loại màu xám đen hình trụ tròn đường kính 1,5cm, chiều dài 32,5cm, một đầu tầy, một đầu bẹt; 01 chiếc mỏ lết bằng kim loại màu trắng, chiều dài 37,5cm, một mặt ghi 15’’ -375mm, một mặt ghi FORGED STELL; 01 chiếc tua vít bằng kim loại dài 29,7 cm có tay cầm bằng nhựa màu đỏ - đen dài 10,2cm.

Tch thu tiêu hủy 01 đôi găng tay len màu tím than đã qua sử dụng; 01 xác sim có số IMEI 89840480006417205 (Vt chứng trên đang lưu tại Chi cục Thi hành án dân sự huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình).

5. Về án phí: Áp dụng Điều 136 Bộ luật Tố tụng hình sự; áp dụng Điều 23 Nghị quyết số: 326/2016/UBTVQH14 ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án. Bị cáo Nguyễn Văn C phải chịu 200.000 đồng (Hai trăm nghìn đồng) tiền án phí hình sự sơ thẩm.

6. Về quyền kháng cáo: Bị cáo Nguyễn Văn C, anh Nguyễn Văn N có quyền kháng cáo trong hạn 15 ngày kể từ ngày tuyên án. Bị hại; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (vắng mặt) có quyền kháng cáo bản án trong hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được bản án hoặc niêm yết bản án. 

https://thuvienphapluat.vn/banan/ban-an/ban-an-872019hsst-ngay-08112019-ve-toi-trom-cap-tai-san-142382


3.

Ngôi chùa cổ ở miền quê lúa


07:53 chủ nhật ngày 31/01/2016

(HNM) - Chùa Tư Phúc (thôn Sơn Đồng, xã Quỳnh Giao, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình) không bề thế, hoành tráng nhưng được biết đến với hệ thống tượng cổ, chuông cổ thuộc hàng quý hiếm ở Việt Nam, có giá trị nghệ thuật và lịch sử vô cùng to lớn.

Theo thần tích đình chùa làng Sơn Đồng do Thần Nguyễn Bính Viện Đông Các Đại Học Sĩ biên soạn và các thư tịch cổ còn lưu giữ lại thì chùa Tư Phúc được hình thành cách đây trên 800 năm do cụ Nguyễn Giám và nhân dân địa phương hưng công, tác phúc xây dựng. Chùa từng là nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh vô cùng sầm uất, trải qua 11 đời Tổ sư trụ trì, hóa đạo và được xây tháp, tạc tượng thờ tại chùa. Đặc biệt, chính tại ngôi chùa này, bà Nguyễn Nguyên, con gái cụ Nguyễn Giám, người có công cùng với dân làng xây nên ngôi chùa này đã cầu Phật và sau đó sinh hạ được người con trai đặt tên Phạm Hoàng. Ông chính là người đã có công đánh giặc Thục, được Vua phong chức "Thái Tể Quyền Chương Tả Hữu Đô Hầu Phụng Ngự Đại Tướng Quân". Người vừa là vị Sư Tổ của chùa vừa là Thành Hoàng của làng được thờ cúng tại chùa. Trong những năm đầu thế kỷ XX, chùa Tư Phúc từng là Hạ trường An Cư của tỉnh Thái Bình. Hiện chùa còn lưu giữ được quả chuông Hồng Chung đúc từ năm Bính Thân 1557 niên hiệu Nguyên Hòa thứ 4 đời vua Lê Trang Tông. Sở dĩ quả chuông này còn lại đến ngày nay là bởi nhiều lần trải qua những thăng trầm của lịch sử, đã được dân làng thả xuống giếng sâu để cất giấu. Đây là một trong số ít chuông Đồng có niên đại sớm hiện còn ở nước ta sau chuông Thanh Mai (Hà Tây trước đây - nay là Hà Nội) - thế kỷ VIII và hai, ba quả chuông thời Trần khác.
 
Khuôn viên chùa Tư Phúc.


Phần lớn số chuông hiện có ở các chùa làng Việt Nam đều được đúc vào thời Tây Sơn và thời Nguyễn. Đặc điểm nổi bật về hình thức quả chuông thời Mạc này là ở đỉnh quai chuông có hình nậm rượu, 6 núm chuông được phân rõ chức năng để gõ và để chỉ biểu trưng khác, vành chuông có hình cánh sen kép. Đặc điểm trên hầu như đã vắng bóng trên chuông thời Tây Sơn và thời Nguyễn về sau. Văn bản trên chuông cũng là nguồn tư liệu quý giá. Việc lưu giữ được quả chuông thời Mạc này đã góp thêm một di vật quý trong hệ thống sưu tập chuông cổ của nước ta hiện còn rất ít ỏi. Ngoài ra, chùa Tư Phúc còn sở hữu chiếc khánh được đúc từ năm Ất Hợi 1695 niên hiệu Chính Hòa thứ 16 cùng toàn bộ hệ thống tượng thờ cổ với những giá trị nghệ thuật điêu khắc và giá trị lịch sử vô cùng to lớn. Sự tồn tại của ngôi chùa đã tạo nên một nét đẹp trong đời sống văn hóa tinh thần của vùng đất địa linh nhân kiệt - Sơn Đồng Bất Khuất.

Trải qua 2 thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, cùng sự tàn phá của thời gian và thiên nhiên khắc nghiệt, ngôi Nhà thờ Tổ của chùa Tư Phúc đã xuống cấp trầm trọng. Trước thực trạng đó, Hòa thượng Đại đức Thích Minh Phúc vô cùng ưu tư, quyết định trùng tu lại ngôi Nhà thờ Tổ và ngôi Đại hùng Tam bảo. Hiện nay, việc trùng tu xây dựng Nhà thờ Tổ đã xong và đang hoàn thiện Tam bảo trong sự quan tâm của chính quyền và nhân dân địa phương, cũng như các phật tử gần xa. Dự kiến, các hạng mục được trùng tu sẽ khánh thành vào ngày 3 - 4 - 2016 (ngày 26 tháng Hai năm Bính Thân).

Chùa Tư Phúc đã được Nhà nước công nhận và xếp hạng "Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia" vào năm 2013.

https://hanoimoi.com.vn/Tin-tuc/Van-hoa/823784/ngoi-chua-co-o-mien-que-lua


2.

Thứ sáu, 08/11/2013, 11:24 AM

Phật giáo và chùa làng miền Bắc: Những ray rứt trăn trở


Ở miền Bắc, hầu như làng nào cũng có chùa, không tòa ngang dãy dọc hàng trăm gian với gác chuông, tam quan đồ sộ thì cũng nhỏ nhắn mái ngói rêu phong nép bên những hàng cổ thụ.

Ngày Rằm, mồng Một dân chúng tới chùa, lễ Tết già cả gái trai nô nức, chen nhau lên chùa trong khói hương nghi ngút. Qua những câu ca dao, như: “Cho dù cha đánh mẹ treo. Em cũng không bỏ hội Keo hôm rằm”, “Gái chưa chồng nhớ hang Cắc Cớ, trai chưa vợ nhớ hội chùa Thầy” cho thấy nhiều lễ hội chùa lớn như chùa Keo, chùa Thầy, chùa Hương, Yên Tử đã trở thành lễ hội cả vùng, lễ hội tầm quốc gia, kéo dài hàng tháng, thu hút hàng vạn khách thập phương tham gia. Ấy vậy mà hiện nay, những ngôi chùa tưởng như gần gũi ấy nhiều khi lại xa xôi diệu vợi…

Từ một vị sư tự thiêu…

Đại đức Thích Thanh Hoằng (thế danh Nguyễn Thành Mười, 42 tuổi) đã tự thiêu tại chùa Tư Phúc, thôn Sơn Đồng, xã Quỳnh Giao, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình lúc 22 giờ 30 ngày 28/11/2012 gần đây. Sư xuất gia từ năm 1995, trụ trì chùa từ năm 2002 đến nay. Báo Thanh Niên dẫn thông báo của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thái Bình rằng: việc tự sát bằng hình thức tự đốt của đại đức Thích Thanh Hoằng là hành động tiêu cực cá nhân; xuất phát từ sự mâu thuẫn với những người đã đến chùa bắt nợ, là bế tắc trong xử lý công nợ chứ không phải do mâu thuẫn với nhân dân và chính quyền thôn, xóm.

Tuy nhiên, trao đổi với Vnexpress, đại tá Trần Xuân Tuyết, giám đốc Công an tỉnh Thái Bình lại cho biết, do trước đó, nhà sư này được cho là không được tín nhiệm của người dân và quan hệ không tốt với phật tử, nên đã bị bỏ phiếu đề nghị chuyển đi nơi khác, nên “không chịu được áp lực, nhà sư đã viết thư để lại và tự thiêu”. Như vậy, mỗi cơ quan chức năng của tỉnh Thái Bình lại trả lời một nẻo, gây nhiễu loạn thông tin khiến dư luận hoang mang.

Lẽ ra, trong sự việc như thế này, thì tỉnh Thái Bình phải thống nhất một đầu mối thông tin và chỉ một mà thôi. Điều đáng lưu ý là trong thông báo của Ban Tuyên giáo tỉnh ủy Thái Bình khẳng định: đây không phải là do mâu thuẫn với nhân dân và chính quyền thôn, xóm; nhưng ông giám đốc công an tỉnh lại cho biết là do sư trụ trì không được dân tín nhiệm, nên đã bị bỏ phiếu đề nghị chuyển đi nơi khác.

Chưa rõ nguyên nhân nào khiến sư trụ trì phải tìm tới cái chết bằng cách tự thiêu, nhưng theo một nguồn tin riêng của người viết thì mâu thuẫn giữa đại đức Thích Thanh Hoằng và dân làng Sơn Đồng đã có từ lâu, dân làng nhiều lần tìm cách trục xuất sư đi mà chưa được, vì chưa có lý do hợp lệ; gần đây không rõ chuyện gì mà một số người lạ mặt đi ô tô tới chùa đòi xiết đồ với lý do thầy trụ trì nợ nần, nhưng bị Phật tử ngăn cản vì đó là đồ đạc của chùa, chứ không phải của thầy trụ trì khiến họ bỏ đi, nhưng đe nẹt là sẽ quay lại.
 Ảnh minh họa

Một đồn mười, mười đồn…một nghìn khắp làng trên xóm dưới, thậm chí cả chuyện sư có bồ bịch, bài bạc thua nợ. Nhân cớ đó, dân làng tổ chức cuộc họp và biểu quyết để thầy đi “lánh nạn” hay ở. Số muốn thầy đi “lánh nạn” chờ tới khi nào tình hình yên ổn thì quay về lớn hơn số muốn bảo bọc thầy ở lại. Sư khóc, xin ở lại, nhưng không lay chuyển được tình hình và chuyện gì đến đã đến như thông tin trên báo chí.

Chùa Tư Phúc vốn là ngôi chùa cổ, nằm ở đầu làng Sơn Đồng, kiến trúc qui mô khá lớn với niên đại thời Nguyễn và cũng mới được tu sửa, xây dựng lại gần đây, tuy nhiên, cổ vật quý giá nhất một quả chuông đồng thời Mạc – đây là cổ vật hiếm hoi thời Mạc ở Thái Bình (một số ngôi chùa có cổ vật, kiến trúc khá toàn vẹn và được coi là cổ nhất Thái Bình cũng chỉ là thời Lê – Trịnh như: chùa Keo, chùa Đọ, chùa Kênh Đồng…). Nghe nói, khá nhiều người ở các nơi đã tới nhòm ngó quả chuông quí giá này, nhưng đều bị sư trụ trì từ chối.

Cũng như phần lớn chùa chiền miền Bắc và Bắc Trung Bộ, sau năm 1954 khi nhà nước triển khai phong trào hợp tác xã đã bị bỏ hoang, ghẻ lạnh và bị biến thành lớp học, nhà kho hoặc san thành bình địa để thủ tiêu sự mê tín dị đoan, đồng thời với việc tịch thu ruộng chùa để chia cho dân nghèo thì chùa Tư Phúc cũng bị thờ ơ. Tăng ni tứ tán, chùa chiền nếu giữ được thì cũng vá víu nhờ sự tận tình của một số Phật tử hoặc người có tín tâm hiếm hoi trong làng. Cùng với đình phủ miếu mạo dường như bỏ ra ngoài lề sự phát triển của xã hội, chùa làng cũng chịu chung số phận, nghiệp.

Ngôi chùa chỉ theo thóp khói hương, chuông mõ vào những ngày rằm, mồng Một hoặc Tết lễ đôi lần một năm. Nhiều chùa chỉ còn ông từ (thủ nhang), bà vãi lo đèn hương, cho nên kinh kệ gần như xếp xó hoặc không ai còn đọc, hiểu. Người dân tới lễ chùa chỉ coi chư Phật, Bồ Tát như những vị thần có khả năng quyền phép vô biên, tha hồ ban phúc giáng họa như trong phim…Tây Du Ký hay phim truyền hình của Tàu nhan nhản trên TV, tùy theo việc có bày biện được mâm cao cỗ đầy với đủ xôi oản chân giò, rượu thịt hay khấn hay vái dẻo chứ không hoặc rất ít am tường lịch sử, giáo lý cơ bản nhà Phật.

Sau 1986 – thời kỳ đổi mới và gần đây thì nhiều chùa chiền được tu sửa, phục dựng lại, nhưng đó cũng chỉ là phần xác (nhiều khi cái xác ấy còn vá víu, hoặc tô trát, mổ xẻ tới mức không còn nhận ra dáng vẻ chùa Bắc), còn phần hồn thì vẫn rất lơ mơ. Phần đông dân chúng vẫn xem chùa là nơi “vui già” của các bà, các cô và vẫn nhìn tăng ni trụ trì như những người khấn vái thuê khi nhà hữu sự: người chết hoặc tình duyên khó khăn hoặc con cái thi thố, học hành, hiếm muộn hoặc cầu thăng quan tiến chức, cầu buôn may bán đắt...

Không hiểu thì không phục, không biết thì không kính, cho nên chuyện nhiều người trong làng coi tăng ni như bằng vai phải lứa, chê trách là trốn tránh nợ đời như những mô típ quen thuộc trong văn học nghệ thuật: Thị Kính (chèo cổ Quan Âm Thị Kính), Lan (Lan và Điệp)…, là lười biếng không chịu tự làm mà ăn và là đầu đề chế giễu trong các chuyện tiếu lâm, tục tĩu, nhất là chuyện ăn uống chay – mặn, thậm chí gọi là thằng, con không phải là hiếm.

Khoảng cách giữa người xuất gia và người dân trong con mắt dân chúng gần như bằng không, thậm chí còn là số âm khi được bồi đắp thêm bằng những câu chuyện tiếu lâm, tục tĩu thì rất dễ hiểu tại sao họ lại không cần tăng ni trụ trì, không cần tới chùa. Thậm chí, vài năm gần đây, khi một số tăng ni được giới thiệu hoặc tự nguyện tới trụ trì chùa làng thì vẫn có không ít làng quê từ chối vì lý do, làng nghèo không nuôi được sư hoặc đón sư về chùa chỉ tốn tiền, tốn gạo.

Theo một số người dân thì sư trụ trì chùa Sơn Đồng cũng phải tăng gia sản xuất để tự nuôi bản thân và gìn giữ nơi thờ Phật bằng cách trồng rau màu và chăn nuôi lợn. Thế nên, chuyện có mâu thuẫn hoặc nếu như có mâu thuẫn giữa tăng ni trụ trì chùa và dân làng nhiều khi cũng không có gì khó hiểu.

Cũng ở huyện Quỳnh Phụ này, trước đó không lâu, dân của một làng cũng đã phải họp và đồng lòng trục xuất một vị ni trụ trì chùa đi nơi khác, dù trước đây khi về chùa vài năm đã xây cất, tu sửa ngôi chùa nhỏ nhắn ọp ẹp trở nên mới mẻ, tinh tươm hơn, nhưng chỉ vì sư thầy hay sa sả quát mắng Phật tử - phần lớn là những cụ già, rồi túm tóc đánh tiểu, đưa người – nói là người nhà – ăn mặc mắt xanh đỏ tím vàng về chùa và hầu đồng liên miên.

Còn một số người hiểu biết thì rất rầu lòng khi tới một ngôi cổ tự đẹp bậc nhất Việt Nam ở một tỉnh trung du miền núi phía Bắc, bởi người dân cho biết và không ít người được chứng kiến là cứ đưa cho vị sư trụ trì vài chai là tha hồ chén chú chén anh, rồi muốn xem cổ vật, báu vật nào của chùa cũng được…

Khác với tăng ni Nam Trung Bộ trở vào và miền Nam được học hành bài bản từ nhỏ, không ít tăng ni miền Bắc trình độ có giới hạn và số lượng lại rất mỏng. Ngay như huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình theo bản báo cáo nhân đại hội giáo hội Phật giáo huyện vừa qua thì cả huyện có hơn 100 ngôi chùa nhưng tới nay mới có chừng 30 tăng ni trụ trì, trong đó nhiều tăng ni phải kiêm quản.

Một tỉnh miền núi phía Bắc có không ít di tích chùa cổ từ thời Lý Trần, dân số khoảng 800 nghìn người thì tới nay mới có 5 tăng ni trụ trì và mới thành lập được ban đại diện giáo hội Phật giáo tỉnh, hoặc như thành phố Sơn La – thủ phủ tỉnh Sơn La với chừng 80 nghìn dân lại chưa có ngôi chùa nào; trong khi theo thông tin trên báo đài của nhà nước thì Tây Bắc là vùng phát triển rất mạnh mẽ của đạo Tin lành trong những năm gần đây, đặc biệt là trong đồng bào dân tộc ít người.

Phật pháp với tín ngưỡng bản địa miền Bắc – chuyện cũ mà không cũ

Theo sử sách thành văn thì gần 2000 năm trước, khi Phật giáo từ Ấn Độ truyền vào miền Bắc Việt Nam – khi ấy đang là bị Trung Quốc đô hộ thì đã dung hòa với tín ngưỡng thờ thần thánh thiên nhiên của người Việt mà biểu hiện rõ nhất là tích Man Nương và Tứ Pháp ở vùng chùa Dâu Luy Lâu (Bắc Ninh ngày nay). Có lẽ chính vì nếp tùy duyên bất biến ấy mà đạo Phật đã bén rễ và phát triển vững chắc trong gần 2000 năm qua tại Việt Nam cũng như nhiều nước châu Á?

Do một thời gian dài, chùa chiền miền Bắc bị bỏ hoang, tăng ni phiêu bạt, không còn ai hướng dẫn, mặt khác cộng với sự đứt gãy về việc học chữ Hán Nôm để có thể đọc, tìm hiểu được lịch sử ngôi chùa qua những văn bia, câu đối, hoành phi cổ trong chùa, nên hiện nay phần lớn Phật tử, dân làng đều lạ lẫm trước những ban thờ, hệ thống tượng trong chùa làng miền Bắc; ngay cả không ít tăng ni miền Nam, miền Trung ra trụ trì, hoằng pháp cũng không là ngoại lệ. Một cô giáo dạy môn xã hội ở tỉnh Thái Bình chăm đi chùa, nhưng khi hỏi thì cười bảo là chỉ biết chùa có thánh Ông, thánh Mẫu, còn lại là…cười tươi.

Ngoài thờ Phật, Bồ tát thì bất cứ ngôi chùa làng miền Bắc nào cũng có gian thờ đức ông, thờ Mẫu của tín ngưỡng Tứ Phủ, thờ đức Thánh Trần hoặc gần đây thường được gọi là đạo Mẫu, thờ Ngọc Hoàng thượng đế, Nam Tào Bắc Đẩu của đạo Nho, đạo Lão…Nếu như tín ngưỡng thờ Ngọc Hoàng thượng đế là của đạo Lão, đạo Nho đến từ Trung Quốc từ hàng nghìn năm trước ngay trong thời 1000 năm Bắc thuộc thì tín ngưỡng thờ Mẫu, thờ thánh Trần là sản phẩm tư duy của người Việt, bắt nguồn từ văn hóa thờ Mẹ, nặng tính Mẫu hệ của cư dân cổ vùng Đông Nam Á cũng như từ truyền thống đánh giặc giữ nước, tưởng nhớ anh hùng dân tộc, tổ tiên hàng nghìn năm qua của cư dân bản địa.

Ngay cả thời Lý – Trần, khi Phật giáo được xem là quốc giáo, với nền minh triết Phật học phát triển tột độ thì việc thờ cúng tổ tiên, anh hùng dân tộc – những người có công với đất nước, tín ngưỡng thờ Mẫu không vì thế mất đi, mà vẫn được nhà nước quan tâm.

Còn hiện trạng việc thờ cúng như trong các ngôi chùa miền Bắc hiện nay có thể là sản phẩm được kết tinh lại từ thời Lê sơ – Mạc cách đây 500 năm? Đó thực sự là gốc rễ sâu bền mà Phật giáo muốn phát triển vững mạnh ở miền Bắc không thể không quan tâm! Nó như một mạch nước ngầm có thể bị nhà cửa, đường sá, công trình xây dựng đè nén lúc này hay lúc khác, nhưng không vì thế mà mất đi, vẫn âm thầm chảy và có thể một lúc nào đó lại lộ thiên, chảy ào ạt.

Thế nhưng, điều đáng nói là một số tăng ni trẻ miền Nam, miền Trung ra hoằng pháp hoặc một số tăng ni trẻ miền Bắc vào miền Nam, miền Trung tu học khi về lại dẹp bỏ ngay tín ngưỡng thờ Mẫu thờ Thánh này. Một số sư cô miền Nam khi ra Bắc trụ trì chùa làng, khi xây chùa mới đã ngay lập tức hạ bệ toàn bộ hệ thống tượng Ngọc Hoàng, Mẫu xuống ngôi chùa nhỏ bên cạnh hoặc một ngôi chùa lớn ở Sài Gòn khi xây dựng chùa mới ở một làng quê miền Bắc cũng đã chỉ thờ mỗi tượng đức Phật A di đà cực lớn rất đắt tiền (nhập từ Đài Loan), còn lại dồn hết tượng Phật, Bồ Tát, thánh thần cổ kính khác xuống ngôi nhà nhỏ bên cạnh.

Điều này khiến dân làng rất sốc và e ngại, lo sợ. Hàng trăm năm qua, Phật pháp đã chung sống chan hòa, “hòa quang đồng trần” với tín ngưỡng dân gian miền Bắc, cũng như Phật pháp đã lan tỏa bên cạnh tín ngưỡng thờ Quan Công, ông Địa, thần tài, vương mẫu, bà Ngũ Hành… ở chùa miền Trung, miền Nam; nhưng không vì thế mà Phật pháp tầm thường đi. Mặt khác, nếu muốn gỡ những dây leo, tầm gửi ra khỏi thân cây đại thụ thì cũng phải gỡ từ từ, chứ gỡ kiểu bứt dây động rừng như vậy thì không rõ hậu quả sẽ thế nào?

Không rõ hậu quả thế nào nhưng trước mắt là một số con nhang đệ tử của tín ngưỡng thờ Mẫu thờ thánh ra mặt chống đối tăng ni mới về quyết liệt. Dân gian miền Bắc vốn có câu “đất vua chùa làng”, thế nhưng hiện nay không ít nơi vin vào cớ rằng tăng ni trụ trì mới biến chùa làng thành chùa riêng của mình, nên đã gây khó khăn không ít cho việc hoằng dương chính pháp.

Báo Thanh Niên cho biết: chùa Nôm ở làng Nôm, Hưng Yên – một ngôi cổ tự tại một làng cổ nổi tiếng đất Bắc hòa hợp với cầu đá 9 nhịp, những mái nhà truyền thống dưới hàng cổ thụ thì sau khi được sư trụ trì – với sự hỗ trợ cung tiến của những Phật tử giàu có ở thành phố, ở địa phương khác – đứng lên tu sửa đã chềnh ềnh một tam quan bằng gỗ quí như đè nát của chùa chính, rồi làm thêm vô tội vạ những công trình khác không theo qui chuẩn kiến trúc nào, tới mức một số người cao tuổi trong làng phải kêu lên: “Chùa Nôm không phải của làng Nôm nữa rồi mà của riêng ông sư ấy”.

Câu chuyện về việc phá gác khánh, hay sơn mới bằng sơn công nghiệp hàng chục bức phù điêu tuyệt tác có tuổi đời hàng trăm năm chùa Trăm Gian (Hà Nội) – di tích lịch sử cấp quốc gia được xếp hạng từ rất sớm mới đây tiếc thay chưa phải là dấu chấm hết cho những dự án vẽ voi trùng tu một cách…bạo tàn.

Chùa một làng dân cư đông đúc, sung túc khi có sư thầy về trụ trì đã bị không ít người làng chống đối quyết liệt. Dân làng bị chia là 3 – 4 phe, phe thì theo thầy cúng, phe thì theo sư ở chùa làng khác, tới mức rải truyền đơn chửi mắng nhà sư không thiếu điều tiếng gì. Dân quê miền Bắc vốn bị mang tiếng là thủ cựu, “đất lề quê thói” thành nếp hàng trăm năm nay, nên không thể một sớm một chiều giũ bỏ sạch. Chưa tạo điều kiện cho người dân có cơ hội tiếp cận chính pháp thì lại vô tình đẩy họ ra xa mình thì việc hoằng pháp có lẽ cũng không dễ dàng.

Một sư cô ở miền Nam ra trụ trì một chùa nhỏ ở vùng đồng bằng sông Hồng và hiện nay được dân làng rất tin tưởng, kính phục, cho biết: “Các cụ có câu: “Dục tốc bất đạt”, mình phải “mưa dầm thấm lâu”, phải giải thích cho người dân hiểu tại sao các cụ ngày xưa lại thờ chung Phật cùng những tín ngưỡng, tôn giáo khác như vậy, ví dụ như thờ Mẫu thì phải phân tích cho dân hiểu là nếu một người phụ nữ như Thánh Mẫu Liễu Hạnh được tôn làm mẫu nghi thiên hạ thì chắc chắn phải có rất nhiều điểm tốt, để cho người dân, nhất là chị em phụ nữ đáng học hỏi; mặt khác theo tích cổ thì Mẫu Liễu cũng đã qui y làm đệ tử của Phật bà Quan Âm. Các thánh thần được thờ trong chùa cũng nằm trong quan niệm của nhà Phật, nhưng vẫn còn dưới Phật, Bồ Tát, mình phải hướng Phật tử và dân chúng hiểu đúng về điều đó, để đừng quá mê muội, quá bám víu trên con đường hướng tới cõi Phật, tới giải thoát. Mình muốn đến với họ thì phải hiểu họ và cũng phải làm cho họ hiểu mình, hiểu dần dần”.

Một điều đáng nói nữa là kiến trúc, mỹ thuật và không gian chùa làng miền Bắc cũng đang bị biến tướng quá mức sau khi được tu sửa, xây mới. Nhiều cổ vật hàng trăm năm tuổi bỗng chốc hóa thành sơ sinh. Tại những ngôi cổ tự đẹp nhất, danh tiếng nhất miền Bắc cũng đều không có tượng Phật, Bồ Tát lộ thiên vì người xưa quan niệm: để tượng Phật giữa mưa nắng là bất kính, là có tội, cho nên tượng Phật bao giờ cũng được đặt ở vị trí cao nhất, kín nhất trong gian tam bảo. Hiện nay, cùng với sự ảnh hưởng của việc hoằng pháp của nhiều giảng sư, tăng ni miền Nam, miền Trung thì kiến trúc, mỹ thuật và không gian chùa miền Nam, miền Trung cũng dội ngược ra Bắc.

Nếu như chừng 10 năm trước, rất hiếm hoặc không ngôi chùa nhỏ nhắn làng quê nào có chon von, chót vót tượng Nam Hải Quán Thế Âm bồ tát bằng đá hoặc thạch cao trắng – mà một giáo sư nổi tiếng ngành sử học không ngần ngại gọi là tượng “thần bạch y” – thì nay gần như các chùa đua nhau làm, nếu không có tượng Quán Thế Âm màu trắng lộ thiên trước cửa chùa thì là điều gì ….bất kính lắm lắm.

Một điều nhức nhối nữa là đại dịch tượng sư tử Tàu tràn lan khắp chùa lớn lần chùa nhỏ. Theo hiểu biết của người viết thì những chùa cổ nhất, đẹp nhất miền Bắc xưa và cả những danh tự của miền Trung như chùa Thiên Mụ, chùa Bảo Quốc, chùa Từ Hiếu…và ngay cả những ngôi chùa cổ nhất, đẹp nhất của người Việt và cả người Hoa góp công góp của xây dựng ở miền Nam, như: chùa Phụng Sơn, chùa Hội Sơn, chùa Giác Viên, chùa Giác Lâm…cũng không hề có bóng dáng tượng sư tử Tàu; vậy mà hiện nay gần như mọi chùa chiền từ Nam ra Bắc, từ Bắc xuôi Nam đều chỗm chệ tượng sư tử Tàu, cảm giác nếu “kém miếng (thì) khó chịu”.

Điều gì đang diễn ra, điều gì khiến người ta cần phải làm như vậy? Những tượng sư tử đá thời Lý, Trần của chùa Việt xưa bị vất lăn lóc, dãi nắng dầm mưa, những cặp tượng chó đá thân thuộc, hiền hòa hoặc nghê đá trước cổng chùa Bắc cách đây vài chục năm cũng đã trở thành phế tích.

Đấy là chưa nói tới việc nhiều ngôi chùa thuần Bắc, rất đẹp và phù hợp với không gian, khung cảnh xung quanh, khí hậu, thời tiết với tường vôi trắng, mái ngói đỏ, ngói nâu rêu phong sau khi được trùng tu hóa thành xanh đỏ tím vàng với rồng cuốn phượng leo cực kỳ rối rắm, không theo bất cứ quy chuẩn nào, không còn nét đặc trưng nào, tới mức dân làng không thể nhận ra, khiến không ít người nghi ngờ, thậm chí coi thường về sự am hiểu văn hóa, lịch sử và nhất là trình độ thẩm mỹ của những tăng ni trụ trì.

Đó cũng là một lý do để ngôi chùa tự đẩy mình ra xa cách với dân làng. Thói thường khi người ta chán chường thì sẽ đi tìm một con đường, lối đi khác để được an ủi, chia sẻ và cảm thông mà hiện nay đang có rất nhiều con đường, lối đi thênh thang đang vồ vập người dân nông thôn – nơi vẫn chiếm tới 80 % dân số Việt Nam và là một bộ phận quan trọng trong việc gìn giữ, phát triển văn hóa, tâm linh đất Việt.


https://phatgiao.org.vn/phat-giao-va-chua-lang-mien-bac-nhung-ray-rut-tran-tro-d12608.html


1.


Một nhà sư tự thiêu tại chùa


03:52 - 02/12/2012 

Đại đức Thích Thanh Hoằng (tục danh Nguyễn Thành Mười, 42 tuổi) đã tự thiêu tại chùa Sơn Đồng, xã Quỳnh Giao, H.Quỳnh Phụ, Thái Bình lúc 22 giờ 30 ngày 28.11.

Ông Mười xuất gia từ năm 1995, trụ trì chùa Sơn Đồng từ năm 2002 đến nay. Về nguyên nhân vụ việc, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thái Bình đã ra thông báo khẳng định, việc tự sát bằng hình thức tự đốt của Đại đức Thích Thanh Hoằng là hành động tiêu cực cá nhân; xuất phát từ sự mâu thuẫn với những người đã đến chùa bắt nợ, là bế tắc trong xử lý công nợ chứ không phải do mâu thuẫn với nhân dân và chính quyền thôn, xóm.

Chính quyền và nhân dân địa phương đã tổ chức an táng thầy Hoằng trong khuôn viên chùa vào ngày 29.11.

Hoàng Long

https://thanhnien.vn/thoi-su/mot-nha-su-tu-thieu-tai-chua-478960.html



Trụ trì chùa Sơn Đồng tự thiêu

Truyền thông trong nước hôm nay loan tin về vụ tự thiêu của Đại Đức Thích Thanh Hoằng, trụ trì Chùa Sơn Đồng tại xã Quỳnh Giao, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình hồi ngày 28 tháng 11 vừa qua.

chua-305.jpgMột ngôi chùa cổ ở tỉnh Thái Bình. (Ảnh có tính minh họa).
Photo courtesy of Thư Viện Hoa Sen

Theo báo chí trong nước, Ban Tuyên giáo Tỉnh Ủy Thái Bình ra thông báo khẳng định vụ tự thiêu đó là vì Đại Đức nợ nần tiền bạc nên phải tự sát bằng hình thức mà cơ quan này gọi là ‘tự đốt’. Gia Minh hỏi chuyện một Phật tử nói có quan hệ thân quen với Đại Đức Thích Thành Hoàng, và được người này cho biết như sau.

Phát nguyện tụng kinh Pháp Hoa

Người quen ĐĐ Thích Thanh Hoằng: Chúng tôi vừa ở dưới lễ tang lên. Chuyện này hiện nay chưa công bố tất cả các thông tin và cũng chưa công bố các thư để lại của Thầy. Các thư để lại đó đang giấu kín chưa công bố.

Gia Minh: Ai đang giữ những thư để lại đó?

Người quen ĐĐ Thích Thanh Hoằng: Sư phụ của Thầy (Thích Thanh Hoằng) giữ.

Gia Minh: Vị đó Pháp danh là gì?

Người quen ĐĐ Thích Thanh Hoằng: Đó là Thầy Thích Thanh Nghĩa. Sư phụ ở Chùa Mãi Lâm, cách đó khoảng 5 cây số.

Gia Minh: Địa điểm tự thiêu ở chỗ nào?

Người quen ĐĐ Thích Thanh Hoằng: Ngay trong chùa. Trước đó không ai biết gì cả, đến khi vụ tự thiêu xong rồi nhân dân mới biết.

Gia Minh: Như vậy Thầy ở trong chùa một mình?

Kinh Pháp Hoa là một bộ kinh Đại Thừa của Phật giáo. Trong bộ kinh này có đề cập đến một số đại hạnh nguyện của các vị Bồ Tát là tự mình thiêu thân để cúng dường cho thế giới hòa bình hay cầu cho đạo pháp được tiến triển.

Người quen ĐĐ Thích Thanh Hoằng

Người quen ĐĐ Thích Thanh Hoằng: Đúng vậy, vì ở miền Bắc đa số mỗi chùa chỉ có một vị sư thôi. Khi sự việc xảy ra rồi nhân dân mới biết; biết rồi mới báo chính quyền.

Gia Minh: Nhân dân có cho biết họ phát hiện sự việc thế nào không?

Người quen ĐĐ Thích Thanh Hoằng: Chúng tôi chỉ là đồng đạo đến phúng viếng, chôn cất xong thì ra về chứ không hỏi nhiều. Chỉ nghe nhân dân nói khi ra chùa phát hiện thì sự việc đã rồi, Thầy đã viên tịch rồi. Lúc đó khoảng 10 giờ tối.

Gia Minh: Nhân dân có đưa xác đến bệnh viện và các cơ quan chức năng có làm các thủ tục liên quan không?

Người quen ĐĐ Thích Thanh Hoằng: Ở Việt Nam thông thường người ta không đưa xác đến bệnh viện. Cơ quan chức năng làm thủ tục ngay tại chùa luôn. Cơ quan chức năng có làm thủ tục tại chùa, có sự chứng kiến của nhân dân, của giáo hội và của thân quyến.

Họ có xét nghiệm tử thi, thu thập chứng cứ tại hiện trường để xem có phải là một vụ tự sát hay một vụ tự thiêu do phát nguyện, hạnh nguyện. Bởi vì khi còn sinh thời Thầy hay tụng kinh Pháp Hoa. Thấy phát nguyện tụng kinh Pháp Hoa từ năm 2000. Những thường khóa của Thầy trong ngày sáng chiều Thầy đều tụng kinh Pháp Hoa chứ không tụng kinh khác.

Gia Minh: Xin ông cho biết rõ tụng kinh Pháp Hoa thì có phát nguyện gì?

Người quen ĐĐ Thích Thanh Hoằng: Kinh Pháp Hoa là một bộ kinh Đại Thừa của Phật giáo. Trong bộ kinh này có đề cập đến một số đại hạnh nguyện của các vị Bồ Tát là tự mình thiêu thân để cúng dường cho thế giới hòa bình hay cầu cho đạo pháp được tiến triển. Đó là một nội dung mà các bậc thượng tức mới hiểu được. Chứ nếu một số người không hiểu đúng có thể làm sai.

Gia Minh: Khi Thầy viên tịch rồi thì còn gì ở hiện trường nữa không?

Người quen ĐĐ Thích Thanh Hoằng: Hiện trường chỉ còn đám củi và xác thôi.

Gia Minh: Xin ông cho biết tại Việt Nam từ trước đến nay có trường hợp nào như thế chưa?

Người quen ĐĐ Thích Thanh Hoằng: Trong lịch sử 2000 năm của Phật giáo miền Bắc, các chốn tổ đình, các chùa đều có những lịch sử như thế.

Ngay tại Thái Bình của chúng tôi cũng có lịch sử như thế. Tại Thái Bình chúng tôi cách đây khoảng 85 năm, có một vị sư tổ ở cách chùa đó chỉ 12 cây số mà người ta gọi là Chùa Hổ, Sư tổ cũng đã chất củi tự thiêu để cầu cho thế giới được hòa bình.

Ở Chùa Hà Tiên ở tỉnh Vĩnh Phúc, cách đây 350 năm cũng có một vị Sư tổ, lúc đó hạn hán, Sư tổ tụng kinh và phát nguyện tự thiêu để cầu mưa. Khi ngày tự thiêu xong thì vùng đó có mưa và hết hạn hán. Chuyện này ở Việt Nam đã có tiền lệ rồi, chứ không phải chưa có.

Vì nợ nần?

Gia Minh: Hôm nay Báo Thanh Niên đăng tin Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thái Bình có thông báo khẳng định ‘việc của Đại Đức Thích Thanh Hoằng’ vì vấn đề cá nhân nợ nần?  Ông nói chưa thông báo thì ngay tại buổi lễ hôm nay có nói gì về thông tin liên quan không?

Người quen ĐĐ Thích Thanh Hoằng: Hôm nay chưa có thông tin gì cả; những người dự lễ cũng không có thông tin gì. Chúng tôi Phật giáo không có phát ngôn nhiều ra bên ngoài. Không biết báo chí của Nhà Nước nói thế nào.

Gia Minh: Bây giờ người ta nói nợ nần, vậy thực tế lâu nay ông có thấy biểu hiện gì về chuyện đó của Đại Đức không?

Người quen ĐĐ Thích Thanh Hoằng: Thực ra bản thân tôi là một người bạn (của Đại đức), tôi không thấy có biểu hiện gì cả. Bởi vì ở trong chùa không có sử dụng nhiều về kinh tế mà có liên quan đến việc nợ nần. Tôi cho đó chưa chắc là một lý do chính đáng. Chúng tôi thường nói chuyện với nhau, và không thấy Đại Đức than thở về chuyện thiếu tiền nong thế nào đó.

Gia Minh: Ông nghĩ sao về việc Ban Tuyên giáo tỉnh Thái Bình tuyên bố về nguyên nhân cái chết của Đại Đức?

Chúng tôi thường nói chuyện với nhau, và không thấy Đại Đức than thở về chuyện thiếu tiền nong thế nào đó.

Người quen ĐĐ Thích Thanh Hoằng

Người quen ĐĐ Thích Thanh Hoằng: Tôi nghĩ rằng như thế là nóng vội. Bởi vì cái chết của một vị tu sĩ có ảnh hưởng to lớn đối với không những người dân mà còn cả ở nước ngoài. Nếu như có tham khảo ý kiến của giáo hội Phật giáo ở địa phương trước khi có thông báo thì hay hơn.

Gia Minh: Và quan hệ (của Đại Đức) với Phật tử, với chính quyền quanh đó ra sao?

Người quen ĐĐ Thích Thanh Hoằng: Theo tôi biết là tốt vì tôi chưa nghe thấy sự phàn nàn nào về mối quan hệ giữa chính quyền, nhân dân và Phật tử với Thầy đó cả.

Gia Minh: Trong lễ hôm nay, chính quyền có đại diện đến tham dự không?

Người quen ĐĐ Thích Thanh Hoằng: Tất cả đều có, họ tham gia Ban tổ chức Lễ tang đầy đủ.

Gia Minh: Cụ thể là ai?

Người quen ĐĐ Thích Thanh Hoằng: Ủy ban nhân dân Xã, Ban tôn giáo huyện, Mặt trận tổ quốc Huyện.

Gia Minh: Tỉnh thì không?

Người quen ĐĐ Thích Thanh Hoằng: Vì chúng tôi phân cấp các vị giáo phẩm ở cấp độ thế nào mới có tỉnh. Đại Đứcchưa phải là giáo phẩm cao cấp; nếu như ở trong Ban Trị sự cấp huyện mới có cấp tỉnh.

Gia Minh: Cám ơn ông.

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/death-of-a-self-immol-monk-in-thaibinh-gm-12022012120724.html




0.


Thảo luận trong 'Tham dự hoạt động khác' bắt đầu bởi mantico10/1/12.





Thành viên diễn đàn Hatvan.vn Dự lễ hầu đồng tạ hết năm tại cung mẫu chùa Tự Phúc Tự - Thôn Sơn Đồng – Xã Quỳnh Giao - Huyện Quỳnh Phụ - Thái Bình – Sư Trụ trì chùa Tự Phúc Tự là Đại đức Thích Thanh Hoằng ( Tức Mười )

Nhận lời mời của Thanh Đồng Đỗ Đức Trung pháp danh Tuệ Đức là thành viên diễn đàn hát văn (Nick trên diễn đàn : Mao son gia ) Các Thành viên diễn đàn hatvan.vn đã tham gia dự vấn hầu tạ cuối năm tiếp phúc trợ duyên cho thanh đồng Đỗ Đức Trung , thành viên tham gia gồm có : Concalon , Kim Chung Linh , Thần thoại , Long Hoa Chan Nhan , Anh Trinh Ngọc Minh ( Cung Văn đền Hàng Bạc ) , Anh Vinh ( Cung văn Trôi ) , Em Huy Ngố ( Nam Định ), Chị Lan Anh , Tuấn Nhị , Thế Anh ( Sáo Nhạc viện ) …..và các thành viên khác . Vấn hầu của Thanh đồng Đỗ Đức Trung đã kết thúc tốt đẹp với sự trợ giúp nhiệt tình của các thành viên diễn đàn hát văn và hòa vui cùng toàn bộ người dân ở thôn Sơn Đồng cùng tham dự .

Nhân dịp năm mới Nhâm Thìn 2012 đến Chúc thanh đồng và các thành viên có một năm mới Vui vẻ - Hạnh Phúc – Sức khỏe và công việc hanh thông và có nhiều đóng góp hơn nữa cho sự phát triển của diễn đàn Hát văn và Đạo Mẫu .

[​IMG]

[​IMG]


[​IMG]
[​IMG]

[​IMG]


[​IMG]


[​IMG]

[​IMG]



[​IMG]

[​IMG]

[​IMG]

[​IMG]

[YOUTUBE]http://www.youtube.com/watch?v=sjcQ8-iZoB4&list=UUNSmZZ8Jr7u-A_2n9QQQccQ&index=1&feature=plcp[/YOUTUBE]

http://www.hatvan.vn/forum/threads/le-hau-dong-cuoi-nam-tai-cung-mau-chua-tu-phuc-tu-thai-binh.2291/


Chuông thời Mạc ở chùa Sơn xã Quỳnh Giao (Thái Bình)

Chùa Sơn ở thôn Sơn Đồng, có tên chữ là Tư Phúc tự, thuộc xã Quỳnh Giao, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình, cách thị trấn Quỳnh Phụ chừng 3 km về phía Tây bắc. Chùa nằm ở mé làng, trên một khu đất cao, thoáng mát. Phía trước có sân chùa và ao chùa; phía sau có vườn cây và khu mộ tháp của chùa. Ngôi chùa hiện tại chỉ là một tòa ba gian với một gian hậu, làm thành kiểu chuôi vồ. Theo lời kể của dân làng thì ngôi chùa này trước đây khá quy mô: có gác chuông, nhà tổ, nhà tăng, phòng oản với hơn một mẫu ruộng hương hỏa. Lễ hội hàng năm thu hút hàng trăm Phật tử, hàng ngàn du khách thập phương. Trải năm tháng, chùa bị hư hỏng nhiều, nhưng cũng đã được tu bổ gìn giữ, và trong những năm gần đây được Nhà nước quyết định xếp hạng di tích lích sử. Trong sân chùa hiện có 3 bia đá (mới được thu nhặt về) trong đó có 2 bia thời Lê ghi việc sửa chữa chùa và sắc chỉ của chúa Trịnh miễn phu phen tạp dịch cho dân làng để lo việc cúng Phật; một bia thời Mạc, dựng năm Diên Thành 7 (1584), ghi việc tạc một pho tượng Di Đà độc tôn của chùa. Trong chùa, Phật điện mới được tu bổ khá uy nghiêm. Quả chuông đồng treo ở gian bên trái chùa. Sở dĩ quả chuông này còn lại đến ngày nay là bởi nhiềulần trong những lúcloạn li, thăng trầm của lịch sử nó đã được dân làng thả xuống giếng sâu.

Chuông cao 1,05 m (thân cao 0,8 m, quai chuông cao 0,25m). Đường kính miệng 0,60m. Quai chuông là hai hình rồng đấu lưng vào nhau. ở giữa đỉnh quai chuông, được gắn thêm hình nậm rượu. Thân chuông chia làm 4 múi theo chiều dọc. Mỗi múi lại chia làm 2 khoang theo chiều ngang. Khoang trên lớn khoang dưới nhỏ. Ngăn cách các múi và các khoang là những gò nổi. Phần giáp ranh 4 múi và bốn khoang dưới là 4 múi tròn. Bốn múi này tượng trưng cho 4 hướng: đông, tây, nam, bắc. Ngoài ra, còn 2 núm khác dùng để thỉnh chuông, nằm ở phía trên các múi này, đối xứng nhau. Miệng chuông hơi loe, khắc nổi hình cách sen kép, liên tiếp. Tên chuông gồm 12 chữ: “Quỳnh Côi huyện, Sơn Đồng xã, Tự Phúc tự, tạo hồng chung”chia đều trên 4 múi, được khắc chìm, nét chữ khá to. Văn bản được viết băgng chữ Hán gồm lời tựa, bài minh, phần lạc khoản và phần kể tên người công đức; cả thảy khoảng 1800 chữ, được khác kín trên thân chuông. Dòng lạc khoản cho biết chính xác chuông được đúc vào ngày 17, tháng tư năm Quảng Hòa 4 (1545). Đây là một trong số ít chuông Đồng có niên địa sớm hiện còn ở nước ta sau chuông Thanh Mai (Hà Tây) thế kỷ VIII và hai, ba quả chuông thời Trần khác. Phần lớn số chuông hiện có ở các chùa làng Việt Nam đều được đúc vào thời Tây Sơn và thời Nguyễn.

Đặc điểm nổi bật về hình thức quả chuông thời Mạc này là ở đỉnh quai chuông có hình nậm rươu, 6 núm chuông được phân rõ chức năng để gõ và để chỉ biểu trưng khác, vành chuông có hình cánh sen kép. Tên chuông gồm nhiều chữ được khắc chìm. Đặc điểm này còn bắt gặp ở một số quả chuông thời Lê khác như chuông chùa Đồng Sâm, xã Hồng Thái, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình, đúc năm Hoàng Định 8 (1608), chuông chùa thôn Phúc Lai xã Phú Xuân, thị xã Thái Bình đúc vào niên hiệu Vĩnh Thịnh (1705 – 1719) và một vài quả chuông đúc vào niên hiệu Chính Hòa (1680 – 1705), Cảnh Hưng (1740 – 1786) khác. Đặc điểm trên hầu như đã vắng bóng trên chuông thời Tây Sơn và thời Nguyễn về sau.

Văn bản khắc trên chuông thời Mạc này do Huấn đạo phủ Tân Hưng là Phạm Hộc Lạc Thiện soạn. Phần kể tên người công đức do Biên ký (thứ ký) Nguyễn Công Tích và Nguyễn Hoa ghi chép với sự trụ trì của sư chùa Trí Chân Tì khâu.

Việc phát hiện quả chuông thời Mạc này, góp thêm một di vật quý trong sưu tập chuông cổ của nước ta hiện còn rất ít ỏi. Văn bản trên chuông là nguồn tư liệu quý giá. Trong bài viết này, chúng tôi không đi sâu phân tích mà chỉ muốn giới thiệu toàn bộ văn bản để cung cấp cho độc giả và các nhà nghiên cứu tham khảo và sử dụng.

Sau đây là phần phiên âm và dịch nghĩa (có lược bớt một số tên người công đức) bài văn khắc trên chuông.

Phiên âm: Quỳnh Côi huyện Sơn Đồng xã Tư Phúc tự tạo hồng chung.

Sơn Đồng xã Tư Phúc tự chung tự.

Chung bát âm, kim thuộc nhạc khí chi địa dã. Tự đại Hùng thị xuất thế dĩ vi pháp âm, minh lục thời nhi cảnh tứ chúng yên. Việt hữu Tư Phúc tự Sơn Đồng chi địa phúc điền dã. Cổ chi nhân diệc hữu vân sơn thạch tả địa tài nhi tạo chi giả, hữu phát dẫn tiền, chú vi hồng chung. Kỳ gian lập sổ xích chi thạch, thuyên vô cùng chi công, tức Tư Phúc tự bi dã. Bi vĩnh vi minh lâu chi truyền, tự diệc tác danh lam chi đại; kế thị dĩ lũy nhị bách dư niên. Tư bi tư đức, đọc chí kim hữu cổ tự, cổ chung cơ tùy kiếp hóa, đại hóa, đồ tân, vong phế cụ cử. Bản thôn lão thái, đại tiểu đẳng công xuất gia tư trùng cấu kỳ tự nhi tân chi. Đăng ngạn giả đắc dĩ dục y, khất linh giả mạc bất quả (…)(1) vi công đức chi lâm, sở khiếm giả chung nhĩ. Đại sĩ Nguyễn Dự, Phạm Hoan, Phạm Hợp đẳng phát tứ vô lượng tâm. Quảng Hòa tứ niên tứ nguyệt thập thất nhật, bản hương quan viên đại tiểu đăng cập bản huyện cá xã thái ông lão bà, thiện nam tín nữ tập đàn việt, quyên cốc thời, tụ trung hợp triệu Đâu thị phạn thiên địa chi lư, phiến âm dương chi thán. Kim công hiến xảo, hỏa cung (…)(2) . Bất nhật nhi hồn chung cáo thành. Đãi thực thị niên bát nguyệt thập bát nhật Giáp Thân dã, tức nhi quan chi, trung thế li hư, ngoại mô càn tượng; ngưng phù chất hữu kim chi kiên, đại kỳ thanh như ngọc chi chấn. Cổ chi quý âm, phi đồ văn ư kỳ nhĩ, nhi diệc mục kiến chi tường. Khấu dư minh văn dĩ thọ bất hủ. Dư viết: thiên đạo mặc nhiên tự vận. Cố đãi lôi nhi phát (…)(3) pháp huyền dĩ (…)(4) . Suy hữu chung nhi cảnh tứ chúng. Kỳ vi thanh tuy bất đồng nhi cảm phát nhân vật sơ vị thường dị. Tư chung chi tạo vân hồ tại? Sở dĩ chương thiên thanh, tuyên tượng giáo nhi vi đại pháp khí dã. Tưởng kỳ tuân cự giao giang minh lao dật hống. Sương sơ (…) bồi hồi lực hư, nguyệt hậu hâm hâm thấu triệt vạn hữu. Thính chi giả hưng khuyến thiện trừng ác chi đoan, văn chi giả động trung quân ái thân chi niệm. Tương sử nhất hơn hàm hựu lợi lạc chi thiên đồng quy bình an chi địa. Tác tư chung dã, phi đồ tỉnh ư Thích giáo, thực hữu văn ư thế giáo dã, nhi đại sĩ cập bản thôn tác thiện chi tâm, hiếu thí chi báo, ninh khả lượng hồ; chí hỉ thiện duyên. Vô dĩ đẳng thùy chi vô cùng, mạc như minh. Minh viết:

Nhược tích cổ nhan hề, Dụng khai gia tư;

Toạ Tư Phúc tự hề, lập công đức bi.

Cổ chung kiếp hóa hề, Khắc văn do thùy.

Cổ tự (…) cửu hề, ốc tài tiệm trụy.

Đương hươnglão thiếu hề, Diệc phát đại từ.

Lạc chủng thiện duyên hề, Trung cấu chiêu đề.

Chú (…)(5) hồng chung hề, Minh vụ lục thời.

Đỗ đa tục lự hề, Bài khước tâm cơ.

Nhân vật hàm phát hề, lợi tế phổ thi.

Pháp âm trường bá hề, Pháp khí gia trì.

Đại tuyên tượng giáo hề, Đại dáng hồng hi.

Trùng sơn Đồng bảo hề, Khinh thạch anh kỳ.

Đỉnh xuất thế Phật hề, Quảng tích đức cơ.

Y bát địa thụ hề, Hương hỏa duyên nghi.

Tùy minh dáng vũ hề, hữu thu dự kỳ.

Vô đẳng công đức hề, Bất khả tư nghị.

Thời.

Quảng Hòa vạn vạn niên chi tứ, Giáp Thìn quý thu chi cát. Tân Hưng phủ Nho học Huấn đạo Phạm Hộc LạcThiên soạn.

– Biên ký Nguyễn Công Tích, Nguyễn Hoa.

– Gia trì pháp sự pháp tính Tì khâu, Trí Chân Tì khâu. Thiện Thi huyện, Anh Nhuệ xã Thượng Bảo Giám san,Thư cục Cục phó Vũ Đạo san.

– Tín chủ Sơn Đồng thôn đại sĩ tính các xã đại sĩ: Nguyễn Cửu Thái (…)(6) .

– Bảo thôn tín thí (…)(7) .

– Tín thí bản huyện các xã (…)(8) .

Dịch nghĩa: Tạo chuông lớn chùa Tư Phúc, xã Sơn Đồng, huyện Quỳnh Côi.

Lời tựa khắc trên chuông chùa Tư Phúc xã Sơn Đồng.

Chuông là một nhạc khí lớn thuộc “kim” trong bát âm(9) . Từ khi Phật xuất thứ, đã lấy chuông làm Pháp âm; khua vang sáu thời(10) , cảnh tỉnh tứ chúng(11) . Ngày trước, chùa Tư Phúc là một đại phúc điền của xã Sơn Đồng. Người xưa đã chuyển đá núi, góp tài vật mà dựng lên ngôi chùa này. Lại bỏ tiền của đúc quả chuông đồng. Khi ấy đã dựng bia đá cao vài thước, khắc ghi công đức, để truyền dài lâu. Đó chính là bia chùa Tư Phúc vậy. Bia mãi mãi trường tồn. Chùa cũng thành danhlam, kế nối hơn 200 năm. Bia này, công đức này vẫn còn đến nay. Tuy nhiên chùa cổ, chuông cổ cùng theo vòng sinh hóa: mới rồi cũ, phế lại hưng. Nay già trẻ lớn bé trong thôn nhà bỏ tiền của trùng tu chùa làm cho mới thêm, khiến người đến bờ giác có chốn quy y; người cầu linh nghiệm đều được ứng đáp. Mọi người thường lấy đó là nơi vun trồng công đức. Duy còn thiếu chuông đồng. Nay các đại sĩ Nguyễn Dự, Phạm Hoan, Phạm Hợp cùng phát lòng vô lượng, vào ngày 17 tháng tư năm Quảng Hòa 4 (1545), hương lão quan viên trên dưới cùng thiện nam tín nữ, thái ông lão bà của các xã trong huyện mở hội bố thí, bấm chọn giờ lành, mời thợ, mở lò càn khôn, quạt lửa âm dương. Thợ đúc trổ khéo, lửa lò ra uy. Chẳng mấy mà chuông lớn đã thành. Đó là ngày 18 Giáp Thân, tháng 8 năm nay. Nhìn chuông: trong là hình quẻ li(12) trống rỗng, ngoài thì giống hình quẻ càn(13) rắn rỏi. Chất ngưng kết, cứng tựa vàng. Tiếng chuông lớn vang như ngọc. Quả là những âm thanh quí xưa nay. Không chỉ cốt nghe thấy bên tai mà còn muốn nhìn tận mắt, nên đã nhờ tôi làm bài văn khắc lên chuong để lưu truyền dài lâu. Tôi thưa rằng: Đạo trời xoay vần tự nhiên. Xưa phải đợi tiếng sấm mà tỏ rõ lẽ huyền diệu của giáo pháp. Nay có tiếng chuông, cảnh tỉnh chúng sinh. Hai âm thanh tuy không giống nhau, nhưng tác dụng cảm phát con người và sinh vật xưa nay không hề khác lạ. Bởi vậy, việc tạo đúc chuông là để ngân lên tiếng vang của trời, là thứ pháp khí lớn vậy. Ngẫm xem: tre gác chéo treo cao, chày kình thong dong buông tiếng. Trong sương sớm ngân nga vang xa sáu cõi, lúc trăng tàn lảnh lót thấu triệt muôn loài. Người nghe thấy tiếng chuông, dấy niềm khuyến thiện trừng ác; kẻ thấu được tiếng chuông, sinh lòng trung quân, hiếu đễ, khiến cho cả hương ấp vui vầy trong cõi lợi lạc, cùng quy về chốn bình an. Như thế, chuông này chẳng phải chỉ giúp ích đạo Phật mà còn mở mang thế giáo nữa. Do vậy, công đức của các vị Đại sĩ cùng dân bản thôn đua nhau phát lòng lành, ham làm việc bố thí, há có thể lường hết được sao? Lớn lao thay, thiện duyên! Để lưu truyền mãi mãi chẳng gì bằng làm bài minh. Minh rằng:

Cổ nhân đời trước chừ, Cung tiến gia tư.

Tạo chùa Thiên Phúc chừ, Dựng bia công đức.

Chuông xưa đã mất chừ, Bài văn hiện còn.

Chùa vốn đã lâu chừ, Mái xà hư hỏng.

Trẻ già trong làng chừ, Phát lòng từ thiện.

Vui trồng thiện duyên chừ, Tu sửa chùa Phật.

Đúc lại chuông lớn chừ, Vang trong sáu cõi.

Dứt nỗi trần tục chừ, Bỏ mối lo toan.

Ngưòi vật phấn phát chừ, Lợi lộc tự về.

Pháp âm truyền xa chừ, Pháp khí duy trì.

Phát huy Phật giáo chừ, Ban giáng phúc lành.

Của báu Sơn Đồng chừ, Tu tích nền nhân.

Nối truyền y bát chừ, Khói nhang tuần tiết.

Thỉnh cầu mưa chừ, báo mùa tươi tốt.

Công đức vô lường chừ, Khôn bề tả xiết.

Ngày lành tháng cuối thu năm Giáp Thìn(14) niên hiệu Quảng Hòa (1545), Huấn đạo Phạm Hộc Lạc Thiện, Nho học phủ Tân Hưng soạn.

– Biên ký: Nguyễn Công Tích, Nguyễn Hoa.

– Gia trì Pháp sự Pháp Tính Tì khâu, Tri Chân Tì khâu.

Thượng bảo Giám người xã Anh Nhuệ, huyện Thiên Thi và Vũ Đạo, Cục phó thư cục khắc chữ.

– Tín chủ của đại sĩ thôn Sơn Đồng và đại sĩ các xã: Nguyễn Dữ, Phạm Cựu (lược tên 72 vị nam).

– Bản thôn tín thí: Phạm Thị Dần, Nguyễn Thị Huyền (lược tên 16 vị nữ).

Giáp Tây Nam: Nguyễn Văn Hoán, Nguyễn Khuyến (lược tên 29 vị nam).

Giáp Chính Đông: Nguyễn Đức Nhiên, Nguyễn Đồng Trụ (lược tên 24 vị nam).

Giáp Tây Bắc: Phạm Hiệp, Bùi Tử Mai (lược tên 28 vị nam).

Giáp Đông Nam: Nguyễn Vĩnh Thọ (lược tên 20 vị nam).

Giáp Đông Bắc: Nguyễn Văn Mai (lược tên 15 vị nam).

– Các xã trong huyện tín thí:

Trịnh Công Lộ, Trịnh Nghĩa (lược tên 160 vị).

CHÚ THÍCH

(1) Có 3 chữ không đọc được.

(2) 1 chữ bị mờ.

(3) 2 chữ bị mờ.

(4) 6 chữ bị mờ.

(5) 1 chữ bị mờ.

(6) Lược bớt.

(7) Lược bớt.

(8) Lược bớt.

(9) Bát âm: là 8 thứ nhạc cụ: “Kim, thạch, thổ, cách, ti, mộc, bào và trúc”. Chu Lễ giải thích: “Kim” tức chuông.

(10) Sáu thời: Phật pháp chia 1 ngày 1 đêm thành 6 thời: Thần, triêu, nhật, trung, nhật mộ (ban ngày), sơ dạ, trung dạ, hậu dạ. (ban đêm)

(11) Tứ chúng: Bốn loại chúng sinh, chỉ chúng sinh.

(12) Li: Là tên gọi quẻ trong Kinh Dịch.

(13) Càn: Là tên gọi quẻ trong Kinh Dịch.

(14) Giáp Thìn là năm 1544.

 

ĐINH KHẮC THUÂN (Tạp chí Hán Nôm, số 3 (20), 1994)


https://phatgiao.vn/bai-viet/chuong-thoi-mac-o-chua-son-xa-quynh-giao-thai-binh.html

..

..

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.