Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn phạm-xuân-thệ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn phạm-xuân-thệ. Hiển thị tất cả bài đăng

04/06/2023

Là một người quan sát, tôi không thấy đủ căn cứ qui công lớn nhất cho cố đại tá Bùi Văn Tùng

Từ mấy năm trước, tôi đã quan sát kĩ lưỡng, ở đây (tháng 5 năm 2021) và ở đây (tháng 5 năm 2020). Lúc đó, đại tá Bùi Văn Tùng vẫn còn tại thế. Dư luận từ nhiều phía có thể làm nhiễu loạn thông tin, nên đòi hỏi việc quan sát phải thật sự kĩ lưỡng.

Kết quả của quan sát kĩ lưỡng, thì tôi đã thấy rõ: mọi tư liệu đều chứng minh rất rõ vai trò lớn của đại úy Phạm Xuân Thệ lúc đó trong Dinh Độc lập. Hầu như không thấy chút tư liệu gì chắc chắn về đại tá Bùi Văn Tùng.

Với tư cách một người quan sát trung lập, bây giờ, ở thời điểm tháng 6 năm 2023, tôi muốn nói rõ thêm một lần nữa về kết quả quan sát của tôi.

31/05/2021

Góc khuất của sử học và sự thực lịch sử : sự kiện Dinh Độc Lập ngày 30/4/1975 vẫn còn nhiều điểm mờ

Sự kiện Dinh Độc Lập ngày 30 tháng 4 năm 1975, đã được Giao Blog quan sát ở đâyở đây.

Dư luận hiện nay, tính đến tháng 5 năm 2021, thì có vẻ như đang mạnh mẽ phê phán một người trực tiếp tham gia việc bắt giữ và áp giải tướng Dương Văn Minh từ Dinh sang đài phát thanh, đồng thời là có vẻ ca ngợi một người cũng tham gia vào sự kiện đó.

Có sự việc, mà dư luận cho là tranh công, xem ai mới là người soạn bản tuyên bố đầu hàng vô điều kiện mà tướng Dương Văn Minh đã phát thanh vào ngày 30 tháng 4.

Tưởng chừng đã sáng rõ !

Nhưng không phải như vậy. Xem kĩ lưỡng các nguồn tư liệu (nghe người trong cuộc nói chuyện qua video đã phát, sách vở và báo chí các nguồn, ảnh chụp và video của nhiều phía), thì hóa ra, sự kiện đó còn quá nhiều điểm mờ, hiện chưa có cách nào làm sáng tỏ được.

16/05/2021

Trùng lặp lịch sử : tranh công ngày 30/4 (làm nhớ chuyện Đàng Trên - 2)

Sự kiện này đã được Giao Blog quan sát từ tháng 5 năm 2020, cập nhật dần tư liệu của các bên ở đây.

Entry đó đã đầy. Nên bây giờ mở entry thứ 2.

Mở đầu bằng bộ phim tư liệu vừa phát chính thức đêm qua trên hệ thống truyền thông chính qui. Đại khái là bộ phim như sau:


07/05/2020

Đàn em thân cận đã ghi lời kể của đàn anh Trường Chinh như thế về Hội nghị TW 7 (1940) và 8 (1941)

Đàn em đó chính là Trần Đĩnh, và tôi đã nhắc thông tin đó từ năm 2014 ngay khi cuốn Đèn cù của cụ Trần vừa ra mắt (xem ở đây).

Ngày xưa, cụ Trường Chinh đã trực tiếp nhờ đàn em chân truyền của mình là Trần Đĩnh viết hồi kí Trường Chinh (đọc Đèn cũ của Trần Đính thì sẽ rõ). Nên đàn anh sẽ kể lại đời mình, để đàn em ghi lại.

Dưới đây, vẫn nhân dịp sinh nhật cụ Phan Đăng Lưu (5/5/1902), chỉ là nhắc lại mà thôi.

Rõ ràng, qua ghi chép của đàn em, chúng ta thấy, bản thân cụ Trường Chinh cũng tự đánh giá về vai trò trọng yếu của Hội nghị Trung ương 7 và Hội nghị Trung ương 8. Trọng yếu với cả cách mạng Việt Nam, và trọng yếu với cả cá nhân đàn anh Trường Chinh.

05/05/2020

Nhớ lại chuyện cũ Phan Đăng Lưu - Trường Chinh, nhân chuyện ông Phạm Xuân Thệ

Hôm nay, ngày 5 tháng 5, là ngày sinh của Phan Đăng Lưu (1902-1941). Địa phương và trung ương vẫn thường tổ chức kỉ niệm ngày sinh của cụ (ví dụ năm 2017 thì xem ở đây).

Đợt này, nhân chuyện ông Phạm Xuân Thệ cố tình nhận vơ hết công của toàn bộ đồng đội thành riêng công của mình vào thời điểm buổi trưa ngày 30/4/1975, phớt lờ luôn cả vai trò trọng yếu của một đồng đội khác là Bùi Văn Tùng (đang đi tiếp ở đây), thì:

02/05/2020

Nửa đầu ngày 30 tháng 4 : song song với nhóm Bùi Văn Tùng ở Sài Gòn, là chuẩn bị ở Hà Nội của nhóm Kim Cúc

Người đọc bản tin chiến thắng trên hệ thống VOV vào trưa ngày 30 tháng 4 năm 1975, là phát thanh viên Kim Cúc. Đọc trực tiếp, nên không có ghi âm.

Tức là ngang thời điểm nhóm Bùi Văn Tùng và Phạm Xuân Thệ ở Sài Gòn chuẩn bị các thứ để tổng thống Dương Văn Minh - thủ tướng Vũ Văn Mẫu của chính quyền Sài Gòn phát đi lời đầu hàng vô điều kiện (đọc lại ở đây), thì ngoài Hà Nội, nhóm Kim Cúc cũng đang chuẩn bị cho việc phát đi tin chiến thắng.

01/05/2020

Trùng lặp lịch sử : tranh công ngày 30/4/1975 (làm nhớ chuyện Đàng Trên)

Xem bàn luận các nơi, nhất là mạng xã hội, thì thấy hiện thực vào ngày hôm qua (30/4/2020, kỉ niệm 45 năm thống nhất đất nước), trích dẫn theo bác Hiệu Minh

"Ai là người đã chấp bút soạn thảo văn kiện đầu hàng cho tướng Dương Văn Minh ngày 30-4-1975 tại Đài phát thanh Sài Gòn? Suốt mấy chục năm, cả ông Bùi Văn Tùng và ông Phạm Xuân Thệ đều trả lời: Tôi! Hỏi tờ giấy nháp đâu, cả hai đều nói bị thất lạc.

Tháng 4-1975, trung tá Bùi Văn Tùng là chính ủy Lữ đoàn xe tăng 203 thuộc Quân đoàn 2, ông Phạm Xuân Thệ là là đại úy trung đoàn phó trung đoàn 66 bộ binh, cũng thuộc Quân đoàn 2. Cả hai đều vào Dinh Độc Lập sáng 30-4-1975 cùng chứng kiến sự đầu hàng của chính quyền Sài Gòn.
Năm nay 30-4-2020 sau 45 năm, VTV chỉ nói đến Đại tá Tùng, dường như không còn "Alternative Fact - sự thật thứ 2" từ phía tướng Thệ."